Phân tích tài chính và phân tích kinh tế - Xã hội dự án đầu tư

Tuytubathoi

Thành viên mới
Tham gia
5/8/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Phân tích tài chính kinh tế

Em thấy các bác đang nói chuyện gì ấy. Chủ đề mọi người đang bàn nó chỉ đơn thuần là Phân tích Doanh thu - Chi phí của dự án thôi. Còn nếu muốn nói đến phân tích Tài chính thì nó phải gắn với Tài chính của Chủ đầu tư của dự án (Phân tích tài chính của doanh nghiệp xem có nên đầu tư hay không). Còn phân tích kinh tế thì phải gắn với phân tích kinh tế của cả đất nước chứ. Sao các anh chi đơn thuần xét mỗi dự án không là thế nào.

Các bác toán lấy lý thuyết trong sách chép ra thôi. Không biết các bác có hiểu thật nó là cái gì không nữa? Không phải tự nhiên em lại nói như vậy nhưng nếu phải nói về phân tích tài chính và kinh tế có lẽ em phải nói mất 3 đến 5 tháng mới hết được
 

Lởm

Thành viên có triển vọng
Tham gia
12/9/10
Bài viết
8
Điểm thành tích
3
Để cho công bằng thì phân tích và đánh giá dự án phải nhìn từ nhiều góc độ lợi ích khác nhau, như lợi ích của chủ đầu tư, lợi ích quốc gia, xã hội, lợi ích của các nhà tài trợ cho dự án hay lợi ích cho nhân dân nơi thực hiện dự án... nhưng cốt lõi của bài toán phân tích và đánh giá DADT vẫn là phân tích tài chính. Chắc bạn Tuytubathoi đọc không kỹ, chứ em thấy bác Lãng Du đúng là đang trình bày về tài chính của chủ đầu tư, để đánh giá dự án có đáng giá không, có nên đầu tư hay không...

Em thấy món này hay, nhưng mà khó. Các bạn nên tham khảo quyển Kinh tế đầu tư xây dựng của GS Nguyễn Văn Chọn hướng dẫn rất đầy đủ và chi tiết.
 

lekhoa_da

Thành viên năng động
Tham gia
6/9/08
Bài viết
59
Điểm thành tích
18
Chủ đầ hay, bạn viết tiếp đi bạn.

Chủ đề hay quá, bạn viết tiếp đi, còn nhiều phần đặc sắc mà.
1- Dòng NCF theo TIPV và theo EPV. Phân tích ưu nhược của 2 quan điểm này.
2-Chỉ số PI
3-Chỉ số MIRR, khắc phục nhược điểm của IRR.
4- Phương pháp xác định suất chiết khấu r, danh nghĩa và thực
5-Trường hợp có kể đến lạm phát.
6- Phân tích độ nhạy với đa biến.
7-Phân tích các chi phí chìm (sunk cost).
Cản ơn bạn.
 
Last edited by a moderator:

chuduthienhano1

Thành viên có triển vọng
Tham gia
29/8/10
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
thắc mắc

2.1. Hệ số khả năng trả nợ (Kn)

Hệ số khả năng trả nợ được tính cho từng năm trong thời gian dự án phải trả nợ vốn vay

Kn = KH * L * Lv/A

Trong đó:
KH - Khấu hao trong năm đang xét có thể dùng để trả nợ
L - Lợi nhuận ròng trong năm đang xét có thể dùng để trả nợ
Lv - Tiền trả lãi vay vốn ở năm đang xét
A - Tiền phải trả nợ trong năm đang xét, kể cả gốc và lãi, được xác định cho từng trường hợp cụ thể phụ thuộc vào quy định vay và trả nợ đã đã ký kết
Không biết có phải e nhầm k ? nhưng hình như công thức tính Kn là

Kn = KH + L + Lv/A phải k ạ



 

vietnam1988

Thành viên mới
Tham gia
21/7/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
Chào cả nhà. Mình là thành viên mới. Xin hỏi mọi người : sự giống và khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế?

 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Chào cả nhà. Mình là thành viên mới. Xin hỏi mọi người : sự giống và khác nhau giữa phân tích tài chínhphân tích kinh tế?
Giống: đều là việc phân tích
Khác: 1 là tài chính còn 1 vấn đề là kinh tế:D
Nói kỹ hơn chút:
- Phân tích tài chính là việc của các chuyên gia tài chính, làm việc với các số liệu là báo cáo tài chính.
- Phân tích kinh tế là việc của các chuyên gia kinh tế: vấn đề đầu tư, hiệu quả kinh tế,...
 

svktqd

Thành viên mới
Tham gia
29/5/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
E chào các a c, e mới tham gia vào một dự án, chưa có kinh nghiệm bao giờ, e đang mày mò lập bảng phân tích tài chính dự án. có 1 phần mà e không biết thế nào. Khi tính npv, nếu xét cả thời gian xây dựng(trong dự án của e, thòi gian xây dựng chia làm 2 giai đoạn) , và xác định thời gian xây dưng là gốc, thì mình để tổng mức đầu tư về năm 0 hay giai đoạn nào để tổng mức đầu tư đó. e lập trên 1 bảng tính npv. Mong các a c giải đáp cho e với.hix.E cảm ơn rất nhiều
 

moon85

Thành viên rất năng động
Tham gia
18/3/09
Bài viết
114
Điểm thành tích
18
Mình xin trả lời như sau:
- Sở dĩ có sự khác nhau của giá trị NFV khi tính bằng 2 quan điểm đấy là do mức lãi suất âm và dương đưa vào tính toán là khác nhau
- Sẽ có trường hợp bạn tính theo cách 1 ra NFV<0 và tính theo cách 2 có NFV>0 đấy. Nếu như mức lãi suất âm và dương chênh lệch nhau nhiều
- Nếu tính theo 2 quan điểm mà đều ra NFV>0 thì đều kết luận dự án đáng giá rồi. Nhưng trong trường hợp, bạn tính theo 2 quan điểm mà giá trị NFV (cách 1) <0 và NFV (cách 2) >0 thì để kết luận dự án mình có thể tính thêm chỉ số CRR
 

Top