Phát sinh hạng mục mới trong quá trình thực hiện dự án

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Malsoni810 nhận được tin nhắn từ thành viên Dinhquan hỏi về quy trình thực hiện việc bổ sung hạng mục công trình của 1 dự án đầu tư. Nay malsoni post lên để các chuyên gia tư vấn thêm cho anh Dinhquan để anh có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

-----------------------------------------------
Tình huống của thành viên dinhquan như sau:
Dự án: Xây dựng đường và hệ thống thoát nước khu dân cư. Trong quá trình thực hiện dự án đã nảy sinh ra hiện tượng ngập úng cục bộ do cos đường giao thông trong quy hoạch cao hơn nhiều so với cos nhà dân do đó cần phải bổ sung hệ thống thoát nước cho khu vực này trước mùa mưa năm 2010 đảm bảo nhà dân không bị ngập úng, ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân.
1. Các công việc đã làm: Về chủ trương đã có thông báo của cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho BQLDA (chủ đầu tư) giải quyết ngập úng tại khu dân cư này. Sau khi có thông báo CĐT đã làm được những việc như sau:
- Lập hồ sơ TKBVTC-DT bổ sung (ở đây không lập thiết kế cơ sở vì chỉ bổ sung một đoạn mương nhỏ trong khu dân cư mà thôi).
- Trình thẩm định, bổ sung dự án (điều chỉnh tổng mức đầu tư) trên cơ sở hồ sơ TKBVTC-DT bổ sung của tư vấn thiết kế.
- Cấp có thẩm quyền đã phê duyệt bổ sung dự án (điều chỉnh tổng mức đầu tư).
- Chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt hồ sơ TKBVTC-DT bổ sung.
2. Các công việc dự kiến tiếp theo:
- Sau khi có QĐ phê duyệt TK-DT bổ sung dự kiến mời nhà thầu đã trúng thầu và đang thi công gói thầu (xin được nói rõ hơn hạng mục bổ sung này nằm trọn trong một gói thầu của công trình) đến thương thảo, bổ sung hợp đồng.
+ Giá trị hợp đồng ban đầu: 10,2 tỷ đồng
+ Giá trị HĐ bổ sung: 1,82tỷ đồng < 20% giá trị HĐ (giá trị này vượt giá gói thầu trong KHĐT được duyệt, vượt giá dự phòng của gói thầu nhưng không vượt dự phòng của tổng dự toán vì được chia là 3 gói thầu và không vượt tổng mức đầu tư).
- Phương pháp thương thảo HĐ bổ sung:
+ Khối lượng có đơn giá HĐ: Lấy đơn giá trong hợp đồng
+ Khối lượng không có đơn giá trong HĐ: Lấy đơn giá dự toán bổ sung được duyệt.
Vậy các bước đã thực hiện và dự kiến thực hiện như trên theo anh có gì cần phải sửa đổi, bổ sung hay điều chỉnh không?

-------------------------------

Mời mọi người thảo luận
 

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Thảo luận

Malsoni810 nhận được tin nhắn từ thành viên Dinhquan hỏi về quy trình thực hiện việc bổ sung hạng mục công trình của 1 dự án đầu tư. Nay malsoni post lên để các chuyên gia tư vấn thêm cho anh Dinhquan để anh có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

-----------------------------------------------
Tình huống của thành viên dinhquan như sau:
Dự án: Xây dựng đường và hệ thống thoát nước khu dân cư. Trong quá trình thực hiện dự án đã nảy sinh ra hiện tượng ngập úng cục bộ do cos đường giao thông trong quy hoạch cao hơn nhiều so với cos nhà dân do đó cần phải bổ sung hệ thống thoát nước cho khu vực này trước mùa mưa năm 2010 đảm bảo nhà dân không bị ngập úng, ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân.
1. Các công việc đã làm: Về chủ trương đã có thông báo của cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho BQLDA (chủ đầu tư) giải quyết ngập úng tại khu dân cư này. Sau khi có thông báo CĐT đã làm được những việc như sau:
- Lập hồ sơ TKBVTC-DT bổ sung (ở đây không lập thiết kế cơ sở vì chỉ bổ sung một đoạn mương nhỏ trong khu dân cư mà thôi).
- Trình thẩm định, bổ sung dự án (điều chỉnh tổng mức đầu tư) trên cơ sở hồ sơ TKBVTC-DT bổ sung của tư vấn thiết kế.
- Cấp có thẩm quyền đã phê duyệt bổ sung dự án (điều chỉnh tổng mức đầu tư).
- Chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt hồ sơ TKBVTC-DT bổ sung.
2. Các công việc dự kiến tiếp theo:
- Sau khi có QĐ phê duyệt TK-DT bổ sung dự kiến mời nhà thầu đã trúng thầu và đang thi công gói thầu (xin được nói rõ hơn hạng mục bổ sung này nằm trọn trong một gói thầu của công trình) đến thương thảo, bổ sung hợp đồng.
+ Giá trị hợp đồng ban đầu: 10,2 tỷ đồng
+ Giá trị HĐ bổ sung: 1,82tỷ đồng < 20% giá trị HĐ (giá trị này vượt giá gói thầu trong KHĐT được duyệt, vượt giá dự phòng của gói thầu nhưng không vượt dự phòng của tổng dự toán vì được chia là 3 gói thầu và không vượt tổng mức đầu tư).
- Phương pháp thương thảo HĐ bổ sung:
+ Khối lượng có đơn giá HĐ: Lấy đơn giá trong hợp đồng
+ Khối lượng không có đơn giá trong HĐ: Lấy đơn giá dự toán bổ sung được duyệt.
Vậy các bước đã thực hiện và dự kiến thực hiện như trên theo anh có gì cần phải sửa đổi, bổ sung hay điều chỉnh không?

