Nghị định 32/2015/NĐ-CP và chi phí dự phòng trong "Dự toán gói thầu xây dựng"

Layer

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
1/11/13
Bài viết
49
Điểm thành tích
18
Tuổi
38
Nghị định 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình có khá nhiều thay đổi so với nghị định 112/2009/NĐ-CP. Về mặt quản lý xây dựng, những sự thay đổi này liên quan đến nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (chưa được ban hành), điểm nổi bật và đáng quan tâm nhất của nghị định mới này thuộc về mảng kinh tế xây dựng, thuật ngữ "Dự toán gói thầu xây dựng" là một khái niệm rất mới. "Dự toán gói thầu xây dựng" nói lên những thay đổi gì về công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình?

Dự toán xây dựng công trình (hoặc tổng mức đầu tư) là cơ sở để chủ đầu tư xác định giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu. Như trước đây, dự toán được lập theo từng công trình, từng hạng mục, hoàn toàn độc lập với kế hoạch đấu thầu và lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư, điều này sẽ gây khó khăn cho chủ đầu tư trong việc xác định giá gói thầu. Nghị định 32/2015/NĐ-CP ra đời bắt buộc các đơn vị tư vấn phải lập dự toán theo từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt, tạo sự thuận lợi và nhất quán giữa kế hoạch đấu thầu và dự toán xây dựng công trình. Dự toán gói thầu xây dựng được thực hiện trước khi lựa chọn nhà thầu, như vậy, nếu chủ đầu tư xác định giá gói thầu căn cứ vào tổng mức đầu tư, thì giá gói thầu này chỉ mang tính chất tham khảo.

Dự toán gói thầu xây dựng bao gồm dự toán gói thầu thi công xây dựng; dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình; dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng và dự toán gói thầu hỗn hợp. Việc phân bổ chi phí dự phòng vào dự toán gói thầu xây dựng là phù hợp với luật đấu thầu mới quy định về giá gói thầu, giải quyết bài toán về giá gói thầu đối với hợp đồng trọn gói khi giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Như vậy, vai trò của việc xác định chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu là cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư và giá dự thầu của các nhà thầu.

Tuy nhiên, việc xác định chi phí dự phòng cho dự toán từng gói thầu là một vấn đề chưa được rõ ràng ở nghị định 32/2015/NĐ-CP. Đối với dự toán gói thầu thi công xây dựng và gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình, chi phí dự phòng được xác định theo tỷ lệ % của các chi phí đã xác định trong dự toán gói thầu và thời gian thực hiện gói thầu, còn đối với gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí dự phòng được xác định trên cơ sở đặc điểm, tính chất của loại công việc tư vấn, tiến độ thực hiện. Tất cả các chi phí dự phòng nói trên đều không được vượt quá mức tỷ lệ % chi phí dự phòng đã được xác định trong dự toán xây dựng công trình.

Nhưng, "mức tỷ lệ % chi phí dự phòng đã được xác định trong dự toán xây dựng công trình" là gì? Chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng công trình được xác định bằng tỷ lệ % trên tổng các chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác mà không phân bổ vào các chi phí cấu thành nên dự toán xây dựng công trình. Vậy cơ sở nào để xác định "mức tỷ lệ % chi phí dự phòng đã được xác định trong dự toán xây dựng công trình", cơ sở nào để xác định chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu xây dựng?

Trước khi có thông tư hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này, xin được nhận sự đóng góp ý kiến của các anh chị và các bạn.
 

haidutoan

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
15/3/10
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Tuổi
36
5%-10% hay 0,5%, có nơi đã cho 10% vào gói thầu. Mong mọi người cho ý kiến
 

phungducxd

Thành viên có triển vọng
Tham gia
28/11/13
Bài viết
8
Điểm thành tích
3
Nghị định 32 ra đòi có qui định về dự toán gói thầu đây là một điều phù hợp so với luật 43 và nghị định 63 vì như vậy sẽ xác định được chính xác giá gói thầu bao gồm dự phòng nhưng vấn đề là dự phòng tính như thế nào cho các gói thầu đó? Điều này trắc phải trờ thông tư hướng dẫn cụ thể, còn trong thời gian này thật sự là rất mung lung khó làm
 

bicksay

Thành viên năng động
Tham gia
20/12/07
Bài viết
61
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Theo mình, chi phí dự phòng là một giá trị phù thuộc vào vào các yếu tố của nền kinh tế như tỷ lệ lạm phát, mức độ biến động của giá cả nhiên liệu, vật liệu cho nên không thể xác định bằng một tỷ lệ cố định được. Đối với những hợp đồng mà thiết kế ban đầu có thể xác định được chính xác khối lượng rồi thì chi phí dự phòng chỉ bao gồm chi phí trượt giá mà thôi.
Như vậy theo mình việc xác định chi phí dự phòng phải thông qua các số liệu dự báo cho từng quý, từng năm chứ không theo một tỷ lệ bất biến nữa
 

