Phân bổ chi phí dự phòng vào giá dự thầu với hợp đồng trọn gói, đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh

DauthauGXD

Phần mềm tốt nhất để đấu thầu, thắng thầu
Tham gia
7/7/07
Bài viết
755
Điểm thành tích
93
Nơi ở
Công ty CP Giá Xây Dựng số 18, Nguyễn Ngọc Nại
Website
giaxaydung.vn
Theo thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp, tại Điều 5. Chi phí xây dựng, chi phí hạng mục chung và chi phí dự phòng:
1. Giá gói thầu phải bao gồm chi phí xây dựng, chi phí hạng mục chung và chi phí dự phòng.
2. Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có).
Việc xác định chi phí dự phòng thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quản lý chi phí xây dựng công trình và đặc thù của gói thầu. Chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất, thời gian, địa điểm thi công của gói thầu và những yếu tố liên quan khác để quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành về quản lý chi phí xây dựng công trình.
3. Đối với hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại.
4. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, khi đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại thì chi phí dự phòng sẽ không được xem xét, đánh giá để so sánh, xếp hạng nhà thầu. Chi phí dự phòng sẽ được chuẩn xác lại trong quá trình thương thảo hợp đồng. Giá trúng thầu và giá hợp đồng phải bao gồm chi phí dự phòng; phần chi phí dự phòng này do chủ đầu tư quản lý và chỉ được sử dụng để thanh toán cho nhà thầu theo quy định trong hợp đồng khi có phát sinh.

Hồ sơ mời thầu phải quy định rõ nội dung và nguyên tắc sử dụng chi phí dự phòng để làm cơ sở cho nhà thầu chào thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng, trong đó phải nêu rõ giá trị cụ thể bằng tiền hoặc tỷ lệ phần trăm (%) các khoản chi phí dự phòng tính trên chi phí xây dựng của gói thầu để nhà thầu chào thầu. Nhà thầu phải chào các khoản chi phí dự phòng theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Câu hỏi 1: Ở mục 3, điều 5 nói trên: Đối với hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu
Ở đây chi phí dự phòng phân bổ vào giá dự thầu hay đơn giá dự thầu? nếu phân bổ vào đơn giá dự thầu có sai không?

DauthauGXD trả lời: Ở mục 3 đã nói rõ "nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu". Việc nhà thầu tính toán đơn giá dự thầu rồi tổng hợp vào Giá dự thầu nhà nước không cấm. Miễn là trong giá dự thầu đã có tính. Bạn xem thêm mẫu bảng tổng hợp giá dự thầu của HSMT (trong TT03) không có dòng chi phí dự phòng riêng. Giá dự thầu là tổng giá trị của các hạng mục ghi trong cột “Mô tả công việc mời thầu”. Lại nữa: trước nay người ta đang quen chấm chi tiết, nhà thầu có thể tùy chiến lược giá thầu mà có thể cần tính dự phòng vào công việc A hay công việc B hay không.

Câu hỏi 2: Ở mục 3: Đối với hợp đồng trọn gói có áp dụng việc "Hồ sơ mời thầu phải quy định rõ nội dung và nguyên tắc sử dụng chi phí dự phòng để làm cơ sở cho nhà thầu chào thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng, trong đó phải nêu rõ giá trị cụ thể bằng tiền hoặc tỷ lệ phần trăm (%) các khoản chi phí dự phòng tính trên chi phí xây dựng của gói thầu để nhà thầu chào thầu. Nhà thầu phải chào các khoản chi phí dự phòng theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu." như ở cuối mục 4 không?