-------------------------------

Mời mọi người thảo luận

Tôi cũng thường gặp trường hợp này khi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư mới sẽ hình thành cos nền cao hơn cos hiện trạng của các khu dân cư kế cận DA phải xử lý thoát nước tình thế tránh ngập lụt nhưng vẫn đảm bảo về lâu dài phải đồng bộ với DA và các khu DC.Về cơ bản các thủ tục như Mal trao đổi tôi nghĩ là đủ,chỉ góp ý thêm phần bổ sung thoát nước tránh ngập úng đã được DA điều chỉnh do cấp thẩm quyền phê duyệt phải hình thành gói thầu mới(1,82 tỷ) nên phải điều chỉnh KHĐT với hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu;sau đó mới thương thảo ký HĐ với nhà thầu đã thi công gói trước.Trường hợp cấp bách vì ngập úng ảnh hưởng trực tiếp và gây nguy hại cho Khu dân cư,có thể ký HĐ để thi công ngay đồng thời với điều chỉnh KHĐT.Mong mọi người có thêm ý kiến.
 

dinhquan

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
7/11/08
Bài viết
210
Điểm thành tích
28
Tuổi
49
Tôi cũng thường gặp trường hợp này khi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư mới sẽ hình thành cos nền cao hơn cos hiện trạng của các khu dân cư kế cận DA phải xử lý thoát nước tình thế tránh ngập lụt nhưng vẫn đảm bảo về lâu dài phải đồng bộ với DA và các khu DC.Về cơ bản các thủ tục như Mal trao đổi tôi nghĩ là đủ,chỉ góp ý thêm phần bổ sung thoát nước tránh ngập úng đã được DA điều chỉnh do cấp thẩm quyền phê duyệt phải hình thành gói thầu mới(1,82 tỷ) nên phải điều chỉnh KHĐT với hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu;sau đó mới thương thảo ký HĐ với nhà thầu đã thi công gói trước.Trường hợp cấp bách vì ngập úng ảnh hưởng trực tiếp và gây nguy hại cho Khu dân cư,có thể ký HĐ để thi công ngay đồng thời với điều chỉnh KHĐT.Mong mọi người có thêm ý kiến.
Trường hợp của tôi dự kiến bổ sung hạng mục này vào gói thầu số 2 mà anh nên không hình thành gói thầu mới. Vậy trường hợp này có phải điều chỉnh KHĐT không anh? Mong anh capovoc tư vấn tiếp cho tôi nhé. Xin cảm ơn anh nhiều.
 
Last edited by a moderator:

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Góp ý

Trường hợp của tôi dự kiến bổ sung hạng mục này vào gói thầu số 2 mà anh (về cơ bản đã được cấp trên ủng hộ) nên không hình thành gói thầu mới. Vậy trường hợp này có phải điều chỉnh KHĐT không anh? Mong anh capovoc tư vấn tiếp cho tôi nhé. Xin cảm ơn anh nhiều.

