Phân loại, phân cấp công trình

K

Khanh_imc

Guest
Tại điều 4, 5 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP quy định về phân loại và phân cấp công trình, bao gồm:

- Loại công trình: Công trình dân dụng; công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình thủy lợi và công trình hạ tầng kỹ thuật (5 loại công trình)

- Cấp công trình: cấp đặc biệt, cấp I, II, III và cấp IV (5 cấp công trình).

Câu hỏi đặt ra là: Tác dụng của phân loại, phân cấp công trình là gì? Tại sao lại phải phân loại, phân cấp công trình?

Mong các bạn cho ý kiến về vấn đề này nhé.
 
Last edited by a moderator:
A

archvanhuong

Guest
Tại điều 4, 5 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP quy định về phân loại và phân cấp công trình, bao gồm:

- Loại công trình: Công trình dân dụng; công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình thủy lợi và công trình hạ tầng kỹ thuật (5 loại công trình)

- Cấp công trình: cấp đặc biệt, cấp I, II, III và cấp IV (5 cấp công trình).

Câu hỏi đặt ra là: Tác dụng của phân loại, phân cấp công trình là gì? Tại sao lại phải phân loại, phân cấp công trình?

Mong các bạn cho ý kiến về vấn đề này nhé.

Mình nghĩ trong nghị định đã nêu quá rõ rồi :D:
Theo điều 5 Nghị định 209/2004/NĐ-CP
Điều 5. Phân cấp công trình xây dựng

1. Các loại công trình xây dựng được phân theo cấp tại Phụ lục 1 của Nghị định này. Cấp công trình là cơ sở để xếp hạng và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; xác định số bước thiết kế, thời hạn bảo hành công trình xây dựng.

2. Khi cấp của công trình xây dựng được quy định theo nhiều tiêu chí khác nhau thì cấp của công trình được xác định theo tiêu chí của cấp cao nhất.


Bạn xem thêm chủ đề này ở đây nhé
http://www.giaxaydung.vn/diendan/qu...han-loai-va-phan-cap-cong-trinh-xay-dung.html
 
T

td.bitexco

Guest
Tại điều 4, 5 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP quy định về phân loại và phân cấp công trình, bao gồm:

- Loại công trình: Công trình dân dụng; công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình thủy lợi và công trình hạ tầng kỹ thuật (5 loại công trình)

- Cấp công trình: cấp đặc biệt, cấp I, II, III và cấp IV (5 cấp công trình).

Câu hỏi đặt ra là: Tác dụng của phân loại, phân cấp công trình là gì? Tại sao lại phải phân loại, phân cấp công trình?

Mong các bạn cho ý kiến về vấn đề này nhé.

Điều đầu tiên là phân loại công trình là để phục vụ cho việc "đặt tên công trình" trong các dự án có công trình đó hoặc liên quan đến công trình đó. Khi gọi tên công trình này người ta có thê nôm na hiểu được nó là cái gì và hình dung nó như thế nào (công trình nhà làm việc của cơ quan X thì không ai hình dung đó là hồ thủy lợi hay con đê ven sông...).

Chi tiết hơn là phân loại công trình để gắn với nó là các công tác liên quan trong quá trình triển khai xây dựng công trình (ví dụ: như theo định mức tại văn bản 1751/BXD-VP quy định Định mức chi phí lập dự án cần phải biết đó là loại công trình nào để áp dụng mức chi phí tương ứng: Công trình dân dụng; công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình thủy lợi và công trình hạ tầng kỹ thuật).

Tương tự như vậy phân cấp công trình để căn cứ vào đó tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, tuổi thọ, công tác quản lý, phân cấp phê duyệt, tính toán các số liệu cụ thể liên quan đến công tác thiết kế (ví dụ định mức thiết kế công trình phải căn cứ trên cấp công trình).

