Nghệ thuật dùng người của Chúa sơn lâm

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Nhân lực luôn là bài toán đau đầu. Tuy nhiên, đâu cứ phải là tốt nghiệp đại học trở lên. Cán bộ cao đẳng, trung cấp, thậm chí sơ cấp nếu biết sử dụng đúng người đúng việc, cũng tốt như thường, thậm chí còn rất tốt.
TA chia sẻ với các đồng nghiệp đang là lãnh đạo, giữ các vị trí chủ chốt hoặc là cán bộ nguồn của đơn vị bài thơ của La Fontaine về nghệ thuật dùng "cán bộ" của "chúa sơn lâm":

Sư tử bàn chuyện xuất quân
Muốn sao cho khắp thần dân trổ tài
Nhỏ, to, khỏe, yếu muôn loài
Ai ai cũng được tùy tài lập công
Voi tải đạn trên lưng quân bị
Vào trận sao cho khỏe như Voi
Công đồn Gấu phải kịp thời
Cáo nhiều mưu kế tính bài quân cơ
Mẹo lừa địch phải nhờ chú Khỉ
Bỗng có nẩy ý tâu vua
Người ta bảo: Ngốc như Lừa,
Nhát như Thỏ đế xin chưa vội dùng
Không - Vua phán trẫm dùng cả chứ
Loại họ ra đội ngũ không yên
Anh Lừa lo chuyện gạo tiền
Giấy tờ Thỏ chạy giao liên tài tình
Nghĩ rằng khiển tướng điều binh
Nhìn người giao việc cho tinh mới tài.

Hãy đọc, thảo luận và tích lũy tư chất lãnh đạo cho bạn ngay từ hôm nay. Chúc các bạn thành công.
 
Last edited by a moderator:

le ngoc diep

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
12/10/08
Bài viết
42
Điểm thành tích
8
Người quân tử:
Tư cách và thái độ
- Chỉ cầu ở mình, không cầu ở nguười.
- Giữ vững chính nghĩa, không cố chấp điều tín nhỏ nhặt.
- Giữ vững tư cách khi gặp hoạn nạn.
- Thư thái mà không kiêu căng.
- Thân với người mà không kết đảng, hoà với người mà không kiêu căng.
- Nghiêm trang giữ lập trường mà không tranh với ai.
- Có lỗi thì không ngại sửa.
Tài năng, kiến thức
- Hiểu rộng, biết nhiều, làm được nhiều việc.
- Biết mệnh trời.
Hành vi ngôn ngữ
- Thận trọng về lời nói, mau mắn về việc làm.
- Làm trưuớc điều mình muốn nói.
- Thẹn rằng nói nhiều mà làm ít.

Khổng Tử (Nguyễn Hiến Lê)
 
Last edited by a moderator:

le ngoc diep

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
12/10/08
Bài viết
42
Điểm thành tích
8
Lưu Bang hỏi:
- Như ta thì có thể cầm được bao nhiêu quân?
Tín nói:
- Bệ hạ chẳng qua chỉ cầm được mười vạn.
Lưu Bang hỏi:
- Thế còn nhà ngươi thì cầm được bao nhiêu?
Tín nói:
- Thần thì càng nhiều càng tốt!
Lưu Bang cười:
- Càng nhiều càng tốt thì sao lại bị ta bắt?
Tín nói:
- Bệ hạ không thể cầm quân, nhưng giỏi khiển tướng, vì vậy Tín mới bị bệ hạ bắt…
Bài học: Lãnh đạo không cần phải làm việc nhiều, chỉ cần biết dùng người. Lưu Bang biết “khiển tướng” là Hàn Tín, Trần Bình, Trương Lương… nên lấy được thiên hạ.
 

River.Jade

Thành viên mới
Tham gia
10/11/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Hix hâm mộ anh Thế Anh quá!!!
Cảm ơn anh nhiều. Các bài viết của anh giúp ích cho em được nhiều lắm :X:X:X:X
 

le ngoc diep

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
12/10/08
Bài viết
42
Điểm thành tích
8
Lưu Bị, sau khi thua Lục Tốn, đau buồn mà bệnh nặng, trước khi chết hỏi Khổng Minh:
- Thừa tướng xem tài Mã Tắc thế nào?
Khổng Minh tâu:
- Là bậc tài năng trong đời vậy!
Tiên Chúa nói:
- Không đâu. Trẫm thấy y nói nhiều mà không làm được chi!

