Quản lý dự án và mô hình quản lý dự án

  • Khởi xướng chaunghich
  • Ngày gửi
C

chaunghich

Guest
Ai có tài liệu quản lý dự án ngành cầu đường bằng tiếng anh, cho tôi xin
 
P

phuhothanhnam

Guest
Ban quản lý dự án và cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư???

Mình thăc mác không hiểu cơ cấu của ban quản lý dự án như thế nào? Vì hiện tại mình đang làm cán bộ ký thuật cho chủ đầu tư, nhưng công ty mình lại thuê một công ty để quản lý dự án, đông thời giám sát công trình?
Mong các bạn hưởng ứng tham gia giúp mình giải quyết khúc mác này, gia đình xin chân thành cảm ơn !!! :)
 
H

hnlan

Guest
Theo mình biết thì Ban QLDA cũng có phòng Kế hoạch, phòng Kỹ thuật... Phòng Kỹ thuật thì chính là các phòng Dự án (vài PMU ngoài này chia như thế). Còn giám sát công trình thì cũng chính là người của phong Dự án cử đi. Còn như bạn thuê Công ty QLDA thì có thể có 1 phòng Kế hoạch và 1 phòng kỹ thuật riêng. Không biết thế đã đủ thông tin chưa?
 
K

khanhme01

Guest
hnlan nêu như vậy chưa đủ, Ban QLDA ngoài giám đốc, các phó giám đốc, có các phòng cơ bản sau: Kế hoạch - Tổng hợp, phòng Kỹ thuật, phòng Kế toán, phòng Tổ chức và hành chính,thế là đủ. Còn tùy theo đặc điểm riêng của từng Ban QLDA mà có thêm những phòng chuyên môn khác:)
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Ban QLDA theo mình biết gồm các bộ phận như
Lãnh đạo : giám đốc, phó giám đốc
Bộ phận hành chính, kế toán-tài chính, kế hoạch
Bộ phận kỹ thuật
Ban QLDA thực hiện các phần việc trong QLDA, nếu ban QLDA không có đủ chuyên môn, năng lực để thực hiện các công việc để QLDA thì có thể thuê đơn vị khác có đủ tư cách pháp nhân, năng lực để thực hiện những phần việc đó như QLDA, thẩm tra, giám sát thi công xây dựng.
Mình nói vậy ko biết có đúng ko nữa, mong các bạn góp ý thêm
Thân chào
 
Last edited by a moderator:

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Những vấn đề bất cập của các Ban QLDA

thưa các bạn
Công tác XDCB của chúng ta hiện còn rất nhiều mặt tồn tại cần khắc phục. Các công trình khi xây dựng đã lộ ra nhiều khiếm khuyết, không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đề ra, gây lãng phí vồn của nhà nước, nỗi bất bình của người dân, 1 trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nói trên là sự quản lý lõng lẻo, yếu về năng lực của các Chủ đầu tư ( ban QLDA )
Tôi lập ra chủ đề này để chúng ta nêu ra những bất cập, thiếu sót của các chủ đầu tư, người trực tiếp quản lý các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn nhà nước hay vốn ODA
Theo tôi những tồn tại đó là
1. Vấn đề năng lực, nhièu chủ đầu tư hiện nay rất thiếu và yếu về vấn đề này( không đủ năng lực chuyên môn để thực hiện các công việc trong QLDA) các chủ đầu tư có thể thuê các đơn vị khác có năng lực để thực hiệnc ác phần việc này nhưng nhiều Chủ đầu tư đã không thuê ( mình tự làm - quá tự tin ) hoặc thuê các đơn vị không đủ năng lực để làm. kết quả là gì :
Ra thi công thì nhà thầu thi công kêu thiếu khối lượng, thiết kế sai : lỗi do ai, do đơn vị thiết kế, do thẩm tra thiết kế - dự toán , vậy nên hỏi, ai đã lựa chọn những đơn vị này để họ thiết kế, thẩm tra : đó là chủ đầu tư.
Nhà thầu thi công ẩu, trì trệ,không đảm bảo yêu cầu chất lượng công trình ; lý do : yếu về năng lực, yếu về kinh nghiệm thi công, công tác giải phóng mặt bằng, về nguồn vốn : vậy ai là ngừoi lựa chọn, là người tổ chức đấu thầu, chấm thầu, ai quản lý nhà thầu thi công xây dưng : cũng là các chủ đầu tư.
2. Quản lý lỏng lẽo, thông đồng với B, đấu thầu thì cứ đấu, bằng mọi giá phải thắng để rồi sẽ bù đắp lại cho đơn vị thi công bằng việc phát sinh khối lượng, không công trình nào là không phát sinh cả, chủ đầu tư thuê đơn vị khác để giám sát thì để cho họ làm gì thì lằm, không quan tâm nhiều, không thúc đẩy tiến độ, coi ngó chất lượng công trình và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Theo tôi cần có các cơ chế chặt chẽ hơn tỏng việc quản lý các BQLDA, để giảm các tình trạng kia
trên đây chỉ là các ý kiến của tôi, mời các bạn tham gia phát biểu ý kiến
Thân chào
 