Tóm lại là việc phân cấp, phân loại công trình nhằm phục vụ công tác quản lý, triển khai liên quan đến việc Đầu tư, xây dựng, nâng cấp, tu tạo, bảo trì các công trình và là cơ sở để phân cấp thẩm quyền phê duyệt, quản lý các công trình theo tiêu chí phân loại...

Mục đích chắc chắn còn nhiều nhưng phạm vi bài viết không thể liệt kê hết, các bạn khác góp ý thêm.
 
Last edited by a moderator:
L

lestrong

Guest
Tại điều 4, 5 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP quy định về phân loại và phân cấp công trình, bao gồm:

- Loại công trình: Công trình dân dụng; công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình thủy lợi và công trình hạ tầng kỹ thuật (5 loại công trình)

- Cấp công trình: cấp đặc biệt, cấp I, II, III và cấp IV (5 cấp công trình).

Câu hỏi đặt ra là: Tác dụng của phân loại, phân cấp công trình là gì? Tại sao lại phải phân loại, phân cấp công trình?

Mong các bạn cho ý kiến về vấn đề này nhé.

Mình có ý kiến thế này:
1. Phân loại công trình: Có 1 điểm chung của các loại công trình đó là gắn với "xây dựng", nhưng trong xây dựng lại có các đặc thù riêng, công năng riêng, vì như xây dựng dân dụng thì chỉ chuyên về dân dụng, giao thông thì chỉ chuyên về giao thông,...Hơn nữa, đối với từng loại xây dựng công trình đề có cách tính chi phí đặc thù riêng tương ứng với loại công trình ấy. Vì vậy việc phân loại là cần thiết.
Tác dụng của phân loại công trình:
- Nhận biết loại công trình xây dựng theo tên;
- Tác dụng phân loại để tính toán chi phí.

2. Phân cấp công trình:
Cấp công trình nếu theo Nghị định 209/NĐ-CP thì đấy là cấp "quản lý", nó khác với cấp hạng "kỹ thuật", theo Nghị định 209, có 5 cấp công trình ứng với từng loại công trình.
Tác dụng của phân cấp "quản lý" công trình: Vì đây là cấp "quản lý" nên tác dụng hàng đầu là dùng để quản lý công trình xây dựng.
- Hầu hết các Văn bản pháp luật liên quan đến xây dựng đều gắn với từng cấp công trình để quản lý, vì dụ Nghị định 12/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình phần yêu cầu về năng lực của tổ chức, cá nhân hành nghề trong hoạt động xây dựng.
Theo Nghị định 209 thì ngoài tác dụng làm cơ sở để xếp hạng và lựa chọn nhà thầu, cấp công trình còn có tác dụng xác định số bước thiết kế, thời gian bảo hành công trình.

Trên đây là ý kiến của mình, mời mọi người cùng thảo luận chủ đề này với bạn Khanh_imc.
 
C

chuotdong

Guest
Có dự án vừa có Phần Xây dựng dân dụng vừa có Phần Hạ tầng kỹ thuật thì dự án đó thuộc loại nào nhỉ ?!
 
C

chuotdong

Guest
Chào bạn, khi phê duyệt dự án đầu tư thì phần cấp công trình sẽ được ghi rõ: Hạng mục loại nào, thuộc cấp mấy. Vì vậy, bạn căn cứ vào dự án đầu tư đã được phê duyệt để xem nhé.
Nhân tiện có tình huống cụ thể nhờ các bạn xem xét:
Có một dự án tổng mức đầu tư dự kiến là 13 tỷ (nên CDT sẽ yêu cầu lập Báo cáo KTKT), trong đó có 5 tỷ để đầu tư xây dựng nhà cửa (như vậy phần này thuộc Xây dựng dân dụng) và khoảng 5 tỷ là đầu tư kéo điện lưới và cấp thoát nước (Hạ tầng kỹ thuật), vậy theo bạn khi tính chi phí Tư vấn lập Báo cáo KTKT sẽ tra theo Hạ tầng kỹ thuật hay XD dân dụng hay nửa nọ nửa kia.
Để quản lý thì "dự án" này sẽ thuộc loại công trình gì ?
 

