Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/08/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.560
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/08/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Ngày 14/08/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. NẾU CHƯA CÓ TÀI KHOẢN DIỄN ĐÀN BẠN KÍCH VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2019/NĐ-CP.

Theo đó Nghị định này quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) về sơ bộ tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng, định mức và giá xây dựng, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2019. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 cùa Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Về chuyển tiếp các dự án thực hiện theo quy định tại điều 36 của Nghị định.

Ngày 07/10/2019 GXD đã đăng lên 3 tài liệu sau chia sẻ với các đồng nghiệp cả nước:
1. FIle Word Nghị định số 68/2019/NĐ-CP các kỹ sư GXD đã trình bày Style có thể dễ dàng tạo Mục lục, tra cứu thuận lợi trong sử dụng
2. So sánh những điểm mới giữa Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và Nghị định số 32/2015/NĐ-CP (Slide sơ đồ)
3. So sánh những điểm mới giữa Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và Nghị định số 32/2015/NĐ-CP bản Word chia 2 cột

Mở nhanh Nghị định số 68/2019/NĐ-CP chỉ với vài cú kích chuột để quản lý chi phí đầu tư xây dựng:

Chúc các bạn thành công. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ mua các phần mềm GXD và đăng ký các khóa học để chúng tôi có kinh phí ngồi nghiên cứu và biên soạn các tài liệu chia sẻ, phục vụ công việc của các bạn.
 

File đính kèm

  • giaxaydung.vn-68-2019-ND-CP-ve-quan-ly-chi-ph-dau-tu-xay-dung.pdf
    1,3 MB · Đọc: 1.480
  • gxd.edu.vn-So-sanh-ND-68-2019-14-08-2019-vs-32-2015-QLCP-3-10-2015.pdf
    2,6 MB · Đọc: 849
  • gxd.edu.vn-so-sanh-ND-32-vs-ND-68-ve-QL-chi-phi-DTXD.docx
    79,3 KB · Đọc: 729
  • gxd.vn-ND-68-2019-ND-CP-ngay-14-08-2019-ve-quan-ly-chi-phi.docx
    177,8 KB · Đọc: 569

nns

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
28/2/08
Bài viết
15
Điểm thành tích
3
Tuổi
49
cảm ơn bạn, giá có 1 thread chuyên đề bàn về sự khác biệt giữa 2 NĐ 68 và 32 nhỉ
 

cây_xoài

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
30/12/17
Bài viết
40
Điểm thành tích
16
Tuổi
30
Nơi ở
Hà Nội
Em chào thầy và các anh chị, thầy cho e hỏi:
1. chi phí gián tiếp trong 68 là gì, cách tính cp gián tiếp ạ?
Em cũng có thắc mắc nữa mong thầy giải đáp:
2. Hạng mục công trình tạm: là nhà tạm hay gì?
3. Chi phí không tính được khối lượng từ thiết kế bây giờ cho vào đâu?
Xin cám ơn thầy và các anh chị giải đáp
 
Last edited by a moderator:

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.560
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
cảm ơn bạn, giá có 1 thread chuyên đề bàn về sự khác biệt giữa 2 NĐ 68 và 32 nhỉ
Có luôn ở đây bạn nhé. Chúng ta sẽ trao đổi luôn ở topic này.
Em chào thầy và các anh chị, thầy cho e hỏi:
1. chi phí gián tiếp trong 68 là gì, cách tính cp gián tiếp ạ?
Em cũng có thắc mắc nữa mong thầy giải đáp:
2. Hạng mục công trình tạm: là nhà tạm hay gì?
3. Chi phí không tính được khối lượng từ thiết kế bây giờ cho vào đâu?
1. Chi phí hạng mục chung trong khoản mục “chi phí khác” bây giờ bỏ, các chi phí này được đưa thành "chi phí gián tiếp" trong chi phí xây dựng. Cách tính chi phí gián tiếp sẽ hướng dẫn trong Thông tư của Bộ Xây dựng sẽ ban hành sắp tới để thay thế Thông tư số 06/2016/TT-BXD, ta phải chờ thôi.