UnKienDuc

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
24/9/08
Bài viết
10
Điểm thành tích
1
Anh Layer nói: "Nghị định 32/2015/NĐ-CP ra đời bắt buộc các đơn vị tư vấn phải lập dự toán theo từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt" nhưng tôi không tìm thấy chỗ nào có nghĩa là "phải lập" trong các quy định của Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn hiện có cũng như trong các quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn. Bác nào thấy chỉ giùm. Đây là vấn đề đang được chúng tôi tranh cãi: "phải (bắt buộc)" hay "không phải (không bắt buộc)" lập dự toán gói thầu xây dựng.
 

anchoi

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
28/5/09
Bài viết
10
Điểm thành tích
1
Tuổi
49
tôi cũng thấy khó hiểu, vì nghị định 32/2015/NĐ-CP thì ra rất lâu rồi mà ko có thông tư hưỡng dẫn, trong thời gian đó thì ko biết bao nhiêu công trình cần lập dự toán và phê duyệt mà cứ mông lung, các ông ngồi trên chỉ biết vẽ ra thôi, ko cập nhật thị trường, ví dụ như đơn giá vật liệu chẳng thay đổi là mấy, cát vàng tính đơn giá tại trung tâm thị trấn các huyện là 150.000 đ chẳng hạn, nhưng mua tại bãi đã 200.000 đ, vậy chi phí vận chuyển từ bãi về công trình ai chịu cho, trong khi đó vật liệu đó đã có chi phí vận chuyển đến chân công trình cách trung tâm 5km, mà bãi vật liệu cũng cách trung tâm 5km, như vậy bãi vật liệu cách trung tâm về hướng nam 5km mà công trình lại cách trung tâm về hướng bắc 5km, vậy mà theo như quy định thì ko được tính cước vận chuyển, bo tay
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Anh Layer nói: "Nghị định 32/2015/NĐ-CP ra đời bắt buộc các đơn vị tư vấn phải lập dự toán theo từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt" nhưng tôi không tìm thấy chỗ nào có nghĩa là "phải lập" trong các quy định của Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn hiện có cũng như trong các quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn. Bác nào thấy chỉ giùm. Đây là vấn đề đang được chúng tôi tranh cãi: "phải (bắt buộc)" hay "không phải (không bắt buộc)" lập dự toán gói thầu xây dựng.
Trong Điều 12 Quy định chung về dự toán gói thầu, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP có khoản 3 như sau: "
3. Chủ đầu tư tổ chức xác định, cập nhật dự toán gói thầu xây dựng, thực hiện thẩm định, phê duyệt để thay thế giá gói thầu xây dựng ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt, làm cơ sở để lập Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu và đánh giá lựa chọn nhà thầu xây dựng. "
Theo tôi nghĩ chỉ cần căn cứ vào đây là đủ lý do để CĐT phải tổ chức xác định, cập nhật, thậm định, phê duyệt dự toán gói thầu. Và thiết nghĩ chả tội gì mà không thực hiện việc này, về quản lý chi phí thì càng minh bạch và chính xác hơn.
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
...
Nhưng, "mức tỷ lệ % chi phí dự phòng đã được xác định trong dự toán xây dựng công trình" là gì? Chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng công trình được xác định bằng tỷ lệ % trên tổng các chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác mà không phân bổ vào các chi phí cấu thành nên dự toán xây dựng công trình. Vậy cơ sở nào để xác định "mức tỷ lệ % chi phí dự phòng đã được xác định trong dự toán xây dựng công trình", cơ sở nào để xác định chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu xây dựng?

Theo tôi "mức tỷ lệ % chi phí dự phòng đã được xác định trong dự toán xây dựng công trình" đó chính là % chi phí dự phòng cho công trình được xác định trong khi lập DỰ TOÁN XÂY DỰNG (Gt để tính dự phòng là tổng Gxd, Gtb, Gqlda, Gtv, Gk). Vì dự toán gói thầu lập sau khi có dự toán xây dựng, nên "mức tỷ lệ % chi phí dự phòng đã được xác định trong dự toán xây dựng công trình" coi như là giới hạn cho phần chi phí dự phòng khi tính dự toán các gói thầu.

