Nối thép trong xây dựng hiểu như thế nào, nhà thầu có bị thiệt hại, có được tính phát sinh ?

cuteott

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
27/2/09
Bài viết
232
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Nối thép trong xây dựng hiểu như thế nào, nhà thầu có bị thiệt hại, có được tính phát sinh ?

Theo mình được biết, trong xây dựng có quy định vấn đề nối thép như thế này:

+ Đối với kết cấu chịu kéo thì khoảng cách nối thép là 30d (d là đường kính thanh thép nối)
+ Đối với kết cấu chịu nén thì khoảng cách nối thép là 20d
+ Những anh kỹ sư thiết kế thì chỉ tính nối thép khi thanh thép đó dài hơn 11,7m hay N x 11,7m thôi.

Thế nhưng thực tế khi gia công khối lượng cốt thép thì có vấn đề phát sinh như thế này:

Mình lấy ví dụ là khoan cọc nhồi ở cầu: Cứ 1 cọc khoan nhồi có 26 thanh thép D28 dài 8,25m (26 x 8,25 x 4,831kg/m = 1,036 tấn)
Khi gia công cốt thép thì 1 thanh thép dài 11,7m cắt được chỉ 1 thanh 8,25m và cò thừa ra 3,45m.
Oái oăn thay thanh 3,45m này không thể là gì ở những hạng mục thép khác của công trình. Vậy buộc lòng nhà thầu phải tiến hành nối thép để có thể tận dụng thanh thép thừa đó. Và khối lượng nối thép (bố trí nối thép đúng tiêu chuẩn) cho 1 cọc là: 26 x 30 x 0,028 = 21,84m (21,84m x 4,831kg/m = 105,5kg). Nếu không nối cọc thì khối lượng cốt thép thừa lại càng lớn hơn và khối lượng thép đó chỉ bán sắt vụn mà thôi.

Theo định mức gia công 1 tấn thép D > 18 thì cho cho 1,020 tấn thép cây. Như vậy theo thực tế ở ví dụ trên cứ 1 cọc nhồi nhà thầu mất gần 100kg thép (Xấp xĩ 1,7 triệu đồng). Với công trình có càng nhiều cọc thì nhà thầu mất càng nhiều x 1,7 triệu đồng.

Trên đây mình chỉ lấy ví dụ điển hình, thực tế có những công trình lớn quy mô khác nhau thì nhà thầu phải càng gách chịu nhiều hơn nữa.

Vậy khối lượng ở trên nhà thầu có được tính phát sinh hay không ? Anh kỹ sư thiết kế ở đây đã tính đúng chưa ? Có nên xem lại định mức ở ví vụ này ?

Anh chị nào biết thì thảo luận góp ý cho em vấn đề này với nghe ?

Chân thành cảm ơn, chúc diễn đàn ngày càng lớn mạnh.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.562
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Theo tôi thì kỹ sư chuẩn khi đưa ra bản thiết kế phải khả thi, phù hợp với thực tế. Khi tính toán thép, nối thép và thống kê khối lượng thép thì phải tính toán hết đến các vấn đề như bạn đề cập.
Trong toán kinh tế có bài toán cắt thép tối ưu (kỹ sư khoa Kinh tế xây dựng được học, đã có người đưa file lập trình bài toán này trên diễn đàn), để lựa chọn cách cắt thép, mua số thanh thép chứ không phải là cứ lấy thanh 11,7m để cắt lấy 8,25m. Tức là tổ hợp các đoạn dài ngắn khác nhau để sử dụng số lượng thanh thép là ít nhất, "đề c" sắt vụn là ít nhất. Nếu xét về lý thuyết thì cán bộ kỹ thuật phải vận dụng bài toán này để lựa chọn lượng thép và ra đề tay thép (nhưng ko phải ai cũng biết và người biết thì rõ ràng là ưu thế hơn).
Hao hụt 20kg/1 tấn trong định mức ngày xưa các cụ nhà ta làm định mức đều đã tính đến vấn đề tối ưu cắt thép như chúng ta đang trao đổi. Nhưng đó là định mức để lập dự toán (lập giá mua, quản lý vốn), còn nhà thầu phải làm theo định mức nội bộ của riêng mình (lập giá bán, giá chào thầu). Trường hợp không thể làm nổi với mức hao hụt đó, nhà thầu không bắt buộc phải chào thầu theo định mức 1020kg hoặc nhiều nhà thầu có thể phân bổ hao hụt vào giá mua thép.
Mời các bạn trao đổi thêm.
@cuteott: Tại sao không thêm đại lý phần mềm Dự toán GXD và Dự thầu GXD tại Quảng Trị nhỉ :).
 