Sau Khổng Minh đánh Ngụy, sai Mã Tắc giữ Mai Đình. Mã Tắc không đóng quân nơi yếu lộ, mà đóng quân trên núi nên để mất Mai Đình dẫn đến phạt Ngụy thất bại. Khổng Minh vì quên lời dặn của tiên đế mà phải khóc ròng!

Tài nhìn người của Lưu Huyền Đức quả là cao cơ!

Lời bàn: Hiện nay, người như Mã Tắc là không ít, khi bạn quyết định giao việc quan trọng cho ai nên nhìn vào công việc hơn là lời nói kẻo hối không kịp.
 
Last edited by a moderator:

hoangviet.epu

Thành viên mới
Tham gia
17/5/11
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Cảm ơn thầy Thế Anh đã chia sẻ với anh em chủ đề thú vị nay. Cung xin có 4 ý nhỏ cùng mạn đàm trên diễn đàn.
GÂY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC.
1. Tìm sân khấu để biểu diễn cho mình.
"cờ không được rời khỏi bàn, tướng không được mất trận chiến"
2. Tạo cho mình danh tiếng.
" Cáo mượn oai hùm"
Muốn thành công trong thời gian ngắn phải biết tận dụng cơ hội, đừng bỏ qua bất kỳ cơ hội nào. vì nó có thể có tác dụng thêm vây cho rồng thành công của bạn cất cánh đấy.
3. Chọn thời đểm thích hợp để chứng tỏ mình.
Trong thời đại xã hội đa phương tiện hoá, cạnh tranh khốc liệt như ngày nay bạn càng trầm bao nhiêu càng dễ bị xã hôi lãng quên bấy nhiêu.
4. Nâng cao ảnh hưởng của mình.
Tạo sức hút đặc biệt làm cho người ta theo mình thực ra không khó, trước hết hãy cho thấy sự coi trọng của mình với họ.
"tướng trước quân sau, thủ lĩnh phải đi đầu"
Nếu muốn mọi người kính phục bạn: " nghiêm khắc với mình, khoan dung với mọi người"
 

le ngoc diep

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
12/10/08
Bài viết
42
Điểm thành tích
8
Tào Tháo sau khi bị Mã Siêu dí chạy bị mất đôi dép. Từ đó lo cố thủ, không ra đánh nữa. Ngày kia đang ở trong doanh trại, có quân vào báo Thái thú Tây Lương là Hàng Toại lại tiếp viện cho Mã Siêu. Tào Tháo bật cười vang, tướng sĩ ai nấy cũng lấy làm lạ vì sao địch tăng cường mà Thừa tướng lại cười?

Thực ra, Tào Tháo là người sâu sắc, biết tâm lý ở trong quân mà có 02 tướng quyền hành gần ngang nhau thì sẽ nghi kỵ nhau nên dể dùng mưu, thắng một thì khó, thắng hai thì dễ.

Quả nhiên, Tào Tháo dùng kế ly gián, thắng được Mã Siêu.

Đôi khi, thêm người chưa chắc là hay!
 

le ngoc diep

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
12/10/08
Bài viết
42
Điểm thành tích
8
Tào Tháo bắt được Lữ Bố ở thành Hạ Bì, lúc đó Huyền Đức đang ở với Tào Tháo.
Lữ Bố nói với Huyền Đức:
- Sao ông chẳng một lời nói giúp nhau.
Huyền Đức gật đầu.
Khi Tào Tháo tới, Lữ Bố nói:
- Tha cho tôi, ông làm chánh, tôi làm phó thì định thiên hạ có khó gì.
Tào Tháo quay lại hỏi ý kiến Huyền Đức.
Huyền Đức nói:
- Ngài còn nhớ chuyện Đinh Nguyên và Đổng Trác không?
Lữ Bố thét to:
- Thằng tai lớn kia, mi quên chuyện bắn kích nơi Viên môn rồi sao?
Thào Tháo truyền quân sĩ thắt cổ Lữ Bố đến chết, rồi đem bêu đầu.

Vì sao Lưu Bị, người luôn rắp tâm khôi phục nhà Hán, trong bụng luôn tìm kế để hạ bệ Tào Tháo, biết Lữ Bố là người phản trắc, nếu để Tào Tháo dùng Lữ Bố rồi phản Tào thì tốt chứ sao? Vả lại, nếu nói đỡ cho Lữ Bố một lời thì sẽ trả được cái nợ bắn kích ở Viên môn.

