Những sai sót có thể gặp phải khi lập dự toán

  • Khởi xướng levinhxd
  • Ngày gửi

tuwin

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
2/11/08
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
Nói đến hệ số, em xin các bác trả lời giúp em với:
trong 957, quy định tại bảng số 3 : định mức chi phí BCKTKT cho công trình có tổng mức dưới 15 tỷ.
vậy tại bảng 4, 5 thì chi phí thiết kế đúng ra phải cho các công trình từ 15 tỷ trở lên chứ nhỉ, tại sao lại có dưới 10 tỷ hay =< 7 tỷ vì nếu 10 hay 7 đều <15 rồi.
Tại sao vậy các bác.
Em nghĩ cái bảng 4, 5 là quy định cho 1 hạng mục trong cả dự án có tổng mức > 15 tỷ. vậy có đúng không ạ ??
Bạn cần xem lại Điều 13 - NĐ12 "Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình" và Bảng 4, 5 của 957, lưu ý nội dung "có yêu cầu thiết kế 3 bước, 2 bước" sẽ có câu trả lời thích hợp.
 

vietdung_tht

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
21/11/08
Bài viết
39
Điểm thành tích
8
Tuổi
37
Cho em hỏi khi lập dự toán có công tác trát trong và công tác trát ngoài. Vị trí nào là trát ngoài, vị trí nào là trát trong. Ví dụ một bản vẽ đơn giản dưới đây:


dễ thấy mặt trong các bức tường tính là mã trát trong.
Các mặt tường trục 1,2,B thì tính là trát ngoài.
Nhưng mặt ngoài tường trục A thì tính vào mã đơn giá nào?
Theo mình thì mình sẽ tính theo mã trát trong.
Vì đơn giá trát trong thấp hơn đơn giá trát ngoài. Lí do có sự khác biệt này là do chi phí giáo hoàn thiện cho công tác trát ngoài lớn hơn và định mức hao phí nhân công cũng lớn hơn.
Nhưng riêng với mặt tường ngoài trục A do có khoảng không gian sảnh nên ta coi không khác gì trát trong.
Có rất nhiều người lại coi trát mặt ngoài trục A là trát ngoài, không biết ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai?
Đây là nhận định của tôi. Rất mong những đánh giá của các bạn.
 

File đính kèm

  • hinh dung.JPG
    hinh dung.JPG
    24,7 KB · Đọc: 348
L

levinhxd

Guest
Cho em hỏi khi lập dự toán có công tác trát trong và công tác trát ngoài. Vị trí nào là trát ngoài, vị trí nào là trát trong. Ví dụ một bản vẽ đơn giản dưới đây:
Nhưng riêng với mặt tường ngoài trục A do có khoảng không gian sảnh nên ta coi không khác gì trát trong.
Có rất nhiều người lại coi trát mặt ngoài trục A là trát ngoài, không biết ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai?
Đây là nhận định của tôi. Rất mong những đánh giá của các bạn.

Cảm ơn tình huống thú vị của bạn
Mình có ý kiến thế này:
Thực ra ta phải hiểu trát trong và trát ngoài khác nhau ở chỗ nào:
- Lý do đầu tiên là điều kiện thi công trát trong dễ dàng hơn, nếu trát ngoài sẽ phải chịu tác động của thời tiết, chịu tác động tâm lý khi thi công ở độ cao (nguy hiểm tính mạng) vv.. do vậy nhân công sẽ làm việc không đạt năng suất lao động như khi trát trong;
- Lý do thứ 2 là trát ngoài thường được bắc thêm giáo ngoài, chi phí trát cao hơn vì thêm chi phí giáo hoàn thiện
NHư vậy trong trường hợp Tường A của bạn áp trát trong nghe có vẻ hợp lý hơn đúng ko ạ? Nhưng theo mình, "ngoài" ở đây thể hiện vị trí, cho nên nhà thầu sẽ cãi bằng được đây là trát ngoài-> Do vậy áp trát ngoài theo mình là hợp lý, hợp tình vì công tác trát nhà thầu thực sự không có lãi khi mà chi phí giáo trát trong thông thường tính tận dụng từ công tác xây :)D)
Một ví dụ nữa bạn có thể thấy khá thú vị:
1 Cái bể đựng nước lộ thiên chẳng hạn, nó chỉ cao 1,5m, trát trong và trát ngoài cơ bản như nhau, nhưng chắc là người lập dự toán vẫn tra trát trong và trát ngoài riêng :)D)
 

PhamHuyHieu

Thành viên có triển vọng
Tham gia
10/2/11
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Em lập dự toán phần Chi phí xây dựng nhưng khi xuất "phân tích vật tư" lại bị như thế này. A chị giúp e với ạ
 