P

phuhothanhnam

Guest
Cảm ơn các bạn :)
Nhưng theo như các bạn thì chi phí của ban quản lý sẽ được phân bổ như thế nào?
 
D

Doimoi

Guest
@Phuhothanhnam
- Tổ chức BQL: xem TT 02/2007 của BXD và 03/2007 của BKHĐT nói rất cụ thể.
- Phân bổ chi phí BQL: xem TT huong dan 98/2003 của BTC
 
P

phuhothanhnam

Guest
Cảm ơn các bạn nhìu :)
Cảm ơn Doimoi nhìu nhìu :)
 
N

nsh_0512

Guest
D

Doimoi

Guest
Giới thiệu Bác malsoni810 làm đại biểu Quốc hội khu vực Nhà thầu.
 
T

Trần Duy Khoa

Guest
Giới thiệu Bác malsoni810 làm đại biểu Quốc hội khu vực Nhà thầu.

Bạn Doimoi nên đi theo cho đúng chủ đề của bài viết, tránh spam bài chỉ vì một câu nói đùa. Chúng ta gặp nhau tại đây để bàn về các tình hình thực tế hiện nay. Đã có mục giao lưu bên dưới, mong bạn chú ý cho. Thân chào!!!
 
T

Trần Duy Khoa

Guest
thưa các bạn
Công tác XDCB của chúng ta hiện còn rất nhiều mặt tồn tại cần khắc phục. Các công trình khi xây dựng đã lộ ra nhiều khiếm khuyết, không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đề ra, gây lãng phí vồn của nhà nước, nỗi bất bình của người dân, 1 trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nói trên là sự quản lý lõng lẻo, yếu về năng lực của các Chủ đầu tư ( ban QLDA )
Tôi lập ra chủ đề này để chúng ta nêu ra những bất cập, thiếu sót của các chủ đầu tư, người trực tiếp quản lý các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn nhà nước hay vốn ODA
Theo tôi những tồn tại đó là
1. Vấn đề năng lực, nhièu chủ đầu tư hiện nay rất thiếu và yếu về vấn đề này( không đủ năng lực chuyên môn để thực hiện các công việc trong QLDA) các chủ đầu tư có thể thuê các đơn vị khác có năng lực để thực hiệnc ác phần việc này nhưng nhiều Chủ đầu tư đã không thuê ( mình tự làm - quá tự tin ) hoặc thuê các đơn vị không đủ năng lực để làm. kết quả là gì :
Ra thi công thì nhà thầu thi công kêu thiếu khối lượng, thiết kế sai : lỗi do ai, do đơn vị thiết kế, do thẩm tra thiết kế - dự toán , vậy nên hỏi, ai đã lựa chọn những đơn vị này để họ thiết kế, thẩm tra : đó là chủ đầu tư.
Nhà thầu thi công ẩu, trì trệ,không đảm bảo yêu cầu chất lượng công trình ; lý do : yếu về năng lực, yếu về kinh nghiệm thi công, công tác giải phóng mặt bằng, về nguồn vốn : vậy ai là ngừoi lựa chọn, là người tổ chức đấu thầu, chấm thầu, ai quản lý nhà thầu thi công xây dưng : cũng là các chủ đầu tư.
2. Quản lý lỏng lẽo, thông đồng với B, đấu thầu thì cứ đấu, bằng mọi giá phải thắng để rồi sẽ bù đắp lại cho đơn vị thi công bằng việc phát sinh khối lượng, không công trình nào là không phát sinh cả, chủ đầu tư thuê đơn vị khác để giám sát thì để cho họ làm gì thì lằm, không quan tâm nhiều, không thúc đẩy tiến độ, coi ngó chất lượng công trình và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Theo tôi cần có các cơ chế chặt chẽ hơn tỏng việc quản lý các BQLDA, để giảm các tình trạng kia
trên đây chỉ là các ý kiến của tôi, mời các bạn tham gia phát biểu ý kiến
Thân chào

