Những ngộ nhận về doanh nghiệp - bài giảng thực tế dành cho các bạn sẽ, đang và đã thành lập công ty

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.560
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
1. Sở hữu doanh nghiệp - Những ngộ nhận, nhận thức, giả định sai lầm về doanh nghiệp

Bạn là Kiến trúc sư, kỹ sư Xây dựng, kỹ sư Kinh tế xây dựng...? Trước kia bạn đi thi công hoặc làm tư vấn thiết kế hoặc làm ở Ban QLDA? Dù là ai thì bạn cũng đang làm một công việc chuyên môn (giống như tôi vậy). Và có thể bạn đang rất giỏi chuyên môn, nhưng bạn lại đang làm dưới trướng người khác hoặc đang làm thuê cho người khác.

Rồi một hôm đẹp trời nhưng bạn bị sếp lườm nguýt, ngày bạn cảm thấy không được sếp đánh giá đúng công sức, tài năng của mình... hay bất kỳ lý do gì đó. Lúc đó bạn tự hỏi: "Mình làm công việc đó để làm gì? Tại sao mình lại làm việc hoặc giúp việc cho gã đó? Đúng là chết tiệt! Mình cũng hiểu kinh doanh, điều hành chẳng kém gì hắn. Nếu hắn có công ty thì sao mình lại không nhỉ? Bất kỳ kẻ ngu ngốc nào cũng có thể điều hành doanh nghiệp. Và mình đang làm việc cho một kẻ như thế".

Và bạn quyết định thành lập doanh nghiệp của riêng mình. Bạn nghĩ đến sự thoải mái khi được tự do làm những gì mình thích. Ý nghĩ đó theo bạn khắp nơi. Chỉ khoảng 2 triệu đồng bạn đã trong tay một Công ty với đăng ký kinh doanh, con dấu và chức vụ rất oách.

Nhưng một khi đã vướng vào việc kinh doanh, bạn sẽ không còn rảnh rang nữa. Chắc chắn bạn sẽ rất bận:(. Nhưng bận cũng chưa phải vấn đề, mà có thể bạn sẽ gặp một nghịch lý: Mặc dù bạn làm việc vất vả và cật lực nhưng doanh nghiệp của bạn thành lập ra vẫn hoạt động kém hiệu quả, không được như ý hoặc thành quả thu được quá nhỏ nhoi so với công sức bạn bỏ ra. Hiệu quả thấp hơn nhiều so với việc làm thuê và có khi hậu quả còn rất tệ hại hoặc một chuỗi khó khăn không dứt mà bạn phải đối mặt.

Bạn hãy tham khảo thông tin:
Ở Mỹ, tỷ lệ các doanh nghiệp được thành lập rồi phá sản cao đáng kinh ngạc. Hàng năm, hơn 1 triệu người tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Sau năm đầu tiên, ít nhất 40% trong số đó phá sản. Trong vòng 5 năm, hơn 80% số đó tức là khoảng 800.000 công ty sẽ phá sản.
Ở VN, theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, từ tháng 1 đến tháng 9/2011, có gần 49.000 DN đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, ngừng nộp thuế. Trong đó, phá sản, giải thể là 5.800 DN, khoảng 11.500 DN ngừng hoạt động và 31.500 DN ngừng nộp thuế. Bình quân một quý có trên 12.000 DN giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, ngừng nộp thuế. Đến cuối năm 2011 con số dự tính khoảng 10% của 600.000DN trong cả nước stop.


Nếu bạn đã gắng sức để doanh nghiệp tồn tại được sau 5 năm hoặc hơn nữa thì cũng không thể chủ quan. Bởi vì hơn 80% doanh nghiệp nhỏ tồn tại được trong 5 năm đầu sẽ phá sản trong 5 năm tiếp theo. Khi mới thành lập GXD JSC, archvanhuong - kiến trúc sư, giảng viên ĐHXD, thành viên sáng lập một công ty, thành viên diễn đàn giaxaydung.vn với các bài thảo luận chứa hàm lượng tri thức cao đã gửi lời nhắn cho tôi: Doanh nghiệp nào mới thành lập cũng khó khăn, nếu vượt qua 3 năm đầu thì có thể coi là tồn tại dài lâu. Giờ Công ty Giá Xây Dựng đã qua năm thứ 4, có thể nói đã qua giai đoạn "vạn sự khởi đầu nan", nhớ lại lời archvanhuong thì thấy có chút tự thỏa mãn. Nhưng khi nhận thức được vấn đề nói trên. Tôi cho rằng Công ty Giá Xây Dựng cần phải có sự thận trọng cao độ trong hoạt động, không thể có giây phút nào chủ quan hay buông lơi.