DauthauGXD trả lời: Không. Vì người đọc hiểu đó là nội dung thuộc mục 4. Nếu hiểu sai là do những người viết, thông tư nói riêng cũng như văn bản quy phạm pháp luật nói chung phải được viết rõ ràng - dễ hiểu - đơn nghĩa (luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Trường hợp cẩn thận bạn (Bên mời thầu) có thể thực hiện:
- Làm văn bản hỏi Bộ Kế hoạch đầu tư (đơn vị soạn thảo Thông tư), câu trả lời nhận được nên chia sẻ Public để những ai chưa hiểu rõ và thực hiện
- Ghi thêm vào nguyên tắc là: Đối với hợp đồng trọn gói, chi phí dự phòng là do nhà thầu tính đến các rủi ro có thể xảy ra, 5 ăn 5 thua, nếu xảy ra vượt dự phòng thì nhà thầu chịu, nếu thực tế xảy ra ít hơn dự phòng thì nhà thầu vẫn được thanh toán. Tôi ghi "nôm na" thôi, còn hành văn người lập HSMT phải suy nghĩ mà viết vào.

Câu hỏi 3: Ở mục 3: Đối với hợp đồng trọn gói: Có phải là: Chi phí dự phòng đã phân bổ vào giá dự thầu là nhà thầu được hưởng (lời ăn lỗ chịu), nếu có hoặc không có việc phát sinh, trượt giá,.. Nhà thầu vẫn được hưởng phần chi phí dự phòng này có đúng không?

DauthauGXD trả lời: Đúng. Pháp luật và nhà nước cho phép thế (Chủ đầu tư và Nhà thầu thực hiện như vậy đều không sai).

Câu hỏi 4. Ở mục 3: Đối với hợp đồng trọn gói, chi phí dự phòng phần phát sinh khối lượng có nhất thiết lấy bằng tỷ lệ chi phí dự phòng chung cho cả dự án không ? (VD: Dự án có chi phí dự phòng là 5% thì giá gói thầu lấy 5%). Chi phí dự phòng trong giá gói thầu lấy bằng 0 - 1 - 2 - 3 - 4% có được không (trong khi CPDP của DA =5%)? Nếu được thì cơ sở nào để lấy là 0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5%
Có cơ sở nào tính toán được tỷ lệ % của chi phí dự phòng phần phát sinh khối lượng không?

DauthauGXD trả lời: Không nhất thiết. Chi phí dự phòng chung cho cả dự án cho phép tối đa là 5%, nếu giá gói thầu nhỏ hơn 5% làm tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng cho nhà nước thì tốt quá -> rất khuyến khích.
Chi phí dự phòng trong giá gói thầu lấy bằng 0 - 1 - 2 - 3 - 4% hoàn toàn được. Trên cơ sở: Năng lực, kinh nghiệm của chuyên gia lập giá gói thầu, lập HSMT và điều kiện cụ thể của công trình, gói thầu. Nhà nước (khoán) cho phép ≤5% rất linh hoạt, trao quyền rồi cứ đúng thế là không lo gì, chi >5% mới là không được.

Cơ sở tính toán tỷ lệ % của chi phí dự phòng phần phát sinh khối lượng: Tư vấn hay CĐT lập HSMT phải có năng lực, kinh nghiệm thực sự và có số liệu thống kê từ các gói thầu đã xảy ra trước đó (cái này chắc là hiếm người làm, thường lập xong cái HSMT rồi, thanh lý hợp đồng lấy tiền rồi ít ai theo dõi đến tận khi thực hiện gói thầu xong thì phát sinh khối lượng bao nhiêu % vì việc đó khó khả thi trong điều kiện Việt Nam).

Các bạn thấy hay ủng hộ sử dụng phần mềm Đấu thầu GXD - Dùng là thích, kích là sướng nhé. Ta chung tay để GXD duy trì được đội ngũ chuyên gia giỏi khi bạn hỏi mới giải đáp nhanh khó khăn, khúc mắc được.

P/s: Mời các chuyên gia cứ thảo luận thêm để làm rõ hơn nhé.
 