Cơ sở nào để xác định chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu xây dựng: Thông tư số 06/2016/TT-BXD đã hướng dẫn cách tính chi tiết.
 

knktxd

Thành viên rất năng động
Tham gia
2/2/13
Bài viết
100
Điểm thành tích
28
Trong Điều 12 Quy định chung về dự toán gói thầu, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP có khoản 3 như sau: "
3. Chủ đầu tư tổ chức xác định, cập nhật dự toán gói thầu xây dựng, thực hiện thẩm định, phê duyệt để thay thế giá gói thầu xây dựng ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt, làm cơ sở để lập Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu và đánh giá lựa chọn nhà thầu xây dựng. "
Theo tôi nghĩ chỉ cần căn cứ vào đây là đủ lý do để CĐT phải tổ chức xác định, cập nhật, thậm định, phê duyệt dự toán gói thầu. Và thiết nghĩ chả tội gì mà không thực hiện việc này, về quản lý chi phí thì càng minh bạch và chính xác hơn.
Cái này em thấy chưa chắc lắm. Nếu nói phải làm, thì khi nào. Không thể tất cả các gói đều thêm thủ tục lập dự toán gói thầu, thêm thủ tục, thời gian. Mà ai cũng biết, dự án xây dựng càng kéo dài thì càng phức tạp, càng tốn kém nhiều thứ. Chắc phải có tiêu chí gói nào thì cần làm rõ dự toán.
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
tôi cũng thấy khó hiểu, vì nghị định 32/2015/NĐ-CP thì ra rất lâu rồi mà ko có thông tư hưỡng dẫn, trong thời gian đó thì ko biết bao nhiêu công trình cần lập dự toán và phê duyệt mà cứ mông lung, các ông ngồi trên chỉ biết vẽ ra thôi, ko cập nhật thị trường, ví dụ như đơn giá vật liệu chẳng thay đổi là mấy, cát vàng tính đơn giá tại trung tâm thị trấn các huyện là 150.000 đ chẳng hạn, nhưng mua tại bãi đã 200.000 đ, vậy chi phí vận chuyển từ bãi về công trình ai chịu cho, trong khi đó vật liệu đó đã có chi phí vận chuyển đến chân công trình cách trung tâm 5km, mà bãi vật liệu cũng cách trung tâm 5km, như vậy bãi vật liệu cách trung tâm về hướng nam 5km mà công trình lại cách trung tâm về hướng bắc 5km, vậy mà theo như quy định thì ko được tính cước vận chuyển, bo tay
Cách tính cước vận chuyển như anh nói đúng là bất cập hiện nay, chỉ dùng từ "vi diệu" mới diễn tả được. Trên cương vị quản lý có thể là các bác cũng chỉ làm được như vậy.
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Cái này em thấy chưa chắc lắm. Nếu nói phải làm, thì khi nào. Không thể tất cả các gói đều thêm thủ tục lập dự toán gói thầu, thêm thủ tục, thời gian. Mà ai cũng biết, dự án xây dựng càng kéo dài thì càng phức tạp, càng tốn kém nhiều thứ. Chắc phải có tiêu chí gói nào thì cần làm rõ dự toán.
Ý kiến của anh rất xác đáng. Tôi nghĩ hoàn toàn có thể lập dự toán xây dựng xong là lập dự toán gói thầu được luôn, và hợp đồng tư vấn thiết kế và lập dự toán cần thêm khoản nữa là lập dự toán gói thầu (có thể tính thêm chi phí- theo hình thức man-month). Sau đó, ứng với các thơi điểm nếu cần cập nhật lại dự toán gói thầu thì cập nhật lại, đặc biệt là tình huống dự toán gói thầu lớn hơn nhiều so với giá gói thầu trong KHLCNT. Như vậy thủ tục cũng không phải phức tạp thêm mà được cái rõ ràng, minh bạch.
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Tiếp theo vấn đề anh @Layer đã đề cập ở trên. Có một dòng tôi nghĩ là bất hợp lý trong Thông tư 06/2016/TT-BXD mời anh em cùng thảo luận luôn. Về % chi phí dự phòng cho gói thầu thi công, gói thầu mua sắm, lắp đặt thiết bị, gói thầu tư vấn đề không vượt "mức tỷ lệ % chi phí dự phòng đã được xác định trong dự toán xây dựng công trình".
Ví dụ: mức tỷ lệ % dự phòng cho cả công trình trong dự toán xây dựng là 5%. Nhưng trong công trình của tôi phải chia ra rất nhiều gói thầu. Vì tính chất đơn giản thì gói thầu A chỉ cần dự phòng đến 2% do trượt giá, không cần dự phòng phát sinh khối lượng. Nhưng với gói thầu B cực kỳ phức tạp, khó xác định khối lượng chính xác thì dự phòng PSKL có thể phải 5% chưa chắc đủ, và thêm 2% trượt giá vượt "mức tỷ lệ % chi phí dự phòng đã được xác định trong dự toán xây dựng công trình" thì lại hỏng!?
 

thanhnam41h

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
7/1/08
Bài viết
41
Điểm thành tích
8
Tuổi
42
Bạn xem Khoản 4 Điều 67 trong LĐT số 43: Trường hợp dự án, dự toán mua sắm gồm nhiều gói thầu, tổng giá HĐ, sau khi điều chỉnh phải đảm bảo không vượt tổng mức đầu tư, dự toán mua sắm đc phê duyệt. Theo ý hiểu của m bạn cứ để các gói thầu A DP 5% sau đó DP B vẫn 5% sau bù giá mà ko vượt là được
 

Top