Phân tích tài chính và phân tích kinh tế - Xã hội dự án đầu tư

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
I. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHỦ YẾU CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ
1. Kết hợp phân tích định tính với phân tích định lượng vì:
- Phân tích định tính giúp ta tìm được phương hướng đúng ngay từ đầu vì tất cả các hiệu quả đều có thể tính thành số lượng được
- Phân tích định lượng giúp ta tìm được phương án tối ưu với một nguồn lực đã cho và đôi khi có thể làm thay đổi chủ trương định ta ban đầu vì quá tốn kém
* Phân tích định tính là phương pháp phân tích gồm các chỉ tiêu định tính, thể hiện các chủng loại hiệu quả đạt được: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội, hiệu quả quốc gia và cộng đồng, hiệu quả doanh nghiệp, hiệu quả ngắn hạn, hiệu quả dài hạn....
* Phân tích định lượng là phương pháp phân tích gồm các chỉ tiêu định lượng, thể hiện quan hệ giữa chi phí và kết quả đạt được của dự án: hiệu quả đầu tư tính cho 1 thời đoạn hoặc cho cả vòng đời dự án; hiệu quả đầu đầu tư đạt mức yêu cầu(đáng giá) hay chưa đạt mức yêu cầu(không đáng giá)...

2. Kết hợp các chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tuyệt đối và tính theo số tương đối theo nguyên tắc:
- Ưu tiên chọn phương án theo chỉ tiêu tính theo hiệu quả tuyệt đối
- Còn chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tương đối chỉ cần lớn hơn một ngưỡng hiệu quả cho phép
3. Kết hợp chỉ tiêu lợi nhuận với chỉ tiêu an toàn tài chính trong lựa chọn phương án
4. Phải tôn trọng nguyên tắc so sánh theo 2 bước:

Bước 1: Xác định sự đáng giá của phương án
Bước 2: Lựa chọn phương án tốt nhất trong các phương án đáng giá
5. Phải đảm bảo tính có thể so sánh được của các phương án
- Phải đảm bảo tính thống nhất của các phương pháp hình thành số liệu gốc, phương pháp so sánh và chỉ tiêu định mức hiệu quả
- Khi muốn so sánh một chỉ tiêu nào đó thì các chỉ tiêu khác phải giống nhau và giữ nguyên không đổi, tức là phải đưa về cùng một mặt bằng so sánh
II. CÁC TRƯỜNG HỢP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Trường hợp 1: Phân tích đánh giá các dự án đầu tư riêng lẻ với một xác suất kết quả nhất định
a. Sử dụng phương pháp dùng các chỉ tiêu tĩnh:
- So sánh theo chỉ tiêu chi phí tính cho 1 sản phẩm
- So sánh theo chỉ tiêu lợi nhuận tính cho 1 sản phẩm
- So sánh theo chỉ tiêu lợi nhuận tính cho 1 đồng vốn đầu tư
- So sánh theo chỉ tiêu thời hạn hoàn vốn nhờ khấu hao và lợi nhuận
b. Sử dụng phương pháp dùng các chỉ tiêu động:
* Đối với thị trường vốn hoàn hảo:
- So sánh các chỉ tiêu hiệu số thu chi NPV, NFV, NAV
- So sánh theo chỉ tiêu suất thu lợi nội tại IRR
- So sánh theo chỉ tiêu tỷ số thu chi BCR
* Đối với thị trường vốn không hoàn hảo:
- So sánh theo chỉ tiêu giá trị tương lai
- So sánh theo chỉ tiêu suất thu lợi hỗn hợp
2. Trường hợp 2: Phương pháp đánh giá các dự án đầu tư trong điều kiện bất định (áp dụng các quy tắc minimax, minimin, ma trận tổn thất,...)
3. Trường hợp 3: Phương pháp đánh giá các chương trình đầu tư gốm nhiều dự án sản phẩm riêng lẻ với 1 xác suất kết quả nhất định
- Đánh giá các chương trình đầu tư gồm 1 tập hợp các dự án đầu tư riêng lẻ
- Đánh giá chương trình đầu tư kết hợp với chương trình cấp vốn tối ưu
- Đánh giá chương trình đầu tư kết hợp với chương trình sản xuất tối ưu
 
Last edited by a moderator:

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tính toán, xác định các yếu tố đầu vào cho phân tích tài chính dự án đầu tư:

- Vốn đầu tư cho dự án
- Doanh thu của dự án
- Giá trị thu hồi khi đào thải tài sản
- Chi phí vận hành hàng năm của dự án
- Phân bổ khấu hao tài sản cố định
- Kế hoạch vay vốn và chi phí trả lãi vốn vay trong vận hành
- Chi phí đầu tư thay thế
- Tuổi thọ tính toán
- Lãi suất tối thiểu chấp nhận được
2. Phân tích lỗ, lãi
3. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
4. Phân tích độ an toàn về tài chính và độ nhạy
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
IV. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Nhóm chỉ tiêu tĩnh:
1.1. Chỉ tiêu chi phí tính cho 1 sản phẩm của dự án