DauthauGXD

Phần mềm tốt nhất để đấu thầu, thắng thầu
Tham gia
7/7/07
Bài viết
755
Điểm thành tích
93
Nơi ở
Công ty CP Giá Xây Dựng số 18, Nguyễn Ngọc Nại
Website
giaxaydung.vn
Mời các bạn xem video lập giá dự thầu trong phần mềm Đấu thầu GXD (phần mềm duy nhất có cả chức năng giúp CĐT lập Hồ sơ mời thầu - tích hợp luôn cả mẫu HSMT của Thông tư số 03/2015/TT-BXD vào phần mềm luôn)

Đọc bài dài như trên có thể các bạn thấy vẫn khó hiểu. Xem video với các thao tác thực hành theo phong cách đào tạo của GXD JSC bạn sẽ thấy dễ hiểu hơn nhiều:

1. Video trường hợp hợp đồng trọn gói:

2. Video trường hợp hợp đồng theo đơn giá cố định:


3. Hiện hồ sơ mời thầu (chủ đầu tư - tư vấn lập HSMT quá tiện)


Sở hữu phần mềm Đấu thầu GXD làm thầu cho đỡ vất vả, dành được nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè, người thân và cho hưởng thụ cuộc sống.

Phần mềm Đấu thầu GXD - Dùng là thích, Kích là sướng.
 

DauthauGXD

Phần mềm tốt nhất để đấu thầu, thắng thầu
Tham gia
7/7/07
Bài viết
755
Điểm thành tích
93
Nơi ở
Công ty CP Giá Xây Dựng số 18, Nguyễn Ngọc Nại
Website
giaxaydung.vn
Vẫn có người hỏi: Trường hợp ở câu hỏi 3, nếu không có phát sinh khối lượng và trượt giá thì làm sao để lấy được hết tiền? (tức là nhà thầu thanh toán hết được)

DauthauGXD trả lời: Không phải làm sao cả, không cần biết có phát sinh hay trượt giá gì không, cứ khối lượng x đơn giá đã ký mà thanh toán nhé. Trọn gói là như vậy. Có 2 mặt: Rủi ro và Lợi nhuận. Rủi ro thì nhà thầu chịu (tức là có phát sinh hay trượt giá hơn thế Nhà thầu cũng chỉ được từng đó) thì ngược lại Lợi nhuận nhà thầu được hưởng. Luật đã quy định rõ và cho phép làm như vậy, Chủ đầu tư thực hiện đúng vậy không lo có vi phạm gì.
Hơn nữa: Dự phòng đã phân bổ vào từng đơn giá dự thầu và vào giá dự thầu - thương thảo ký hợp đồng trọn gói rồi, lúc thanh toán thì cứ lấy giá đã ký hợp đồng mà thanh toán thôi, chứ bấy giờ tách dự phòng ra chỉ có "thánh chém" mới tách được.

Có thể bạn quan tâm:
- Video 6: Thanh toán phát sinh trong hợp đồng - Quyết toán GXD
- Video 7: Thanh toán phát sinh ngoài hợp đồng - Quyết toán GXD
- Video 5: Tạo phụ lục thanh toán giai đoạn - Quyết toán GXD
 

DauthauGXD

Phần mềm tốt nhất để đấu thầu, thắng thầu
Tham gia
7/7/07
Bài viết
755
Điểm thành tích
93
Nơi ở
Công ty CP Giá Xây Dựng số 18, Nguyễn Ngọc Nại
Website
giaxaydung.vn
Có bạn hỏi DauthauGXD tiếp: Nếu đơn vị chủ đầu tư không chịu đưa 2 thành phần chi phí đó vào trong đơn giá thì sao? Tại một số địa phương cơ quan quản lý nhà nước tách thành 3 gói thầu riêng biệt. Vậy làm như thế nào để thanh toán được 2 chi phí còn lại (chi phí hạng mục chung)?

DauthauGXD trả lời: Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP) và Thông tư của Bộ Kế hoạch đầu tư (thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT) đã hướng dẫn như đã phân tích ở bài #1 và một số đoạn khác nữa trong Thông tư số 03. "Không chịu" đưa vào tức là làm chưa theo hướng dẫn của Nghị định và Thông tư (làm sai). Việc làm sai quy định thì khó bàn tiếp được, cơ quan cấp trên hoặc Thanh tra hoặc KTNN mới xử lý được.