chanhktxd

Thành viên mới
Tham gia
11/5/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Theo mình thì lập BCKTKT nó giống như lập dự án.mình phải chia ra các loại công trình riêng biệt để tra hệ số.ko thể lấy chung được.
có gì thì liên lạc vào mail: chanhktxd@yahoo.com.vn để trao đổi
 

xquang

Thành viên mới
Tham gia
23/1/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Xin hỏi các bác nội dung quan trọng này: phân cấp đường đô thị thì cắn cứ QCVN 03:2009 là OK rồi, phân cấp dựa vào lưu lượng xe là chủ yếu. Còn đối với đường ô tô ngoài đô thị thì sao.? Có phải hiểu cấp đường từ đặc biệt, I...VI là cấp công trình không?
 
Last edited by a moderator:

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
Xin hỏi các bác nội dung quan trọng này: phân cấp đường đô thị thì cắn cứ QCVN 03:2009 là OK rồi, phân cấp dựa vào lưu lượng xe là chủ yếu. Còn đối với đường ô tô ngoài đô thị thì sao.? Có phải hiểu cấp đường từ đặc biệt, I...VI là cấp công trình không?

Vì chưa có hướng dẫn của BXD về phân cấp công trình giao thông nên bảng phân cấp công trình GT của ND9209 vẫn còn hiệu lực, áp dụng cái này
 

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
Nhân tiện có tình huống cụ thể nhờ các bạn xem xét:
Có một dự án tổng mức đầu tư dự kiến là 13 tỷ (nên CDT sẽ yêu cầu lập Báo cáo KTKT), trong đó có 5 tỷ để đầu tư xây dựng nhà cửa (như vậy phần này thuộc Xây dựng dân dụng) và khoảng 5 tỷ là đầu tư kéo điện lưới và cấp thoát nước (Hạ tầng kỹ thuật), vậy theo bạn khi tính chi phí Tư vấn lập Báo cáo KTKT sẽ tra theo Hạ tầng kỹ thuật hay XD dân dụng hay nửa nọ nửa kia.
Để quản lý thì "dự án" này sẽ thuộc loại công trình gì ?

Vậy thì xét đến mục đích cuối cùng của dự án này là gì: Là xây dựng hạ tầng kỹ thuật hay là xây dựng nhà cửa, theo tôi thì vẫn là công trình xây dựng dân dụng
 

coxanh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
9/8/12
Bài viết
8
Điểm thành tích
3
QĐ 957/2009-BXD Phần hướng dẫn áp dụng định mức chi phí QLDA
 
Last edited by a moderator:

kiennghe

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
3/3/08
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Tuổi
42
Phân cấp kiểu này thì theo 209 hay TT33 nhỉ vì 2 cái này không giống nhau. TT 33 ra sau nhung lại không thay thế hay bổ sung cho NĐ 209, mà mình thấy áp dụng theo 209 khá chính xác và bao quát hơn TT 33.
 

NamTVDS

Thành viên năng động
Tham gia
15/10/09
Bài viết
72
Điểm thành tích
33
Nơi ở
Hà Nội
Về phân cấp công trình xây dựng

"Gửi bởi kiennghe"
Phân cấp kiểu này thì theo 209 hay TT33 nhỉ vì 2 cái này không giống nhau. TT 33 ra sau nhung lại không thay thế hay bổ sung cho NĐ 209, mà mình thấy áp dụng theo 209 khá chính xác và bao quát hơn TT 33.




Mình trao đổi cùng các bạn như sau:
- Hiện nay về phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị được quy định hiện hành tại Thông tư 12/2012/TT-BXD (TT12 thay thế TT33).

