Những sai sót có thể gặp phải khi lập dự toán

  • Khởi xướng levinhxd
  • Ngày gửi

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
"Đa phần người lập dự toán hiện nay áp dụng phần mềm mà ít người chịu khó đọc định mức đơn giá nên rất dễ bị nhầm, đấy thực sự là một điều cần lưu tâm đối với người làm dự toán..."
Mình đồng ý. Nhất là đoạn Thuyết minh - ngay những trang đầu của các tập Đơn giá. Mình nghĩ chính điều này tạo sự khác biệt của người chuyên môn và người nghiệp dư.

Mình đồng ý với bạn về điều này phải đi từ cái gốc rồi mới đến ngọn. Trong trường lớp mình được học môn kinh tế xây dựng, đó là từ sách vở. Sau khi học xong thì mới tiếp cận đến phần mềm về dự toán, những người chuyên môn sâu, chắc chắn lúc nào cũng phải đi từ cái gốc, còn đi theo chiều ngược lại từ phần mềm rồi mới ra sách vở thì không thuận lắm. Việc phần mềm được viết ra, tạo nên ứng dụng nhanh cho người dùng cũng dựa trên nên tàng dữ liệu là sách vở. Vậy khi là một người làm dự toán chuyên nghiệp thì phải am hiểu, biết đối chiếu sách vở (trong tập định mức, đơn giá) và phần mềm phát hiện ra cái sai, cái chưa chuẩn. Đấy gọi là pro hả bạn?
 

nhunghia3007

Thành viên mới
Tham gia
25/5/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Các a, c! e có xem một số file bóc khối lượng nhưng e không hiểu ô số phụ trong phần bóc khối lượng nghĩa là gì với ạ, khi tính có nhất thiết phải tính số phụ không nếu có thì số phụ là bao nhiêu cho từng công tác. Ai biết trả lời giúp em với cảm ơn nhiều nhiều!!!!!!!!!!!
 

ngovanquyet

Thành viên mới
Tham gia
21/11/12
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
cảm ơn các bác đi trước nêu lên các lỗi hay gặp khi lập dự toán cho những người mới chập chững tìm hiểu về dự toán.
 

van_hud3

Thành viên có triển vọng
Tham gia
25/4/11
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
Các bác cho tôi hỏi, trong khi tính tiền lương nhân công hệ số lương cơ bản các khoản phụ cấp tính theo đơn giá thực tế và đơn giá gốc lại khác nhau: - Đơn giá nhân công thực tế: LCBC=0%, LCBV=16%. Còn khi chuyển sang Đơn giá nhân công gốc thì: LCBC=16%, LCBV=0% => như vậy có đúng không? thank các bác
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.560
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Các bác cho tôi hỏi, trong khi tính tiền lương nhân công hệ số lương cơ bản các khoản phụ cấp tính theo đơn giá thực tế và đơn giá gốc lại khác nhau: - Đơn giá nhân công thực tế: LCBC=0%, LCBV=16%. Còn khi chuyển sang Đơn giá nhân công gốc thì: LCBC=16%, LCBV=0% => như vậy có đúng không? thank các bác

Hiện nay một số địa phương mới làm bộ đơn giá mới đều tính LCB = HSL x LTTV. Phụ cấp LĐ thì tính theo LTTC (mặc dù bàn cãi và nhiều người cũng đề xuất tính theo LTTV, nhưng không có quy định, hướng dẫn từ CP, Bộ LĐTBXH, Bộ XD). Còn cái 16% của bạn hỏi theo tôi hiểu nó là tổng của 12% LP và 4% Khoán. 2 phụ cấp này tính theo LCB (xem Thông tư 04/2010/TT-BXD có nói). Các văn bản của Nhà nước đều có các câu đại loai như khuyến khích trả cao để nâng cao đời sống người lao động. Và thường thì đơn giá gốc tính từ lâu rồi, khi làm đến chỗ "đơn giá thực tế" như bạn nói thì đơn giá gốc đã lỗi thời rồi, bạn phải điều chỉnh hệ số hoặc tính lại. Để kết luận đúng hay không phải căn cứ thời điểm đó, văn bản hướng dẫn thế nào.
Còn nếu bạn hỏi thực tế, bản chất kinh tế thị trường thì chả phải tính thế nào cả, cứ ra chợ người hỏi bao nhiêu tiền 1 công, tính thêm % giao dịch, quản lý... là đưa vào tính dự toán được.
 

van_hud3

Thành viên có triển vọng
Tham gia
25/4/11
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
...Anh Thế Anh có thể nói cụ thể được không ạ. Khi tôi chạy dự toán xong thì bạn tôi bảo phải sửa lại phụ cấp trong đơn giá gốc của dự toán LCBC=16%, LCBV=0% thành LCBC=0%, LCBV=16% và bảo do phần mềm acitt lập sai, nhưng bạn tôi chưa giải thích được là vì sao lại đổi như vậy. Mong bác chỉ giáo.
 