Thanh toán như nào thì Nhà thầu phải thỏa thuận rõ với Chủ đầu tư trong hợp đồng rồi cứ thế thực hiện. Mình thỏa thuận không chuẩn, không nói rõ trong hợp đồng để bảo vệ an toàn lợi ích của mình mà cắm cúi thi công thì lúc thiệt hại là mình ráng chịu :)

Lại có bạn hỏi tiếp: Trong khi lập dự toán cơ quan QLNN vẫn tách chi phí XD riêng và Chi phí dự phòng riêng. Vậy lập giá mời thầu thì phân bổ như nào vậy?

DauthauGXD trả lời:
Việc lập dự toán theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP và Thông tư số 06/2016/TT-BXD hướng dẫn thì vẫn tách chi phí XD, chi phí HMC (trong chi phí khác) và Chi phí dự phòng riêng. Nhưng khi lập Kế hoạch đấu thầu thì phải gộp 3 phần đó lại thành giá gói thầu: Giá gói thầu = Chi phí xây lắp + Chi phí hạng mục chung + Chi phí dự phòng.

Còn nếu lập giá gói thầu mà tách riêng thành 3 khoản (nhiều nơi đang làm) thì cũng khó xử. Hồ sơ chào thầu thì phải làm theo, đáp ứng yêu cầu của Hồ sơ mời thầu. Hồ sơ mời thầu mời chào và đưa ra mẫu thế nào thì Nhà thầu phải chào và đáp ứng đúng mẫu như thế (giống kiểu thầy/cô ra đề thi rồi ra barem để chấm - bạn làm khác barem đi khó chấm bài). Nhưng theo khoản 3 Điều 5 TT03: "Đối với hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại". Thì việc tách ra 3 khoản riêng của cơ quan QLNN có vẻ đã trái quy định này và việc yêu cầu Nhà thầu chào theo mẫu tách ra cũng là yêu cầu hay chỉ dẫn người khác làm chưa đúng quy định.

Có thể bạn quan tâm:
- 7 video về phần mềm thanh quyết toán
- Bonus 4 video thanh quyết toán nữa.
 

DauthauGXD

Phần mềm tốt nhất để đấu thầu, thắng thầu
Tham gia
7/7/07
Bài viết
755
Điểm thành tích
93
Nơi ở
Công ty CP Giá Xây Dựng số 18, Nguyễn Ngọc Nại
Website
giaxaydung.vn
Câu hỏi tiếp: Giả sử chỉ xem xét đến yếu tố về giá để lựa chọn nhà thầu. Nếu nhà thầu A có giá dự thầu thấp hơn của nhà thầu B, nhưng chi phí dự phòng lại cao hơn chi phí dự phòng của nhà thầu B. Hợp đồng trọn gói. Vậy mình sẽ chọn nhà thầu nào? Căn cứ vào văn bản nào ah?

DauthauGXD trả lời: Theo khoản 3 Điều 5 TT03: "Đối với hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại".

Thông tư đã quy định không tách riêng để xem xét, đánh giá rồi, nên yếu tố chi phí dự phòng của A cao hơn B chẳng có ý nghĩa gì ảnh hưởng đến việc chọn nhà thầu nào cả. Đáp ứng về mặt kỹ thuật và các yêu cầu khác rồi, giá dự thầu thấp hơn thì ta ưu tiên chọn :)

Có thể bạn quan tâm:
Video 18 - Hiện hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu - Phần mềm Đấu thầu GXD 2016

phan-mem-Dau-thau-GXD-HSMT.jpg
1 phút giới thiệu: Hiện tại nếu cài bộ Đấu thầu GXD sẽ thấy trên menu ribbon có thêm Báo cáo. Hiện phần báo cáo anh/em mới viết xong cho 1GĐ 1THS, còn 1GĐ 2THS dài quá chưa xong nên chưa đưa ra.

