Phân biệt dự toán và tổng dự toán, Tổng mức đầu tư

datnv89

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
9/6/10
Bài viết
26
Điểm thành tích
8
Tuổi
34
chào các bác, các bác phân biệt giúp em khái niệm dự toán và tổng dự toán với.
Theo các bác thì cái tổng mức đầu tư tại sao lại lớn hơn dự toán, em chỉ biết là về thành phần thì TMĐT nhiều hơn dự toán ở cái giải phóng MB ngoài ra em không biết lý do nào nữa, các bác giúp em với thanks!
 
Last edited by a moderator:
L

levinhxd

Guest
Mình giải thích cho bạn ở khía cạnh tiếp cận thực tế nhất nhé, còn về khái niệm thì bạn vào NĐ 112/2009 và Thông tư 04/2010/TT-BXD:
- Khi có 1 công trình hay 1 hạng mục công trình: Dự toán
- Khi công trình, hay dự án đó phân ra nhiều hạng mục: nhiều Dự toán và phải có 1 khái niệm Tổng dự toán
- Tổng mức đầu tư thì Gồm Tổng Chi phí dự toán + CHi phí đền bù GPMB Tái định cư + Một số CP khác chưa tính trong Tổng DT (nếu có)
Vậy có thể hiểu đơn sơ, Khái niệm tổng dự toán phải dùng đến khi có nhiều hạng mục, nhiều công trình khác nhau trong 1 dự án (Như là Tổng công ty vậy :)!
 
L

levinhxd

Guest
Thêm một chút ý kiến: Nếu bạn đọc kỹ các nội dung của Dự toán công trình (Điều 6- Mục 2- TT04/2010), sẽ thấy ở mục 3.4 và 3.5 nói về chi phí tư vấn và chi phí Quản lý dự án sẽ có câu sau:

Thông tư 04/2010 - Chi phí Tư vấn trong Dự toán nói:
Đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của dự toán công trình không bao gồm: chi phí lập báo cáo đầu tư, chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án; chi phí tư vấn quản lý dự án.

Thông tư 04/2010 - Chi phí khác trong Dự toán nói:
Đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phí khác của dự toán công trình không bao gồm: chi phí rà phá bom mìn, vật nổ, chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được), các khoản phí và lệ phí
Không được tính vào Dự toán thì phải được tính trong Tổng mức đầu tư, như vậy đó là 1 lý do Tổng mức đầu tư lớn hơn Tổng dự toán rồi, đúng không ạ? Còn nếu có thêm CP đền bù GPMB và tái định cư thì tất nhiên là TMĐT phải lớn hơn rồi!

Còn về khái niệm Tổng dự toán bạn có thể đọc thêm ở Khoản 4- Điều 6- Mục 2 như đã nói ở trên nhé:

Thông tư 04/2010 - Khoản 4- Điều 6 nói:
Đối với dự án có nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý chi phí. Tổng dự toán của dự án được xác định bằng cách cộng các dự toán chi phí của các công trình và các chi phí có liên quan thuộc dự án.
 

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
- Bài viết của Levinhxd đã phân tích rất kỹ, có cả dẫn chứng thực tế và lý thuyết. Mình nghĩ chắc các bạn đọc là hiểu và phân biệt được ngay.
- Trong những công trình lớn ví dụ công trình thuỷ điện có rất nhiều hạng mục công trình. Mỗi hạng mục công trình có thể ví như một công trình độc lập. Trong đó các thành phần chi phí như (Cpxd, Cptb, Cptv ...) lại có thể lập thành các dự toán riêng nữa.
 

huong bom

Thành viên có triển vọng
Tham gia
12/4/10
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
Em thấy các bác giải thích rất chi tiết. Theo em thì ta cứ hình dung đơn giản thế này thôi. Theo khái niệm thì tổng mức đầu tư là chi phí lớn nhất có thể bỏ ra để thực hiện công trình rồi (ở NĐ 12/2009/NĐ-CP), cho nên, các bác muốn làm gì, tính gì thì đừng có vượt qua cái tổng mức đầu tư ấy. Còn dự toán, hiểu cách đơn giản là mình dự tính chi tiết các chi phí và công việc để thực hiện công trình, không vượt qua được tổng mức đầu tư đã được phê duyệt đâu.
Vậy là, tổng mức đầu tư là lớn nhất rồi.
Em nghĩ vậy. Có gì các bác chỉ giáo cho em nhé!
 
