Những sai sót có thể gặp phải khi lập dự toán

  • Khởi xướng levinhxd
  • Ngày gửi
L

levinhxd

Guest
Những sai sót thường gặp trong khi lập dự toán!
Bạn đã bao giờ nhầm lẫn một điều gì đó khi lập dự toán? Tôi tin là có! đặc biệt là với người mới làm quen với dự toán thì việc làm sai hoặc làm nhầm một chỗ nào đó là hết sức bình thường! Vậy tại sao ta không đi tìm các lỗi thường gặp để hạn chế đến mức tối thiểu!
Bạn mắc lỗi dự toán và sửa lỗi đó ở những lần lập sau chính là cách để một ngày giỏi hơn!
Tôi xin kê ra đây một số lỗi trong quá trình lập dự toán để chúng ta tham khảo nhé!
1, Sai sót số học:
- Bạn có thể nhầm đơn vị đấy: ví dụ thường đơn vị của dự toán với thép là tấn (1000kg), đào đất bằng máy là 100m3, hoặc vận chuyển bê tông bằng ô tô chuyển trộn là 100m3, ván khuôn là 100m2. Nhưng khi tính có một số người vẫn cứ nhầm, thép thì có khi cứ để 0,07 tấn thành 70 tấn-> giá trị tăng hàng trăm, thậm chí là hàng tỷ đồng!
- Bạn có thể nhầm lẫn dấu phẩy (,) với dấu chấm (.) đấy: Trong máy tính mỗi người có thể đặt dấu chấm hay dấu phẩy khác nhau cho những số thập phân, khi đó nếu không quen, bạn có thể nhầm lẫn đến 1000 lần, ví dụ: đáng lẽ 1,000 tấn có nghĩa là 1 tấn, những có thể nhầm thành 1000 tấn đấy! Tóm lại, ở Việt Nam hay dùng dấu phẩy (,) thể hiện đơn vị thập phân, và máy tính của bạn nên để mặc định như vậy thì tốt hơn!

2, Sai do áp dụng định mức đơn giá không đúng:
- Áp dụng định mức, đơn giá không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật được chỉ định trong thiết kế:
Ví dụ 1: Bê tông yêu cầu là M300#, xi măng PC40, tuy nhiên có thể vô tình bạn tra thành M250#, và cứ áp dụng mã xi măng PC30….cẩn thận nhé!
Ví dụ 2: Vữa xi măng cát vàng M75#, có người tra thành vữa tổng hợp M75# hoặc vữa xi măng cát mịn M75#... cẩn thận đấy!
- Sử dụng định mức, đơn giá không phù hợp với đặc điểm cụ thể từng công trình
Ví dụ : Khối lượng đào móng là lớn, thậm chí áp dụng đào ao khoảng vài nghìn m3, vậy mà cứ áp mã đào bằng thủ công! Vừa không thực tế, vừa kênh giá trị dự toán lên hàng trăm triệu!
- Tính trùng lặp đơn giá: Bạn có thể tính 1 công tác thành 2-3 công tác mà không biết nó đang trùng lặp đấy!
Ví dụ: Trong công tác lợp ngói 22viên/1m2 (cho biệt thự), trong đó đã có ngói, nhưng vẫn có người tính tiếp công tác mua và vận chuyển ngói!
-Tính thiếu đơn giá: Bạn có thể bỏ sót những công tác mà rõ ràng trong thực tế không thể không có được!
Ví dụ: Công tác đổ dầm sàn bằng bê tông thương phẩm, nhớ là còn công tác sản xuất và vận chuyển bê tông đấy nhé! (3 mã hiệu riêng biệt)

(còn nữa)
 