2. Công trình tạm được định nghĩa tại điều 131 Luật Xây dựng số 50
"1. Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng để phục vụ thi công xây dựng công trình chính.
2. Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng công trình tạm theo thiết kế, dự toán xây dựng được duyệt.
3. Công trình xây dựng tạm phải được dỡ bỏ khi đưa công trình chính của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp công trình xây dựng tạm phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.
"

Theo tôi nghiên cứu văn bản 180/BXD-HĐXD ngày 11/12/2017 của Bộ Xây dựng gửi Sở Xây dựng Hà Nội thì công trình tạm gồm: Văn phòng làm việc, lán trại cho công nhân ăn nghỉ tại công trường, nhà kho, nhà sản xuất tại chỗ phục vụ thi công xây dựng, các công trình dẫn dòng thi công, đường thi công, trạm trộn bê tông, …

3. Chi phí không tính được khối lượng từ thiết kế theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP và Thông tư số 06/2016/TT-BXD thuộc Chi phí hạng mục chung như nói ở trên đưa thành Chi phí gián tiếp.
 

cây_xoài

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
30/12/17
Bài viết
40
Điểm thành tích
16
Tuổi
30
Nơi ở
Hà Nội
Có luôn ở đây bạn nhé. Chúng ta sẽ trao đổi luôn ở topic này.

1. Chi phí hạng mục chung trong khoản mục “chi phí khác” bây giờ bỏ, các chi phí này được đưa thành "chi phí gián tiếp" trong chi phí xây dựng. Cách tính chi phí gián tiếp sẽ hướng dẫn trong Thông tư của Bộ Xây dựng sẽ ban hành sắp tới để thay thế Thông tư số 06/2016/TT-BXD, ta phải chờ thôi.

2. Công trình tạm được định nghĩa tại điều 131 Luật Xây dựng số 50
"1. Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng để phục vụ thi công xây dựng công trình chính.
2. Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng công trình tạm theo thiết kế, dự toán xây dựng được duyệt.
3. Công trình xây dựng tạm phải được dỡ bỏ khi đưa công trình chính của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp công trình xây dựng tạm phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.
"

Theo tôi nghiên cứu văn bản 180/BXD-HĐXD ngày 11/12/2017 của Bộ Xây dựng gửi Sở Xây dựng Hà Nội thì công trình tạm gồm: Văn phòng làm việc, lán trại cho công nhân ăn nghỉ tại công trường, nhà kho, nhà sản xuất tại chỗ phục vụ thi công xây dựng, các công trình dẫn dòng thi công, đường thi công, trạm trộn bê tông, …

3. Chi phí không tính được khối lượng từ thiết kế theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP và Thông tư số 06/2016/TT-BXD thuộc Chi phí hạng mục chung như nói ở trên đưa thành Chi phí gián tiếp.
Em cám ơn thầy đã giải đáp
 

thanhnam41h

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
7/1/08
Bài viết
41
Điểm thành tích
8
Tuổi
42
Vậy cho mình hỏi giờ Chi phí chung trong NĐ 32/2015/NĐ-CP bây giờ thành chi phí gián tiếp chứ nhỉ?
Theo Mục 2 Điều 9 NĐ 32 có CP chung nhưng trong Mục 2 Điều 9 NĐ 68 ko có CPC chỉ có CP gián tiếp. Vậy có thể hiểu CPC là CP gián tiếp đúng ko?
 
Chỉnh sửa cuối:

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Vậy cho mình hỏi giờ Chi phí chung trong NĐ 32/2015/NĐ-CP bây giờ thành chi phí gián tiếp chứ nhỉ?
Theo Mục 2 Điều 9 NĐ 32 có CP chung nhưng trong Mục 2 Điều 9 NĐ 68 ko có CPC chỉ có CP gián tiếp. Vậy có thể hiểu CPC là CP gián tiếp đúng ko?
Chi phí gián tiếp phải chờ Thông tư của BXD mới rõ được bạn à. Hiện tại theo Nghị định số 68/CP thì không còn nhắc đến chi phí chung, chi phí hạng mục chung mà chỉ nói chi phí gián tiếp. Có thể chi phí lán trại tạm theo NĐ 32 nằm trong chi phí chung thì trong NĐ68 đã nói rõ hơn trong chi phí xây dựng. Khả năng chi phí gián tiếp sẽ gồm nhiều chi phí như: Chi phí chung, chi phí không xác định được từ thiết kế....
 

cây_xoài

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
30/12/17
Bài viết
40
Điểm thành tích
16
Tuổi
30
Nơi ở
Hà Nội
file này rất hay, mời các anh chị xem.
 

File đính kèm

  • [PDF] Cau hoi va tra loi ve Quan ly chi phi theo Nghi dinh 68_2019_ND-CP.pdf
    852,5 KB · Đọc: 1.067

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.560
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Thực hiện chuyển tiếp Nghị định số 68/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 32/2015 như nào khi chưa có Thông tư hướng dẫn?