Tình trạng các BQLDA thông đồng với bên B thì hiện nay rất nhiều. Chúng ta không đi sâu vào để nói là công trình nọ hay công trình kia. Hướng đi chính của chúng ta trong chủ đề này là tìm ra cách quản lý hay chính là có quy chế quản lý tốt hơn nữa trong việc quản lý BQLDA. Theo tôi nghĩ thì việc ban hành các quy chế quản lý này phải xuất phát từ các Bộ, ban, ngành từ trên xuống dưới. Việc cho phép các BQLDA ra đời cũng thuộc thẩm quyền của Nhà nước( đối với các công trình của Nhà Nước). Vì vậy nếu chúng ta quản lý chặt chẽ ở trên thì sẽ cải thiện được một phần nào đó. Ban đầu mình chỉ có ý kiến như thế, mong các bạn góp ý thêm. Thân chào!!!
 

tvgs

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
30/7/07
Bài viết
200
Điểm thành tích
18
Tuổi
46
Việc này thì cũng chả biết đổ lỗi cho ai các bác ạh. Nó là cả một hệ thống mắc chứng bệnh "xin - cho", người ta lấy tiền để làm hệ quy chiếu, làm chuẩn mực để định giá mọi thứ thì những vấn đề bác nêu em nghĩ là không thể tránh khỏi được. Giờ muốn chữa thì phải làm đại phẫu thôi, vấn đề là phải tìm ra một người đủ tâm, đủ tài và đủ dũng cảm để làm việc đó bác ạh
 
A

AAmylove

Guest
Nếu liệt kê các tội của BQLDA như bạn nêu chủ đề mình e rằng có 1 phần phiến diện. Thật sự yếu kém của BQLDA không phải là không có nhưng trong đó phải có 2 phần: khách quan và chủ quan. Với khách quan thì "bó tay", với chủ quan thì "bó chân". Kết hợp cả 2 thì "bó toàn thân".
- Mình chỉ nói gọn đại ý:
+ Hiện nay chính sách cơ chế Nhà nước với QLDA là tương đối chặt chẽ với cơ cấu tổ chức của BQL.
+ các nhà thầu (tư vấn + thi công+...) khi dự thầu luôn đưa ra các bằng chứng Cminh rằng mình có nhiều năng lực, kinh nghiệm, đội ngũ CBộ thì rất chuyên nghjiệp, có chứng chỉ hành nghề, có bằng cấp, đã tham gia rất nhiều công trình....và tóm lại khi đọc hồ sơ của nhà thầu thì tuyệt vời. Khiến BQL khi xem xét hồ sơ phải thốt lên kinh ngạc: Đây rồi, nhà thầu này năng lực tuyệt vời.