L

levinhxd

Guest
2, Sai do áp dụng định mức đơn giá không đúng: (tiếp)
- Do thiếu định mức đơn giá, áp dụng vận dụng dẫn đến sai sót:
Tình trạng này khá phổ biến, do một số công tác không có định mức người ta thường vận dụng, hoặc có định mức nhưng không có đơn giá, tự xây dựng đơn giá và có những sai sót nhất định:
*Ví dụ 1: Khi áp dụng 1 số mã vận chuyển vác bộ vật tư, vật liệu, người ta áp dụng mã vật tư mã XP.xxxx (chương 10) - Định mức sửa chữa 1778, tuy nhiên do chưa hiểu hết bản chất, vận dụng về cự ly không đúng dẫn đến sai về cách tính.
*Ví dụ 2: Hiện đã có định mức sửa chữa, tuy nhiên đơn giá lại chưa được ban hành ( như ở TP Hà Nội chẳng hạn), n­hư vậy người lập dự toán phải xây dựng đơn giá sửa chữa dựa trên bảng giá nhân công, máy thi công và công bố giá vật liệu của HN. Quá trình này không dễ dàng, nếu không có kinh nghiệm về đọc và áp dụng định mức sẽ dẫn đến nhiều sai sót.

3, Sai sót khi tính khối lượng:
- Tính thiếu hoặc thừa KL từ bản vẽ: Ví dụ: Do bản vẽ vẽ đối xứng, thống kê thép một nửa, dẫn đến KL bê tông, thép hay cố pha cũng có một nửa. Lỗi này thường do người lập dự toán chưa chuyên nghiệp trong việc đọc bản vẽ
- Tính thừa hoặc thiếu giao các kết cấu
- Có khối lượng cho công tác gia công, sản xuất (cửa, kết cấu thép vv...) nhưng lại không có mã cho công tác lắp dựng
- Bỏ sót( không tính) 1 số khối lượng xây lắp
Ví dụ: Thiết kế yêu cầu cả sơn, bả, nhưng tính chỉ có sơn; THiết kế yêu cầu có sử dụng sika để chống thấm cho bể nước nhưng lại quên tính vv...
- Gộp chung khối lượng các loại kết cấu trong cùng một loại công tác không đúng yêu cầu kỹ thuật;
Ví dụ: Nhiều người coi việc áp dụng mã hiệu móng và giằng móng là giống nhau nên gộp làm 1, hoặc áp chung mã vách thang máy với cột làm 1 mã hiệu

4, Sai sót khi áp dụng các hệ số điều chỉnh:
- Áp dụng không đúng các quy định điều chỉnh đơn giá hoặc từng khoản mục chi phí của đơn giá trong dự toán: Khi áp dụng định mức, thường có các hệ số điều chỉnh kèm theo do điều kiện thi công khác nhau đối với vật liệu,nhân công, máy thi công. Đa phần người lập dự toán hiện nay áp dụng phần mềm mà ít người chịu khó đọc định mức đơn giá nên rất dễ bị nhầm, đấy thực sự là một điều cần lưu tâm đối với người làm dự toán[/COLOR][/B]
- Chưa hoặc cập nhật sai các thay đổi chế độ chính sách nhà nước, đặc biệt là về tiền lương, từ đó có các hướng dẫn điều chỉnh dự toán. Người làm dự toán cũng cần lưu ý đến hệ số điều chỉnh áp dụng cho từng vùng, cho từng đơn giá (có những đơn giá xây dựng theo mức lương tối thiểu không đúng như mức vận dụng điều chỉnh phổ biến, ví dụ: hiện nay Hà Tĩnh, Phú thọ đã xây dựng đơn giá 2008 với mức lương 540.000, tuy nhiên nhiều người vẫn nhầm tưởng 450.000 và điều chỉnh y hệt như bảng hệ số sẵn có trong TT05.2009)
- Lưu ý đến một số hệ số mà ít khi xuất hiện: Hệ số điều chỉnh vật liệu; hệ số điều chỉnh nhân công theo phụ cấp khu vực, phụ cấp làm đêm ,phụ cấp độc hại vv....; Hoặc hệ số điều chỉnh chi phí chung nơi công trình thi công trong điều kiện khó khăn, đặc biệt vv....
Tất cả những hệ số điều chỉnh trên đã được levinhxd tổng hợp trong một topic về Hướng dẫn điều chỉnh hệ số dự toán công trình trong Chuyên BOX này!