Tại sao lại như vậy? Tại sao có rất nhiều người đầy nhiệt huyết bước vào kinh doanh, cuối cùng lại thất bại? Họ đã rút ra được những bài học gì?

Trải nghiệm cùng Công ty Giá Xây Dựng, kiến thức có được qua một số khóa học Giám đốc điều hành, sau khi đúc kết lại qua tham khảo tài liệu: Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả của tác giả Michael E. Gerber. Tôi sẽ chia sẻ cho các bạn quan tâm về vấn đề này.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.560
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
2. Có một nhận thức sai lầm về Doanh nghiệp
- Nhận thức đó là: Doanh nhân là người thành lập ra doanh nghiệp, để kiếm được lợi nhuận. Thật ra không phải như vậy. Lý do thực sự để bắt đầu thành lập Công ty, kinh doanh chẳng mấy liên quan đến việc trở thành doanh nhân. Trên thực tế, những nhận thức không đúng về doanh nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ thất bại cao của các doanh nghiệp nhỏ hiện nay.

- Và nguyên nhân dẫn đến nghịch lý đề cập ở bài trên không phải do chủ doanh nghiệp không biết làm việc mà là họ làm sai việc. Kết quả là, hầu hết các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng hỗn loạn - ngoài tầm quản lý, không đúng như dự đoán, kỳ vọng ban đầu.

- Như phân tích ở trên, bạn là người có chuyên môn giỏi và bạn nghĩ bạn thành lập Công ty và điều hành sẽ thành công. Đó là suy nghĩ rất sai lầm. Chuyên môn của bạn chính là trở lực lớn nhất, thậm chí càng giỏi chuyên môn càng tệ (may mắn là tôi rất vững chuyên môn KT&QLXD, nhưng đã được học các bài học này, nên đã đủ tỉnh táo để thoát khỏi trở lực này tham gia điều hành GXD rất tốt). Vì có chuyên môn xây dựng, nên hầu như các bạn sẽ thành lập doanh nghiệp về xây dựng, không lẽ lại mở phòng mạch - kê đơn - bốc thuốc (chắc chỉ có cán bộ dự toán may ra mở được phòng mạch vì bốc thuốc quen rồi :D).

Để sở hữu một doanh nghiệp hiệu quả, bạn cần phải có sự cân bằng hài hòa giữa 3 con người: Doanh nhân, Nhà quản lý và Nhà chuyên môn. Có thể trong bạn có cả 3 con người này. Nhưng theo các nghiên cứu cho thấy: rất ít người bước vào kinh doanh có được sự cân bằng đó. Thực tế, các chủ doanh nghiệp thường mang 10% phẩm chất của Doanh nhân, 20% phẩm chất của Nhà quản lý và 70% phẩm chất của Nhà chuyên môn.

Doanh nhân đánh thức tổ chức bằng tầm nhìn chiến lược (và nhiều thứ nữa). Doanh nhân thường nhìn về tương lai và bới tung nhiều thứ, đưa ra vô vàn ý tưởng. Nhà quản lý cố gắng sắp xếp gọn gàng mọi thứ và hay nhìn về khứ. 2 nhà này hay mâu thuẫn, trong khi 2 nhà đó đang tranh luận, Nhà chuyên môn (chiếm nhiều trong bạn, thường khó chịu với Nhà quản lý - Sếp quản lý mình) nắm lấy cơ hội để tự mình bước chân vào thế giới kinh doanh. Mục đích của Nhà chuyên môn không phải theo đuổi ước mơ kinh doanh, mà cốt là để thoát khỏi sự quản lý của Doanh nhân và Nhà quản lý.

Đối với Nhà chuyên môn, khi làm được như vậy, sẽ không còn sếp nào phía trên họ nữa. Nhưng với doanh nghiệp, đó là thảm họa, bởi vì người chèo lái con thuyển kinh doanh lại không có kỹ năng phù hợp.
Thực tế: Hàng nghìn kỹ sư xây dựng của VN, sau khi tốt nghiệp trường Đại học chỉ được đào tạo về kỹ thuật. Khi đi làm, nhờ làm tốt công việc, lập một vài chiến công trên mặt trận công việc kỹ thuật nên được đề bạt. Từ một kỹ sư, cán bộ kỹ thuật làm tốt công việc kỹ thuật được đề bạt làm trưởng, phó phòng đến phó giám đốc, giám đốc... trong khi họ không được đào tạo các kỹ năng phù hợp nên dẫn Công ty đi lung tung :(. Chỉ giỏi quan hệ và giỏi uống :). Hãy tưởng tượng, đến lúc giai đoạn làm việc bằng quan hệ sẽ qua đi, có bao nhiêu công ty sẽ làm ăn hiệu quả? được quản lý hiệu quả? được điều hành hiệu quả?
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.560
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
3. Giả định chết người
Vất vả với việc sở hữu một doanh nghiệp, bạn trở thành nạn nhân của giả định tệ hại nhất đối với việc kinh doanh.
Giả định này là: Nếu bạn làm tốt công việc chuyên môn, thì bạn có thể thành lập một doanh nghiệp trong lĩnh vực đó.
Đó là giả định chết người bởi nó chẳng đúng tý nào. Thực tế, đó là nguyên nhân thất bại sâu xa của hầu hết các doanh nghiệp.