Nếu khối lượng bổ sung(1,82 tỷ) vào gói thầu cũ thành giá gói thầu là 11,82 tỷ đồng nhưng không làm vượt tổng mức đầu tư mà dự án đầu tư điều chỉnh và tổng mức đầu tư điều chỉnh đã được người có thẩm quyền phê duyệt thì theo tôi CĐT phê duyệt thiết kế dự toán xong lấy giá dự toán làm giá gói thầu không phải điều chỉnh kế hoạch đấu thầu mà tổ chức thương thảo và ký HĐ.Đồng thời làm văn bản báo cáo người quyết định đầu tư về việc điều chỉnh này;CĐT hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình ;kế cả đơn giá thực hiện khối lượng điều chỉnh này.
 

giangavu

Thành viên có triển vọng
Tham gia
18/7/09
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
các bác ơi em cũng đang gặp tình huống tương tự. công trình của em là kè chống sạt lở, chỉ lập báo cáo KTKT thôi. giá gói thầu xây lắp là 8 tỷ, đã tổ chức đấu thầu, và công ty X trúng thầu thi công gói gói thầu trên.
Nhưng công trình phát sinh thêm hạng mục là 190 m kè nữa. giá trị bổ sung là 4,5 tỷ, đã được người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế bổ sung và điều chỉnh lại tổng mức đầu tư.
để công ty X tiếp tục thi công phần bổ sung đã được phê duyệt kia có cần lập riêng thành gói thầu mới không hay cứ thế ký hợp đồng luôn và nếu phải lập thành gói thầu mới, điều chỉnh kế hoạch đấu thầu như thế nào. có phải là làm tờ trình phê duyệt KHĐT cho hạng mục phát sinh đấy không.hay làm điều chỉnh kế hoạch đấu thầu cho cả công trình và ghi phần công việc đã thực hiện là phần đã đấu thầu còn phần công việc của hạng mục bổ sung ghi là chi định thầu. các bác giúp em với, em đang lúng tung vấn đề này chưa biết làm thế nào cho đúng.
 
Last edited by a moderator:

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Góp ý

các bác ơi em cũng đang gặp tình huống tương tự. công trình của em là kè chống sạt lở, chỉ lập báo cáo KTKT thôi. giá gói thầu xây lắp là 8 tỷ, đã tổ chức đấu thầu, và công ty X trúng thầu thi công gói gói thầu trên.
Nhưng công trình phát sinh thêm hạng mục là 190 m kè nữa. giá trị bổ sung là 4,5 tỷ, đã được người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế bổ sung và điều chỉnh lại tổng mức đầu tư.
để công ty X tiếp tục thi công phần bổ sung đã được phê duyệt kia có cần lập riêng thành gói thầu mới không hay cứ thế ký hợp đồng luôn và nếu phải lập thành gói thầu mới, điều chỉnh kế hoạch đấu thầu như thế nào. có phải là làm tờ trình phê duyệt KHĐT cho hạng mục phát sinh đấy không.hay làm điều chỉnh kế hoạch đấu thầu cho cả công trình và ghi phần công việc đã thực hiện là phần đã đấu thầu còn phần công việc của hạng mục bổ sung ghi là chi định thầu. các bác giúp em với, em đang lúng tung vấn đề này chưa biết làm thế nào cho đúng.

Mặc dù là công trình chống sạt lở(cấp bách),nhưng khối lượng bổ sung có giá trị bổ sung lớn(tăng 56 % so gói thầu cũ);theo tôi có 2 cách xử lý:
-Nếu là thật cấp bách ảnh hưởng trực tiếp đến XH và công trình,làm văn bản xin phép về chủ trương được tổ chức thi công và giao thầu cho nhà thầu đã trúng thầu;giá gói thầu giảm theo ỷ lệ giảm giá khi trúng thầu gói thầu cũ.Đồng thời ,thực hiện điều chỉnh kế hoạch đấu thầu theo quy định.
-Trường hợp bình thường,làm thủ tục điều chỉnh kế hoạch đấu thầu theo quy định(tất nhiên phải có tờ trình) sau khi DA điều chỉnh đã được người QĐ ĐT phê duyệt theo hình thức chỉ định thầu và giá gói thầu điều chỉnh(giá GT bổ sung>20%giá gói thầu cũ).Sau đó thực hiện chỉ định thầu theo quy định để thương thảo và ký HĐ thi công với nhà thầu cũ.
Xin trao đổi vài ý.
 

giangavu

Thành viên có triển vọng
Tham gia
18/7/09
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Nhưng điều chỉnh kế hoạch đấu thầu cụ thể như thế nào, bác chỉ em với. em chưa điều chỉnh KHĐT như thế này bao giờ. bác chỉ em, cụ thể xem nào dung trong tờ trình đó là những gì. cam ơn nhiều!
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Nhưng điều chỉnh kế hoạch đấu thầu cụ thể như thế nào, bác chỉ em với. em chưa điều chỉnh KHĐT như thế này bao giờ. bác chỉ em, cụ thể xem nào dung trong tờ trình đó là những gì. cam ơn nhiều!
Vấn đề của bạn, bạn tham khảo Thông tư số 02/2009/TT-BKH ngày 17 tháng 02 năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tại đó có hướng dẫn rất cụ thể.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Tham góp ý kiến