Last edited by a moderator:

datnv89

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
9/6/10
Bài viết
26
Điểm thành tích
8
Tuổi
34
bác trả lời hay quá, đọc hiểu liền. bác cho em hỏi thêm 1 câu nữa nhé: em băn khoăn không biết rằng tổng mức đầu tư nó được xác định trên thiết kế cơ sở còn dự toán được lập theo TKKT hoặc TKBVTC, vậy khối lượng theo TKCS liệu có lớn hơn là theo TKCS hoặc TKBVTC, liệu đây có phải là 1 lý do khác nữa khiếm TMĐT lớn hơn dự toán không ạ. cảm ơn bác nhiều lắm!
 

hiendinh

Thành viên năng động
Tham gia
22/2/09
Bài viết
55
Điểm thành tích
8
Website
vn.360plus.yahoo.com
bác trả lời hay quá, đọc hiểu liền. bác cho em hỏi thêm 1 câu nữa nhé: em băn khoăn không biết rằng tổng mức đầu tư nó được xác định trên thiết kế cơ sở còn dự toán được lập theo TKKT hoặc TKBVTC, vậy khối lượng theo TKCS liệu có lớn hơn là theo TKCS hoặc TKBVTC, liệu đây có phải là 1 lý do khác nữa khiếm TMĐT lớn hơn dự toán không ạ. cảm ơn bác nhiều lắm!
Tôi nghĩ là không vì theo điểm b, Điều 16 Nghị định [FONT=&quot]12[/FONT][FONT=&quot]/2009/NĐ-CP:
[/FONT]
b) Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công;
 

vip1490

Thành viên mới
Tham gia
15/1/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
anh levvinhxd ơi cho em hỏi trong file excel của định mức 24 1776 năm 2007 ở phần đơn giá nhân công và giá ca máy, cột "thành tiền" theo em hiểu là lấy "định mức"X "đơn giá". Vậy bây giờ em muốn tra giá nhân công, ca máy thì lấy theo cột thành tiền phải không? và đơn vị tính là như thế nào. Em đang làm đồ án tốt nghiệp rất mong anh trả lời nhanh. Em cảm ơn anh nhiều.
 

datnv89

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
9/6/10
Bài viết
26
Điểm thành tích
8
Tuổi
34
[Tôi nghĩ là không vì theo điểm b, Điều 16 Nghị định 12/2009/NĐ-CP:]
bác cho em hỏi ý của câu này có phải là các bước thiết kế sau nó chỉ hơn các bước thiết kế trước ở chỗ nó thể hiện các thông số chi tiết hơn thôi ah, em thực sự chưa hiểu cái điều 16 ấy có liên quan j đến cái khối lượng?
 
Last edited by a moderator:

lethu89

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
25/3/11
Bài viết
19
Điểm thành tích
3
Tuổi
34
em có một thắc mắc liên quanddeesnd dự toán và tổng mức đầu tư mong được giải đáp: dự toán không được vượt tổng mức đầu tư, vì vậy em nghĩ các thành phần chi phí trong dự toán sẽ không được vượt chi phí của các thành phần đó trong TMĐT ví dụ: chi phí xây dựng trong dự toán không được vượt chi phí xây dựng trong tổng mức đầu tư. nhưng em không tìm ra lý do nào để chứng minh được rằng chi phí xây dựng trong dự toán lại chỏ hơn trong TMĐT. các bác giải đáp giúp em với. chứ em thấy các bác bàn luận là DT<TMĐT là do TMĐT có GPMB hay cso thêm các khoản chi phí như qui định của điều 6 TT04 thì không hợp lý cho lắm.
mong được giứp đỡ!
 