Cd = (K x Vc x Rc + Vl x Rl + Cn)/N -> min​

Trong đó:
Cd - Chi phí tính cho 1 sản phẩm của dự án
N - Công suất năm của dự án
Vc - Vốn đầu tư cho tài sản cố định
Rc - Lãi suất vay vốn để tạo nên tài sản cố định
Vl - Vốn lưu động của dự án
Rl - Lãi suất vay vốn lưu động
Cn - Chi phí khai thác vận hành dự án trong năm, không bao gốm tiền trả lãi vay vốn hoặc thiệt hại do ứ đọng vốn, có bao gồm các loại thuế
Nếu vốn cố định và vốn lưu động là tự có (hay 1 phần tự có) thì lãi suất Rc và Rl là lãi suất để tính thiệt hại do ứ đọng vốn 1 cách gần đúng.
K - Hệ số biểu thị mức vốn trung bình phải chịu lãi hoặc chịu thiệt hại do ứ đọng vốn có tính đến việc trả nợ dần nhờ khấu hao thu được hàng năm:
+ Nếu áp dụng hình thức khấu hao đều và các khảon khấu hao khi thu về qua bán hàng được đem trả nợ ngay; Nếu chưa trả nợ thì chúng được đưa ngay vào vòng quay kinh doanh với lãi suất Rc, thì khi đó K = 1/2
+ Nếu áp dụng khấu hao đều và các khoản khấu hao được trả nợ ở cuối năm thì
K = (n+1)/2n
(n - thời hạn khấu hao của tài sản cố định)​
1.2. Chỉ tiêu lợi nhuận tính cho 1 sản phẩm
Ld = Gd - Cd​

Trong đó:
Ld - Lợi nhuận tính cho 1 sản phẩm
Gd - Giá bán 1 sản phẩm
Cd - Chi phí sản xuất kinh doanh tính cho 1 sản phẩm
1.3. Tỷ suất lợi nhuận tính cho 1 đồng vốn đầu tư (Mức doanh lợi 1 đồng vốn đầu tư của dự án)
Ml = L/(Vo + K x Vm)​

Trong đó:
Ml - Tỷ suất lợi nhuận tính cho 1 đồng vốn đầu tư (ROL)
L - Lợi nhuận năm mà dự án thu được
Vo - Vốn đầu tư thuộc loại không phải khấu hao (Vốn lưu động)
Vm - Vốn đầu tư thuộc loại tài sản cố định, phải khấu hao
K - Hệ số biểu thị mức vốn cố định trung bình đã sử dụng và phải chịu lãi
1.4. Thời hạn hoàn vốn đầu tư cố định nhờ lợi nhuận và khấu hao
Thlk = Vc/(Lcn + Kn)​

Trong đó:
Thlk - Thời hạn hoàn vốn đầu tư cố định nhờ lợi nhuận và khấu hao
Vc - Vốn đầu tư cố định của dự án
Lcn - Lợi nhuận trung bình năm thuộc phần vốn cố định làm ra (có thể tính theo tỷ trọng vốn cố định chiếm trong tổng vốn đầu tư của dự án)
Kn - Khấu hao hàng năm của dự án
Nếu lợi nhuận và khấu hao ở các năm không đều thì có thể tìm thời hạn hoàn vốn bằng cách trừ dần:
Đến thời điểm Vc - (Lct + Kt) = 0 thì t chính là Thlk
 
Last edited by a moderator:

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
2. Nhóm chỉ tiêu động:
2.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu số thu chi
Nhóm chỉ tiêu hiệu số thu chi gốm 3 chỉ tiêu:
a. Chỉ tiêu giá trị hiện tại của hiệu số thu chi:
* Khái niệm:

Giá trị hiện tại của hiệu số thu chi của dự án là tổng giá trị của dòng tiền hiệu số thu chi của dự án được tính quy về hiện tại theo tỷ lệ chiết khấu bằng lãi suất tối thiểu chấp nhận được, ký hiệu là NPV hoặc NPW
* Cách tính toán:

Trường hợp tổng quát:

NPV = (Bt - Ct)/(1 + r)^t; t = 0->n
Trong đó:
n - Tuổi thọ của dự án
Bt - Thu nhập của dự án ở năm t (dòng tiền vào) gồm các loại như doanh thu bán hàng, giá trị thu hồi khi đào thải tài sản của dự án, thu hồi vốn lưu động ở cuối đời dự án
Ct - Khoản chi ra của dự án ở năm t như chi phí đầu tư, chi phí vận hành không khấu hao
r - Lãi suất tối thiểu chấp nhận được, đóng vai trò là ngưỡng hiệu quả

Trường hợp tách riêng chi phí đầu tư ban đầu và giá trị thu hồi khi đào thải tài sản ở cuối đời dự án:
NPV = -V + (Bt - Ct)/(1 + r)^t + SV/(1+r)^n; t = 1->n

Trường hợp doanh thu Bt và chi phí Ct là những dòng tiền đều:
NPV = - V + (Bt - Ct)*(( 1 + r)^n-1)/(r*(1+r)^n) + SV/(1+r)^n
Trong đó:
V - Vốn đầu tư ban đầu
SV - Giá trị thu hồi khi đào thải tài sản ở cuối đời dự án
Bt - Doanh thu đều hàng năm
Ct - Chi phí vận hành đều hàng năm

* Cách dùng

  • Dùng để đánh giá 1 dự án đầu tư độc lập: Dự án được coi là đáng giá khi có NPV>=0
  • Dùng để so sánh lựa chọn phương án đầu tư: Phương án được chọn phải thỏa mãn 2 điều kiện:
1) NPV (chọn) >=0
2) NPV (chọn) = max

Điều kiện đảm bảo tính có thể so sánh được của các phương án khi dùng chỉ tiêu NPV là các phương án đưa ra so sánh phải có tuổi thọ (thời kỳ tính toán) giống nhau. Nếu các phương án có tuổi thọ khác nhau thì phải đưa chúng về cùng 1 thời kỳ tính toán là bội số chung nhỏ nhất của các tuổi thọ.