Và BQLDA khi lựa chọn nhà thầu cũng chỉ biết lựa chọn trên nội dung Hồ sơ mà thôi.
NHưng thực tế thì sao: "nói và làm luôn có khoảng cách quá xa của các đơn vị nhà thầu".
Họ QLý bằng ISO ư?? giấy tờ thôi.

Làm sai hỏi ra thì câu cửa miệng là: "sai thì sửa, thiếu thì thêm lo gì" - rồi nữa thiết kế kết cấu thừa thì giải thích "quân tử lo xa phòng bị gậy".... Và "tôi làm thì có thẩm định, có phê duyệt, nên lỗi sai là không chỉ 1 mình tôi".

KẾT QUẢ CUỐI CÙNG: HUỀ CẢ LÀNG.
Góp vui thêm 1 khía cạnh "khách quan" cho diễn đàn.
 
T

td.bitexco

Guest
Ban QLDA đi về đâu?!

;) Chủ đề mà các bạn thảo luận mình thấy rất nóng, nhất là thời gian gần đây có nhiều vụ tiêu cực liên quan đến các Ban QLDA mà báo chí đã phanh phui và đưa tin.

Mình có một vài nhận định sau :

1. Đối với các Ban QLDA được thành lập mang tính "không chuyên nghiệp" - mình tạm gọi như vậy, được thành lập từ các cơ quan, tổ chức khi được Nhà nước giao cho làm chủ đầu tư một dự án mà mục đích sử dụng gắn liền với hoạt động về sau của đơn vị khi DA hoàn thành. Đa phần khi thành lập Ban QLDA, các đơn vị cử cán bộ của mình nắm giữ các vị trí quản lý, còn lại là tuyển thêm và huy động bên ngoài (may thay từ khi NĐ16/2005/NĐ-CP có hiệu lực tình trạng này mới ít đi:eek:) thử hỏi có mấy vị làm nhiệm vụ kiêm nhiệm có chuyên môn hoặc hiểu biết về lĩnh vực QLDA? nên dẫn tới điều như các bạn đề cập là chuyện bình thường.:cool:., chưa nói đến vấn đề gắn kết và tổ chức để bộ máy có thể hoạt động nhuần nhuyễn từ những cá nhân mới bắt đầu làm việc với nhau!!!

2. Đối với các Ban QLDA chuyên nghiệp, được thành lập bởi các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì chuyên môn khỏi phải bàn rồi. Nhưng tình trạng chung thôi, chi phí quản lý dự án liệu có đảm bảo cuộc sống của họ? Trong khi thủ tục chuẩn bị đầu tư của DA thì ai cũng thấy rồi, rất nhiều các công đoạn xin ý kiến của các cấp có thẩm quyền... Chuyện dự án trì trệ hoặc không đảm bảo chất lượng có lẽ một phần cũng do lý do trên.

3. Đối với các Ban QLDA do chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân là tư nhân thì có thể cũng do các lý do trên hay nhiều lý do khác nữa mà mình chưa ...... biết, hihi :p các bạn đóng góp thêm.

Với thực trạng như vậy nhưng các bạn cũng phải nhình nhận lại một chút là không phải tất cảc các Ban QLDA đều như vậy, có những Ban QLDA hoạt động tốt và rất hiệu quả (mình chỉ nói chung chứ không nêu cụ thể - vì lý do gi thì các bạn tự hiểu), tiêu chí nhận biết là khả năng rải ngân hàng năm của họ là những con số trong mơ! (thanh tra kiểm tra không phát hiện được điều gì sai trái trong quá trình thực hiện, hoặc có thì cũng chỉ rất nhỏ so với hiệu quả kinh tế mang lại của DA).

Theo mình nên chăng các công ty lớn tiến tới thành lập các công ty chuyên quản lý dự án, và nay mai có dự án nào thì chủ đầu tư cũng hạn chế bớt thành lập Ban QLDA mà nên đưa ra đấu thầu QLDA?! keke!!!!!!!!!!!!!!!!