Công việc chuyên môn của doanh nghiệpdoanh nghiệp làm công việc chuyên môn là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Nhưng khi thành lập doanh nghiệp, nhà chuyên môn lại không nghĩ như vậy. Đối với họ, doanh nghiệp họ sở hữu chỉ là nơi làm việc chứ không phải nơi kinh doanh. Vì thế, từ thợ điện, thợ sắt, thợ cốp pha, thợ hàn đến kỹ sư, kiến trúc sư... đều trở thành chủ doanh nghiệp.

Tất cả họ đều tin rằng hiểu biết về công việc chuyên môn sẽ ngay lập tức giúp họ có đủ khả năng điều hành một doanh nghiệp trong lĩnh vực tương tự. Thực tế hoàn toàn không phải thế. Hiểu biết chuyên môn không phải ưu thế, mà trái lại còn là bất lợi.
VD: Như tôi, rất giỏi về chuyên môn Kinh tế và quản lý xây dựng, vì thế rất thích làm chuyên môn, thích ngồi biên tập web, thích viết bài thảo luận... Và nhiều khi có tâm lý muốn đùn đẩy công việc quản lý hay quyết định cho người khác, trong khi chả có ai có thể thay mình (chẳng hạn khi được hỏi về vấn đề xử lý lương, thưởng hay xử phạt hoặc nhiều công việc khó khăn của Công ty Giá Xây Dựng, khi đó muốn lờ đi để tiếp tục với đam mê công việc chuyên môn). Với yếu tố Doanh nhân trong mình, tôi đưa ra rất nhiều ý tưởng, dự án và mong muốn thực hiện điều đó, trong khi nguồn lực lại hạn chế, năng lực nhân viên chưa đáp ứng được và không có khả năng Quản lý, đốc thúc, kiểm tra để đảm bảo các công việc đến đầu đến đũa... Rất may là đã kịp điều chỉnh, thu gọn và tập trung cao nhất cho Dự toán GXD 2012 cũng như www.giaxaydung.vn.

Khi nhà chuyên môn tuân theo giả định chết người này, anh ta sẽ không thoát khỏi bức bách của vai trò người làm thuê mà còn trở thành nô lệ trong chính doanh nghiệp của mình. Từ chỗ chỉ chuyên tâm làm công việc chuyên môn (có người khác lo các việc khác rồi), anh ta phải đảm nhận cả những việc mà bản thân cũng chẳng biết làm thế nào. Lo lắng tiền thuê văn phòng, tiền điện, tiền nước, lương nhân viên, quan hệ đối tác, kiếm việc làm, lo nhân viên chat chit không làm việc, lo tuyển người cho phù hợp, nhân viên báo cáo máy tính bị hỏng, bị virus, máy in hết mực, hết giấy in, báo cáo thuế, quản lý hóa đơn, chứng từ, tiếp khách, đoàn kiểm tra...

Và giấc mơ kinh doanh của nhà chuyên môn bỗng chốc trở thành ác mộng. Họ không thể yên tâm với công việc, không thể bỏ công việc đó cho ai, không thể ăn ngon, ngủ yên như trước nữa, nhắm mắt mà luôn nghĩ về hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, thuế má, lương nhân viên... Đây là lý do, nhiều người rất giỏi nhưng không thành lập công ty, họ chỉ muốn làm thuê cho ai đó với mức lương cao, đỡ nặng đầu.

Tôi đang rèn luyện, tích lũy để giảng dạy trong các khóa đào tạo CEO, CFO, Giám đốc quản lý dự án... nên có vài bài viết vừa chia sẻ với các bạn, cũng là để ôn lại bài luôn. Các kiến thức này đã được ứng dụng và trải nghiệm thực tế tại Công ty Giá Xây Dựng.

Mong các bạn đừng mắc phải sai lầm. Chúc bạn thành công.

P/s: Nếu các bạn muốn học tiếp, bấm cảm ơn :D. Tôi sẽ dạy tiếp :).
Tài liệu tham khảo: Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả
Michael E. Gerber

 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
3. Giả định chết người
Vất vả với việc sở hữu một doanh nghiệp, bạn trở thành nạn nhân của giả định tệ hại nhất đối với việc kinh doanh.
Giả định này là: Nếu bạn làm tốt công việc chuyên môn, thì bạn có thể thành lập một doanh nghiệp trong lĩnh vực đó.
Đó là giả định chết người bởi nó chẳng đúng tý nào. Thực tế, đó là nguyên nhân thất bại sâu xa của hầu hết các doanh nghiệp.