PhamHuyHieu

Thành viên có triển vọng
Tham gia
10/2/11
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
E làm dự toán phần CHI PHÍ XÂY DỰNG nhưng khi xuất phân tích vật tư lại bị lỗi như thế này . Các pác giúp e cái ak
 

File đính kèm

  • DutoanGXD1.xls
    684,5 KB · Đọc: 218
S

son_vq121

Guest
Mình thấy dự toán bạn làm không có lỗi gì. ở Bảng tính chênh lệch do bạn chưa nhập đơn giá tại thời điểm hiện tại nên giá trị ở phần chênh lệch bằng không.

Thân!
 

PhamHuyHieu

Thành viên có triển vọng
Tham gia
10/2/11
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Vâng , thế phần lỗi ##### mình để trống ạ. Vì e ghi giá trị vào vẫn thấy báo lỗi đó
 
L

levinhxd

Guest
Vâng , thế phần lỗi ##### mình để trống ạ. Vì e ghi giá trị vào vẫn thấy báo lỗi đó

Cái này chỉ là kỹ năng excel rất cơ bản thôi mà bạn, kích thước ô không đủ để hiện cả con số đó ra, bạn muốn nó hiện ra hết ô đó thì ấn đúp vào cột có chứa con số đó hoặc dùng chuột kéo dãn ra để đủ ô thôi!
 

huuquynhtl

Thành viên mới
Tham gia
11/10/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Ai pro cho em hỏi tí?
Em chạy phần mềm dự toán bằng phần mềm acit, sau khi đã xong bảng dự toán và chạy phân tích vật tư thì em thấy có một hạng mục công việc không chạy ra phân tích vật tư?đó là hạng mục mã hiệu BB.111.. các bác xem giùm em với
Các bác cho em hỏi đấy là lỗi gi? rất mong các bác quan tâm và chỉ giáo giùm em...
:(:(
 

File đính kèm

  • DUTOAN thon Nhi trai - xa trung xa.xls
    2,9 MB · Đọc: 185

hunter225

Quản trị cấp cao
Tham gia
5/2/08
Bài viết
504
Điểm thành tích
63
Tuổi
39
Ai pro cho em hỏi tí?
Em chạy phần mềm dự toán bằng phần mềm acit, sau khi đã xong bảng dự toán và chạy phân tích vật tư thì em thấy có một hạng mục công việc không chạy ra phân tích vật tư?đó là hạng mục mã hiệu BB.111.. các bác xem giùm em với
Các bác cho em hỏi đấy là lỗi gi? rất mong các bác quan tâm và chỉ giáo giùm em...
:(:(
Nguyên nhân là do bạn chưa chạy DSDL nên phân tích vật tư nó chưa chạy ra được các hạng mục công việc...
 

chinhngd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
6/10/08
Bài viết
16
Điểm thành tích
3
Tuổi
37
Cho mình hỏi là: Trong phần mềm G8 không có mã công việc ép âm và ép dương cọc ( chỉ có ép trước và ép sau ); nhưng khi trong bản vẽ hoàn công vẫn có công việc là ép dương và ép âm cọc thì mình áp đơn giá nào? Mình đọc ở hồ sơ dự toán công trình này thì thấy là ép âm, ép dương, ép trước đều được nhà thầu áp mã AC.25222 nhưng lại điều chỉnh giá nhân công, giá vật liệu và giá máy. Như thế có được chấp nhận ko?
Cảm ơn!
 

thanh_nhoc

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
7/10/08
Bài viết
148
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Theo mình vẫn có thể áp dụng mã hiệu theo quy định hiện hành của nhà nước theo tiêu chuẩn cho những công việc rồi vận dụng hay tạm tính cho những công việc có tính chất tương tự trong xây dựng cơ bản mà, quan trọng nhất là khi bạn dùng mã hiệu cho những công việc này và phải bảo vệ được trước cdt hay cơ quan thẩm định thôi. Vì có thể tự lập được đơn giá mà, nhưng phải đúng nha bạn...
Chúc bạn giải quyết công việc thật tốt
 

chinhngd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
6/10/08
Bài viết
16
Điểm thành tích
3
Tuổi
37
Nhưng mà mình không tìm được mã hiệu của công tác ép âm và ép dương cọc! Chỉ có ép trước và ép sau thôi!
Cảm ơn bạn.
 

thanh_nhoc

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
7/10/08
Bài viết
148
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Bạn áp dụng mã hiệu đó rồi xem định mức tiêu hao thực tế rồi làm 1 bảng tính đơn giá và tiêu hao vật liệu cho công việc của bạn rồi mang trình với cơ quan thẩm định hay ban qlda xem thử nếu ok là được rồi bạn ah! gửi bạn file này bạn đọc và tham khảo về cách lập 1 đơn giá nè!
 