các bác ơi em cũng đang gặp tình huống tương tự. công trình của em là kè chống sạt lở, chỉ lập báo cáo KTKT thôi. giá gói thầu xây lắp là 8 tỷ, đã tổ chức đấu thầu, và công ty X trúng thầu thi công gói gói thầu trên.
Nhưng công trình phát sinh thêm hạng mục là 190 m kè nữa. giá trị bổ sung là 4,5 tỷ, đã được người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế bổ sung và điều chỉnh lại tổng mức đầu tư.
để công ty X tiếp tục thi công phần bổ sung đã được phê duyệt kia có cần lập riêng thành gói thầu mới không hay cứ thế ký hợp đồng luôn và nếu phải lập thành gói thầu mới, điều chỉnh kế hoạch đấu thầu như thế nào. có phải là làm tờ trình phê duyệt KHĐT cho hạng mục phát sinh đấy không.hay làm điều chỉnh kế hoạch đấu thầu cho cả công trình và ghi phần công việc đã thực hiện là phần đã đấu thầu còn phần công việc của hạng mục bổ sung ghi là chi định thầu. các bác giúp em với, em đang lúng tung vấn đề này chưa biết làm thế nào cho đúng.

Theo tôi:
1. Nếu gói thầu đã tổ chức đấu thầu trước mà nhà thầu X thắng thầu mà chủ đầu tư đã ký hợp đồng với nhà thầu X thì 190 m kè phát sinh có thể xem là khối lượng phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng nên chủ đầu tư và nhà thầu X có thể thương thảo với nhà thầu X về dự toán 4,5 tỷ để ký phụ lục bổ sung hợp đồng.
2. Nếu gói thầu mà nhà thầu X đã thắng thầu nhưng chưa ký hợp đồng với chủ đầu tư thì cứ tổ chức ký hợp đồng đi rồi sau đó sẽ xử lý như trường hợp 1.
3. Trong trường hợp không muốn giải quyết theo cách trên thì cứ ký hợp đồng với nhà thầu X thực hiện gói thầu trước, còn phần phát sinh 190 m kè có thể xem là công trình mới thuộc diện lập Báo cáo KTKT và thực hiện chỉ định thầu gói thầu này cho nhà thầu X theo quy trình chỉ định thầu thông thường.
 

dinhquan

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
7/11/08
Bài viết
210
Điểm thành tích
28
Tuổi
49
Nếu khối lượng bổ sung(1,82 tỷ) vào gói thầu cũ thành giá gói thầu là 11,82 tỷ đồng nhưng không làm vượt tổng mức đầu tư mà dự án đầu tư điều chỉnh và tổng mức đầu tư điều chỉnh đã được người có thẩm quyền phê duyệt thì theo tôi CĐT phê duyệt thiết kế dự toán xong lấy giá dự toán làm giá gói thầu không phải điều chỉnh kế hoạch đấu thầu mà tổ chức thương thảo và ký HĐ.Đồng thời làm văn bản báo cáo người quyết định đầu tư về việc điều chỉnh này;CĐT hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình ;kế cả đơn giá thực hiện khối lượng điều chỉnh này.
Trường hợp này anh Trình (nguyenhuutrinh) lại có ý kiến tư vấn cho tôi là vẫn phải điều chỉnh giá gói thầu (tức là phải điều chỉnh kế hoạch đấu thầu) và phê duyệt giá chỉ định thầu (do chủ đầu tư duyệt). Tôi đang loay hoay quá các bác cho ý kiến tiếp nhé. Xin cảm ơn các bác đã tư vấn cho tôi để tôi hiểu rõ hơn về vấn đề bổ sung hạng mục khi thực hiện dự án./.
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Trường hợp này anh Trình (nguyenhuutrinh) lại có ý kiến tư vấn cho tôi là vẫn phải điều chỉnh giá gói thầu (tức là phải điều chỉnh kế hoạch đấu thầu) và phê duyệt giá chỉ định thầu (do chủ đầu tư duyệt). Tôi đang loay hoay quá các bác cho ý kiến tiếp nhé. Xin cảm ơn các bác đã tư vấn cho tôi để tôi hiểu rõ hơn về vấn đề bổ sung hạng mục khi thực hiện dự án./.
Kính gửi anh dinhquan.