hunter225

Quản trị cấp cao
Tham gia
5/2/08
Bài viết
504
Điểm thành tích
63
Tuổi
39
Vấn đề nối thép hiện nay đang là vấn đề đau đầu với nhà thầu, bên mình từng đã thi công vài hợp đồng FiDic trong đó vấn đề nối thép luôn làm nhà thầu và CĐT tranh cải, mình xin góp ý vài ý kiến như sau:
1/ Hiện nay định mức cho phép về hao phí thì thép < 18 là 1.05 còn thép > 18 là 1.02, nhưng thực tế thi công thì nhà thầu luôn gặp khó khăn, vậy phải chăng hao phí trong định mức không thõa đáng trong thi công của nhà thầu, mình đã từng đề xuất với CĐT về vấn đề này tuy nhiên việc đưa đoạn nối vào KL thanh toán là không thể được.
Hiện nay nối thếp thì thép cột là dễ nối và làm ít hao phí Vật tư cho nhà thầu, còn thép sàn và thép dầm là đặc biệt khó nối, mỗi bảng shopdrawing nối thép cho dầm và sàn rất chi tiết và phải tuân thủ theo yêu cầu thiết kế. thông thường hao phí cho các đoạn nối dầm và sàn cao hơn nhiều so với định mức....
Vậy có phải chăng hao phí 1.05 và 1.02 trong định mức dường như đã cũ...?
2/ Cũng có 1 cách giải quyết cho nhà thầu và bên mình từng được CĐT chấp nhận, đó là đưa tất cả các hao phí vào trong đơn giá, tuy nhiên việc đẩy giá thép tăng lên đôi khi làm cho giá xây dựng cao hơn so với các đơn vị khác. Hiện nay đa số HĐ thi công đều theo FIDIC do vậy phần KL thép và đơn giá thép nhà thầu phải có cách tính thêm cho phần này nếu không khi thi công sẽ bị ảnh hưởng....
Vài ý kiến đóng góp, anh em tham gia thảo luận thêm ...!
 

cuteott

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
27/2/09
Bài viết
232
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Trời đất từ trước đến giờ em viết bài chắc là lần đầu tiên được bác Thế Anh ưu ái trả lời trước hết đây. Em phần khích quá. Chân thành cảm ơn bác !
@cuteott: Tại sao không thêm đại lý phần mềm Dự toán GXD và Dự thầu GXD tại Quảng Trị nhỉ :).

Em đã là 1 Fan ngưỡng mộ và rất trung thành với giá xây dựng từ 2009 (Từ khi phần mềm GXD chưa hình thành cho đến khi trưởng thành như ngày hôm nay đâu).
Chúc Giá xây dưng ngày càng phát triển =D>
 
Last edited by a moderator:

cuteott

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
27/2/09
Bài viết
232
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Cũng có 1 cách giải quyết cho nhà thầu và bên mình từng được CĐT chấp nhận, đó là đưa tất cả các hao phí vào trong đơn giá, tuy nhiên việc đẩy giá thép tăng lên đôi khi làm cho giá xây dựng cao hơn so với các đơn vị khác. Hiện nay đa số HĐ thi công đều theo FIDIC do vậy phần KL thép và đơn giá thép nhà thầu phải có cách tính thêm cho phần này nếu không khi thi công sẽ bị ảnh hưởng....

Mình thấy đây là ý kiến rất hay, có vẽ là toàn vẹn.

Nhưng khổ nỗi từ lúc mua hồ sơ dự thầu đến khi nộp hồ sơ dự thầu lâu nhất là 30 ngày có công trình chỉ là 15 ngày thôi. Thành thử ra phải chuẩn bị Hồ sơ năng lực cho đủ các tiêu chí kẻo trật thầu, lập dự toán, tính lại khối lượng ... cũng đã bù đầu bù cổ rồi.