* Vài điều chú ý:

  • Nếu khi lập dự án doanh nghiệp chưa được thành lập thì thuế GTGT (VAT) thuộc giai đoạn xây dựng công trình được thu về thông qua chỉ tiêu Bt bằng cách: Hoàn thuế VAT ở một số năm đầu vận hành dự án hay khấu trừ vào thuế VAT đầu ra khi bán sản phẩm của dự án. Tiền thuế VAT trong thời gian xây dựng không được tính vào giá trị tài sản cố định để tính khấu hao.
  • Hiệu số thu chi (Bt - Ct) khi Bt là doanh thu thực chất chỉ bao gồm có khấu hao và lợi nhuận (chưa trừ tiền trả lãi vay vốn nhưng đã trừ các loại thuế)
  • Khi cho r = 0 thì từ chỉ tiêu NPV ta nhận được tổng số lợi nhuận và giá trị thu hồi khi đào thải tài sản.
  • Từ chỉ tiêu NPV có thể xác định được thời hạn hoàn vốn có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian (Th) và chỉ tiêu này tìm được khi nó thỏa mãn điều kiện:
(Bt - Ct)/(1 + r)^t = 0; t = 1->Th

Do đó chỉ tiêu NPV kết hợp được 2 chỉ tiêu cơ bản là lợi nhuận và an toàn tài chính

  • Chỉ tiêu NPV là chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tuyệt đối, nó không chỉ rõ suất lợi nhuận tính cho 1 đồng vốn đầu tư cụ thể là bao nhiêu, nhưng đã khằng định được là dự án đã đảm bảo mức lãi suất tối thiểu khi chỉ tiêu NPV>=0
* Các ưu điểm của chỉ tiêu NPV

  • Có tính đến sự biến động theo thời gian của các chỉ tiêu và tính toán cho cả đời dự án
  • Có tính đến giá trị của tiền tệ theo thời gian
  • Là xuất phát điểm để tính nên 1 số chỉ tiêu cơ bản như IRR, thời hạn hoàn vốn có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian
  • Là chỉ tiêu ưu tiên để lựa chọn phương án: dù so sánh theo chỉ tiêu nào (IRR hay BCR) thì phương án được chọn là phương án được chọn cũng là phương án có NPV lớn nhất
  • Có thể tính đến trượt giá và lạm phát thông qua việc điều chỉnh các chỉ tiêu Bt, Ct và r
  • Kết hợp được 2 mặt cơ bản của kinh doanh: lợi nhuận và an toàn tài chính. Phương pháp này thường được áp dụng phổ biến, nhất là khi áp dụng chỉ tiêu IRR gặp khó khăn
* Các nhược điểm của chỉ tiêu NPV

  • Chỉ phù hợp với điều kiện của thị trường vốn hoàn hảo (kém tính thực tế)
  • Khó xác định chính xác các chỉ tiêu theo thời gian, nhất là khi tuổi thọ của dự án dài
  • Kết quả lựa chọn phương án phụ thuộc độ lớn được chọn của chỉ tiêu lãi suất tối thiểu chấp nhận được, nhiều khi mang tính chủ quan
  • Chỉ tiêu NPV không chỉ rõ suất lợi nhuận của 1 đồng vốn cụ thể là bao nhiêu như chỉ tiêu IRR mà chỉ cho biết dự án đã đạt được ngưỡng hiệu quả hay chưa
 
Last edited by a moderator:

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
b. Chỉ tiêu giá trị tương lai của hiệu số thu chi

* Khái niệm:
Giá trị tương lai của hiệu số thu chi của dự án là tổng giá trị của dòng tiền hiệu số thu chi của dự án được tính quy về thời điểm tương lai cuối đời dự án theo tỷ lệ lãi suất tối thiểu chấp nhận được, ký hiệu là NFV hoặc NFW.

* Cách tính toán:

Trường hợp tổng quát:
NFV = (Bt - Ct)*(1 + r)^(n - 1); t = 0->n

Trường hợp tách riêng vốn đầu tư ban đầu và giá trị thu hồi khi đào thải tài sản ở cuối đời dự án:
NFV = -V*(1 + r)^n + (Bt - Ct)*(1 + r)^(n - 1) + SV; t = 1->n

Trường hợp doanh thu hàng năm (Bt) và chi phí hàng năm (Ct) là những dòng tiền đều:
NFV = -V*(1 + r)^n + (Bt - Ct)*((1 + r)^n - 1)/r + SV

* Cách dùng:

  • Dùng để đánh giá 1 dự án đầu tư độc lập
Dự án được coi là đáng giá khi có NFV >= 0

  • Dùng để so sánh lựa chọn phương án đầu tư
Phương án được chọn phải thỏa mãn 2 điều kiện:
1) NFV (chọn) >= 0
2) NFV (chọn) = max

Chú ý: Về điều kiện đảm bảo tính có thể so sánh được của các phương án và ưu, nhược điểm của chỉ tiêu này hoàn toàn giống chỉ tiêu NPV
 
Last edited by a moderator:

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
c. Chỉ tiêu hiệu số thu chi tính san đều hàng năm

* Khái niệm:
Hiệu số thu chi tính san đều hàng năm của dự án là tổng giá trị của dòng tiền hiệu số thu chi của dự án được tính san đều hàng năm theo tỷ lệ lãi suất bằng lãi suất tối thiểu chấp nhận được, ký hiệu là NAV hoặc NAW.