File đính kèm

  • LapGia-ToanSua.rar
    446,1 KB · Đọc: 418
L

levinhxd

Guest
Cho mình hỏi là: Trong phần mềm G8 không có mã công việc ép âm và ép dương cọc ( chỉ có ép trước và ép sau ); nhưng khi trong bản vẽ hoàn công vẫn có công việc là ép dương và ép âm cọc thì mình áp đơn giá nào? Mình đọc ở hồ sơ dự toán công trình này thì thấy là ép âm, ép dương, ép trước đều được nhà thầu áp mã AC.25222 nhưng lại điều chỉnh giá nhân công, giá vật liệu và giá máy. Như thế có được chấp nhận ko?
Cảm ơn!

Chứng tỏ bạn chưa đọc kỹ định mức rồi nhé!
Mình cũng hướng dẫn nhiều người trong việc lập dự toán, là 1 lưu ý số 1 là luôn có quyển ĐM bên cạnh để đọc, chứ chỉ tra phần mềm thì sẽ vô tình bỏ sót nhiều hệ số, quy định trong Đm đấy!
Trong định mức thuyết minh quy định rõ cho phần đóng, nhưng thực ra ép vẫn áp dụng tương tự!
Với công tác đóng hay ép cọc có quy định rất rõ thế này:
- Ép âm (dùng cọc dẫn) được nhân ĐM hao phí với 1,05.
- Ép dương cọc, nghe không đúng lắm, mà thực ra gọi là ép nhưng đạt độ chối nên cọc vẫn nổi trên mặt đất. Phần chiều dài nổi so với thiết kế thì hao phí VL tính 100%, NC và MTC tính 75%
 

chinhngd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
6/10/08
Bài viết
16
Điểm thành tích
3
Tuổi
37
Mình mới làm về lĩnh vực này 1 thời gian rất rất ngắn nên chưa nắm được nhiều thứ, mong các bậc tiền bối chỉ cho những tài liệu để đọc và 1 số kinh nghiệm cơ bản. Cảm ơn rất nhiều!
 

thanh_nhoc

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
7/10/08
Bài viết
148
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Mới làm hay làm lâu cũng vậy bạn ah! Kinh nghiệm thì ai cũng thiếu và cần học hỏi thôi, nên diễn đàn là vậy đó, là nơi chúng ta trao đổi tất cả những gì mình có dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều đáng quý hêt! hihi
 

gtm

Thành viên mới
Tham gia
29/1/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
Lê Vinh cho mình hỏi công tác trát xà dầm trần (mã hiệu : AK23000) và công tác trụ, cột, lam đứng, cầu thang ( mã hiệu AK.22100 ) về bản chất khi trát đều phải bả lớp hồ dầu bằng xi măng lên bề mặt để trát. Nhưng công tác trát xà dầm, trần thì được tính thêm chi phí vật liệu, nhân công, cụ thể là được nhân với hệ số Kvl = 1,25 và Knc = 1,1. Còn công tác trát trụ, cột, lam đứng, cầu thang thì không được tính thêm chi phí trên.
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
mình mới làm dự toán, nhưng ghê nhất là gặp công việc nào mà không thể tìm thấy trong định mức. Mà tạm tính thì không sát với giá yêu cầu, mình hỏi thì có người bảo mình là hỏi luôn giá địa phương và áp luôn. nhưng thế có ổn không nhỉ?
bác nào cách nào bày cho mình với
Có nhiều cách để có thể lấy được báo giá sát:
1. Tự chiết tính đơn giá dựa trên kinh nghiệm thực tế và tham khảo các công trình đã làm;
2. Áp dụng giá địa phương mà có công trình tương tự;
3. Hỏi giá của đơn vị nào đó hoặc gọi đơn vị chào giá;
4. Các thông tin trên các phương tiện tìm kiếm.
 

nguyenthanhchungxd

Thành viên có triển vọng
Tham gia
19/7/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
"Đa phần người lập dự toán hiện nay áp dụng phần mềm mà ít người chịu khó đọc định mức đơn giá nên rất dễ bị nhầm, đấy thực sự là một điều cần lưu tâm đối với người làm dự toán..."
Mình đồng ý. Nhất là đoạn Thuyết minh - ngay những trang đầu của các tập Đơn giá. Mình nghĩ chính điều này tạo sự khác biệt của người chuyên môn và người nghiệp dư.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top