Và phải nói thêm nếu có đưa ra được vấn đề này (lập riêng không nằm trong đơn giá dự thầu) vào trong Hồ sơ thầu thì cũng khó mà bảo vệ khi người ta chấm thầu (Vì đa phần khi chấm thầu người ta sẽ "Vạch lá tìm sâu" để tìm mọi cách đánh trật mình). Cái này thì tùy thuộc quan điểm của từng người, khi tranh cải thì thường khó có hồi kết và đa phần là nhà thầu phải chịu thiệt.

Vậy nối thép trong xây dựng có phải chăng là nhà thầu chấp nhận thiệt hại, một nút thắt khó gỡ.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.562
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Tất nhiên tôi đồng cảm và chia sẻ với bạn (nhà thầu) về vấn đề này. Nhưng tôi cũng có chút suy nghĩ: Các định mức này lúc trước do "các cụ" làm, làm cẩn thận và bài bản lắm, định mức đưa ra mức hao hụt là 20kg/1 tấn. Tất nhiên theo thời gian, các bạn nói là định mức này lạc hậu (cũ) và không phù hợp cũng có lý. Nhưng đúng ra khoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển, máy móc thiết bị tốt hơn chính xác hơn, trình độ con người cao hơn thì việc sản xuất hao hụt phải ít hơn đi chứ nhỉ. Tức là nếu có sửa thì định mức phải đạt yêu cầu cao hơn chứ không phải là yêu cầu thấp đi (tức là hao hụt nhiều hơn).
 

TOTOTOTETI

Thành viên có triển vọng
Tham gia
24/11/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Em thấy câu trả lời phân bổ chi phí hao hụt vượt quá vào đơn giá là hợp lý nhất. Vừa rồi bên e cũng có một công trình, bị dinhs vào cái đó mà không lường được. Lúc lập hồ sơ thầu thì mình cứ theo định mức của các cụ mà làm. Nhưng oái oăm một cái là các bác thiết kế đưa ra cái quy định nối thép không có ăn nhập vào đâu gì cả đó là chiều dài mối nối phải là 44D và một mặt cắt không quá 25% số mối nối. Tính ra khối lượng thép nối chồng này thì vô cùng lớn luôn. Nhà thầu chỉ biết khóc ra tiếng mán thôi :((
 

cuteott

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
27/2/09
Bài viết
232
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
File Excel cắt thép tối ưu

Nhưng oái oăm một cái là các bác thiết kế đưa ra cái quy định nối thép không có ăn nhập vào đâu gì cả đó là chiều dài mối nối phải là 44D và một mặt cắt không quá 25% số mối nối. Tính ra khối lượng thép nối chồng này thì vô cùng lớn luôn. Nhà thầu chỉ biết khóc ra tiếng mán thôi :((

Bên em tuy là kết cấu chịu nén nhưng Tư vấn giám sát bắt buộc nối 30D. Khổ nỗi trong thiết kế không nêu rõ, mình đưa tiêu chuẩn quy phạm ra cãi nhưng không ăn thua.

Cái tiêu chuẩn và quy phạm thì chung nhưng việc vận dụng của một công trình, một anh tư vấn thì lại khác.

Mình đang tìm file Excel hay phần mềm tính phương pháp cắt thép tối ưu nhưng tìm kiến trên diễn đàn, trên mạng không có ? Bạn nào có thì chia sẽ cho mình với nghe !

Mình tìm được cái này nhưng không phải
 

File đính kèm

  • Rebar form.xls
    293,5 KB · Đọc: 1.131

hunter225

Quản trị cấp cao
Tham gia
5/2/08
Bài viết
504
Điểm thành tích
63
Tuổi
39
Mình đang tìm file Excel hay phần mềm tính phương pháp cắt thép tối ưu nhưng tìm kiến trên diễn đàn, trên mạng không có ? Bạn nào có thì chia sẽ cho mình với nghe !

Mình tìm được cái này nhưng không phải
Mình gởi bạn 1 file tính toán cắt thép theo phương pháp tối ưu, file này mình sưu tầm được trên diễn đàn khác, bạn tham khảo thêm nhá....
 