lethu89

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
25/3/11
Bài viết
19
Điểm thành tích
3
Tuổi
34
các bác ah. em nghĩ ra cái ý này không biết có đúng không, có khi nào cái tổng mức đầu tư ấy là cái lớn nhất rồi, nên khi lập dự toán mà chi phí xây dựng trong dự toán mà lớn hơn trong tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư yêu cầ thiết kế lại cho đến khi nào nó nhỏ hơn thì thôi. không biết có phải vậy không nữa. mong các anh chị cho ý kiến.
 

duytoank14

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
16/10/09
Bài viết
29
Điểm thành tích
8
Tuổi
37
Theo mình thì giá trị TMĐT thực hiện dự án là cơ sở để nhà nước cấp vốn, giải ngân.TDT>TMĐT thì chủ đầu tư lấy đâu ra tiền mà thanh quyết toán.Còn so sánh thì hơi khập khiễng.1 cái làm ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư tính chính xác chưa cao, 1 cái thực hiện giai đoạn đầu tư đã có bản vẽ KTTC chi tiết nên chính xác cao.Mặt khác thông thường hay tính TMĐT cao lên, dự phòng phí cũng cao hơn nên thông thường bao h TMĐT>TDT
 

dakio

Thành viên mới
Tham gia
24/5/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Chào các anh chị. Theo như các anh nói ở trên thì Tổng dự toán là tổng của các dự toán nhỏ cộng lại, vậy thì sau khi có tổng mức đầu tư thì chúng ta phải đi vào thiết kế và lập dự toán chi tiết tưng hạng mục một, rồi sau đó dựa vào dự toán của các hạng mục nhỏ đã được phê duyệt ta tổng hợp lại ra một cái Tổng dự toán, miễn sao cái tổng dự toán không lớn hơn cái Tổng mức đầu tư là được. Vậy thì TMĐT có trước rồi tới dự toán chi tiêt cuối cùng là Tổng dự toán đúng không ạ. Nhưng có 1 số người lại nói rằng TMĐT (trong Báo cáo tiền khả thi) có trước, sau đó khi có giấy chứng nhận đầu tư thì ta lập Thiết kế cơ sở, dựa trên TKCS ta có thể tính được Tổng dự toán, sau đó mới đi vào thiết kế và lập dự toán chi tiết từng hạng mục. Như vậy TMĐT -> Tổng dự toán -> Dự toán. Vậy như thế nào mới đúng. Mong các anh các chị có kinh nghiệm giúp đỡ thắc mắc này dùm em với ạ.
 