Công việc chuyên môn của doanh nghiệpdoanh nghiệp làm công việc chuyên môn là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Nhưng khi thành lập doanh nghiệp, nhà chuyên môn lại không nghĩ như vậy. Đối với họ, doanh nghiệp họ sở hữu chỉ là nơi làm việc chứ không phải nơi kinh doanh. Vì thế, từ thợ điện, thợ sắt, thợ cốp pha, thợ hàn đến kỹ sư, kiến trúc sư... đều trở thành chủ doanh nghiệp.

Tất cả họ đều tin rằng hiểu biết về công việc chuyên môn sẽ ngay lập tức giúp họ có đủ khả năng điều hành một doanh nghiệp trong lĩnh vực tương tự. Thực tế hoàn toàn không phải thế. Hiểu biết chuyên môn không phải ưu thế, mà trái lại còn là bất lợi.
VD: Như TA, rất giỏi về chuyên môn, vì thế rất thích làm chuyên môn, thích ngồi biên tập web, thích viết bài thảo luận... Và nhiều khi có tâm lý muốn đùn đẩy công việc quản lý hay quyết định cho người khác, trong khi chả có ai có thể thay mình (chẳng hạn khi được hỏi về vấn đề xử lý lương, thưởng hay xử phạt hoặc nhiều công việc khó khăn của Công ty GXD, khi đó muốn lờ đi để tiếp tục với đam mê công việc chuyên môn). Với yếu tố Doanh nhân trong mình, TA đưa ra rất nhiều ý tưởng, dự án và mong muốn thực hiện điều đó, trong khi nguồn lực lại hạn chế, năng lực nhân viên chưa đáp ứng được và không có khả năng Quản lý, đốc thúc, kiểm tra để đảm bảo các công việc đến đầu đến đũa... Rất may là đã kịp điều chỉnh, thu gọn và tập trung cao nhất cho Dự toán GXD 2012 cũng như www.giaxaydung.vn.

Khi nhà chuyên môn tuân theo giả định chết người này, anh ta sẽ không thoát khỏi bức bách của vai trò người làm thuê mà còn trở thành nô lệ trong chính doanh nghiệp của mình. Từ chỗ chỉ chuyên tâm làm công việc chuyên môn (có người khác lo các việc khác rồi), anh ta phải đảm nhận cả những việc mà bản thân cũng chẳng biết làm thế nào. Lo lắng tiền thuê văn phòng, tiền điện, tiền nước, lương nhân viên, quan hệ đối tác, kiếm việc làm, lo nhân viên chat chit không làm việc, lo tuyển người cho phù hợp, nhân viên báo cáo máy tính bị hỏng, bị virus, máy in hết mực, hết giấy in, báo cáo thuế, quản lý hóa đơn, chứng từ, tiếp khách, đoàn kiểm tra...

Và giấc mơ kinh doanh của nhà chuyên môn bỗng chốc trở thành ác mộng. Họ không thể yên tâm với công việc, không thể bỏ công việc đó cho ai, không thể ăn ngon, ngủ yên như trước nữa, nhắm mắt mà luôn nghĩ về hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, thuế má, lương nhân viên... Đây là lý do, nhiều người rất giỏi nhưng không thành lập công ty, họ chỉ muốn làm thuê cho ai đó với mức lương cao, đỡ nặng đầu.

Tôi đang rèn luyện, tích lũy để giảng dạy trong các khóa đào tạo CEO, CFO, giám đốc quản lý dự án... nên có vài bài viết vừa chia sẻ với các bạn, cũng là để ôn lại bài luôn. Các kiến thức này đã được ứng dụng và trải nghiệm thực tế tại Công ty Giá Xây Dựng.

Mong các bạn đừng mắc phải sai lầm. Chúc bạn thành công.

P/s: Nếu các bạn muốn học tiếp, bấm cảm ơn :D. Tôi sẽ dạy tiếp :).
Tài liệu tham khảo: Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả
Michael E. Gerber

Hiểu được cảm giác của anh TA! Em xin chia sẻ về vị trí của chúng ta ngoài xã hội theo mô hình Kim tứ đồ:
Trước hết, xin giới thiệu sơ qua về Kim tứ đồ, 4 phần lần lượt là :
1.E (Employee- người làm thuê),
2.S (Self-Employed- người làm tư),
3. B (Business Owner- chủ doanh nghiệp),
4. I (Investor- nhà đầu tư),.
Theo Rich Dad, bảng dưới đây mô tả đặc điểm điển hình của 4 nhóm trên:

Employee- Người làm thuê

  • Làm việc cho người khác
  • Công việc lương cao, lợi nhuận tốt
  • Có tiền, nhưng thiếu thời gian để tận hưởng nó
  • Giới hạn nguồn thu nhập tiềm tàng khi đổi thời giờ lấy tiền bạc
  • Không thể ngừng làm việc
Business Owner- Chủ doanh nghiệp
  • Xây dựng tài sản
  • Nguồn thu nhập tiềm tàng không giới hạn
  • Tiền, VÀ thời gian để hưởng thụ
  • Dùng đòn bấy của đội nhóm chứ không phải nỗ lực cá nhân
  • Dòng tiền luôn chảy kể cả khi làm việc hay không (có giớihạn)
Self-Employed- Người làm tư
  • Làm việc cho mình
  • Làm theo cách của mình
  • Giới hạn nguồn thu nhập tiềm tàng khi đổi thời giờ lấy tiền bạc
  • Không thể ngừng làm việc
Investor- Nhà đầu tư
  • Đầu tư vào tài sản có sẵn
  • Nguồn thu nhập tiềm tàng không giới hạn
  • Tiền, VÀ thời gian để hưởng thụ
  • Dòng tiền luôn chảy kể cả khi làm việc hay không
Biết được mình đứng ở đâu và vị trí nào sẽ dẫn mình tới con đường ngắn nhất để không phải dò dẫm từng lối đi đến sự thành công.
Nếu ở vị trí 1. Chúng ta là những người đổi thời gian lấy tiền. Mau chuyển sang vị trí 2
Ở vị trí 2. Chúng ta là người làm thuê cho chính mình. Ngưng làm thì hết tiền. Hãy phát triển để sang vị trí 3
Vị trí 3. Chúng ta bắt đầu bước ra khỏi công việc làm thuê cho bản thân, xây dựng một đội ngũ tốt để phục vụ,biến lợi ích nhóm thành tiền. Tích lũy và chuẩn bị sang vị trí 4
Thứ 4. Chính là người đầu tư, dùng tiền đẻ ra tiền. Ở vị trí này thì là Đoàn Nguyên Đức, hay Bill Gates rồi ^^!
Nếu như dòng bôi tím là tâm trạng hiện tại của anh TA thì mời anh qua vị trí 3 ngay anh nhé! Chúc anh ngày một thành công. Vài lời chia sẻ hổng dám " múa rìu qua mắt thợ " ^^!
 

manhcsic

Thành viên năng động
Tham gia
4/12/08
Bài viết
71
Điểm thành tích
8
Tuổi
46
Quản trị doanh nghiệp có nhiều mô hình, trong những mô hình bé, Doanh nghiệp mới nở, mới hình thành họ phải làm gì? hiển nhiên doanh nghiệp nhỏ chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các đơn vị khác, họ chuyên nghiệp hơn, mạnh hơn...

Để tồn tại theo tôi cần:
1. Xác định được thị trường riêng
2. Đẩy mạnh khâu tổ chức.
Cái khác biệt nằm ở ý 2: Con người và tổ chức gắn liền với văn hoá doanh nghiệp, định hướng của lãnh đạo.

Với tôi, thời kỳ đầu tôi thực hiện như sau:
1. xây dựng văn hoá chia sẻ, giúp đỡ.
2. Bản thân người lao động tự định nghĩa về lương về thu nhập.
3. Tiết kiệm và trung thực.

Trong khoảng năm thứ 3-5 tôi xây dựng doanh nghiệp theo mô hình
1. Dân giàu doanh nghiệp mạnh, khuyến khích nhân viên làm chủ, chủ động khai thác công việc...
2. Áp dụng các hình thức kiểm soát hệ thống.
3. Xây dựng hình ảnh thương hiệu của DN trên cơ sở phát huy thế mạnh từng cá nhân, mỗi cá nhân là một hình ảnh của thương hiệu...
4. Đẩy mạnh công tác đào tạo nội bộ, đào tạo nhóm và đào tạo mất phí...
5. khai thác mở rộng thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới lấy sự trung thực làm hình ảnh của DN của cá nhân.
6. Nâng cao năng suất lao động.... Lấy năng suất lao động cao làm yếu tố đột phá trong cạnh tranh, lấy sự làm chủ từng cá nhân làm động lực phát triển, lấy sự chia sẻ trung thực làm hình ảnh, lấy sự kiểm soát hệ thống để hạn chế rủi ro. Bạn hãy nhớ, làm chủ là định hướng là chiến lược là sự đào thải, chấp nhận sa thải lao động, duy trì và kiểm soát mô hình bạn sẽ thành công.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.560
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
NGUYỄN CẢNH BÌNH - "TÔI TỪNG CHỨNG KIẾN VÔ SỐ NHỮNG TAY TRẺ GỤC NGÃ ...CHỈ SAU 1-2 NĂM RA TRƯỜNG