File đính kèm

  • Steel workshop v1.7.2.xls
    244 KB · Đọc: 2.504

cuteott

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
27/2/09
Bài viết
232
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Mối nối hàn

Chiều dài mối nối phải là 44D và một mặt cắt không quá 25% số mối nối

Mình nhớ mang máng thì chiều dài mối nối là không phân biệt buộc hay hàn.

Hôm trước có anh kỹ thuật nói mình là tiêu chuẩn nối 20-30d đối với KC chịu nén và 30-40d KC chịu kéo là quy định của mối nối buộc thép. Còn khi hàn chỉ là 5d thôi.

Mình không rõ hiện tại mối nối thép bằng phương pháp hàn là 5d là có đúng không? Và theo tiêu chuẩn nào ?

Anh em ai biết thì chia sẽ em với. (Đừng có cười em nghe :). Người ta nói không được dấu dốt, không biết thì phải hỏi mà).
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Mình nhớ mang máng thì chiều dài mối nối là không phân biệt buộc hay hàn.

Hôm trước có anh kỹ thuật nói mình là tiêu chuẩn nối 20-30d đối với KC chịu nén và 30-40d KC chịu kéo là quy định của mối nối buộc thép. Còn khi hàn chỉ là 5d thôi.

Mình không rõ hiện tại mối nối thép bằng phương pháp hàn là 5d là có đúng không? Và theo tiêu chuẩn nào ?

Anh em ai biết thì chia sẽ em với. (Đừng có cười em nghe :). Người ta nói không được dấu dốt, không biết thì phải hỏi mà).

Nối thép vùng kéo dầm & tường là 40d
Nối thép vùng kéo kết cấu khác là 30d
Nối thép vùng nén là 20d
Còn nối thép hàn thì không có tiêu chuẩn, 5d nếu thợ hàn tốt, còn không thì cứ 10d là ok nhưng phí sắt hơn 1 chút.
Đặc biệt thép cường độ cao thì bên chủ đầu tư và tư vấn nó không cho hàn vì sợ giảm cường độ.
Mình từng làm với 1 thằng chủ đầu tư của Pháp, công nhân của mình vừa hàn đã bị nó ra cho 1 tăng và đuổi ra khỏi công trường.

Thân
 

Lah

Thành viên rất năng động
Tham gia
26/11/07
Bài viết
100
Điểm thành tích
18
Theo tôi thì kỹ sư chuẩn khi đưa ra bản thiết kế phải khả thi, phù hợp với thực tế. Khi tính toán thép, nối thép và thống kê khối lượng thép thì phải tính toán hết đến các vấn đề như bạn đề cập.
Trong toán kinh tế có bài toán cắt thép tối ưu (kỹ sư khoa Kinh tế xây dựng được học, đã có người đưa file lập trình bài toán này trên diễn đàn), để lựa chọn cách cắt thép, mua số thanh thép chứ không phải là cứ lấy thanh 11,7m để cắt lấy 8,25m. Tức là tổ hợp các đoạn dài ngắn khác nhau để sử dụng số lượng thanh thép là ít nhất, "đề c" sắt vụn là ít nhất. Nếu xét về lý thuyết thì cán bộ kỹ thuật phải vận dụng bài toán này để lựa chọn lượng thép và ra đề tay thép (nhưng ko phải ai cũng biết và người biết thì rõ ràng là ưu thế hơn).
Hao hụt 20kg/1 tấn trong định mức ngày xưa các cụ nhà ta làm định mức đều đã tính đến vấn đề tối ưu cắt thép như chúng ta đang trao đổi. Nhưng đó là định mức để lập dự toán (lập giá mua, quản lý vốn), còn nhà thầu phải làm theo định mức nội bộ của riêng mình (lập giá bán, giá chào thầu). Trường hợp không thể làm nổi với mức hao hụt đó, nhà thầu không bắt buộc phải chào thầu theo định mức 1020kg hoặc nhiều nhà thầu có thể phân bổ hao hụt vào giá mua thép.
Mời các bạn trao đổi thêm.
@cuteott: Tại sao không thêm đại lý phần mềm Dự toán GXD và Dự thầu GXD tại Quảng Trị nhỉ :).