Thực hiện chuyển tiếp Nghị định số 68/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 32/2015 như nào khi chưa có Thông tư hướng dẫn?
Như bạn đã biết, Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/08/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí xây dựng có hiệu lực từ ngày 1/10/2019 và thay thế cho Nghị định số 32/2015/NĐ-CP. Theo Khoản 2, Điều 36 Quy định chuyển tiếp, thì rất nhiều nơi đang lúng túng không biết làm thế nào:
"Dự án đầu tư xây dựng đã lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt, hoặc đã phê duyệt nhưng chưa triển khai thì các hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng tiếp theo thực hiện theo quy định của Nghị định này; việc điều chỉnh lại cơ cấu khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư đã phê duyệt theo quy định tại Nghị định này do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và hiệu quả trong công tác quản lý. Đối với các công việc, gói thầu đã triển khai ký hợp đồng thì thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký."
Tại thời điểm bài viết này đăng tải thì Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến rộng rãi các thông tư hướng dẫn trên trang web của Bộ. Thời hạn nhận ý kiến bạn đọc gửi về là trước ngày 3/11/2019 đối với thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Sau đó còn tổng hợp kết quả, họp bàn, thảo luận, ý kiến nào tiếp thu, ý kiến nào không tiếp thu, soạn thảo, chế bản, trình ký, lấy dấu, đăng công báo... có khi còn phải cả tháng nữa. Sau đó còn thủ tục ban hành, công bố, tập huấn, phổ biến, tìm hiểu... có lẽ phải đến đầu 2020.
Trong khi đó tiến độ dự án của bạn thì vẫn phải triển khai, không chờ đợi được. Từ góc độ chuyên gia tư vấn tôi xin đề xuất giải pháp như sau để các bạn tham khảo:
1. Hoặc là có văn bản hỏi Chính phủ, Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng nên thực hiện thế nào để có ý kiến chính xác từ cấp có thẩm quyền từ đó biết cách làm.
2. Hoặc là các bên Quyết định đầu tư, Chủ đầu tư, Tư vấn, Thẩm định / Thẩm tra tổ chức cuộc họp, lập biên bản trong đó nêu rõ tình hình tại thời điểm hiện tại và:
- Điều chỉnh các gói xây lắp từ trọn gói thành điều chỉnh giá
- Xác định dự toán thì theo Thông tư số 06/20106/TT-BXD, bởi hiện tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP đã có những yếu tố mới mà không có Thông tư hướng dẫn thì không biết xác định như nào cho đúng.
- Hoặc dự toán xác định theo dự thảo Thông tư đang lấy ý kiến, trong đó Chi phí gián tiếp = Chi phí chung (C) + chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và thi công, (LT) chi phí không xác định được khối lượng từ thiết kế (TT) và chi phí gián tiếp khác (GTk)); Các chi phí C, LT, TT thì xem Thông tư số 06/2016/TT-BXD và dự thảo thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí mới mà tạm xác định. Còn GTk nếu có thì lập dự toán.
- Thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thì tạm tính, tạm duyệt các nội dung chi phí nói trên.
- Triển khai ký hợp đồng và thỏa thuận về các điều khoản điều chỉnh giá và khi có Thông tư thay thế thì sẽ chính xác lại đơn giá điều chỉnh.
- Rồi triển khai thực hiện...
3. Cũng có ý kiến cho là: Chủ đầu tư và Tư vấn cứ tính đi, rồi đẩy lên cho bộ phận Thẩm định họ phải nghĩ giải pháp. Nhưng tôi cho là, hồ sơ sẽ nằm đó thôi, bởi họ cũng chẳng biết làm như thế nào !?
4. Nếu khó quá thì có lẽ tạm dừng và chờ cho đến khi có các Thông tư mới. Nhưng sợ như vậy thì nhiều dự án không kịp phê duyệt thì anh/em treo niêu.

Nói chung thấy nhiều bạn hỏi và lúng túng, thì tôi cố gắng suy nghĩ và đề xuất 1 vài giải pháp để chia sẻ với bạn. Có thể các giải pháp trên không dùng được, nhưng biết đâu qua đó lại giúp bạn nảy ra được các giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng công trình của mình. "Khi muốn ta sẽ tìm cách, khi ta không muốn ta tìm lý do" hay "khi ta MUỐN ta vẫn tìm lý do, khi ta THỰC SỰ MUỐN, nhất định ta sẽ tìm cách".

Nếu bạn có giải pháp gì hay cao kiến hơn trong lúc này, xin gửi chia sẻ về địa chỉ theanh@gxd.vn để tôi cập nhật bài viết chia sẻ rộng rãi với đồng nghiệp cả nước nhé.

Chúc các bạn nhiều thành công.