- Nghị định 15/2013/NĐ-CP có hiệu lực sẽ thay thế NĐ209 (Phân cấp công trình tại Phụ lục 1 NĐ209 sẽ không còn giá trị). Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Nghị định 15, Bộ Xây dựng đang chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan biên soạn TT hướng dẫn về phân cấp công trình xây dựng.
Trên đây là một số thông tin để các bạn tham khảo phục vụ công việc mình.
Vũ Thành Nam
Đơn vị công tác: Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng
Mobile: 099.668.99.88 - 01289.859.869


 
Chỉnh sửa cuối:

thaycung

Thành viên có triển vọng
Tham gia
27/1/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
3
Có ai thông thạo chuyên ngành giao thông, cho tôi hỏi về phân cấp công trình giao thông:

- Theo Quyết định 315/QĐ-BGTVT, có qui định: Đường giao thông nông thôn có 4 cấp: AH, A, B, C. Trong đó AH là cấp cao hơn cả trong thông tư còn ghi rõ là tương đương với đường cấp VI (TCVN 4054:2005 Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế).
- Theo Thông tư số: 10/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP, thì lại qui định đường nông thôn có loại A (tương đương công trình cấp III), loại B (tương đương công trình cấp III).
- Theo tiêu chuẩn TCVN 4054 - 2005: đường giao thông nông thôn là công trình có cấp từ VI đến V (bảng 3 TCVN 4054 - 2005)

Vậy phải theo qui định nào đây?
 

NamTVDS

Thành viên năng động
Tham gia
15/10/09
Bài viết
72
Điểm thành tích
33
Nơi ở
Hà Nội
Có ai thông thạo chuyên ngành giao thông, cho tôi hỏi về phân cấp công trình giao thông:

- Theo Quyết định 315/QĐ-BGTVT, có qui định: Đường giao thông nông thôn có 4 cấp: AH, A, B, C. Trong đó AH là cấp cao hơn cả trong thông tư còn ghi rõ là tương đương với đường cấp VI (TCVN 4054:2005 Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế).
- Theo Thông tư số: 10/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP, thì lại qui định đường nông thôn có loại A (tương đương công trình cấp III), loại B (tương đương công trình cấp III).
- Theo tiêu chuẩn TCVN 4054 - 2005: đường giao thông nông thôn là công trình có cấp từ VI đến V (bảng 3 TCVN 4054 - 2005)

Vậy phải theo qui định nào đây?


Qua ghi nhận thông tin phản hồi từ các cuộc hội thảo, diễn đàn chúng tôi thấy rằng còn nhiều quan điểm trái chiều về phân loại phân cấp công trình. Cũng có người cho rằng cấp công trình quy định trong Thông tư 10/2013/TT-BXD và cấp đường trong các tiêu chuẩn thiết kế đường (hay cấp đê, đập trong các tiêu chuẩn thiết kế công trình Nông nghiệp và PTNT) không được thống nhất gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Về vấn đề này, mình trao đổi như sau:
* Đầu tiên, cả cấp công trình và cấp đường cùng có xuất phát điểm là đều được xác định trên cơ sở lưu lượng xe/ngày đêm hoặc được căn cứ vào vận tốc thiết kế. Sau đó rẽ hai nhánh:
- Phân cấp công trình được quy định tại Thông tư số 10/2013/TT-BXD để phục vụ phân cấp quản lý (quản lý năng lực nhà thầu, quản lý chất lượng công trình, quản lý chi phí: Ví dụ để xác định chi phí khảo sát-thiết kế, chi phí quản lý dự án,...) theo đó công trình xây dựng được phân làm 5 cấp công trình: Cấp đặc biệt, cấp I, cấp II,… và cấp IV.
-Cấp đường giao thông được phân cấp trong các Tiêu chuẩn thiết kế (TCVN4054-2005 hay TCXDVN 104-2007,…) để phục vụ thiết kế hình học của tuyến đường về: bình diện, trắc dọc hay trắc ngang thiết kế,…
* Và chúng ta thấy rằng việc rẽ hai nhánh trên cho cùng một đích là đảm bảo chất lượng công trình và hiệu quả dự án.

Vũ Thành Nam
Đơn vị công tác: Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng
Mobile: 099.668.99.88 - 01289.859.869
 
Chỉnh sửa cuối:

Top