Tôi gọi đó là thế hệ “Cha giàu, con nghèo” khi có quá nhiều bạn trẻ ảo tưởng rằng sự giàu có đến nếu chỉ cần đọc thuộc làu cuốn sách Cha giàu, Cha nghèo, ảo tưởng về đầu tư tài chính, về thành lập công ty trước khi rời ghế nhà trường. Ảo tưởng về một thứ “đi tắt, đón đầu” ! Dĩ nhiên, không phải tất cả đều thất bại, nhưng hầu hết. Chỉ có vài người thành công, rồi thành công ấy lại được tô vẽ khiến những đứa trẻ khác ảo tưởng. Và kể cả vài sự thành công được tô vẽ đó cũng không biết sẽ màu mè được bao nhiêu lâu. Vô số xác chết doanh nghiệp, vô số những giấc mơ, tham vọng tan biến chỉ sau vài tháng bước chân vào công cuộc kinh doanh phũ phàng. Và những kẻ bại trận đó không nói một lời hoặc âm thầm cam chịu rồi từ từ biến mất…

Mơ một giấc mơ đẹp, bạn chỉ mất một ngày nhưng để có kỹ năng phát triển bản thân, làm nền tảng cho thành công của cả cuộc đời, bạn cần từ 5 năm tới 10 năm miệt mài, thậm chí cần cả cuộc đời không ngừng rèn luyện, trau dồi kỹ năng. Và bạn cần bắt đầu từ 14-15 tuổi hoặc sớm hơn chứ không phải chờ đến 25 tuổi, khi đã nếm trải thất bại, vét sạch số tiền tự mình tích góp được hoặc của bố mẹ tin tưởng giao cho. Và để thành công, bạn không cần gì khác ngoài những mơ ước, mục tiêu, sự nỗ lực không ngừng và nhất là phải trang bị cho bản thân những kỹ năng quan trọng, cần thiết đế hiện thực hóa những ước mơ đó.

Mười hay mười lăm năm trước, tôi rất ngạc nhiên khi gặp những “đại gia” thực sự của Việt Nam, với những kỹ năng điêu luyện và thành thạo đến mức khó tin. Họ không có điều kiện học hành bài bản như hầu hết các bạn trẻ hiện nay, nhưng kỹ năng hoạch định kế hoạch, phác thảo tầm nhìn, tư duy, nói, viết, thuyết phục của họ thật tuyệt vời.

Nhiều người trong số đó khi lập nghiệp chưa từng nghĩ sẽ sau này họ trở thành tỷ phú, họ đơn giản chỉ muốn làm việc với niềm đam mê chế tạo ra con xe, sản xuất cái quạt, chiếc đồng hồ... Tôi đã có dịp chứng kiến một “đại gia” ngồi chỉ bảo tỉ mỉ cho 3 kỹ sư thế hệ 7X, 8X từng chi tiết cần sửa của chiếc xe khách. Ông ta mới chỉ tốt nghiệp đại học Mỏ. Cũng chính “đại gia” đó đã phác ra mô hình khu trang trại bằng những que diêm cho đám kiến trúc sư học hành bài bản ngồi lọ mọ thiết kế chi tiết sau này. Tôi cũng từng nghe kể về kỹ năng của đại gia V., người đã chỉ cho các kỹ sư của mình từng vị trí rồi cách thức xây dựng của các tòa nhà trong cả một khu dự án hàng chục hecta. Bạn đừng cho rằng họ chỉ có tham vọng. Đừng nhầm lẫn rằng họ chỉ có mong muốn làm giàu. Đừng nghĩ họ chỉ quan tâm đến toàn cục hay vẻ bề ngoài.