Tôi vừa nghiên cứu Điều 34; Khoản 2 - Điều 35; Điều 36 và Điều 37 - Nghị định số 48/2010/NĐ-CP (hiện chưa có hiệu lực) và xin ý kiến của một cán bộ thuộc cơ quan có thẩm quyền đã từng giải quyết các trường hợp tương tự, tôi xin đính chính lại nội dung bài viết của mình (về vấn đề trên nhưng tại một đề tài khác mà anh đã gửi) về các bước tiếp theo mà chủ đầu tư thực hiện như sau:

- Không cần phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đấu thầu - giá gói thầu.

- Chủ đầu tư phê duyệt TKBVTC-DT điều chỉnh. Thương thảo với nhà thầu đang thực hiện thi công gói thầu (vì hạng mục này nằm gọn trong gói thầu đã chọn lựa được nhà thầu) về giá hợp đồng điều chỉnh. Ký hợp đồng điều chỉnh bổ sung và thi công. Lưu ý về tiến độ thi công theo quy định tại khoản 2 - Điều 37 - Nghị định số 48/2010/NĐ-CP.

Vậy là các bước thực hiện của anh đã đủ cơ sở pháp lý. Rất mong anh thứ lỗi. Chúc anh thành công.
 

dinhquan

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
7/11/08
Bài viết
210
Điểm thành tích
28
Tuổi
49
Kính gửi anh dinhquan.

Tôi vừa nghiên cứu Điều 34; Khoản 2 - Điều 35; Điều 36 và Điều 37 - Nghị định số 48/2010/NĐ-CP (hiện chưa có hiệu lực) và xin ý kiến của một cán bộ thuộc cơ quan có thẩm quyền đã từng giải quyết các trường hợp tương tự, tôi xin đính chính lại nội dung bài viết của mình (về vấn đề trên nhưng tại một đề tài khác mà anh đã gửi) về các bước tiếp theo mà chủ đầu tư thực hiện như sau:

- Không cần phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đấu thầu - giá gói thầu.

- Chủ đầu tư phê duyệt TKBVTC-DT điều chỉnh. Thương thảo với nhà thầu đang thực hiện thi công gói thầu (vì hạng mục này nằm gọn trong gói thầu đã chọn lựa được nhà thầu) về giá hợp đồng điều chỉnh. Ký hợp đồng điều chỉnh bổ sung và thi công. Lưu ý về tiến độ thi công theo quy định tại khoản 2 - Điều 37 - Nghị định số 48/2010/NĐ-CP.

Vậy là các bước thực hiện của anh đã đủ cơ sở pháp lý. Rất mong anh thứ lỗi. Chúc anh thành công.
Rất cám ơn anh Trình về những điều tư vấn hữu ích của anh bây giờ tôi đang băn khoăn về những quy định của tỉnh về công tác QLDA đầu tư và xây dựng, quản lý đấu thầu sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh có nêu như sau: "....Việc điều chỉnh hợp đồng và giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo điều 52 của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP, Điều 23 của Nghị định 99/2007/NĐ-CP và phải được người của thẩm quyền xem xét, quyết định"
Tôi đang băn khoăn câu phải được người của thẩm quyền xem xét, quyết định hiện nay đang không phù hợp với Luật số 38, NĐ 85.... Các anh tư vấn tiếp cho tôi về vấn đề này nhé.
 

dinhquan

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
7/11/08
Bài viết
210
Điểm thành tích
28
Tuổi
49
Rất cám ơn anh Trình về những điều tư vấn hữu ích của anh bây giờ tôi đang băn khoăn về những quy định của tỉnh về công tác QLDA đầu tư và xây dựng, quản lý đấu thầu sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh có nêu như sau: "....Việc điều chỉnh hợp đồng và giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo điều 52 của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP, Điều 23 của Nghị định 99/2007/NĐ-CP và phải được người của thẩm quyền xem xét, quyết định"
Tôi đang băn khoăn câu phải được người của thẩm quyền xem xét, quyết định hiện nay đang không phù hợp với Luật số 38, NĐ 85.... Các anh tư vấn tiếp cho tôi về vấn đề này nhé.
Các bác cho ý kiến tiếp nhé. Trường hợp các Quy định của tỉnh khác với các Quy định của TW thì áp dụng theo Văn bản nào? Các bác có cao kiến gì không?
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Tham góp vài ý kiến

Rất cám ơn anh Trình về những điều tư vấn hữu ích của anh bây giờ tôi đang băn khoăn về những quy định của tỉnh về công tác QLDA đầu tư và xây dựng, quản lý đấu thầu sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh có nêu như sau: "....Việc điều chỉnh hợp đồng và giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo điều 52 của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP, Điều 23 của Nghị định 99/2007/NĐ-CP và phải được người của thẩm quyền xem xét, quyết định"
Tôi đang băn khoăn câu phải được người của thẩm quyền xem xét, quyết định hiện nay đang không phù hợp với Luật số 38, NĐ 85.... Các anh tư vấn tiếp cho tôi về vấn đề này nhé.