Phần mềm Đấu thầu GXD trang bị cho BMT đến "tận răng" rồi từ Tờ trình phê duyệt HSMT cho đến các báo cáo thẩm định, đánh giá HSDT, QĐ phê duyệt của CĐT... đa số có mẫu trong TT19, TT23, cái nào không có thì sáng tạo ra, chèn thêm sheet => thành ra 1 quy trình luôn. Đảm bảo về món thủ tục, trình tự pháp lý phía CĐT chuẩn không chỉnh được.
 

maiyeu13

Thành viên có triển vọng
Tham gia
25/5/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Vẫn có người hỏi: Trường hợp ở câu hỏi 3, nếu không có phát sinh khối lượng và trượt giá thì làm sao để lấy được hết tiền? (tức là nhà thầu thanh toán hết được)

DauthauGXD trả lời: Không phải làm sao cả, không cần biết có phát sinh hay trượt giá gì không, cứ khối lượng x đơn giá đã ký mà thanh toán nhé. Trọn gói là như vậy. Có 2 mặt: Rủi ro và Lợi nhuận. Rủi ro thì nhà thầu chịu (tức là có phát sinh hay trượt giá hơn thế Nhà thầu cũng chỉ được từng đó) thì ngược lại Lợi nhuận nhà thầu được hưởng. Luật đã quy định rõ và cho phép làm như vậy, Chủ đầu tư thực hiện đúng vậy không lo có vi phạm gì.
Hơn nữa: Dự phòng đã phân bổ vào từng đơn giá dự thầu và vào giá dự thầu - thương thảo ký hợp đồng trọn gói rồi, lúc thanh toán thì cứ lấy giá đã ký hợp đồng mà thanh toán thôi, chứ bấy giờ tách dự phòng ra chỉ có "thánh chém" mới tách được.

Có thể bạn quan tâm:
- Video 6: Thanh toán phát sinh trong hợp đồng - Quyết toán GXD
- Video 7: Thanh toán phát sinh ngoài hợp đồng - Quyết toán GXD
- Video 5: Tạo phụ lục thanh toán giai đoạn - Quyết toán GXD
Chon xin hỏi Phát sinh mà bạn nới ở trên là gì vậy. Ví dụ Tôi là Chủ đầu tư Tôi muốn phát sinh thêm một số công việc A, B, C.. vậy nhà thầu có phải làm những phần việc đó không?
 
Chỉnh sửa cuối:

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Chon xin hỏi Phát sinh mà bạn nới ở trên là gì vậy. Ví dụ Tôi là Chủ đầu tư Tôi muốn phát sinh thêm một số công việc A, B, C.. vậy nhà thầu có phải làm những phần việc đó không?
Hiểu đơn giản thế này thôi bạn nhé.
Phát sinh trong HĐ: tức là trong HĐ ký thi công 10 m3 bê tông nhưng khi thực tế thi công nó phải là 11m3 thì nghiệm thu, thanh toán 11m3 bình thường. Phát sinh như vậy là phát sinh trong HĐ. Loại phát sinh này có trong HĐ theo ĐG cố định và HĐ theo ĐG điều chỉnh. HĐ trọn gói cơ bản không có khái niệm phát sinh trong HĐ vì làm 9m3 hay 11m3 vẫn cứ thanh toán 10m3.
Phát sinh ngoài hợp đồng: ban đầu thiết kế WC bạn tính chỉ cần bồn cầu là đủ, ký HĐ hạng mục WC chỉ có bồn cầu, nhưng sau lại muốn lắp thêm cái tiểu nam nữa. Đó là phát sinh ngoài HĐ. Mà đã ngoài HĐ rồi thì lý thuyết bạn phải thương thảo thêm với nhà thầu để ký thêm PLHĐ, nhà thầu có quyền không làm thêm nếu đơn giá đưa ra không hợp lý, như kiểu phải thuận mua vừa bán ấy chứ không có chuyện nhà thầu bắt buộc "phải làm" thêm những công việc ấy.
 