Tôi tin chắc những con người thành đạt đó thực sự nắm rõ về ngành nghề của họ hơn những kẻ tự xưng là chuyên gia, hay nhà chuyên môn chỉ biết nói nhăng nói cuội. Donald Trump chắc chắn không chỉ có tư duy kinh doanh, mà còn có tư duy về thiết kế hơn bất cứ tay kiến trúc sư hay thiết kế nào; Bill Gates không chỉ biết đến kiếm tiền mà còn nắm rõ các khối lập trình rồi diễn đạt nó cho đám lập trình viên, và còn rất nhiều bài học hữu ích từ những nhân vật nổi tiếng thành công khác nữa. Bản thân tôi cũng phải rất rõ chuyên môn Kinh tế xây dựng, QS, QA/QC rồi diễn đạt các khối cho nhân viên phòng lập trình.
Du-toan-GXD.jpg
Tôi mê say tìm hiểu về Warrent Buffett qua cuốn sách Warrent Buffett – Sự hình thành một nhà tư bản Mỹ đã được Alpha Books xuất bản, đặc biệt là giai đoạn ấu thơ của ông. Bây giờ, nhiều người nói chỉ cần học các nguyên tắc đầu tư của ông là có thể kiếm tiền, giàu như ông. Này, đừng nhầm như thế. Đừng ảo tưởng rằng chỉ cần đọc qua loa vài nguyên tắc của ông rồi áp dụng nó để kiếm tiền. Nếu đọc kỹ hơn, bạn sẽ hiểu rằng, đằng sau những nguyên tắc tưởng như đơn giản chỉ cần học trong vài tuần là cả một quá khứ, bề dày kinh nghiệm hàng chục năm quen thuộc với các con số, quen thuộc với hoạt động doanh nghiệp…
Từ Henry Ford, Sam Walton cho đến Steve Jobs, tất cả họ đều giống nhau, tỉ mỉ trong từng chi tiết công việc với những kỹ năng tuyệt vời. Ai có thể tự tin rằng mình giỏi thuyết trình như Steve Jobs? Ai tự tin đã gõ búa nhiều như Henry Ford? Ai tự tin chú ý đến từng cái tăm, từng sợi chỉ trong từng cửa hàng bán lẻ như Sam Walton…? Trong tất cả mọi cuốn sách về các nhân vật lịch sử, chính trị gia, doanh nhân… tôi luôn dành mối quan tâm hàng đầu đến thời niên thiếu của họ. Tôi tò mò muốn tìm hiểu và khám phá xem họ đọc gì, làm gì, nghĩ như thế nào, rèn luyện ra sao… Sau này, nhiều hội thảo đều đề cập đến bí quyết làm giàu của W.Buffett và cuối cùng đưa ra lời khuyên rằng, hãy đầu tư theo cách của ông ta, bạn nhất định sẽ giàu. Thật điên rồ và ảo tưởng hết sức! Thử nghĩ xem, nếu bạn không có tố chất như W. Buffett, không nỗ lực rèn luyện suốt thuở thiếu thời, cũng không có kỹ năng thành thạo như ông, bạn sẽ không bao giờ giàu như ông ta chỉ thuần túy nhờ vào việc học các nguyên tắc đầu tư.

Sách không bao giờ đủ cho những người muốn rèn luyện kỹ năng, và đương nhiên, chúng ta không thể thiếu sách nếu muốn sở hữu những kỹ năng thành thạo. Một số cuốn sách mà theo tôi sẽ rất hữu ích đối với các bạn trẻ là Bộ S4S (gồm 50 điều trường học không dạy bạn, 20 điều cần làm trước khi rời ghế nhà trường, Bản CV hoàn hảo, Vượt qua thử thách trong phỏng vấn tuyển dụng) giúp các bạn trẻ trang bị nhiều kỹ năng cần thiết cho công cuộc tìm kiếm việc làm; Bộ Thật đơn giản: Thuyết trình, Phỏng vấn tuyển dụng, Quản lý dự án cung cấp cho bạn trẻ những bí quyết giúp bạn trau dồi được kỹ năng thuyết trình, thiết lập và quản lý các dự án công việc; hoặc gần đây nhất là những cuốn sách do Alpha Books biên soạn như Người giỏi không bởi học nhiều – chìa khóa tiếp cận với những kỹ năng sống và học tập thông minh để đat được những kết quả cao nhất; hay Những điều doanh nghiệp không dạy bạn- cung cấp những kỹ năng gần gũi và cơ bản nhất cần có đối với những sinh viên năm cuối hoặc những người vừa tốt nghiệp các trường đại học đang lao mình vào công cuộc tìm kiếm việc làm đầy tính cạnh tranh.

Bạn có thể đọc đến hàng trăm, hàng nghìn cuốn sách, nhưng điều then chốt nhất là bạn phải rèn luyện. Nếu muốn giỏi viết lách, bạn phải tập viết thư một trăm lần, thậm chí cả nghìn lần. Nếu muốn biết cách thuyết trình, bạn phải tập nói lưu loát, trình bày rõ ràng quan điểm của mình trước bạn bè, trước nhóm, rồi cho đến đám đông, không phải dăm mười lần mà hàng trăm, hàng nghìn lần. Nếu muốn lên kế hoạch tốt, bạn phải tập tành tỉ mỉ, chi tiết từ những bản kế hoạch nhỏ, dần dần đến kế hoạch cho những việc lớn hơn, kế hoạch cho 1 ngày, 1 tuần, rồi 1 tháng, 1 năm, 5 rồi 10 năm… Hãy hành động ngay từ hôm nay bằng cách trau dồi và hoàn thiện những kỹ năng của bản thân, nỗ lực làm việc, làm chủ cỗ xe thành công, làm chủ cuộc sống của bạn!
 