Last edited by a moderator:

1layeu2lacut

Thành viên mới
Tham gia
15/8/12
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
em chưa hiểu rõ hệ số ca máy và nhân công anh hưởng như thế nào đến dự toán các công trình,e có thay đổi hệ số riêng máy trong THKP hạng mục,định mức của chi phí QLDA mà sao số tiền công trình không thấy thay đổi và em thấy trong sheet chiết tính có hệ số riêng vậy hệ số riêng này tính ntn?theo công thức HSXL!C11 thì HSXL và C11 là những giá trị nào?mong anh giúp đỡ
 

ddm

Thành viên mới
Tham gia
9/10/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Anh Lê Vinh cho em hỏi chút:
* Trong trả lời của anh cũng như của anh Thế Anh trên diễn đàn GXD có nêu:
- Mức lương tối thiểu chung được dùng để tính:
+ Phụ cấp trách nhiệm công việc
+ Phụ cấp lưu động
+ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
+ Phụ cấp khu vực

- Mức lương tối thiểu vùng dùng để tính trực tiếp hoặc dùng để tính lương cấp bậc sau đó tính:
+ Phụ cấp ban đêm làm thêm giờ
+ Phụ cấp đặc biệt
+ Lương khoán
+ Lương phụ
+ Không ổn định sản xuất
Về các loại phụ cấp như pc lưu động, phụ cấp khu vực.... thì đã có các thông tư 04,05...11/2005 của Bộ LĐTBXH và nghị định 205/2004 NĐ-CP hướng dẫn tính theo lương tối thiểu chung. Còn về cách tính lương cấp bậc thì có văn bản nào quy định cụ thể phải tính theo lương tối thiểu Vùng không, em thấy trong văn bản của nhà nước chưa có cái nào quy định rõ cái này ( trong phần mềm GXD áp dụng cách tính lương cấp bậc theo lương tối thiểu vùng). Xin trích dẫn ý kiến của một anh em sưu tầm được trên diễn đàn
" Tổng công ty Tư vấnthiết kế GTVT (TEDI) - cơ quan Tư vấn lập dự án XDCB CTGT lớn nhất hiện nay củacả nước, vừa qua đã có công văn gửi Bộ Xây dựng và Bộ GTVT, đề nghị 2 Bộ phảikhẳng định và thống nhất lại cho đúng về vấn đề này.Ông Võ Hoàng Anh -Chuyên gia lập dự toán của TEDI cho biết, theo quan điểm của ông, mức lương tốithiểu vùng chỉ là ngưỡng quy định để doanh nghiệp chi trả lương cho người laođộng: Tổng mức lương tháng doanh nghiệp phải trả cho người lao động tối thiểuphải đạt mức 1,4 triệu đồng ở vùng III và đạt 2,0 triệu đồng ở vùng I. Như vậy,hiểu đúng và tính đúng thì Đơn giá nhân công = lương tối thiểu chung x hệ sốcấp bậc thợ.​
Nếu sử dụng mức lươngtối thiểu vùng để tính toán chi phí nhân công thì ngoài việc làm đội lên mộtcách bất hợp lý tổng mức đầu tư dự án, thì mức lương tính cho công nhân trongcác công trình XD sẽ lớn hơn nhiều - một cách rất bất hợp lý, so với mức lươngcán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan quản lý hay doanhnghiệp nhà nước trong cùng dự án, theo các quy định tại Nghị định 22/2011/NĐ-CPvề quy định mức lương tối thiểu chung ".
* Về hệ số điều chỉnh nhân công theo nhóm công việc:

- Theo nghị định 205/2004 NĐ-CP thì xây dựng cơ bản có phân ra 3 nhóm lương cơ bản, hiện nay trong đơn giá của tỉnh Nghệ An đang tính giá nhân công với nhóm I. em lấy ví dụ em đang lập dự toán cho 1 công trình thủy lợi (thuộc nhóm 3) thì có phải nhân với hệ số điều chỉnh nhóm công việc không. Vì em thấy trong công trình thuộc nhóm 3 này có những công việc thuộc nhóm 1 như (mộc, nề, sắt, bê tông..) Nếu tính chung như thế thì có lợi cho nhà thầu quá.

- Trong nghị định 205/2004 NĐ-CP em không thấy đề cập đến công trình công nghiệp như xây dựng nhà máy xi măng,nhà máy thép.... vậy nếu lập dự toán cho loại công trình này thì áp dụng nhóm mấy ạ.
 