Trên đây là 1 số sai lầm mà levinhxd tổng hợp từ công việc của bản thân, từ những đồng nghiệp và những tân kỹ sư tập sự. Thực sự sẽ còn nhiều sai sót trong quá trình lập dự toán, mong mọi người sẽ cùng nêu ra để càng ngày, các kỹ sư kinh tế xây dựng chúng ta có thể chính xác hơn trong việc lập 1 bảng dự toán công trình xây dựng!
Chúc mọi người thành công!
 

kuongkurt

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
3/6/08
Bài viết
42
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Cảm ơn LeVinh vì những bài viết hữu ích của bạn. Mình mới làm dự toán nên phần tính Giá ca máyCước vận chuyển , bạn có thể nói thêm về vấn đề này k ?
Trân trọng cảm ơn!
 
Last edited by a moderator:
L

levinhxd

Guest
Cảm ơn LeVinh vì những bài viết hữu ích của bạn. Mình mới làm dự toán nên phần tính Giá ca máyCước vận chuyển , bạn có thể nói thêm về vấn đề này k ?
Trân trọng cảm ơn!

Bạn kuongkurt thân!
Hiện đã có một box riêng về Bảng giá ca máy và cước vận chuyển, ở đó có rất nhiều mẫu file tính Bảng giá ca máy theo TT06/2005/TT-BXD, T07/2007/TT-BXD của các địa phương. Đồng thời vấn đề tính cước theo Cước 89 và Cước các Tỉnh, TP, các ngành cũng được thảo luận rất sôi nổi!
Bạn hãy sử dụng công cụ tìm kiếm trên diễn đàn để nghiên cứu nhé!
Mình có thể đưa ra đây một đường link ví dụ
http://giaxaydung.vn/diendan/bang-gia-ca-may-cuoc-van-chuyen/
Chúc bạn nhanh giỏi dự toán!
 
X

xuantien18

Guest
cho em xin số Lê Vinh đi.có gì hỗ trợ tiếp cho em được k ạ!Em cảm ơn nhiều,Tại em mới vào nghề nên còn thiếu kinh nghiệmm,mong được học hỏi!
 
L

levinhxd

Guest
cho em xin số Lê Vinh đi.có gì hỗ trợ tiếp cho em được k ạ!Em cảm ơn nhiều,Tại em mới vào nghề nên còn thiếu kinh nghiệmm,mong được học hỏi!

Những vấn đề bạn muốn học hỏi có lẽ đến 99% đã có trên các box chuyên môn của diễn đản rồi đấy! Bạn cứ vào tìm kiếm và đọc hoặc có thể post các câu hỏi, tính huống trực tiếp lên diễn đàn nhé!
Thực sự cần thì cứ PM cho mình theo ID Yahoo: levinhxd hoặc Email: Levinhxd@gmail.com
Thân chào!
 

hungthangxd

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
23/7/09
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Website
www.nhacdo.org
Các bạn hãy cùng nhau chia sẽ những kinh nghiệm từ những lỗi mắc phải trong quá trình lập dự toán để mọi người cùng nhau phân tích và rút kinh nghiệm nhé!

Tôi xin phép mở hàng một số lỗi thường gặp sau :

+ Lỗi nhầm đơn vị . Lỗi này nếu không để ý cũng rất hay bị nhầm ví dụ giữa kg nhầm sang tấn hay m2 với 100m2 .... ( Mời bạn tiếp tục phân tích theo công tác cụ thể nhé!)
+ Lỗi áp sai định mức, đơn giá . >>> Cái này khá nguy hiểm đòi hỏi bạn phải am hiểu kỹ thuật thi công ví dụ đơn cử công tác đóng cọc bạn phải biết được cọc được đóng trên cạn hay dưới nước, được đóng bằng phương tiện gì công suất như thế nào.... Cũng chênh nhau cả mớ tiền đấy nhở? >>>> Cùng phần tích thêm...
+ Lỗi tính trùng khối lượng, diện tích. Hồi mới làm tôi được một phen tá hỏa và nản tới mức muốn bỏ việc vì tính nhầm diện tích ( Dưới đã tính rồi lên trên còn cộng dồn vào khí thế) Vụ này chênh nhau tới 9 tỷ và chủ đầu tư được thêm vài cuộc họp nội bộ BQT và đơn vị thiết kế, thi công
+ Hồ sơ thiết kế không đầy đủ nội dung để có thể bóc tách khối lượng và nội dung cần bóc tách nó phải tổng hợp từ nhiều bản vẽ khác nhau >>>. Bị ép tiến độ rồi làm ẩu là chuyện thường như cơm bữa <<<<<
+ Sai sót trong việc bóc tách do làm tròn hoặc tính dư ( thiếu) những chỗ giao nhau giữa các cấu kiện. >> Sếp cần gấp thôi thì hình khó tính ta cứ quy quy về hình tam giác hình chữ nhật cho nó nhanh <<<
+ Hồ sơ thiết kế không ghĩ rõ chủng loại , chi tiết các loại vật tư sử dụng trong công trình. (Cái này nhiều phải không các bạn?)
+ Gọi điện khắp nơi hay nhờ anh chàng google mỏi cả mắt Không tìm ra bảng thông báo giá của vật liệu >>. Ở thì lấy bừa đi cho xong chuyện nhở <<<
+ Với các công tác không có trong đơn giá đáng ra phải ...... nhưng ẩu nên cứ lấy đơn giá tạm tính bừa bãi >>>> ẩu.