Cắt thép tối ưu thì hầu như thằng nhà thầu nào chả làm chứ đâu phải tá điền đến độ phang 11,7 thành 8,5 rồi còn bán sắt vụn. Nhưng như đã trình bày, hạng mục nó chỉ có thế, đúng là phần thừa còn lại ko dùng vào đâu thì làm thế nào.
Nói là nói thế, chẳng may, à, may chứ :D, có hạng mục nó thiết kế tường bê tông dài ... vô tận, thép chủ lại đúng 11,7m thì có phải nhà thầu lời to ko. Định mức tính hao hụt mà thực tế lại ko hao hụt tí nào. Thế nên định mức là tính chung chung thôi. Còn khi dự thầu mà đòi đưa đơn giá theo định mức của mình (thêm hao hụt) thì chắc trượt lâu rồi. Nên nhà thầu phần đa là phải chịu thiệt. Trước tôi làm cái tường tổng chiều dài 4 cạnh cỡ 300m toàn D20, ác cái TK chơi chiều cao có 10,5m nên đoạn 1,2 m toàn mang đánh xà cầy :D
Một ý nữa như TA nói, định mức là ngày xưa người ta tính toán, khảo sát mãi rồi. Càng về sau nhà thầu càng khá hơn, máy móc, con người hơn, hao hụt càng phải giảm đi. Nhưng khổ nhà thầu ở VN thì mãi chưa khá được, vẫn bài mua 11,7 về pha thép :D Thực ra với KL lớn cũng đặt đơn hàng theo kích thước được, nhưng mấy khi đâu. Thế nên nhà thầu phải cố cho được như ở các nước tiên tiến, nó có bản vẽ rồi, cắt ngay ở xưởng chuyên xử thép, chỉ chở ra ctr là lắp vào thôi. Nhưng ở VN thì có lẽ, chở ra thì lại phải chở đi chỗ khác 1 ít sau khi xong ctr :))
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Cắt thép tối ưu thì hầu như thằng nhà thầu nào chả làm chứ đâu phải tá điền đến độ phang 11,7 thành 8,5 rồi còn bán sắt vụn. Nhưng như đã trình bày, hạng mục nó chỉ có thế, đúng là phần thừa còn lại ko dùng vào đâu thì làm thế nào.
Nói là nói thế, chẳng may, à, may chứ :D, có hạng mục nó thiết kế tường bê tông dài ... vô tận, thép chủ lại đúng 11,7m thì có phải nhà thầu lời to ko. Định mức tính hao hụt mà thực tế lại ko hao hụt tí nào. Thế nên định mức là tính chung chung thôi. Còn khi dự thầu mà đòi đưa đơn giá theo định mức của mình (thêm hao hụt) thì chắc trượt lâu rồi. Nên nhà thầu phần đa là phải chịu thiệt. Trước tôi làm cái tường tổng chiều dài 4 cạnh cỡ 300m toàn D20, ác cái TK chơi chiều cao có 10,5m nên đoạn 1,2 m toàn mang đánh xà cầy :D
Một ý nữa như TA nói, định mức là ngày xưa người ta tính toán, khảo sát mãi rồi. Càng về sau nhà thầu càng khá hơn, máy móc, con người hơn, hao hụt càng phải giảm đi. Nhưng khổ nhà thầu ở VN thì mãi chưa khá được, vẫn bài mua 11,7 về pha thép :D Thực ra với KL lớn cũng đặt đơn hàng theo kích thước được, nhưng mấy khi đâu. Thế nên nhà thầu phải cố cho được như ở các nước tiên tiến, nó có bản vẽ rồi, cắt ngay ở xưởng chuyên xử thép, chỉ chở ra ctr là lắp vào thôi. Nhưng ở VN thì có lẽ, chở ra thì lại phải chở đi chỗ khác 1 ít sau khi xong ctr :))