herozen

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
12/12/09
Bài viết
27
Điểm thành tích
3
Hiểu đơn giản thế này thôi bạn nhé.
Phát sinh trong HĐ: tức là trong HĐ ký thi công 10 m3 bê tông nhưng khi thực tế thi công nó phải là 11m3 thì nghiệm thu, thanh toán 11m3 bình thường. Phát sinh như vậy là phát sinh trong HĐ. Loại phát sinh này có trong HĐ theo ĐG cố định và HĐ theo ĐG điều chỉnh. HĐ trọn gói cơ bản không có khái niệm phát sinh trong HĐ vì làm 9m3 hay 11m3 vẫn cứ thanh toán 10m3.
Phát sinh ngoài hợp đồng: ban đầu thiết kế WC bạn tính chỉ cần bồn cầu là đủ, ký HĐ hạng mục WC chỉ có bồn cầu, nhưng sau lại muốn lắp thêm cái tiểu nam nữa. Đó là phát sinh ngoài HĐ. Mà đã ngoài HĐ rồi thì lý thuyết bạn phải thương thảo thêm với nhà thầu để ký thêm PLHĐ, nhà thầu có quyền không làm thêm nếu đơn giá đưa ra không hợp lý, như kiểu phải thuận mua vừa bán ấy chứ không có chuyện nhà thầu bắt buộc "phải làm" thêm những công việc ấy.
Em thắc mắc theo TT07/BXD về điều chỉnh giá hợp đồng trọn gói có nói là : " Chỉ Điều chỉnh giá hợp đồng đối với những khối lượng công việc bổ sung hợp lý, những khối lượng thay đổi giảm so với phạm vi công việc phải thực hiện theo hợp đồng đã ký và các trường hợp bất khả kháng, cụ thể như sau:

a) Khối lượng công việc bổ sung hợp lý hoặc những khối lượng thay đổi giảm:

- Đối với hợp đồng thi công xây dựng là những khối lượng công việc nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện của thiết kế kèm theo hợp đồng; hoặc những công trình, hạng Mục công trình, công việc không phải thực hiện của thiết kế kèm theo hợp đồng. "

Như vậy khối lượng công việc giảm thì có bị cắt khối lượng thanh toán không vậy a?
 

yeuxaydung6789

Thành viên mới
Tham gia
11/6/16
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
35
Xin chào các anh chị trong Diễn đàn. Em đang gặp một tình huống muốn nhờ anh chị đóng góp ý kiến:
Bên em mới tổ chức mở thầu một gói thầu xây lắp hình thức trọn gói: Tên gói thầu: Xây dựng + chi phí hạng mục chung + chi phí dự phòng + đảm bảo giao thông....
Hồ sơ mời thầu lập theo hướng dẫn Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời thời cũng có ghi chú: Gía dự thầu của nhà thầu phải bao gồm chi phí cho các loại thuế, phí, lệ phí (nếu có) và chi phí dự phòng.
Trong lúc mở thầu sảy ra 1 tình huống: Nhà thầu A có đơn dự thầu với giá dự thầu là X. Tuy nhiên ở phần cuối của đơn dự thầu lại tự ý chèn có thêm dòng " Ghi chú: Gía trị dự thầu trên là giá trị chi phí xây lắp để thi công hoàn thiện công trình và không bao gồm chi phí dự phòng của công trình" .
Các anh chị cho em hỏi nhà thầu A này có lỗi sai hay không và xử lý thế nào ạ! em cảm ơn anh chị!
 