thanh_nhoc

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
7/10/08
Bài viết
148
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Chào các anh chị. Theo như các anh nói ở trên thì Tổng dự toán là tổng của các dự toán nhỏ cộng lại, vậy thì sau khi có tổng mức đầu tư thì chúng ta phải đi vào thiết kế và lập dự toán chi tiết tưng hạng mục một, rồi sau đó dựa vào dự toán của các hạng mục nhỏ đã được phê duyệt ta tổng hợp lại ra một cái Tổng dự toán, miễn sao cái tổng dự toán không lớn hơn cái Tổng mức đầu tư là được. Vậy thì TMĐT có trước rồi tới dự toán chi tiêt cuối cùng là Tổng dự toán đúng không ạ. Nhưng có 1 số người lại nói rằng TMĐT (trong Báo cáo tiền khả thi) có trước, sau đó khi có giấy chứng nhận đầu tư thì ta lập Thiết kế cơ sở, dựa trên TKCS ta có thể tính được Tổng dự toán, sau đó mới đi vào thiết kế và lập dự toán chi tiết từng hạng mục. Như vậy TMĐT -> Tổng dự toán -> Dự toán. Vậy như thế nào mới đúng. Mong các anh các chị có kinh nghiệm giúp đỡ thắc mắc này dùm em với ạ.
Đúng rồi đó bạn ah! Thường thì TMDT chúng ta xác định ở bước lập dự án (thuyết minh dự án, thiết kế cơ sở) tùy thuộc vào kiểu thiết kế ma ta chia ra là 2 bước (thiết kế cở sở+ thiết kế bản vẽ thi công) và thiết kế 3 bước (thiết kế cở sở+ thiết kế kỹ thuật+ thiết kế bản vẽ thi công)..
Nhưng nếu làm theo 1 bài toán thuận như vậy thì cũng khá khó khăn cho những bước tiếp theo (vì nếu lúc lập dự án và việc khái toán không chính xác sẽ ảnh hưởng đến các bước tiếp theo nhất là lúc phải bóp kích thước lại để không vượt tổng mức). Bây giờ thường thì làm theo bài toán ngược.. Thiết kế rùi->lập dự toán->TMDT (cách này thuận tiện hơn và đỡ phải điều chỉnh nhiều)...
Theo nguyên lý chung thì TMDT>=TDT (phê duyệt) >= giá trị quyết toán phê duyệt!
 

BUILD_Hiep

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
24/2/10
Bài viết
32
Điểm thành tích
8
Tuổi
54
Theo tôi nghĩ, do tổng mức đầu tư được xây dựng trên cở sở suất đầu tư và chỉ số trượt giá, thông thường các suất đầu tư vẫn tính cao hơn mặt bằng giá hiện hành, do có kể đến trượt giá, cho nên tất nhiên phải cao hơn khi lập dự toán chi tiết ở giai đoạn TKKT. Ngoài ra TMĐT lập theo bản vẽ TKCS, khối lượng và phương án thi công chưa tính đủ so với thực tế, nên người lập tổng mức phải tính đến khả năng thiếu vốn, do vậy họ phải tính dôi dư hơn.
 

DManh904

Thành viên có triển vọng
Tham gia
15/11/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
3
Thêm một chút ý kiến: Nếu bạn đọc kỹ các nội dung của Dự toán công trình (Điều 6- Mục 2- TT04/2010), sẽ thấy ở mục 3.4 và 3.5 nói về chi phí tư vấn và chi phí Quản lý dự án sẽ có câu sau:




Không được tính vào Dự toán thì phải được tính trong Tổng mức đầu tư, như vậy đó là 1 lý do Tổng mức đầu tư lớn hơn Tổng dự toán rồi, đúng không ạ? Còn nếu có thêm CP đền bù GPMB và tái định cư thì tất nhiên là TMĐT phải lớn hơn rồi!

Còn về khái niệm Tổng dự toán bạn có thể đọc thêm ở Khoản 4- Điều 6- Mục 2 như đã nói ở trên nhé:
Chào anh! Tôi thấy anh phân tích rất đúng! Tuy nhiên, tôi muốn hỏi thêm anh khái niệm Tổng dự toán theo Khoản 4, Điều 6, Thông tư 04/2010 như vậy có bao gồm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng không.
 