hoanghahd92

Thành viên mới
Tham gia
8/11/12
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
31
em có một vấn đề thắc mắc cần hỏi ACE một chút. như lời anh nói ở trên *Bê tông yêu cầu là M300#, xi măng PC40, tuy nhiên có thể vô tình bạn tra thành M250#, và cứ áp dụng mã xi măng PC30….cẩn thận nhé!* trong khi làm dự toán.. e thường áp đơn giá, ví dự một mã thực tế AF.12115 bê tông cột mác 300, nhưng khi chay phân tích vật liệu, thì dự toán luôn chạy ra xi măng PC30 ( chênh lệch cấp phối giữa PC30 và 40 không bàn cãi) nhưng cho em hỏi làm thế nào để khi phân tích vật liệu dự toán sẽ chạy ra loại xi măng Pc 30
 

thienhat1491

Thành viên mới
Tham gia
27/2/14
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Hiện nay có định mức áp dụng cho việc xây giằng móng bằng gạch chỉ 6,5*10,5*22cm không ạ.
Em sử dụng phần mềm và cả bộ định mức do BXD công bố thì chỉ có công tác xây móng bằng gạch chỉ, mà không có xây giằng móng. Em mới bắt đầu làm dự toán xây dựng nên còn nhiều thắc mắc.
 

tinhthotk

Thành viên mới
Tham gia
27/11/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
35
Kính chào các bác,em mới vào nghề dự toán,loay hoay mãi mới biết làm cơ bản.Sếp giao cho e tính lại tổng giá thành để làm quyết toán 1 công trình cầu,em tính lại thấy nó lệch quá nhiều (>500tr),tìm mãi ko thấy nguyên nhân.Cụ thể là thế này các bác ạ:
-File gốc họ tính giá dự thầu được duyệt là (file CẦU PHÚ CỐC (1) sheet "Giá" là 53.131.007.000 đồng
-Em tính lại ở file ( cầu PHÚ CỐC tính lại) ở sheet "giá trị tính lại" là 52.563.534.564 đồng,cách tính lại của em là lấy đơn giá tổng hợp của vật liệu nhân với khối lượng mời thầu như đã làm ở sheet "PHÂN TÍCH"
Còn cách làm của họ là tính kiểu bóc khối lượng tiêu hao của từng loại vật liệu,nhân công,máy thi công.
2 cách tính chênh nhau quá nhiều,e đang đau đầu quá.Mong các bác giúp đỡ.THANK.
http://www.mediafire.com/view/dyjfy4gorey1oyl/BOC_CHI_PHI_CAU_PHU_COC_(1).xls
http://www.mediafire.com/view/4d86mm90b31ashm/BOC_CHI_PHI_CAU_PHU_COC_tinh_lai.xls
 

hotmen_8x_pro

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
17/2/12
Bài viết
441
Điểm thành tích
63
Mình chưa hiểu sao làm quyết toán bạn lại phải chạy lại dự toán. Khi bạn ký hợp đồng, hoặc điều chỉnh giá trị hợp đồng thì đều có Phụ lục kèm theo. Đơn giá thì cứ như vậy, chỉ cần ốp khối lượng. Vậy, việc chênh lệch chỉ là do khối lượng nghiệm thu thôi. Chứ sao phải chạy lại dự toán nữa nhỉ?
 

tinhthotk

Thành viên mới
Tham gia
27/11/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
35
E phải tính,bóc lại khối lượng để phòng kế toán đối chiếu chi phí đã bỏ ra.Tính sao thấy chênh lệch quá.Bác xem lại giúp e với ạ.
 

hotmen_8x_pro

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
17/2/12
Bài viết
441
Điểm thành tích
63
Thế này nhé! Có 2 việc hoàn toàn độc lập với nhau.
Thứ nhất: Làm thanh quyết toán với chủ đầu tư thì cứ ốp khối lượng nghiệm thu và đơn giá đã ký hợp đồng, giá trị quyết toán này có thể cao hơn hay thấp hơn là chủ yếu do khối lượng thay đổi.
Thứ hai: Bóc lại khối lượng để kế toán hạch toán thì sử dụng khối lượng được nghiệm thu chạy lại dự toán, lấy tổng hợp vật tư và lắp giá mua thực tế, giá mua vật tư này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với dự thầu. Do đó việc chênh lệch là chắc chắn có. Mà thường thì giá này sẽ nhỏ hơn giá của gói thầu ( vậy thì mới có lãi).
 

1001134

Thành viên có triển vọng
Tham gia
12/1/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Mình muốn hỏi các cao nhân về vấn đề định mức và đơn giá áp dụng cho công tác kéo rải dây dân điện cho các chung cư cao tầng! Mình đang ở Hà Nội nên mình tạm lấy định mức 1777 và đơn giá 5479 làm tiêu chuẩn!

Trong định mức và đơn giá thì đầu việc BA.16.... được áp dụng cho công tác kéo rải dây dẫn điện các loại từ 1 đến 4 lõi, đường kính dây 1 lõi lớn nhất là 25mm2, đường kính dây 4 lõi lớn nhất là 3,5 mm2; nhưng thực tế đối với các công trình cao tầng và các công trình quy mô lớn, các loại dây dẫn điện 1 lõi đều có đường kính >25 mm2, các loại dây 4 lõi đều có đk > 3,5 mm2. Như vậy khi áp dụng định mức và đơn giá này có phản ánh đúng tính chất công việc không? Tại sao? Nếu không phản ánh đúng tính chất công việc thì có phương án nào thay thế để lập dự toán cho công tác kéo rải dây dẫn điện có đường kính lớn không?
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top