vuminhhoan

Thành viên rất năng động
Tham gia
7/11/10
Bài viết
114
Điểm thành tích
43
Nơi ở
Bên kia sông Đuống
Website
www.facebook.com
Em thắc mắc theo TT07/BXD về điều chỉnh giá hợp đồng trọn gói có nói là : " Chỉ Điều chỉnh giá hợp đồng đối với những khối lượng công việc bổ sung hợp lý, những khối lượng thay đổi giảm so với phạm vi công việc phải thực hiện theo hợp đồng đã ký và các trường hợp bất khả kháng, cụ thể như sau:

a) Khối lượng công việc bổ sung hợp lý hoặc những khối lượng thay đổi giảm:

- Đối với hợp đồng thi công xây dựng là những khối lượng công việc nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện của thiết kế kèm theo hợp đồng; hoặc những công trình, hạng Mục công trình, công việc không phải thực hiện của thiết kế kèm theo hợp đồng. "

Như vậy khối lượng công việc giảm thì có bị cắt khối lượng thanh toán không vậy a?
Theo điều này, có thể hiểu rằng "công việc không phải thực hiện của thiết kế", tức là thiết kế có, nhưng khối lượng giảm do chủ đầu tư yêu cầu không thực hiện thì vẫn cắt giảm bình thường. Tuy nhiên điều này có một phần bất lợi cho nhà thầu, khi khối lượng thống nhất không thực hiện lớn, ảnh hưởng tới lợi nhuận kỳ vọng đặt ra ban đầu.
 

vtv6

Thành viên mới
Tham gia
21/6/16
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
Xin chào các anh chị trong Diễn đàn. Em đang gặp một tình huống muốn nhờ anh chị đóng góp ý kiến:
Bên em mới tổ chức mở thầu một gói thầu xây lắp hình thức trọn gói: Tên gói thầu: Xây dựng + chi phí hạng mục chung + chi phí dự phòng + đảm bảo giao thông....
Hồ sơ mời thầu lập theo hướng dẫn Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời thời cũng có ghi chú: Gía dự thầu của nhà thầu phải bao gồm chi phí cho các loại thuế, phí, lệ phí (nếu có) và chi phí dự phòng.
Trong lúc mở thầu sảy ra 1 tình huống: Nhà thầu A có đơn dự thầu với giá dự thầu là X. Tuy nhiên ở phần cuối của đơn dự thầu lại tự ý chèn có thêm dòng " Ghi chú: Gía trị dự thầu trên là giá trị chi phí xây lắp để thi công hoàn thiện công trình và không bao gồm chi phí dự phòng của công trình" .
Các anh chị cho em hỏi nhà thầu A này có lỗi sai hay không và xử lý thế nào ạ! em cảm ơn anh chị!

Vấn đề là chưa trúng thầu đúng không. Nếu như ban mình gặp hồ sơ này thì sẽ loại luôn

camera quan sat
 

vienvienvien

Thành viên mới
Tham gia
19/11/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Nếu mình lập HSYC cho 1 gói thầu có HĐ trọn gói, giá gói thầu đã bao gồm: CPXD+CPHMK+CPDP, mình yêu cầu trong HSYC là Nhà thầu phải dự thầu riêng các HM: CPXD+CPHMK+CPDP, rồi mới tổng hợp thành giá gói thầu thì có hợp lý với mẫu 04a-TT03/2015/BKH&ĐT ko nhỉ?
 

haytaplammoiviec_gxd

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
19/7/11
Bài viết
49
Điểm thành tích
8
Tuổi
37
Mình có một công trình hợp đồng trọn gói đến nay đã ký hợp đồng và đang thi công, khi dự thầu bên minh có chào phần khối lượng thiếu là 400tr nhưng khi thương thảo HĐ thi các bên có thống nhất là sẽ xem xét khối lượng MTT sau, về phần chi phí dự phòng (khoảng 700tr) bên mình đã phân bổ vào đơn giá dự thầu rồi. Nhưng giờ xếp mình muốn Chủ đầu tư xem xét để phê duyệt cả khối lựợng mời thầu thiếu liệu có được không ạ?
 