Ths Ks Nguyễn Thế Anh
Công ty CP Giá Xây Dựng
 
  • Like
Các tương tác: sani

thuanktht

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
9/4/19
Bài viết
11
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Nơi ở
tuyên quang
em cũng đang thẩm định 1 công trình mà không biết làm thế nào =))
 

TrinhCuong85

Thành viên mới
Tham gia
22/12/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Xin phép thầy Thế Anh.
Đối với điều 36 của Nghị định, hiểu thế nào cho đúng với nội dung Dự án đã được phê duyệt và “đang triển khai” hoặc “chưa triển khai” để áp dụng cho Nghị định 32 hoặc 68.
 

Võ Chí Hiếu

Thành viên mới
Tham gia
10/3/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
3
Thực hiện chuyển tiếp Nghị định số 68/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 32/2015 như nào khi chưa có Thông tư hướng dẫn?

Thực hiện chuyển tiếp Nghị định số 68/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 32/2015 như nào khi chưa có Thông tư hướng dẫn?
Như bạn đã biết, Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/08/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí xây dựng có hiệu lực từ ngày 1/10/2019 và thay thế cho Nghị định số 32/2015/NĐ-CP. Theo Khoản 2, Điều 36 Quy định chuyển tiếp, thì rất nhiều nơi đang lúng túng không biết làm thế nào:
"Dự án đầu tư xây dựng đã lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt, hoặc đã phê duyệt nhưng chưa triển khai thì các hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng tiếp theo thực hiện theo quy định của Nghị định này; việc điều chỉnh lại cơ cấu khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư đã phê duyệt theo quy định tại Nghị định này do người quyết định đầu tư quyết định trên cơ sở đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và hiệu quả trong công tác quản lý. Đối với các công việc, gói thầu đã triển khai ký hợp đồng thì thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký."
Tại thời điểm bài viết này đăng tải thì Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến rộng rãi các thông tư hướng dẫn trên trang web của Bộ. Thời hạn nhận ý kiến bạn đọc gửi về là trước ngày 3/11/2019 đối với thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Sau đó còn tổng hợp kết quả, họp bàn, thảo luận, ý kiến nào tiếp thu, ý kiến nào không tiếp thu, soạn thảo, chế bản, trình ký, lấy dấu, đăng công báo... có khi còn phải cả tháng nữa. Sau đó còn thủ tục ban hành, công bố, tập huấn, phổ biến, tìm hiểu... có lẽ phải đến đầu 2020.
Trong khi đó tiến độ dự án của bạn thì vẫn phải triển khai, không chờ đợi được. Từ góc độ chuyên gia tư vấn tôi xin đề xuất giải pháp như sau để các bạn tham khảo:
1. Hoặc là có văn bản hỏi Chính phủ, Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng nên thực hiện thế nào để có ý kiến chính xác từ cấp có thẩm quyền từ đó biết cách làm.
2. Hoặc là các bên Quyết định đầu tư, Chủ đầu tư, Tư vấn, Thẩm định / Thẩm tra tổ chức cuộc họp, lập biên bản trong đó nêu rõ tình hình tại thời điểm hiện tại và:
- Điều chỉnh các gói xây lắp từ trọn gói thành điều chỉnh giá
- Xác định dự toán thì theo Thông tư số 06/20106/TT-BXD, bởi hiện tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP đã có những yếu tố mới mà không có Thông tư hướng dẫn thì không biết xác định như nào cho đúng.
- Hoặc dự toán xác định theo dự thảo Thông tư đang lấy ý kiến, trong đó Chi phí gián tiếp = Chi phí chung (C) + chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và thi công, (LT) chi phí không xác định được khối lượng từ thiết kế (TT) và chi phí gián tiếp khác (GTk)); Các chi phí C, LT, TT thì xem Thông tư số 06/2016/TT-BXD và dự thảo thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí mới mà tạm xác định. Còn GTk nếu có thì lập dự toán.
- Thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thì tạm tính, tạm duyệt các nội dung chi phí nói trên.
- Triển khai ký hợp đồng và thỏa thuận về các điều khoản điều chỉnh giá và khi có Thông tư thay thế thì sẽ chính xác lại đơn giá điều chỉnh.
- Rồi triển khai thực hiện...
3. Cũng có ý kiến cho là: Chủ đầu tư và Tư vấn cứ tính đi, rồi đẩy lên cho bộ phận Thẩm định họ phải nghĩ giải pháp. Nhưng tôi cho là, hồ sơ sẽ nằm đó thôi, bởi họ cũng chẳng biết làm như thế nào !?
4. Nếu khó quá thì có lẽ tạm dừng và chờ cho đến khi có các Thông tư mới. Nhưng sợ như vậy thì nhiều dự án không kịp phê duyệt thì anh/em treo niêu.