Bác Lah nói rất chuẩn và thực tế, việc định mức hao hụt với công trình này thì tốt với công trình kia thì quá thiếu. Chúng ta đành chấp nhận thôi, chằng biết khi nào nhà thầu mới hết kêu ca. Ở nước ngoài người ta khác việt nam bản vẽ thiết kế là bản vẽ shop drawing của nhà thầu luôn. Vì vậy họ thi công đỡ lãng phí hơn bên mình, chính phần hao hụt đó mới là những chi phí mà nhìn thấy rõ nhất. Vậy phải làm thế nào để tiết kiệm bây giờ? Các anh cho ý kiến nhé
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Về chiều dài nối thép thì mình đã có bài viết là chiều dài mối nối phải được tính trong bảng thống kê thép (không thuộc hao phí), do đó nhà thầu sẽ không bị thiệt.
Hao phí thi công là tính cho hao hụt do cắt, uốn thép
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Về chiều dài nối thép thì mình đã có bài viết là chiều dài mối nối phải được tính trong bảng thống kê thép (không thuộc hao phí), do đó nhà thầu sẽ không bị thiệt.
Hao phí thi công là tính cho hao hụt do cắt, uốn thép
Dĩ nhiên là phải được tính trong bảng thông kê khối lượng thép rồi đúng không anh? Còn hao phí những đầu mẩu nhiều nhà thầu nói hao hụt cho 2% hay 5% không đủ. Thực tế thi công từ trước đến nay chuyện hao hụt khó tránh khỏi, còn việc hao hụt ít nhiều một phần do cách tổ hợp thép, cách quản lý của nhà thầu bác ạ.
 

poscoecvn275

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
23/7/11
Bài viết
33
Điểm thành tích
8
Dĩ nhiên là phải được tính trong bảng thông kê khối lượng thép rồi đúng không anh? Còn hao phí những đầu mẩu nhiều nhà thầu nói hao hụt cho 2% hay 5% không đủ. Thực tế thi công từ trước đến nay chuyện hao hụt khó tránh khỏi, còn việc hao hụt ít nhiều một phần do cách tổ hợp thép, cách quản lý của nhà thầu bác ạ.

Có cách nào tổ hợp mà đảm bảo tiết kiệm nhất trên công trường xây dựng việt nam không các anh? Còn việc quản lý thì bắt đầu từ lúc nhập và quyết toán mới biết là hao hụt mà
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Có cách nào tổ hợp mà đảm bảo tiết kiệm nhất trên công trường xây dựng việt nam không các anh? Còn việc quản lý thì bắt đầu từ lúc nhập và quyết toán mới biết là hao hụt mà
Hehe. Có cách đấy, phụ thuộc vào:
- Tính toán shop của nhà thầu (nếu có) hay còn gọi là đề tay, tổ hợp chuẩn theo yêu cầu của TK, đúng quy trình, quy phạm nghiệm thu đi. Cắt, tính toán nối chuẩn, xem cách này nhé trong tiêu chuẩn 4453-1995:
4.4. Việc nối buộc cốt thép

4.4.1. Việc nối buộc (nối chồng lên nhau) đối với các loại thép được thực hiện theo quy định của thiết kế. Không nối ở các vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong. Trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng cộng của mặt cắt ngang đối với thép tròn trơn và không quá 50% đối với cốt thép có gờ.

4.4.2. Việc nối buộc cốt thép phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

a) Chiều dài nối buộc của cốt thép chịu lực trong các khung và lưới thép cốt thép không được nhỏ hơn 250mm đối với thép chịu kéo và không nhỏ hơn 200mm đối với thép chịu nén. Các kết cấu khác chiều dài nối buộc không nhỏ hơn các trị số ở bảng 7;

b) Khi nối buộc, cốt thép ở vùng chịu kéo phải uốn móc đối với thép tròn trơn, cốt thép có gờ không uốn móc;

c) Dây buộc dùng loại dây thép mềm có đường kính 1mm;


- Quản lý phải chặt chẽ đầu ra và đầu vào: Tùy thuộc vào từng loại thép, nhà sản xuất thép đều cán thép nằm trong tiêu chuẩn cho phép theo loại đường kính. Vì vậy nếu mà nhà cung cấp thép lấy cây x barem trọng lượng theo tiêu chuẩn thì khối lượng đầu vào lúc nào cũng chuẩn. Còn khi đi thí nghiệm mà trọng lượng thiếu nằm trong khoảng cho phép 4% hay 5% thì nhà thầu cũng chẳng bị thiệt lý do thanh toán theo số thanh x trọng lượng tiêu chuẩn. Vậy bạn nên quản lý cắt thép cho tốt, đúng đề tay.
- Nếu chủ đầu tư nào mà quản lý theo mặt cắt ngang, bắt nhà thầu lắp thép theo tiết diện thì nhà thầu đó ốm, bởi vì lấy theo trọng lượng đã thí nghiệm thì đường kính thép sẽ nhỏ, dẫn đến nhà thầu phải bù thép, bù thép thì chỉ có hao hụt. Nên quản lý theo cách nào cũng đều khó khăn cả.
Vậy chuyện hao hụt nhà nước đã cho là quý rồi nên bạn quản lý đầu vào và đầu ra tốt là được, tránh mất mát và thất thoát.
 