Namphung

Thành viên có triển vọng
Tham gia
31/5/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
Mình có một công trình hợp đồng trọn gói đến nay đã ký hợp đồng và đang thi công, khi dự thầu bên minh có chào phần khối lượng thiếu là 400tr nhưng khi thương thảo HĐ thi các bên có thống nhất là sẽ xem xét khối lượng MTT sau, về phần chi phí dự phòng (khoảng 700tr) bên mình đã phân bổ vào đơn giá dự thầu rồi. Nhưng giờ xếp mình muốn Chủ đầu tư xem xét để phê duyệt cả khối lựợng mời thầu thiếu liệu có được không ạ?
chào bạn, trường hợp bạn hỏi không rõ, phần khối lượng thiếu đó trong quá trình chuẩn bị HSDT công ty bạn có phát hiện ra không? và có văn bản hỏi bên mời thầu về phần khối lượng sai khác không? có được bên mời thầu trả lời bằng văn bản để chuẩn bị HSDT không? nếu không có (đây là hợp đồng trọn gói) trong HSMT se không quy định biểu mẫu cho phần chào cho KL sai khác, phần KL thiếu giá trị 400tr đó sẽ không được phê duyệt.
 

yeuxaydung6789

Thành viên mới
Tham gia
11/6/16
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
35
Vấn đề là chưa trúng thầu đúng không. Nếu như ban mình gặp hồ sơ này thì sẽ loại luôn

camera quan sat
Cảm ơn anh đã đóng góp ý kiến! Nhưng quá trình chấm thầu để loại được hồ sơ của nhà thầu cần căn cứ đưa ra lỗi rõ ràng. Tình huống này còn đang khúc mắc nên rất cần anh em cho căn cứ hoặc nơi cơ quan để hỏi ý kiến mới đưa ra lỗi loại hồ sơ. Xin cảm ơn anh chị.
 

tranlamcd

Thành viên mới
Tham gia
16/11/11
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Theo mục b, điều 62, Luật đấu thầu số 43/2013 có ghi:

b) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Nhưng không nói đến chi phí dự phòng phát sinh. Chủ đầu tư căn cứ vào đây để cắt chi phí dự phòng phát sinh ra khỏi giá gói thầu.
Mọi người cho mình hỏi: Làm như vậy có cơ sở không???
Thân!!!
 

mylovethnn

Thành viên mới
Tham gia
13/9/13
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
35
Mình có trường hợp sau xin các bạn gải đáp giúp: Bên Mời thầu ra giá gói thầu bao gồm: XL+HMC+DP. Nhưng khi dự thầu Nhà thầu chỉ dự giá gói thầu là XL+HMC. Như vậy có được xét đánh giá không và nếu như vậy phần DP có được sử dụng khi phát sinh khối lượng không?
 

Jetli

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
27/3/14
Bài viết
42
Điểm thành tích
8
Mình có trường hợp sau xin các bạn gải đáp giúp: Bên Mời thầu ra giá gói thầu bao gồm: XL+HMC+DP. Nhưng khi dự thầu Nhà thầu chỉ dự giá gói thầu là XL+HMC. Như vậy có được xét đánh giá không và nếu như vậy phần DP có được sử dụng khi phát sinh khối lượng không?
Trường hợp bạn hỏi chưa rõ ràng lắm, tuy nhiên mình cũng có mấy ý kiến như sau (đối chiếu với các văn bản hiện hành như đã nêu nhiều ở trên):
1. Như GXD đã nói chi phí dự phòng trong giá gói thầu có thể 0%-5% (yếu tố cạnh tranh giữa các nhà thầu khi chào giá). Nên khi chào 0% thì vẫn đánh giá bình thường (thậm chí khả năng trúng thầu còn cao).
2. Dự phòng có được dùng khi ps khối lượng?
a. Nếu ps khối lượng trong phạm vi hợp đồng đã ký kết thì không được dùng.
b. Ngoài phạm vi hợp đồng thì hai bên thỏa thuận sau đó lập dự toán bs, phê duyệt và ký phục lục hợp đồng (dùng dp bình thường).
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top