Phát triển kiến trúc Việt Nam

Kỹ sư XD

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/5/08
Bài viết
162
Điểm thành tích
18
Tuổi
44
Website
www.vpb.com.vn
Phát triển kiến trúc việt nam: Nhìn từ góc độ con người


Kiến trúc Việt Nam đến nay đã phát triển đột biến so với nhiều thập kỷ trước đây. Nếu trước đây, kiến trúc phụ thuộc nhiều vào 2 đối tượng: Con người đại diện người làm kiến trúc - quy hoạch và con người đại diện người sử dụng, thì ngày nay phụ thuộc mạnh và nặng nề từ nhiều thành phần: Từ chủ đầu tư đại diện người có tiền vốn, từ người xét duyệt đại diện cho quyền lực chính quyền Nhà nước các cấp cho đến người sử dụng. Con người làm kiến trúc - quy hoạch trở thành thứ yếu.


tvkt_5.6.08.gif

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Khi các thành phần con người đều say mê hình thức,
thì người thiết kế cũng chạy theo đáp ứng. (Ảnh minh họa)
[/FONT]​
Nhìn một cách khách quan, thấy rằng sự phát triển kinh tế kéo theo sự bùng nổ xây dựng, đã làm cho hệ thống quản lý kiến trúc - quy hoạch bị động. Người quản lý Nhà nước đã có chuẩn bị công cụ pháp lý (như các Luật, Nghị định, thể chế dưới Luật) nhưng chậm (sau bắt đầu đổi mới hơn 15 năm) và cũng chưa hoàn thiện. Đã có các quy hoạch chung các đô thị đến 2020 và 2025 nhưng cũng mới mang tính định hướng, trong lúc đó quy hoạch chi tiết còn rất thiếu vì vậy hầu như phải chạy theo thực tế, nhiều nơi bỏ ngỏ tự phát. Sức ép lợi ích kinh tế đã làm cho không ít quy hoạch chi tiết bị phá vỡ. Người quản lý Nhà nước rất lúng túng trước tình thế như vậy. Yếu tố chủ quan cá nhân tuỳ mức độ đã xen vào trong khi quyết định công việc nên không tránh khỏi tuỳ tiện, không nhất quán và có nhiều sai trái. Yếu tố thị trường tuy có khuyến khích đầu tư nhưng “nuông chiều” người chủ, từ trong văn bản pháp lý cho đến thực tế, đã làm cho họ tự cho mình cái quyền rất lớn, thậm chí có trường hợp quản lý Nhà nước phải nhân nhượng. Nếu sự nhân nhượng trong mềm dẻo cho phép thì không thành vấn đề, song không ít trường hợp gây bất cập phải xử lý, hoặc để lại hậu quả đáng buồn.
Người chủ đầu tư trực tiếp (đối với các DN hoặc tư nhân), có ít khâu quyết định những xuất hiện “mâu thuẫn” giữa lợi ích chung (về đô thị) với lợi ích kinh doanh. Người chủ tư nhân nhà ở của mình, mà đại đa số là nhà ở chia lô liền kề, thì có “đa sở thích”, thích cóp nhặt chạy theo thời trang, hoang phí đầu tư song lại tiếc nhờ thiết kế đàng hoàng.
Người sử dụng công trình do vốn Nhà nước, thường không là chủ đầu tư trực tiếp, sự tác động của họ bị giới hạn mức độ, thường phụ thuộc vào cấp trên, xảy ra 2 tình huống, rất chặt chẽ, eo hẹp trong đầu tư (như đối với các công trình phúc lợi công cộng) hoặc rất thoải mái (như đối với công trình trụ sở) khi người quyết định cũng là người sử dụng công trình đó.
Người sử dụng công trình kinh doanh, đa phần là người đầu tư đích thực nên họ rất tính toán, tuy nhiên đứng ở góc độ kiến trúc - quy hoạch luôn mặc cả và thiên hướng “yêu cầu thêm”.
Con người làm nghề có vai trò rất quan trọng trong việc tư vấn định hướng, cũng như trong việc thực hiện nghiên cứu lập quy hoạch cụ thể, nhưng vị thế chưa được tương xứng. Khi còn kế hoạch hoá, lập quy hoạch thường đưa chủ động theo bài bản, mang tính khoa học, có ý tưởng, trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Ngày nay dạng theo sự phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hoá, lập quy hoạch lệ thuộc nhiều vào sức ép thị trường, bị động theo thời gian nên ít có ý tưởng và luôn phải điều chỉnh.