* Cách tính toán:

Trường hợp dòng tiền không đều:
NAV = NPV*r*(1 + r)^n/((1 + r)^n - 1)

hoặc

NAV = NFV*r/((1 + r)^n - 1)

Trường hợp dòng tiền đều:
NAV = Bo - Co - K với K = A + R
Trong đó:
A - Khấu hao cơ bản đều hàng năm
R - Số tiền trả lãi trung bình hàng năm cho phần giá trị tài sản cố định chưa được khấu hao ở đầu các năm với giả định là vốn đầu tư phải đi vay và khấu hao được trả nợ ở cuối năm:

R = (Vt*r/(1 + r)^t) * r*(1 + r)^n/((1 + r)^n - 1); t = 1->n

Vt - Giá trị tài sản cố định chưa được khấu hao ở năm t

* Cách dùng:

  • Dùng để đánh giá 1 dự án đầu tư độc lập
Dự án được coi là đáng giá khi có NAV >= 0

  • Dùng để so sánh lựa chọn phương án đầu tư
Phương án được chọn phải thỏa mãn 2 điều kiện:
1) NAV (chọn) >= 0
2) NAV (chọn) = max

Chú ý: Chỉ tiêu NAV có 1 ưu điểm nổi bật là khi dùng để so sánh các phương án đầu tư thì không cần phải chú ý đến sự khác nhau về tuổi thọ giữa các phương án. Do đó nó được dùng rất thích hợp để so sánh phương án trong trường hợp không thể quy đổi tuổi thọ của các phương án về bằng nhau được.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
2.2. Chỉ tiêu suất thu lợi nội tại IRR
a. Khái niệm:
Suất thu lợi nội tại là lãi suất tính cho 1 đơn vị thời gian (thường là năm) tính trung bình cho cả vòng đời dự án theo kiểu lãi ghép của các kết số đầu tư ở các thời điểm của dòng tiền của dự án, do nội tại của phương án mà suy ra, và dựa trên giả định là các kết số đầu tư ở các thời điểm được tái đầu tư ngay vào nội bộ dự án với 1 lãi suất bằng chính suất thu lợi nội tại IR đang cần tìm.
Suất thu lợi nội tại có đặc điểm là khi dùng nó làm suất chiết tính để tính NPV của dự án thì NPV = 0
b. Phương pháp xác định:
* Phương pháp giải phương trình:

NPV = (Bt - Ct)/(1 + IRR)^t; t = 0->n

hoặc

NPV = - V +
(Bt - Ct)/(1 + IRR)^t + SV/(1+IRR)^n = 0; t = 1->n

hoặc

NPV = -V + (Bt - Ct)*((1 + IRR)^n - 1)/(IRR*(1 + IRR)^n) + SV/(1 + IRR)^n = 0

* Phương pháp thử gần đúng:
  • Bước 1:
Gán trị số IRR1 và thay vào công thức để tính NPV1, thử dần trị số gán sao cho NPV1 là số dương càng gần 0 càng tôt.

  • Bước 2:
Gán trị số IRR2 (IRR2 > IRR1) và thay vào công thức để tính NPV2, thử dần trị số gán sao cho NPV2 là số âm càng gần 0 càng tốt.

  • Bước 3:
Tính IRR của dự án bằng cách nội suy gần đúng:

IRR = IRR1 + (IRR2 - IRR1)*NPV1/(NPV1 - NPV2)

Chú ý:
+ Hai trị số gán IRR1 và IRR2 càng gần nhau thì kết quả IRR tìm được càng chính xác
+ Phương pháp này chỉ tìm được IRR khi dòng tiền hiệu số thu chi của dự án đổi dấu 1 lần

c. Cách dùng:
i) Dùng để đánh giá dự án đầu tư độc lập
Dự án được coi là đáng giá khi có IRR >= r với r là lãi suất tối thiểu chấp nhận được
ii) Dùng để so sánh các phương án đầu tư loại trừ nhau:
* Các điều kiện đảm bảo tính có thể so sánh được của các phương án:

  • Tất cả các phương án đưa ra so sánh phải là đáng giá
  • Thời gian tính toán (tuổi thọ) của các phương án phải là như nhau
  • Phải đưa vốn đầu tư của các phương án về cùng 1 mặt bằng so sánh bằng cách tính hiệu quả của gia số đầu tư (hiệu số giữa 2 trị số vốn đầu tư của 2 phương án) khi chúng có vốn đầu tư khác nhau.
* Các trường hợp so sánh:

  • So sánh 2 phương án:
- Trường hợp 2 phương án có vốn đầu tư giống nhau:
+ Xử lý thời gian tính toán (tuổi thọ)
+ Tính trị số IRR của từng phương án theo các phương pháp trên
+ So sánh lựa chọn phương án.
Phương án chọn phải thỏa mãn 2 điều kiện:
1) IRR (chọn) >= r
2) IRR (chọn) = max

- Trường hợp 2 phương án có vốn đầu tư khác nhau:
Phải so sánh theo hiệu quả của gia số đầu tư (IRRdv)
+ Kiểm tra tính đáng giá của phương án vốn bé (tính IRR_bé): Chỉ so sánh phương án vốn lớn với phương án vốn bé khi phương án vốn bé là đáng giá.
+ Xử lý thời gian tính toán (tuổi thọ)
+ Lập dòng tiền tệ của gia số đầu tư (dv) bằng cách lấy dòng tiền hiệu số thu chi của phương án vốn lớn trừ đi dòng tiền hiệu số thu chi của phương án vốn bé.
+ Xét tính đáng giá của phương án gia số đầu tư bằng cách tính IRRdv.
+ So sánh chọn phương án:
Nếu IRRdv >= r -> Chọn phương án vốn lớn
Nếu IRRdv <= r -> Chọn phương án vốn bé

Nhận xét:

Phương án được chọn là phương án phải có IRR >= r nhưng không nhất thiết phải có IRR lớn nhất. Tuy nhiên phương án chọn chắc chắn có NPV lớn nhất.