Trên đây tạm thời tôi mới nghĩ ra vài lỗi như vậy. Cầm bộ hồ sơ dự toán trong tay chắc hẳn mỗi người sẽ kiếm ra được vài lỗi. Vậy mong các bạn tiếp tục hoàn thiện chủ đề này để cùng rút kinh nghiệm nhé!


Theo ý kiến của tôi:
- các lỗi nhầm đơn vị, nhầm khối lượng lớn, với người tính DT nhiều kiểm tra rất dễ, xem tiền cái nào nhiều là biết ngay => gần như không bị mắc phải
- lỗi do làm tròn, tính thiếu khối lượng trên bản vẽ: cái này thì chỉ có làm việc CẨN TỶ, nói chung là khó tránh khỏi 100%
- lỗi do áp đơn giá ... lung tung đúng như bạn nói nhiều khi không có thông tin hoặc ko hỏi đc ai thì đành áp giá TT (không hiểu là "tạm tính" hay "thực tế" nhỉ )
...
- ngoài các lỗi trên còn có 1 lỗi nữa mà có thể vì lý do tế nhị mọi người chưa thấy đưa ra, đó là đưa vào dự toán KL hoặc đơn giá theo ý kiến chủ quan của 1 người có thẩm quyền khác. He he
 
D

dtkienbs

Guest
dẫn chứng:
Ví dụ: Nhiều người coi việc áp dụng mã hiệu móng và giằng móng là giống nhau nên gộp làm 1, hoặc áp chung mã vách thang máy với cột làm 1 mã hiệu

Mình cũng làm dự toán phần móng đã tách ván khuôn móng và giằng móng nhưng khi gửi dự toán lên chủ đầu tư họ trả lời: cứ dưới cote 0,000 là thuộc móng, do đó giằng móng và móng đều áp dụng chung là ván khuôn móng (cả bê tông cũng vậy) bên đó còn nói thi công ván khuôn giằng móng còn dễ hơn thi công ván khuôn móng (2 tấm ván ốp lại là xong), còn định mức ván khuôn xà dầm giằng nhà chỉ áp dụng từ cote 0,000 trở lên, theo bạn đúng không
 
L

levinhxd

Guest
dẫn chứng:
Ví dụ: Nhiều người coi việc áp dụng mã hiệu móng và giằng móng là giống nhau nên gộp làm 1, hoặc áp chung mã vách thang máy với cột làm 1 mã hiệu

Mình cũng làm dự toán phần móng đã tách ván khuôn móng và giằng móng nhưng khi gửi dự toán lên chủ đầu tư họ trả lời: cứ dưới cote 0,000 là thuộc móng, do đó giằng móng và móng đều áp dụng chung là ván khuôn móng (cả bê tông cũng vậy) bên đó còn nói thi công ván khuôn giằng móng còn dễ hơn thi công ván khuôn móng (2 tấm ván ốp lại là xong), còn định mức ván khuôn xà dầm giằng nhà chỉ áp dụng từ cote 0,000 trở lên, theo bạn đúng không