pct2006

Thành viên mới
Tham gia
21/7/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Tuổi
44
Trường hợp tổng dự toán được duyệt quá nhỏ (<30% chẳng hạn) so với TMĐT được duyệt thì chuyện gì xảy ra, giải quyết ra sao?
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.562
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Trường hợp tổng dự toán được duyệt quá nhỏ (<30% chẳng hạn) so với TMĐT được duyệt thì chuyện gì xảy ra, giải quyết ra sao?
Hiện tại chỉ có Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng nhưng không có quy định về việc lập tổng dự toán nhỏ hơn nhiều so với TMĐT.
Tổng dự toán được lập trên cơ sở Thiết kế kỹ thuật, TMĐT lập ở giai đoạn lập dự án (lập BCKTKT) trên cơ sở Thiết kế cơ sở. Tổng dự toán lập sau khi đã có TMĐT được duyệt, cho nên TDT nhỏ hơn TMĐT là phù hợp, thuận lợi cho thực hiện dự án. Tuy nhiên, nguồn lực không có nhiều, lại phải có kế hoạch cho nhiều công việc, dự án khác (đặc biệt là với vốn ngân sách), nên không thể lập thoải mái TMĐT ra càng lớn, càng tốt để phê duyệt được mà phải lập có phương pháp và căn cứ (hiện tại là theo NĐ 112/2009/NĐ-CP và Thông tư số 04/2010/TT-BXD) và trải qua quá trình thẩm tra, thẩm định, xem xét trước khi phê duyệt. Theo các tài liệu giáo trình tôi biết thì giá trị TMĐT và tổng dự toán chỉ cho phép lệch nhau ±20%. Nếu lệch nhau tới 30% thì cần xem xét phê bình, khiển trách Tư vấn lập và Tư vấn thẩm tra TMĐT (hoặc những người thẩm định TMĐT).

Mời các chuyên gia cho thêm cao kiến nhé.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Chào anh! Tôi thấy anh phân tích rất đúng! Tuy nhiên, tôi muốn hỏi thêm anh khái niệm Tổng dự toán theo Khoản 4, Điều 6, Thông tư 04/2010 như vậy có bao gồm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng không.
Tổng dự toán hay dự toán đều không bao gồm chi phí GPMB, lãi vay và 1 số chi phí khác. Chỉ trừ trường hợp đó là công trình lập BCKTKT
 
Last edited by a moderator:

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Hiện tại chỉ có Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng nhưng không có quy định về việc lập tổng dự toán nhỏ hơn nhiều so với TMĐT.
Tổng dự toán được lập trên cơ sở Thiết kế kỹ thuật, TMĐT lập ở giai đoạn lập dự án (lập BCKTKT) trên cơ sở Thiết kế cơ sở. Tổng dự toán lập sau khi đã có TMĐT được duyệt, cho nên TDT nhỏ hơn TMĐT là phù hợp, thuận lợi cho thực hiện dự án. Tuy nhiên, nguồn lực không có nhiều, lại phải có kế hoạch cho nhiều công việc, dự án khác (đặc biệt là với vốn ngân sách), nên không thể lập thoải mái TMĐT ra càng lớn, càng tốt để phê duyệt được mà phải lập có phương pháp và căn cứ (hiện tại là theo NĐ 112/2009/NĐ-CP và Thông tư số 04/2010/TT-BXD) và trải qua quá trình thẩm tra, thẩm định, xem xét trước khi phê duyệt. Theo các tài liệu giáo trình tôi biết thì giá trị TMĐT và tổng dự toán chỉ cho phép lệch nhau ±20%. Nếu lệch nhau tới 30% thì cần xem xét phê bình, khiển trách Tư vấn lập và Tư vấn thẩm tra TMĐT (hoặc những người thẩm định TMĐT).

Mời các chuyên gia cho thêm cao kiến nhé.
Tổng dự toán nhỏ hơn TMĐT 30% là bình thường. THeo số liệu em đã từng khảo sát trong đề tài tốt nghiệp, các dự án giao thông trong khu nội đô Hà Nội thì dự toán thường <30%, cá biệt như nút Voi phục - Cầu Giấy, Xã đàn dự toán chỉ chiếm khoảng 10% TMĐT, còn lại là giải phóng mặt bằng.
Các dự án hạ tầng ngoại thành có xen đất ở thì trung bình là 30~70% TMĐT.
Các dự án chỉ giải phóng đất nông nghiệp thì dự toán công trình thường trên 70% TMĐT.
Kết luận: sai số cho phép về việc lập dự toán (nếu có) như anh nói chỉ là sai số cho chính công việc lập dự toán
 
Last edited by a moderator:

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top