Tôi cho rằng cần xem thêm đoạn ... trong đoạn trích VB của bạn là gì? Nếu nói đến vấn đề điều chỉnh hợp đồng làm vượt TMĐT thì quy định này là phù hợp. Vấn đề thứ 2 cần xét thêm là quy định của tỉnh ban hành khi nào, trước hay sau khi Luật 38 có hiệu lực?
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Tham gia ý kiến

Trường hợp các Quy định của tỉnh khác với các Quy định của TW thì áp dụng theo Văn bản nào?

Theo tôi:
1. Về nguyên tắc, các quy định của địa phương, của các Bộ ngành không được trái với Luật.
2. Trong trường hợp trái Luật thì áp dụng Luật, ví dụ: Luật XÂY DỰNG và Luật Đấu thầu quy định là khi ký hợp đồng tất cả các thành viên liên danh phải ký vào hợp đồng, TT06/2007/TT-BXD là hướng dẫn cho phép đại diện liên danh ký hợp đồng (là trái Luật) và phải áp dụng Luật.
3. "Quy định của TW" có lẽ muốn nói đến Luật, Nghị định, Thông tư?
 

dinhquan

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
7/11/08
Bài viết
210
Điểm thành tích
28
Tuổi
49
Tôi cho rằng cần xem thêm đoạn ... trong đoạn trích VB của bạn là gì? Nếu nói đến vấn đề điều chỉnh hợp đồng làm vượt TMĐT thì quy định này là phù hợp. Vấn đề thứ 2 cần xét thêm là quy định của tỉnh ban hành khi nào, trước hay sau khi Luật 38 có hiệu lực?
Xin cám ơn anh dinhdangquang. Đó là Quyết định của UBND tỉnh v/v quy định về công tác QLDA, quản lý đấu thầu sử dụng vốn Nhà nước trên địa bàn tỉnh có hiệu lực từ 10/2/2010.
Điều ...: Hợp đồng trong đấu thầu
...
2. Việc điều chỉnh hợp đồng và giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo điều 52 của NĐ số 85/2009/NĐ-CP, Điều 23 của NĐ 99/2007/NĐ-CP và phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trích NĐ85:
Điều 52. Điều chỉnh giá hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng
1. Điều chỉnh giá hợp đồng
a) Việc điều chỉnh giá hợp đồng áp dụng đối với hình thức theo đơn giá, hình thức theo thời gian. Trong hợp đồng cần phải quy định rõ nội dung điều chỉnh, phương pháp và thời gian tính điều chỉnh, cơ sở dữ liệu đầu vào để tính điều chỉnh giá;
Việc điều chỉnh giá được thực hiện thông qua điều chỉnh khối lượng công việc quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định này; điều chỉnh đơn giá hoặc điều chỉnh giá hợp đồng do trượt giá.
b) Phương pháp điều chỉnh giá quy định trong hợp đồng phải bảo đảm phù hợp với tính chất công việc nêu trong hợp đồng. Các cơ sở dữ liệu đầu vào để tính toán điều chỉnh giá phải phù hợp với nội dung công việc. Trong hợp đồng cần quy định sử dụng báo giá, hoặc chỉ số giá của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, trung ương hoặc cơ quan chuyên ngành độc lập của nước ngoài ban hành đối với các chi phí có nguồn gốc từ nước ngoài;
c) Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng do Nhà nước kiểm soát (do Nhà nước định giá) biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng mà trong hợp đồng thỏa thuận có điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 57 của Luật Đấu thầu theo nguyên tắc áp dụng giá mới đối với những phần công việc được thực hiện vào thời điểm có biến động giá theo công bố giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Trường hợp nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật Đấu thầu.
2. Điều chỉnh hợp đồng
Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài quy định trong hợp đồng mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc tổng mức đầu tư (đối với công việc xây lắp áp dụng hình thức trọn gói là ngoài khối lượng công việc phải thực hiện theo thiết kế, đối với công việc xây lắp áp dụng hình thức theo đơn giá là ngoài khối lượng công việc trong hợp đồng), thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 57 của Luật Đấu thầu và khoản 17 Điều 2 của Luật sửa đổi. Trường hợp bổ sung công việc phát sinh thì chủ đầu tư và nhà thầu phải ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng theo nguyên tắc sau đây:
- Trường hợp khối lượng công việc phát sinh này nhỏ hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng mà đã có đơn giá trong hợp đồng thì sử dụng đơn giá đã ghi trong hợp đồng để thanh toán;
- Trường hợp khối lượng công việc phát sinh này từ 20% khối lượng công việc tương ứng trở lên ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng công việc phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì chủ đầu tư và nhà thầu thống nhất xác định đơn giá mới theo các nguyên tắc quy định trong hợp đồng về đơn giá các khối lượng phát sinh.
Đối với phần công việc xây lắp, trước khi ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng cần phê duyệt dự toán đối với khối lượng công việc phát sinh theo quy định của pháp luật.
Trích Luật sửa đổi 38:
17. Khoản 2 và khoản 3 Điều 57 được sửa đổi, bổ sung như sau:
2. Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng theo hợp đồng đã ký và phải được chủ đầu tư xem xét, quyết định. Giá hợp đồng sau điều chỉnh không dẫn đến làm tăng tổng mức đầu tư được duyệt, trừ trường hợp được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
3. Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài quy định trong hợp đồng mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu đã ký hợp đồng để tính toán bổ sung các công việc phát sinh và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng;trường hợp thỏa thuận không thành thì nội dung công việc phát sinh đó hình thành một gói thầu mới và tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này.”
NĐ 99 đã hết hiệu lực
Như vậy có sự khác nhau? Xin các bác cho ý kiến tiếp
 