cuteott

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
27/2/09
Bài viết
232
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Nói là nói thế, chẳng may, à, may chứ :D, có hạng mục nó thiết kế tường bê tông dài ... vô tận, thép chủ lại đúng 11,7m thì có phải nhà thầu lời to ko

Trở lại đề tài này. Nói như bác "Lah" là lời to đâu không biết chứ bên em gặp trường hợp này bác xem có lời không. Bên em làm cái kè biển chắn sóng dài 1120m. Cứ 3,5m có một trụ và cứ 5 khoảng liên tiếp thì có 2 trụ liền nhau làm khe lún. Thiết kế có giằng móng dưới 4 cây 12 và giằng tường trên 4 cây 12. Khi thống kê cốt thép giằng người ta chỉ tính là 8 cây 12 dài 1120m, còn đai thì tính 1120/0.2+1 đai fi6. Trong khi thi công thì phải cắt thép, nối thép, bẻ mốc thép ở khe lún, đai thép thì bố trí a=10cm ở gần trụ nữa chứ.

Bên em đã cãi nhau rất nhiều với TVGS và chủ đầu tư nhưng sau thì cũng chịu cho rồi. Chứ khi làm thủ tục phát sinh và lấy được tiền phát sinh này đôi khi lại còn bỏ ra nhiều chi phí hơn cái mình được tính đó chứ.
 
Last edited by a moderator:

lapvu36

Thành viên có triển vọng
Tham gia
27/10/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Hic nối như thế thì có mà toi ah ,bạn phải xem cấu kiện nào ngoài cọc dùng loại D thép đó không mà pha chứ ,Muốn tiết kiệm thì phải xem trước đề tay dầm ,đài móng với cột nó như thế nào ,chỗ nào thích hợp thì pha với nhau thôi :)
 

Lah

Thành viên rất năng động
Tham gia
26/11/07
Bài viết
100
Điểm thành tích
18
Trở lại đề tài này. Nói như bác "Lah" là lời to đâu không biết chứ bên em gặp trường hợp này bác xem có lời không. Bên em làm cái kè biển chắn sóng dài 1120m. Cứ 3,5m có một trụ và cứ 5 khoảng liên tiếp thì có 2 trụ liền nhau làm khe lún. Thiết kế có giằng móng dưới 4 cây 12 và giằng tường trên 4 cây 12. Khi thống kê cốt thép giằng người ta chỉ tính là 8 cây 12 dài 1120m, còn đai thì tính 1120/0.2+1 đai fi6. Trong khi thi công thì phải cắt thép, nối thép, bẻ mốc thép ở khe lún, đai thép thì bố trí a=10cm ở gần trụ nữa chứ.

Bên em đã cãi nhau rất nhiều với TVGS và chủ đầu tư nhưng sau thì cũng chịu cho rồi. Chứ khi làm thủ tục phát sinh và lấy được tiền phát sinh này đôi khi lại còn bỏ ra nhiều chi phí hơn cái mình được tính đó chứ.

Hình như bạn ko hiểu ý tôi nói ở bài trước chứ. Bài trước tôi nói: Theo định mức nhà nước thép D12 trở lên cho hao hụt 0,5% còn D10 trở xuống cho 2%. Tôi giả sử có cái tường dài cỡ 5km toàn D20 a200 thép chủ mà thiết kế nó đúng 11,7m, thì đương nhiên trong thực tế thi công ko có tí hao hụt thép chủ nào rồi. Riêng phần 0,5% cho tổng KL thép D20: 2,465 x 11,7x2 x (5000/0,2), vừa nhân thử là 7,2 T thì hơi nhiều.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top