Mặt khác cũng phải thừa nhận học lực chuyên môn của cán bộ quản lý chuyên ngành nhất là ở các địa phương còn yếu, còn máy móc giáo điều, dập khuôn, chưa tiếp cận và thay đổi tư duy phương pháp luận cho đến quy trình, công nghệ mới. Chúng ta còn quá ít “quy hoạch gia”. Các nhà quản lý thì yếu về lĩnh vực kiến trúc - quy hoạch các nhà lập quy hoạch thì còn coi nhẹ sự hiểu biết về xã hội và về đô thị.
Kiến trúc sư thiết kế công trình trước đây được đánh giá ở hai tiêu chí, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, ra trường có quy định trình tự trải nghiệm, có tôn ty trật tự, sự trưởng thành vững chắc.
Cạnh tranh thị trường, buộc cá nhân phải “tự lo” để tồn tại, phát triển, từ trong thời gian đào tạo, đào tạo nâng cao trong làm nghề, tự lo kiếm công ăn việc làm để sống dẫn đến Nhà nước không chủ động đưa về nhân lực và chất lượng nhân lực, phân bổ nhân lực, cá nhân lao vào guồng cạnh tranh, ít thời gian và chạy theo đòi hỏi của khách hàng hơn là trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, dùng biện pháp trung hoà để chống đỡ, nhiều thực tế cho thấy người thiết kế kiến trúc thực sự là “người vẽ thuê”.
Các tác động của thành phần con người nêu trên, làm cho thành quả kiến trúc ít còn được “nguyên gốc”, do đó giảm giá trị sáng tạo. Sản phẩm kiến trúc nhiều nhưng tác phẩm thì còn ít và hầu như chưa có đỉnh cao.
Yếu tố kinh nghiệm chưa được coi trọng, nên giải quyết vấn đề công năng chưa tốt, chất lượng về mặt kỹ thuật và kinh tế chưa tối ưu.
Trong lúc đó công nghệ thiết kế mới đã làm cho nhiều người say mê hình thức bên ngoài và cũng chỉ quan tâm đến nó là đủ. Người thiết kế chuẩn bị “mặt hàng” đa dạng sẵn, bằng cách khai thác dữ liệu trong máy tính, căn cứ yêu cầu của khách hàng và đặc tính cụ thể của công trình mà biến báo lắp ghép cho nhanh để kịp thời gian.
Khi các thành phần con người đều say mê hình thức, thì người thiết kế cũng chạy theo đáp ứng, việc xuất hiện xu hướng hình thức chủ nghĩa là không tránh khỏi.
Sự giao lưu ồ ạt văn hoá nói chung và kiến trúc nói riêng vào nước ta có mặt tích cực nhưng sự tiếp nhận chưa có hướng dẫn, nên không đưa chắt lọc mà còn xô bồ, thêm nữa hình như có sự “chây lười” trong hàng ngũ làm nghề, không muốn động não sáng tạo mà cóp nhặt bắt chước là nhẹ nhất.
Sự làm nghề manh mún, dễ giãi, thể hiện tính chất kinh tế có lẽ không phù hợp đối với ước vọng giải quyết kiến trúc lớn, phức tạp và chất lượng cao, theo xu thế và thông lệ quốc tế là đề cao tính chuyên nghiệp và kỹ năng trong mỗi lĩnh vực.
Thực tế vừa qua, khi hội nhập, nhiều công trình nước ngoài xây dựng ở nước ta, nhiều cuộc thi có tư vấn nước ngoài tham gia, người thiết kế trong nước bộc lộ khoảng cách khá rõ đó là một tình trạng cần suy xét.
Kiến trúc là một lĩnh vực bị tác động xã hội rất lớn, nhìn nhận đánh giá sự phát triển kiến trúc hơn 20 năm đổi mới ta thấy có sự biến động mạnh, trong đó có yếu tố con người, từ chủ trương định hướng, đầu tư, thực hiện, sử dụng như đã nêu trên, đặc biệt với nghệ thuật còn có thành phần người cảm thụ nữa. Sự điều chỉnh mọi hoạt động kiến trúc cũng không nên bỏ quên sự điều chỉnh con người.

(Nguồn: Báo Xây dựng, số 46/2008)
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top