Thực ra, trong thời Tam Quốc, Lưu Bị chỉ thua Tào Tháo về tài chính trị. Ông biết, nếu Lữ Bố được Thào Tháo dùng thì như hổ thêm cánh. Với con người Tào Tháo, không thể đêm so sánh với Đinh Nguyên và Đổng Trác được, với tài dùng người của TàoTháo, Lữ Bố muốn làm phản cũng khó.

Tào Tháo nhất thời không hiểu cái ý sâu xa của Lưu Huyền Đức vậy.

Lại nói, Vân Trường đánh thành Trường Sa, Ngụy Diên chém đầu Thái thú Trường Sa là Hàng Huyên ra hàng. Vân Trường đưa Ngụy Diên ra mắt Huyền Đức.
Vừa thấy Ngụy Diên, Khổng Minh liền hét đao phủ đem chém, Huyền Đức cả kinh ngăn lại.
Khổng Minh nói:
- Cái xương cốt sau ót người này cho biết là nó phò chúa rồi lại phản chúa, chớ để có hại.
Huyền Đức nói:
- Quân sư làm vậy còn ai theo về với ta nữa.
Khổng Minh đành phải tha cho Ngụy Diên.
Sau Ngụy Diên dưới tay Khổng Minh thành một tay dũng tướng, thường xuyên là tướng tiên phong, lập nhiều công lao. Trước khi chết, Khổng Minh để lại cái túi vải bày kế giết Ngụy Diên, cứu nguy cho nhà Thục.

Biết Ngụy Diên là người phản trắc nhưng Khổng Minh vẫn dùng được và đem lại lợi ích to lớn, cũng như Lưu Huyền Đức lo Tào Tháo dùng được Lữ Bố vậy.
 

le ngoc diep

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
12/10/08
Bài viết
42
Điểm thành tích
8
Án Tử làm tướng quốc nước Tề, đi đến đâu thường có một viên quan đi theo.

Vợ viên quan tình cờ thấy chồng tay cầm cái dù, tay cầm cặp, mặt vác lên trời, dương dương tự đắc.

Lúc chồng về nhà, nàng xin bỏ nhà ra đi. Chồng hỏi: “Tại làm sao?”

Nàng nói: “Án Tử làm đến tướng quốc nước Tề, danh tiếng lẫy lừng khắp thiên hạ, thế mà thiếp xem ông ta vẫn có ý khiêm nhường, như chửa bằng ai. Chớ như chàng, chỉ làm một viên quan tầm thường, thế mà thiếp xem chàng đã ra dáng lấy làm vinh hạnh, tưởng không ai bằng nữa, nên thiếp xin bỏ chàng thiếp đi”.

Từ hôm ấy, viên quan kia bỏ được cái bộ vênh váo, chữa được cái tính nông nổi. Án Tử để ý thấy ông ta thay đổi, cất lên làm quan Đại phu.
Án Tử Xuân Thu.
 

le ngoc diep

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
12/10/08
Bài viết
42
Điểm thành tích
8
Đây là bờ sông Ma-la ở châu Phi, hai bên bờ, cỏ xanh mơn mởn. Một đàn linh dương đang nhởn nhơ gặm cỏ. Ở bụi gần đó, một con Báo đang cúi đầu, khom lưng, nhẹ nhàng tiếp cận đành linh dương.

Đột nhiên, đàn linh dương phát hiện ra và ba chân bốn cẳng bỏ chạy. Báo ta như một vận động viên điền kinh, lao về phía trước như một mũi tên. Mắt nó nhằm vào con linh dương non hơn và đuổi theo. Trong quá trình chạy đuổi đó, Báo ta vượt qua nhiều con linh dương dạt qua hai bên, nhưng nó không quay đầu bắt những con linh dương gần hơn đó. Nó vẫn cứ rượt đuổi theo con linh dương kia. Cuối cùng, hai chân trước của nó bám vào mông của con linh dương, con linh dương khuỵu xuống.

Trong quá trình rượt đuổi, vì sao Báo lại không quay ra đuổi những con linh dương gần hơn. Bởi vì, Báo đã rất mệt mà những con linh dương khác vẫn chưa mệt. Nếu bỏ con linh dương chạy mệt kia, đuổi theo con linh dương gần hơn nhưng còn khỏe, đem bản thân đã mệt đi đuổi theo đối tượng vẫn còn sung sức thì nhất định sẽ không đuổi kịp.