  • So sánh nhiều phương án:
- Xử lý sự khác nhau về tuổi thọ của các dự án phương án
- Sắp xếp các phương án theo thứ tự tăng dần về vốn đầu tư
- Chọn phương án cơ sở bằng cách lần lượt kiểm tra tính đáng giá từ phương án thứ 1 (tức tính IRR của phương án và so sánh với lãi suất tối thiểu chấp nhận được). Nếu phương án 1 mà không đáng giá thì loại bỏ và tính tiếp phương án 2. Giả sử đến phương án thứ n có IRR(n) >= r thì chọn phương án thứ n làm phương án cơ sở.
- So sánh phương án thứ (n+1) với phương án thứ n bằng cách lập dòng tiền gia số đầu tư giữa chúng và tính IRRdv. Có 2 khả năng xảy ra:
+ Nếu IRRdv <= r thì giữ nguyên phương án n là phương án cơ sở, loại bỏ phương án (n+1) và so sánh tiếp giữa phương án (n+2) với phương án n theo nguyên tắc trên.
+ Nếu IRRdv >= r thì loại bỏ phương án thứ n và chọn phương án thứ (n+1) làm phương án cơ sở mới, rồi so sánh nó với phương án (n+2) theo nguyên tắc trên.
Quá trình được thực hiện lặp lại theo nguyên tắc này và cuối cùng sẽ chọn được phương án tốt nhất.

d. Ưu - nhược điểm của chỉ tiêu IRR:

* Ưu điểm:

  • Có tính đến sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian
  • Tính toán cho cả đời dự án
  • Có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian
  • Chỉ tiêu IRR được suy ra từ chính nội bộ phương án nên chính xác hơn
  • Là chỉ tiêu hiệu quả tính theo số tương đối và nói rõ 1 đồng vốn cho bao nhiêu lợi nhuận
  • Có tính đến đến trượt giá và lạm phát
  • Có thể giúp tìm được phương án tốt nhất theo cả 2 chỉ tiêu NPV và IRR
  • Được dùng khá phổ biến
* Nhược điểm:

  • Chỉ phù hợp với thị trường vốn hoàn hảo (kém tính thực tế)
  • Khó ước lượng chính xác các trị số của đồng tiền theo thời gian
  • Đã dựa trên 1 giả thuyết chưa thật hợp lý là: các kết số đầu tư được tái đầu tư ngay vào dự án với lãi suất IRR đang cần tìm (có thể dùng phương pháp Baldwin để khắc phục khi trị số IRR tìm ra quá lớn)
  • Tính toán chỉ tiêu IRR rất phức tạp khi dòng tiền đổi dấu nhiều lần (nếu dùng suất thu lợi ngoại lai r để đổi cho dòng tiền chỉ đổi dấu 1 lần thì làm giảm tính chất nội tại của phương pháp, trừ khi trị số r tự cho ngoại lai trùng khớp với chỉ tiêu IRR tìm ra sau này)
  • Nói rằng so sánh theo chỉ tiêu IRR nhưng vẫn phải ưu tiên chọn phương án có chỉ tiêu NPV lớn nhất, còn chỉ tiêu IRR chỉ cần >= r (nếu cũng lớn nhất thì càng tốt)
 
Last edited by a moderator:

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
e. Cách xác định IRR khi dòng tiền hiệu số thu chi đổi dấu nhiều lần

  • Cách 1:
Dùng 1 tỷ lệ lãi suất nào đó để đổi cho dòng tiền đổi dấu 1 lần rồi tính IRR như bình thường

  • Cách 2:
Dùng suất thu lợi ngoại lai (tự chọn tùy theo tình hình thị trường và ý định của doanh nghiệp) để tính chỉ tiêu IRR theo phương pháp Baldwin như sau:

ERR = (NFV/V)^(1/n) - 1

Trong đó:
ERR - Suất thu lợi ngoại lai
n - Tuổi thọ
V - Vốn đầu tư
NFV - Giá trị tương lai của hiệu số thu chi

NFV = (Bt -Ct)(1 + r)^(n-1) + SV; t = 0->n

Bài tập minh họa cho phần này mình sẽ gửi lên sau bằng các file đính kèm. Mong mọi người thông cảm !
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
2.3. Chỉ tiêu hiệu số thu chi BCR
a. Khái niệm:
Tỷ số thu chi (hay chỉ số lợi ích - chi phí) là tỷ số giữa các khoản thu (Bt) và các khoản chi (Ct) của dòng tiền của dự án, biểu thị khoản thu gấp mấy lần khoản chi.
b. Cách xác định:
Có nhiều cách tính tỷ số thu chi của dự án:

BCR = (Bt/(1 + r)^t)/(Ct/(1 + r)^t)

hoặc

BCR = (Bt*(1 + r)^(n - 1))/(Ct*(1 + r)^(n - 1)

hoặc

BCR = AB/AC
Trong đó:
BCR - Tỷ số thu chi của dự án
n - Tuổi thọ của dự án
t = 0->n
r - Lãi suất tối thiểu chấp nhận được
Bt - Thu nhập của dự án ở năm t
Ct - Chi phí của dự án ở năm t
AB - Dòng lợi ích của dự án tính san đều hàng năm
AC - Dòng chi phí của dự án tính san đều hàng năm

c. Cách dùng:

i) Dùng để đánh giá dự án đầu tư độc lập
Điều kiện đáng giá của dự án: BCR >= 1

ii) Dùng để so sánh các phương án đầu tư loại trừ nhau:


* Điều kiện đảm bảo tính có thể so sánh được của các phương án:
Tương tự như chỉ tiêu IRR

* Các trường hợp so sánh:

  • Trường hợp so sánh 2 phương án:
- Khi vốn đầu tư của 2 phương án bằng nhau:

+ Xử lý sự khác nhau về tuổi thọ (nếu có)
+ Tính BCR của từng phương án
+ So sánh lựa chọn phương án
Phương án chọn phải thỏa mãn 2 điều kiện
1) BCR (chọn) >= 1
2) BCR (chọn) = max

- Khi vốn đầu tư của 2 phương án khác nhau:

Phải so sánh theo hiệu quả của gia số vốn đầu tư BCRdv theo nguyên tắc:
+ Chỉ so sánh phương án có vốn đầu tư lớn hơn với phương án có vốn đầu tư bé hơn khi phương án bé là đáng giá
+ Nếu BCRdv > = 1 thì chọn phương án có vốn đầu tư lớn hơn
+ Nếu BCRdv < 1 thì chọn phương án có vốn đầu tư bé hơn

BCRdv là tỷ số thu chi của gia số đầu tư. Dòng tiền gia số được xác định như phần IRR ở trên

Chú ý: Phương án được chọn ở trường hợp này không bắt buộc phải có chỉ tiêu BCR lớn nhất nhưng phải có chỉ tiêu NPV lớn nhất, còn chỉ tiêu BCR chỉ cần >= 1 (nếu cũng lớn nhất thì càng tốt)

  • So sánh nhiều phương án
Cách làm tương tự như khi so sánh theo chỉ tiêu IRR

d. Ưu - Nhược điểm của chỉ tiêu BCR

* Ưu điểm:

  • Có tính đến sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian
  • Tính toán cho cả vòng đời dự án
  • Có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian
  • Nói rõ 1 đồng chi cho bao nhiêu dòng thu (tính theo số tương đối)
  • Có tính đến trượt giá và lạm phát
* Nhược điểm:

  • Chỉ phù hợp với các điều kiện của thị trường vốn hoàn hảo (kém tính thực tế)
  • Khó xác định chính xác các chỉ tiêu theo thời gian
  • Kết quả tính toán phụ thuộc vào đại lượng của chỉ tiêu suất thu lợi tối thiểu r
  • Nói rằng lựa chọn phương án theo chỉ tiêu BCR nhưng vẫn phải ưu tiên lựa chọn phương án theo chỉ tiêu NPV = max, còn chỉ tiêu BCR chỉ cần >= 1 (nếu cũng lớn nhất thì càng tốt)
  • Ít được áp dụng hơn so với chỉ tiêu NPV và IRR, thường được dùng cho các phương án đầu tư phục vụ công cộng
 
Last edited by a moderator:

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
V. SƠ LƯỢC VỀ PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG ĐIỀU KIỆN THỊ TRƯỜNG VỐN KHÔNG HOÀN HẢO
1. Đặc điểm của thị trường vốn không hoàn hảo:

  • Cung và cầu về vay vốn không hoàn toàn đáp ứng cho nhau.
  • Lãi suất đi vay vốn khác với lãi suất cho vay vốn (hay đầu tư tài chính).
  • Tính thông suốt và bình đẳng của thị trường không được bảo đảm hoàn toàn
2. Phân tích dự án theo chỉ tiêu giá trị tương lai NFV:

  • Điều kiện đáng giá và lựa chọn phương án: NFV >= 0 và -> max
  • Các cách xác định NFV:
* Cách 1:

Tính trị số NFVt bắt đầu từ t = 0, nếu kết số đầu tư là dương thì dùng lãi suất cho vay và nếu là âm thì dùng lãi đi vay để tính toán tiếp theo.

* Cách 2:

Tính giá trị tương lai của các hiệu số thu chi (Bt - Ct) là dương và của các (Bt - Ct) là âm riêng rẽ, rồi cộng lại.

3. Phân tích dự án đầu tư theo chỉ tiêu suất thu lợi hỗn hợp CRR (Composite Rate of Return)
a. Cách xác định trị số CRR:

Trị số CRR tìm ra từ phép giải phương trình sau theo CRR:
NFV = f(CRR, Rc) = 0
Trong đó:
CRR - Suất thu lợi hỗn hợp đang cần tìm (khi kết số đầu tư là âm)
Rc - Suất thu lợi khi kết số đầu tư là dương, do chủ đầu tư tự cho căn cứ vào tình hình thị trường vốn

b. Điều kiện đáng giá:

CRR >= max (Rc, Rv)
Trong đó:
Rv - Lãi suất vay vốn của thị trường
Rc - Lãi suất cho vay khi kết số đầu tư là dương

c. Lựa chọn phương án tốt nhất

1) NFV >= 0 và NFV = max
2) CRR >= max (Rc, Rv)

Chú ý: Nếu CRR cũng = max thì tốt
 
Last edited by a moderator:

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
VI. PHÂN TÍCH AN TOÀN TÀI CHÍNH
1. Các chỉ tiêu về điểm hòa vốn (Break even point)
1.1. Sản lượng hòa vốn
a. Khái niệm:

Sản lượng hòa vốn là sản lượng tính theo hiện vật mang lại 1 lượng doanh thu vừa đủ để trang trải mọi chi phí và chưa có lãi

b. Cách xác định sản lượng hòa vốn (Qh)

* Theo số tuyệt đối

  • Phương trình xuất phát:
Qh x P = FC + Vd x Qh

  • Rút ra:
Qh = FC/(P - Vd)

Trong đó:
P - Giá bán 1 sản phẩm
FC - Chi phí cố định tính cho năm đang xét
Vd - Chi phí biến đổi tính cho 1 sản phẩm

* Tính theo số tương đối (Qh %)