Last edited by a moderator:

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Quyết định của UBND tỉnh v/v quy định về công tác QLDA, quản lý đấu thầu sử dụng vốn Nhà nước trên địa bàn tỉnh có hiệu lực từ 13/2/2010.
Điều ...: Hợp đồng trong đấu thầu
...
2. Việc điều chỉnh hợp đồng và giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo điều 52 của NĐ số 85/2009/NĐ-CP, Điều 23 của NĐ 99/2007/NĐ-CP và phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Có lẽ các chuyên viên UBND tỉnh của bạn làm công tác "cố vấn" cho lãnh đạo chưa được tốt. Và bởi chăng như thế, UBND tỉnh đã tự làm khó mình khi "ôm việc" và làm khó cho các chủ đầu tư trong việc điều chỉnh hợp đồng.

Do đây là quy định riêng của UBND tỉnh nên tốt nhất, theo tôi bạn nên trao đổi cụ thể cùng phòng chức năng của Sở Kế hoạch và Đầu tư (phòng đã thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh dự án trên) để được hướng dẫn cụ thể.

Nếu tôi công tác tại tỉnh bạn, tôi sẽ (thông qua Sở KH-ĐT hoặc Chánh văn phòng UBND tỉnh) đề nghị sửa đổi lại quy định trên.
 

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Góp ý

Các bác cho ý kiến tiếp nhé. Trường hợp các Quy định của tỉnh khác với các Quy định của TW thì áp dụng theo Văn bản nào? Các bác có cao kiến gì không?

Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm PL(viết tắt) thì địa phương(ĐP) chỉ được ban hành những quy định hướng dẫn mà NĐ của CP,thông tư của các bộ(cơ quan thẩm quyền ban hành quy định PL) cho phép;ngoài ra những quy định của địa phương trái với quy định của CP,các BỘ thì không có hiệu lực.Nếu ĐP ban hành trước các quy định của CP,Bộ thì không còn hiệu lực khi các VBPL cấp trên có hiệu lực;nếu ĐP ban hành sau thì bị bãi bỏ và không có hiệu lực.Vì vậy,quy định của Tỉnh bạn trái với luật ban hành VBQP PL,các NĐ(trong đó có NĐ 48),các thông tư thì đương nhiên không có hiệu lực PL mà phải áp dụng các quy đinh PL của TW ban hành.
 
Last edited by a moderator:

dinhquan

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
7/11/08
Bài viết
210
Điểm thành tích
28
Tuổi
49
Malsoni810 nhận được tin nhắn từ thành viên Dinhquan hỏi về quy trình thực hiện việc bổ sung hạng mục công trình của 1 dự án đầu tư. Nay malsoni post lên để các chuyên gia tư vấn thêm cho anh Dinhquan để anh có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