Mình có ý kiến thế này:Có một số người vẫn có quan điểm như bạn nói, tức là coi việc thi công móng và giằng móng là như nhau. Tuy nhiên mình lại nghĩ khác
- Thứ nhất, về thép: Thép giằng móng sẽ có nhiều thép đai hơn, việc uốn thép đai sẽ tốn nhiều công hơn là chỉ cắt thép thẳng. Vậy tại sao coi thép giằng móng giống thép móng?
- Thứ hai, về cốp pha: Không thể coi việc thi công giằng móng chỉ dùng 2 tấp cốppha ốp vào là xong, đó có thể chỉ là giằng cho móng xây. Còn nếu giằng dạng dầm thì phải có các hệ thống văng chống chứ? Tuy nhiên, cái này nếu quy về móng, tạm chấp nhận được!
- Về bê tông: Chắc chắn đổ bê tông một khối móng lớn phải dễ hơn đổ một giằng móng có kích thước giới hạn rồi! Như thế công cho nhân công làm giằng, dầm sẽ hao phí nhiều hơn công cho BT móng!
Đó là ý kiến của mình, mọi người góp ý thêm!
 
D

dtkienbs

Guest
Mình có ý kiến thế này:Có một số người vẫn có quan điểm như bạn nói, tức là coi việc thi công móng và giằng móng là như nhau. Tuy nhiên mình lại nghĩ khác
- Thứ nhất, về thép: Thép giằng móng sẽ có nhiều thép đai hơn, việc uốn thép đai sẽ tốn nhiều công hơn là chỉ cắt thép thẳng. Vậy tại sao coi thép giằng móng giống thép móng?
- Thứ hai, về cốp pha: Không thể coi việc thi công giằng móng chỉ dùng 2 tấp cốppha ốp vào là xong, đó có thể chỉ là giằng cho móng xây. Còn nếu giằng dạng dầm thì phải có các hệ thống văng chống chứ? Tuy nhiên, cái này nếu quy về móng, tạm chấp nhận được!
- Về bê tông: Chắc chắn đổ bê tông một khối móng lớn phải dễ hơn đổ một giằng móng có kích thước giới hạn rồi! Như thế công cho nhân công làm giằng, dầm sẽ hao phí nhiều hơn công cho BT móng!
Đó là ý kiến của mình, mọi người góp ý thêm!
tớ cũng nghĩ thế, vậy mà chủ đầu tư không chấp nhận, cảm ơn bạn đã giải thích, hy vọng người làm dự toán hiểu được vấn đề này
 

akaoko

Thành viên mới
Tham gia
27/12/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
vậy cho em hỏi. Khi tính dự toán, giá cốp pha thép hay gỗ là tính nguyên giá khi mua hay tính giá chia cho số lần phải luân chuyển.
Cảm ơn
 
L

levinhxd

Guest
vậy cho em hỏi. Khi tính dự toán, giá cốp pha thép hay gỗ là tính nguyên giá khi mua hay tính giá chia cho số lần phải luân chuyển.
Cảm ơn

Bạn phải hiểu: Yếu tố luân chuyển đã được tính trong Định mức, như thế đơn giá không bao giờ tính luân chuyển nữa
Ví dụ: Trong đinh mức ván khuôn cột, dùng hết 0,792m3 gỗ ván/100m2 cốp pha. Tức là định mức này đã tính đến yếu tố luân chuyển nên mới có trị số nhỏ như thế. Đơn giá bạn chỉ việc áp giá gỗ cho 1m3 bình thường!
 

akaoko

Thành viên mới
Tham gia
27/12/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Bạn phải hiểu: Yếu tố luân chuyển đã được tính trong Định mức, như thế đơn giá không bao giờ tính luân chuyển nữa
Ví dụ: Trong đinh mức ván khuôn cột, dùng hết 0,792m3 gỗ ván/100m2 cốp pha. Tức là định mức này đã tính đến yếu tố luân chuyển nên mới có trị số nhỏ như thế. Đơn giá bạn chỉ việc áp giá gỗ cho 1m3 bình thường!