Qh(%) = (Qh/Qmax) x 100

Với Qmax - Năng lực sản xuất cực đại hàng năm

Chú ý: Khi so sánh phương án thì Qh(%) đóng vai trò quyết định hơn

1.2 Doanh thu hòa vốn (Dh)
a. Khái niệm:

Doanh thu hòa vốn là doanh thu thu được từ mức sản lượng hòa vốn mà vừa đủ để trang trải mọi chi phí và chưa có lãi.

b. Cách xác định:

* Trường hợp đơn giản:

  • Tính theo số tuyệt đối:
Dh = Qh x P hay Dh = FC/(1 - Vd/P)

  • Tính theo số tương đối:
Dh(%) = (Dh/Dmax) x 100

* Trường hợp dự án sản xuất nhiều loại sản phẩm bằng các dây chuyền sản xuất riêng rẽ:

Dh = FC/((1 - Vdi/Pi)*Wi); i = 1->n

Trong đó:
Vdi - Biến phí tính cho 1 sản phẩm của loại sản phẩm thứ i
Pi - Giá bán của loại sản phẩm thứ i
Wi - Tỷ trọng tính theo doanh thu của loại sản phẩm i trong tổng doanh thu của tất cả các loại sản phẩm trong năm
n - Số loại sản phẩm sản xuất trong năm
FC - Tổng chi phí cố định của dự án trong năm đang xét
 
Last edited by a moderator:

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của dự án
2.1. Hệ số khả năng trả nợ (Kn)

Hệ số khả năng trả nợ được tính cho từng năm trong thời gian dự án phải trả nợ vốn vay
Kn = KH * L * Lv/A

Trong đó:
KH - Khấu hao trong năm đang xét có thể dùng để trả nợ
L - Lợi nhuận ròng trong năm đang xét có thể dùng để trả nợ
Lv - Tiền trả lãi vay vốn ở năm đang xét
A - Tiền phải trả nợ trong năm đang xét, kể cả gốc và lãi, được xác định cho từng trường hợp cụ thể phụ thuộc vào quy định vay và trả nợ đã đã ký kết

2.2. Thời hạn có khả năng trả nợ

  • Trường hợp lợi nhuận ròng và khấu hao có thể dùng để trả nợ hàng năm là đều:
Tn = Vn/(L + KH)

  • Trường hợp lợi nhuận ròng và khấu hao có thể dùng để trả nợ hàng năm không đều:
Vn - (Lt + KHt) = 0; t = 1->Tn

Trong đó:
Tn - Thời hạn có khả năng trả nợ của dự án
Vn - Tổng số tiền dự án nợ ở thời điểm bắt đầu tính thời gian trả nợ
Lt - Lợi nhuận ròng có thể dùng để trả nợ ở năm t
KHt - Khấu hao có thể dùng để trả nợ ở năm t


 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
3. Thời hạn hoàn vốn (Th)

  • Không xét đến giá trị tiền tệ theo thời gian:
Th = V/(L + K) hoặc V - (Lt + KHt) = 0; t = 1->Th

  • Có xét đến giá trị tiền tệ theo thời gian:
(Bt - Ct)/(1 + r)^t = 0; t = 0->Th

  • Đánh giá:
Th =< Thd và Th = min

Thd - Thời hạn hoàn vốn theo định mức
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
4. Phân tích dự án khi trượt giá và lạm phát
a. Cách xác định lãi suất đã tính đến trượt giá và lạm phát:

Rtr = Ro + F + F x Ro

Trong đó:

Rtr - Lãi suất đã tính đến trượt giá và lạm phát
Ro - Lãi suất chưa tính đến trượt giá và lạm phát
F - Tỷ lệ lạm phát

b. Công thức của chỉ tiêu hiệu số thu chi có tính đến trượt giá và lạm phát:
NPVtr = (Bttr - Cttr)/(1 + Rtr)^t; t = 1->n

c. Phương trình xuất phát để tính chỉ tiêu IRR có tính đến trượt giá và lạm phát
NPVtr = (Bttr - Cttr)/(1 + IRRtr)^t = 0; t = 1->n

Điều kiện đáng giá: IRRtr >= Rtr

Trong đó:
Bttr - Khoản thu ở năm t đã được điều chỉnh theo trượt giá
Cttr - Khoản chi ở năm t đã được điều chỉnh theo trượt giá
 

kx02

Thành viên mới
Tham gia
3/9/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
bạn nào có ví dụ cụ thể hơn có thể post bài lên để anh em diễn đàn đọc sẽ hiểu kỹ hơn
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
bạn nào có ví dụ cụ thể hơn có thể post bài lên để anh em diễn đàn đọc sẽ hiểu kỹ hơn
Ở những bài này mình đưa ra lý thuyết tổng quát để các bạn có thể hệ thống lại các thành phần khi phân tích hiệu quả của dự án.
Còn ví dụ thì bạn có thể tìm trên diễn đàn, mọi người đã post lên rất nhiều rồi. Bạn theo đường dẫn dưới đây để xem bài mẫu nhé =D>
http://giaxaydung.vn/diendan/hieu-q...inh-toan-hieu-qua-kinh-te-tai-chinh-du-3.html
 
Last edited by a moderator:

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tiếp tục nhé !