-----------------------------------------------
Tình huống của thành viên dinhquan như sau:
Dự án: Xây dựng đường và hệ thống thoát nước khu dân cư. Trong quá trình thực hiện dự án đã nảy sinh ra hiện tượng ngập úng cục bộ do cos đường giao thông trong quy hoạch cao hơn nhiều so với cos nhà dân do đó cần phải bổ sung hệ thống thoát nước cho khu vực này trước mùa mưa năm 2010 đảm bảo nhà dân không bị ngập úng, ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân.
1. Các công việc đã làm: Về chủ trương đã có thông báo của cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho BQLDA (chủ đầu tư) giải quyết ngập úng tại khu dân cư này. Sau khi có thông báo CĐT đã làm được những việc như sau:
- Lập hồ sơ TKBVTC-DT bổ sung (ở đây không lập thiết kế cơ sở vì chỉ bổ sung một đoạn mương nhỏ trong khu dân cư mà thôi).
- Trình thẩm định, bổ sung dự án (điều chỉnh tổng mức đầu tư) trên cơ sở hồ sơ TKBVTC-DT bổ sung của tư vấn thiết kế.
- Cấp có thẩm quyền đã phê duyệt bổ sung dự án (điều chỉnh tổng mức đầu tư).
- Chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt hồ sơ TKBVTC-DT bổ sung.
2. Các công việc dự kiến tiếp theo:
- Sau khi có QĐ phê duyệt TK-DT bổ sung dự kiến mời nhà thầu đã trúng thầu và đang thi công gói thầu (xin được nói rõ hơn hạng mục bổ sung này nằm trọn trong một gói thầu của công trình) đến thương thảo, bổ sung hợp đồng.
+ Giá trị hợp đồng ban đầu: 10,2 tỷ đồng
+ Giá trị HĐ bổ sung: 1,82tỷ đồng < 20% giá trị HĐ (giá trị này vượt giá gói thầu trong KHĐT được duyệt, vượt giá dự phòng của gói thầu nhưng không vượt dự phòng của tổng dự toán vì được chia là 3 gói thầu và không vượt tổng mức đầu tư).
- Phương pháp thương thảo HĐ bổ sung:
+ Khối lượng có đơn giá HĐ: Lấy đơn giá trong hợp đồng
+ Khối lượng không có đơn giá trong HĐ: Lấy đơn giá dự toán bổ sung được duyệt.
Vậy các bước đã thực hiện và dự kiến thực hiện như trên theo anh có gì cần phải sửa đổi, bổ sung hay điều chỉnh không?

-------------------------------

Mời mọi người thảo luận
Tôi xin trân trọng cảm ơn các anh đã tư vấn cho tôi trong những ngày qua để tôi có thể hiểu hơn về vấn đề tôi đang làm.
Hiện tại tôi đã đưa vấn đề này ra cơ quan để tham khảo thêm nhưng một số đồng nghiệp của tôi là có kiến khác với cách làm của tôi đã diễn giải ở các bài viết trên là: Lý do đây là một hạng mục mới khi thực hiện DA nên không thể điều chỉnh bổ sung vào hợp đồng đang thực hiện được mà đây là PS hạng mục mới nên các bước phải thực hiện như một gói thầu mới cụ thể là phải phê duyệt giá gói thầu, kế hoạch đấu thầu, đấu thầu, phê duyệt KQĐT, hợp đồng, thi công... (tức là làm như một gói thầu mới).
Theo quan điểm của tôi do việc đắp đường nên cos đường cao hơn cos nhà dân do đó mới phát sinh hạng mục này nên đó là phát sinh của gói thầu này còn không thì làm gì có chuyện này xảy ra (theo quan điểm của tôi là vậy).
Hiện nay đang có sự khác nhau về quan điểm. Tôi lại lúng túng xin đợi những ý kiến tư vấn của các anh, chị trên diễn đàn nhé./.
 
Last edited by a moderator:

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Thêm vài ý kiến tham góp

Theo quan điểm của tôi do việc đắp đường nên cos đường cao hơn cos nhà dân do đó mới phát sinh hạng mục này nên đó là phát sinh của gói thầu này còn không thì làm gì có chuyện này xảy ra (theo quan điểm của tôi là vậy).
Hiện nay đang có sự khác nhau về quan điểm. Tôi lại lúng túng xin đợi những ý kiến tư vấn của các anh, chị trên diễn đàn nhé./.

1. Tôi đồng quan điểm với bạn về tình huống bạn nêu.
2. Theo tôi, thậm chí do sửa đổi thiết kế mà phát sinh hạng mục mới (ngoài phạm vi gói thầu nhà thầu đang thực hiện) nhưng liên quan đến gói thầu ấy mà chủ đầu tư đề nghị nhà thầu thực hiện và nếu được nhà thầu đồng ý thì 2 bên vẫn có quyền thương thảo dự toán và ký bổ sung hợp đồng.
3. Chủ đầu tư cũng có quyền tách hạng mục phát sinh thành gói thầu riêng để trình người quyết định đầu tư bổ sung vào kế hoạch đấu thầu và sau khi được phê duyệt thì tổ chức lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu để thực hiện gói thầu phát sinh ấy.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top