Hiện tượng phổ biến này có lẽ là một bản năng di truyền hết đời này đến đời khác của loài Báo, nhưng có lẽ cũng gợi ý cho con người đây là một trí tuệ sống trong vấn đề xác định mục tiêu và theo đuổi mục tiêu.
 

le ngoc diep

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
12/10/08
Bài viết
42
Điểm thành tích
8
Nước Lỗ có một cái đỉnh rất quý.

Nước Tề bắt phải đem dâng. Vua Lỗ tiếc lắm, cho làm một cái đỉnh giả đưa sang.

Vua Tề bảo: “Phải có Nhạc Chính Tử đem sang nói, ta mới tin”.

Vua Lỗ cho gọi Nhạc Chính Tử đến bảo đi.

Nhạc Chính Tử hỏi: “Sao không đưa cái đỉnh thật?”

Vua Lỗ nói: “Ta quí nó lắm”.

Nhạc Chính Tử thưa: “Nhà vua quí cái đỉnh ấy thế nào, tôi quí cái đức “Tín” của tôi cũng như thế”.

Sau Vua Lỗ phải đưa đỉnh thật, Nhạc Chính Tử mới chịu đi.

Đức “Tín” của Nhạc Chính Tử bằng một cái đỉnh của vua Lỗ, còn lời nói của người quân tử bằng chín cái đỉnh vậy.
 

le ngoc diep

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
12/10/08
Bài viết
42
Điểm thành tích
8
Trần Bình, lúc nhỏ nhà nghèo, ham học, thích ngao du.

Trong làng có lễ tế thần xã, Bình làm người chia thịt, chia rất cân. Các bô lão nói:
  • Bé con họ Trần làm anh chia thịt giỏi đấy!
Bình nói:
  • Chà chà! Nếu cho Bình này làm Tể tướng cả thiên hạ, thì cũng làm giỏi như chia thịt vậy!
Quả nhiên, Trần Bình sau này là một Thừa tướng giỏi của nhà Hán.

Bàn:
- Làm ông Tể tướng so với làm anh chia thịt không khác nhau mấy, thái độ làm việc tốt sẽ có kết quả tốt.
- Việc nhỏ làm tốt, việc lớn sẽ làm tốt.
 

le ngoc diep

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
12/10/08
Bài viết
42
Điểm thành tích
8
Trong đời, trước có Bá Nhạc sau mới có Thiên Lý Mã. Thiên Lý Mã thường có song Bá Nhạc không thường có.

Cho nên, dù ngựa đã được biết tên chẳng qua để làm tôi tớ cho người, cuối cùng cũng chết thảm trong tàu, nào có xứng là Thiên Lý Mã?

Ngựa đích là Thiên Lý Mã, cứ mỗi lần cho ăn phải cấp cho nó một thạch thóc mới vừa đủ no. Song chủ ngựa vốn không biết mỗi lần cho nó ăn bao nhiêu, vẫn theo tiêu chuẩn ngựa thường. Bởi thế, Thiên Lý Mã dù có sức chạy xa nghìn dặm, mà chỉ vì ăn chẳng được đủ, sức không được sung, so với ngựa thường cũng chưa hơn được thì làm sao ngày ngày cứ bắt cứ bắt nó phải chạy suốt ngàn dặm?

Bắt nó đi không đúng cách, cho nó ăn không đủ no. Nó hí lên cũng chả biết tâm lý nó muốn gì. Chỉ biết tay lăm lăm chiết roi da, đứng thẳng trước đầu nó mà hét: “Thiên hạ làm gì có Thiên Lý Mã?”.

Than ôi! Đời vốn thực không có Thiên Lý Mã sao? Hay kỳ thực vốn chẳng có ai biết được ngựa nào là Thiên Lý Mã vậy?
Hàn Dũ – Tạp thuyết từ
 

le ngoc diep

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
12/10/08
Bài viết
42
Điểm thành tích
8
Lúc bấy giờ quan trung quân uý nước Tấn là Kỳ Hề, đã ngoại bảy mươi tuổi, cáo lão về nghỉ. Tấn Niệu công hỏi:

- Có người nào thay nhà ngươi đựơc không?

Kỳ Hề nói:

- Không ai bằng Giải Hổ.