Nói chung thấy nhiều bạn hỏi và lúng túng, thì tôi cố gắng suy nghĩ và đề xuất 1 vài giải pháp để chia sẻ với bạn. Có thể các giải pháp trên không dùng được, nhưng biết đâu qua đó lại giúp bạn nảy ra được các giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng công trình của mình. "Khi muốn ta sẽ tìm cách, khi ta không muốn ta tìm lý do" hay "khi ta MUỐN ta vẫn tìm lý do, khi ta THỰC SỰ MUỐN, nhất định ta sẽ tìm cách".

Nếu bạn có giải pháp gì hay cao kiến hơn trong lúc này, xin gửi chia sẻ về địa chỉ theanh@gxd.vn để tôi cập nhật bài viết chia sẻ rộng rãi với đồng nghiệp cả nước nhé.

Chúc các bạn nhiều thành công.

Ths Ks Nguyễn Thế Anh
Công ty CP Giá Xây Dựng
Theo khoản 4, Điều 154, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật "Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực". Do đó, tại thời điểm ngày 01/10/2019 thì Thông tư 06/2016/TT-BXD đã hết hiệu lực vì Nghị định 32/2015/NĐ-CP đã hết hiệu lực do được thay thế bởi Nghị định 68 ạ. Do đó, theo mình, việc xác định dự toán trong tình huống này phải chờ Thông tư mới thôi.
 

XDCB

Thành viên mới
Tham gia
4/6/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Thế 2 năm nữa mới có Thông tư hướng dẫn thì cứ chờ hả các bác, dự án triển khai làm sao dừng lại chờ mãi được. Theo tôi biết thì sở xây dựng bình định đã có văn bản hướng dẫn chuyển tiếp, bác nào có file chi tiết up lên cho ae tham khảo cái
 

Newbee30

Thành viên năng động
Tham gia
22/9/08
Bài viết
64
Điểm thành tích
8
Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 68 một lần nữa lại đưa chi phí Khảo sát vào nhóm Chi phí Tư vấn đầu tư xây dựng. Theo tôi đây là một nhầm lẫn.
- Nếu để Chi phí Khảo sát (địa hình, địa chất) trong CP Tư vấn đầu tư xây dựng thì: Không có phần chi phí Quản lý dự án tính theo chi phí này, đồng thời cả chi phí mời thầu, chấm thầu không xác định được theo CP khảo sát?
 

cây_xoài

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
30/12/17
Bài viết
40
Điểm thành tích
16
Tuổi
30
Nơi ở
Hà Nội
Một vấn đề nữa là ở chi phí thiết bị có thêm chi phí quản lý mua sắm thiết bị của Nhà thầu. Chi phí này là gì, ai quản lý và tính như thế nào?
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.560
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Khoản 4 Điều 15 quy định về cách xử lý với các định mức chưa có hoặc chưa phù hợp theo Nghị định số 68/2019/NĐ-CP:

"4. Đối với các công việc xây dựng chưa có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được ban hành hoặc đã có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được ban hành nhưng chưa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công của công trình được thực hiện như sau:
a) Chủ đầu tư tổ chức xác định các định mức dự toán xây dựng công trình mới, định mức dự toán xây dựng công trình điều chỉnh làm cơ sở xác định đơn giá xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự toán, quản lý chi phí của dự án hoặc gói thầu có trách nhiệm xác định định mức dự toán xây dựng mới, định mức dự toán xây dựng điều chỉnh theo thiết kế, yêu cầu cụ thể của công việc, gói thầu, dự án, làm cơ sở xác định dự toán xây dựng, dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng;
b) Đối với các định mức dự toán xây dựng mới hoặc định mức dự toán xây dựng điều chỉnh, khi áp dụng tính toán xác định đơn giá xây dựng thấp hơn đơn giá xây dựng áp dụng định mức đã ban hành thì người quyết định đầu tư quyết định phê duyệt áp dụng cho dự án, công trình để xác định dự toán xây dựng, dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng và gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý. Đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phê duyệt;
c) Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp danh mục các công tác điều chỉnh định mức, xây dựng định mức mới chưa có trong danh mục định mức ban hành, báo cáo cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp và tổ chức khảo sát xây dựng định mức dự toán xây dựng công trình trong quá trình thi công xây dựng theo phương pháp Bộ Xây dựng hướng dẫn. Kết quả xây dựng định mức được cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp tổng hợp và gửi về Bộ Xây dựng làm cơ sở phục vụ quản lý. Chi phí cho việc tổ chức xây dựng định mức được tính vào tổng mức đầu tư của dự án.
"
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top