Cảm ơn anh đã trả lời.
Em hỏi thêm là có văn bản nào nói về áp giá cốp pha nguyên giá như anh nói không?
Cảm ơn.
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.209
Điểm thành tích
113
Cảm ơn anh đã trả lời.
Em hỏi thêm là có văn bản nào nói về áp giá cốp pha nguyên giá như anh nói không?
Cảm ơn.
Chắc chắn là không có văn bản nào quy định cụ thể. Nhưng khi lập chắc chắn phải lấy nguyên giá, không thể lấy giá trị hiện tại (đối với cốp pha cũ) được. Tất nhiên là trừ trường hợp cá biệt.:D
 

phuongnb88

Thành viên mới
Tham gia
2/6/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Tuổi
36
anh Lê Vinh ơi . Giúp em với làm thế nào để làm tốt dự toán đây? em mới đi làm bên xây dựng dc nửa tháng, có tài liệu nào dạy cáh đọc bản vẽ và tính dự toán cho em xin.các công thức sử dụng trong tính dụa toán nữa. em cảm ơn anh
 
L

levinhxd

Guest
anh Lê Vinh ơi . Giúp em với làm thế nào để làm tốt dự toán đây? em mới đi làm bên xây dựng dc nửa tháng, có tài liệu nào dạy cáh đọc bản vẽ và tính dự toán cho em xin.các công thức sử dụng trong tính dụa toán nữa. em cảm ơn anh

Nửa tháng thì bạn chưa thể hiểu thêm dự toán là đúng rồi!
Hãy học ở bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt từ GXD
Nếu có điều kiện tham gia các khóa học chính thức do GXD jsc tổ chức càng tốt!
Nếu bạn còn làm dự toán, thik dự toán thì nửa năm sau bạn sẽ không hỏi tôi câu hỏi này nữa :D!
Chúc bạn sớm thành công!
 

banshee_nb

Thành viên có triển vọng
Tham gia
28/12/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tuổi
35
các bạn làm việc không chuyên nghiệp gì cả.p dùng phần mềm chứ lại.hihi.còn về vấnđề móng,chắc chắn các bạn p tách riêng móng và giằng móng.vì trong ĐM đã có mã công việc rõ là cốt thép,vk giằng móng riêng.thắc mắc liên hệ : addmin_gunboundexplorer
 

banshee_nb

Thành viên có triển vọng
Tham gia
28/12/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tuổi
35
bạn lexinhxd làm thế là đúng đó.cần p tách riêng.công trình nhỏ có thể chấp nhân.nhưng ctrinh lớn làm thế sẽ sai lệch ĐM rất nhiều.
 

xuanvuong123

Thành viên năng động
Tham gia
28/7/09
Bài viết
54
Điểm thành tích
18
Chắc chắn là không có văn bản nào quy định cụ thể. Nhưng khi lập chắc chắn phải lấy nguyên giá, không thể lấy giá trị hiện tại (đối với cốp pha cũ) được. Tất nhiên là trừ trường hợp cá biệt.:D

Cảm ơn anh đã trả lời.
Em hỏi thêm là có văn bản nào nói về áp giá cốp pha nguyên giá như anh nói không?
Cảm ơn.
Việc tínhYếu tố luân chuyển đã được tính trong Định mức, văn bản thì không có, nhưng trong định mức ván khuôn có đề cập đến luân chuyển vật liệu: "Vật liệu luân chuyển đã tính trong định mức" - trích ĐM24 - trang 433.
 

yenhoangminh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
31/12/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
hỏi về 957

Nói đến hệ số, em xin các bác trả lời giúp em với:
trong 957, quy định tại bảng số 3 : định mức chi phí BCKTKT cho công trình có tổng mức dưới 15 tỷ.
vậy tại bảng 4, 5 thì chi phí thiết kế đúng ra phải cho các công trình từ 15 tỷ trở lên chứ nhỉ, tại sao lại có dưới 10 tỷ hay =< 7 tỷ vì nếu 10 hay 7 đều <15 rồi.
Tại sao vậy các bác.
Em nghĩ cái bảng 4, 5 là quy định cho 1 hạng mục trong cả dự án có tổng mức > 15 tỷ. vậy có đúng không ạ ??
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top