5. Phân tích chỉ tiêu suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được (r)
r = r0 + dr

Trong đó:
r0 - Lãi suất vay vốn (tính theo bình quan gia quyền theo tỷ trọng các nguồn vốn vay và bao gồm 1 phần phụ phí có liên quan đến phần vay vốn)
dr - Phần tăng thêm trị số r0 có tính đến đề phòng rủi ro (do chủ đầu tư xác định)
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
VII. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Phân biệt Phân tích kinh tế - xã hội với Phân tích tài chính
a. Về giác độ lợi ích khi phân tích:

  • Phân tích tài chính: Theo giác độ lợi ích trực tiếp của doanh nghiệp chủ đầu tư
  • Phân tích kinh tế - xã hội: Theo giác độ lợi ích kinh tế - xã hội tổng hợp của toàn bộ nền kinh tế quốc dân (lợi ích cộng đồng)
b. Về phương pháp phân tích:

  • Phân tích tài chính: Sử dụng giá tài chính (giá thị trường) để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và các chỉ tiêu an toàn tài chính
  • Phân tích kinh tế - xã hội:
- Sử dụng giá kinh tế (giá ẩn, giá tham khảo) hoặc các chỉ tiêu đứng trên giác độ lợi ích chung của quốc gia và xã hội để tính toán phân tích
- Phương pháp tính khá phức tạp, khó chính xác hơn, khó lượng hóa được hết các chỉ tiêu, nhất là hiệu quả gián tiếp
- Với các dự án cơ sở hạ tầng thường phải so giữa có và không có dự án
- Có thể áp dụng phương pháp "chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp" kết hợp với phương pháp chỉ tiêu không đơn vị đo để xếp hạng phương án

2. Phân loại hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư

* Hiệu quả kinh tế:

  • Trực tiếp
  • Gián tiếp
* Hiệu quả xã hội:

  • Trực tiếp
  • Gián tiếp
* Hiệu quả và tác động môi trường:

  • Trực tiếp
  • Gián tiếp
* Các hiệu quả khác:

  • Quốc phòng
  • An ninh
  • ..............
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
3. Phương pháp phân tích giản đơn
3.1. Trường hợp dự án sản xuất và dịch vụ thông thường:
a. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế:

* Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trực tiếp:

  • Giá trị sản phẩm gia tăng tính cho 1 năm, cho cả đời dự án và cho 1 đồng vốn
  • Mức đóng góp cho ngân sách nhà nước tính cho 1 năm, cho cả đời dự án và cho 1 đồng vốn
  • Thu ngoại tệ (nếu có) tính cho 1 năm, cho cả đời dự án và cho 1 đồng vốn
  • Các hiệu quả kinh tế trực tiếp khác
* Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế gián tiếp:

  • Giá trị sản phẩm gia tăng, mức đóng góp cho ngân sách và mức thu ngoại tệ ở các lĩnh vực lân cận do dự án mang lại
  • Góp phần tác động tiết kiệm và tiêu dùng xã hội
  • Tạo đà phát triển kinh tế cho nơi đặt dự án
  • Tạo đà phát triển các ngành kinh tế khác
  • Sự phù hợp của dự án với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước
  • Cải thiện cơ cấu kinh tế quốc dân, góp phần cân đối vĩ mô, cán cân thanh toán quốc tế
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm
  • Góp phần tăng cường vị thế kinh tế của đất nước và góp phần thành công cho hội nhập kinh tế
  • Các hiệu quả kinh tế do các hiệu quả xã hội đem lại
  • Các hiệu quả kinh tế gián tiếp khác
b. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả xã hội:

* Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội trực tiếp:

  • Mức thu nhập của người lao động trong dự án
  • Số lao động được sử dụng cho dự án (góp phần tạo việc làm)
  • Trình độ cải thiện điều kiện lao động và an toàn của giải pháp thiết kế của dự án
* Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội gián tiếp:

  • Tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho các ngành lân cận
  • Góp phần thực hiện phát triển cân đối, công bằng theo địa phương và vùng lãnh thổ
  • Góp phần cải thiện phân phối thu nhập xã hội
  • Góp phần thực hiện các chính sách xã hội, ưu đãi.....
  • Các hiệu quả văn hoá, giáo dục, y tế, sức khoẻ.....
c. Nhóm chỉ tiêu về môi trường:

* Các tác động tích cực:


  • Góp phần cải thiện môi trường sinh thái
  • Nâng cao trình độ của cơ sở hạ tầng nơi đặt dự án
  • Tăng vẻ đẹp cảnh quan, môi trường.....
* Các tác động tiêu cực:

  • Tác động tiêu cực ở giai đoạn xây dựng
  • Tác động tiêu cực ở giai đoạn vận hành dự án
3.2 Trường hợp phải so sánh giữa có và không có dự án (cho dự án cơ sở hạ tầng)

  • Các chỉ tiêu tính toán: Tương tự như ở mục 2.1 và có thêm chỉ tiêu tổng thu, tổng chi và tổng hiệu số thu chi
  • Các khoản chi (hay thiệt hại) của phương án không có dự án được coi là khoản thu (hay lợi ích) của phương án có dự án
  • Ngược lại với các đặc điểm trên, các khoản thu (hay lợi ích) của phương án không có dự án lại được coi là khoản chi (hay thiệt hại) của phương án có dự án
 
Last edited by a moderator:

tuandungcoe

Thành viên mới
Tham gia
20/12/07
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
mặc dù chủ đề này đã đc đưa ra khá lâu nhưng e vẫn xin hỏi Lang du ca 1 vấn đề này:
trong TH tính NFV cho tt vốn k hoàn hảo theo 2 cách như a nói sẽ cho 2 kết quả của NFV khác nhau, mà cụ thể là kq theo cách 1 sẽ lớn hơn rất nhiều so với cách 1.
Vậy, a có thể giúp e giải thích vì sao có sự khác nhau đó k?
thứ 2: có khi nào NFV (cách 1) <=0 <= NFV (cách 2) k?
thứ 3: chúng ta nên dùng cách nào để pt đánh giá dự án?
thanks!
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top