Chỉnh sửa cuối:

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.560
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Những bài học đắt giá cho sinh viên khởi nghiệp
Bởi khi các sinh viên đang thiếu quá nhiều thứ thì việc khởi nghiệp là quá rủi ro. Vì thế nên chọn cách lập nghiệp trước để học hỏi kiến thức thực tế từ công việc.

Tại “Ngày hội khởi nghiệp 2015” dự án Phát triển Tài năng Kinh doanh trẻ của Viện Quản trị Kinh doanh FSB tổ chức vừa diễn ra, đã có hơn 1200 sinh viên đã cùng Xây dựng lộ trình công danh cùng các chuyên gia kinh tế nổi tiếng.

Nên lập nghiệp trước khởi nghiệp

Chia sẻ cùng đông đảo sinh viên, giám đốc Chiến lược FPT, Nguyễn Hữu Thái Hòa cho biết: “Tuổi trẻ có 3 điểm thường bị đánh giá là rất yếu nhưng nếu biết tận dụng thì sẽ lại là điểm mạnh.

Thứ nhất, “Điểm 0 cũng là lợi thế”. Khi tuổi trẻ không có gì để mất, chỉ cần có niềm tin, các em sẽ sẵn sàng lao vào cuộc chiến với tất cả nhiệt huyết và lòng quyết tâm cao. Vì thế, khả năng thành công cũng sẽ cao hơn.

Thứ 2, "Điểm yếu cũng có thể biến thành điểm mạnh". Với tuổi trẻ, việc thiếu kinh nghiệm, thiếu tri thức có thể khiến cho tinh thần học hỏi của lên cao.

Thứ 3, “Lúc nguy biến là lúc nhiều cơ hội xuất hiện”. Thế giới đang trong giai đoạn suy giảm kinh tế, nhiều công ty bị phá sản, nhiều tập đoàn phải thu hẹp sản xuất. Đó là cơ hội để mua rẻ, để thuê được mặt bằng đẹp với giá hợp lý.

Thế giới đang ngày càng phẳng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm mà Việt Nam đang có lợi thế...".

Dù phân tích những điểm mạnh của tuổi trẻ như vậy nhưng lời khuyên của anh dành cho sinh viên sắp sửa ra trường vẫn là “Đừng vội khởi nghiệp”.

Bởi khi các sinh viên đang thiếu quá nhiều thứ thì việc khởi nghiệp là quá rủi ro. Vì thế nên chọn cách lập nghiệp trước để học hỏi kiến thức thực tế từ công việc.

"Hãy đi làm thuê cho những doanh nghiệp lớn với tư duy khởi nghiệp, chắc chắn các em sẽ tìm ra “ngách” để khởi nghiệp cho mình. Khi đó, khả năng thành công sẽ cao hơn nhiều...". Anh Thái Hòa khuyên

mua xuan vua sang menh mang.jpg

Bài học quản trị cuộc đời

Cùng quan điểm này, TS Lê Thẩm Dương cho rằng: có 4 việc phải làm để quản trị cuộc đời, bao gồm: Xác lập chiến lược cuộc đời; Tổ chức cuộc sống của mình ; Hoạt động điều khiển chính mình và Kiểm tra hoạt động điều khiển.

Việc hiểu bản thân là điều quan trọng đầu tiên cần làm đúng. Có hiểu được bản thân mới biết mình phù hợp với lĩnh vực nào để theo đuổi.

Với một con người, nếu được làm đúng sở trường thì khả năng thành công rất cao. Còn nếu chọn phải lĩnh vực sở đoản thì dù cố gắng hết sức cũng chỉ đạt được trên mức trung bình.

Để đánh giá bản thân, có nhiều phương pháp khác nhau và cách phổ biến là đánh giá 360 độ, thu thập ý kiến của những người khác đánh giá về mình, từ bố mẹ, anh em đến bạn bè, lãnh đạo…và tự đánh giá bản thân để có bản tổng hợp chính xác nhất.

Khi đã hiểu mình, xác định được mục tiêu cho cuộc đời thì phải dấn thân, phải bỏ thói quen xấu, gia tăng sở trường bằng cách khai thác tất cả những nguồn có thể dạy mình: Học từ Thầy, từ bạn, từ chính mình, từ thần tượng và từ các phương tiện thông tin… Việc học cần được chắt lọc và áp dụng vào thực tế để các kiến thức trở thành kỹ năng.

Tuổi trẻ là tiền bạc, mỗi ngày qua đi là mỗi ngày các em tiêu một đống tiền. Đừng để phí hoài tuổi trẻ” – TS Lê Thẩm Dương nhắn nhủ.

Anh Hiếu-Thu Trang
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top