Tấn Niệu công nói:

- Ta nghe nói Giải Hổ là người thù của nhà ngươi, sao nhà ngươi lại còn tiến dẫn?

Kỳ Hề nói:

- Chúa công hỏi ai là người giỏi, chứ có hỏi ai là người thù của tôi đâu!

Tấn Niệu công sai người đi triệu Giải Hổ . Giải Hổ chưa kịp đến nhận chức thì đã ốm chết. Tấn Niệu công lại hỏi Kỳ Hề rằng:

- Trừ Giải Hổ ra không kể, nhà ngươi còn biết ai nữa không?

Kỳ Hề nói:

- Sau Giải Hổ thì không ai bằng Kỳ Ngọ.

Tấn Niệu công nói:

- Thế Kỳ Ngọ không phải là con nhà ngươi sao?

Kỳ Hề nói:

- Chúa công hỏi ai là người giỏi, chứ có hỏi ai là con của tôi đâu!

Tấn Niệu công nói:

- Nay quan trung quân phó uý là Dương Thiệt Chức cũng chết, nhà ngươi lại chọn cho ta một người khác để thay.

Kỳ Hề nói:

- Dương Thiệt Chức có hai con là: Dương Thiệt Xích và Dương Thiệt Bật . Hai người ấy đều giỏi cả, chúa công muốn dùng người nào thì dùng .

Tấn Niệu công theo lời, cho Kỳ Ngọ làm trung quân uý, Dương Thiệt Xích làm trung quân phó uý . Các quan đại phu, đều lấy làm bằng lòng .
Đông Châu Liệt Quốc

Bàn: Làm quan như Kỳ Hề thật là “chí công vô tư” vậy!
 

le ngoc diep

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
12/10/08
Bài viết
42
Điểm thành tích
8
Tô Hiến Thành, hiệu là Phi Diên, người làng Hạ Mỗ, huyện Ô Diên (thôn Hạ Mỗ, xã Hồng Thái, huyện Đan Phượng, Hà Tây cũ) làm quan tới chức Thái úy đời vua Lý Anh Tông.
Là bậc trung thần, Tô Hiến Thành đã giúp vua Lý Anh Tông đánh đông dẹp bắc, giữ cho đất nước được yên, luyện tập binh lính, kén chọn nhân tài giúp nước.
Khi vua Lý Anh Tông sắp băng hà ông cố gượng sai Tô Hiến Thành ẵm Thái tử mà thay quyền nhiếp chính sự. Nhưng di chiếu của vua là vậy, lúc vua chết Thái tử Lý Long Cán lúc đó chưa đầy 3 tuổi, Chiêu Linh Thái hậu muốn lập con của mình là Long Xưởng lên ngôi nhưng vì sợ Tô Hiến Thành nên sai quân lính đem vàng bạc hối lộ cho vợ ông là Lữ thị.
Biết chuyện, Hiến Thành nói với vợ rằng:

  • Ta là bậc đại thần, nhận lệnh của tiên đế dặn lại giúp vua nhỏ, nay lấy của hối lộ mà bỏ vua này, lập vua kia thì còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới suối vàng.
Biết Tô Hiến Thành là người khẳng khái nên Thái hậu tìm đủ trăm cách dỗ dành nhưng ông vẫn giữ trọn nghĩa vua tôi, liêm khiết mà trả lời rằng:

  • Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩ có vui gì đâu.
Khi ông lâm bệnh nặng có tham tri chính sự Vũ Tán Đường sớm tối hầu hạ, còn quan đại thần Trần Trung Tá vì bận việc nước không hề đến thăm. Đến khi bệnh tình càng nguy kịch Thái hậu đến thăm và dò hỏi:

  • Khi ông chết ai là người đáng thay ông?.
Tô Hiến Thành không do dự trả lời:

  • Đã có ông Trần Trung Tá.
Thái hậu thắc mắc:

  • Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông sao không đề cử?
Ông trả lời:

  • Thái hậu hỏi ai là người thay thế tôi chứ không hỏi ai là người hầu hạ.
Thái hậu khen ông là có lòng trung nghĩa nhưng không dùng lời của ông để lại.

Bàn: Cách trả lời của Thái Phó Tô Hiến Thành cũng như Kỳ Hề, nhưng một người theo, một người không theo. Như vậy sự thành hay bại cốt yếu ở người ra quyết định, không phải ở người tư vấn.
 

Top