Mời các bạn!!!!!!!!!:D
 
V

vinhhue

Guest
Tôi cũng đã từng làm "quan" trong một ban QLDA "cấp thấp", từ ngày thông tư 02 có hiệu lực buồn cho số phận BQLDA nên tôi về với B. Mình đồng ý với những phân tích của Bitexco, nhưng cho mình bàn một chút về Ban QLDA được thành lập mang tính "không chuyên nghiệp".
1. Trước đây hầu hết các ban QLDA cấp huyện, thành phố điều được thành lập dựa trên sự kiêm nhiệm của các cán bộ có chút kinh nghiệm về xây dựng. Dần dần do yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao nên các ban QLDA này ngày được kiện toàn. Và hiện nay có thể nói các ban QLDA các có trình độ chuyên môn tốt hơn nhiều so với trước đây.
2. Sau khi các ban kiện toàn bộ máy tìm được những kỹ sư, cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác QLDA thì đùng một cái thông tư 02/2007/TT-BXD ra đời, các ban không được làm chủ đầu tư và giải thể. Chủ đầu tư được giao cho UBND các cấp, ban thì chưa giải thể nhưng cũng không biết về đâu các cán bộ lần lượt ra đi và thế là ... Ban QLDA được thành lập mang tính "không chuyên nghiệp" lại tiếp tục ra đời và ngày càng nhiều hơn...
3. Mình thấy thông tư 02 còn nhiều cái bất cập các bạn có đồng ý không??? cùng tham gia thảo luận chứ?
 
D

Doimoi

Guest
@Khoalongvietjsc
Xin lỗi Mod, làm phiền Mod.
@ Everyone
Mình thấy chúng ta bàn về chủ đề này có vẻ hơi bị quá khó so với tầm. Tại sao mình nói như vậy? Mình được biết là có không ít lần các buổi thảo luận về cơ chế BQL? sự tồn tại của BQL?... nói chung là các vấn đề về BQL do Tổng hội XDVN, Bộ XD và Bộ KHĐT tổ chức có sự tham gia của các nhà tài trợ ODA cho VN nhưng các chuyên gia đầu ngành đều bó tay ko đi đến thống nhất một vấn đề gì cả. Tuy nhiên trao đổi cũng là học tập và ở đây như các Bạn đã nói để kể tội BQL thì còn rất nhiều vấn đề và ko đi đến đâu cả vì "lý thuyết là màu hồng nhưng cây đời vẫn luôn mang màu xám" mà. Nếu được, chúng ta thảo luận vào từng vấn đề cụ thể.
1. Có cần thiết sử dụng mô hình Ban quản lý ko? hay là chuyển hết sang hình thức Tư vấn quản lý dự án? Hoặc sát nhập, chuyển đổi thành các BQL chuyên nghiệp cho các Tỉnh, TP, Bộ, nghành... mỗi nơi chỉ nên có 01-03 Ban? Tinh thần TT02/2007 quy định mỗi dự án CĐT phải thành lập 01 BQL và tự giải tán sau khi hoàn thành nhiệm vụ có đúng ko?
2. Mặt nào là hạn chế và yếu kém nhất của các BQL hiện nay? (ko nói chuyện tiêu cực)
3. Cơ cấu tối thiểu của BQL là ntn?
4.... còn nhiều nữa
Mời các bạn nhào vô!
 
V

vinhhue

Guest
Mỗi dự án chủ đầu tư phải thành lập một ban QLDA và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Điều này có lẽ là không khả thi nhất :
- Chi phí QLDA có khi dự án đã được phê duyệt, một dự án hoàn thành thì chi phí ấy cũng được chi tiêu hết. Những người khác tiến hành dự án tiếp theo thì lấy tiền ở đâu. Bởi nguyên tắc là dự án phải nuôi dự án.
- Một UBND cấp Quận,huyện, cấp phường xã Mỗi năm có hơn chục dự án lớn nhỏ và tiến độ thực hiện dự án trên một năm lúc đó tức cả các cán bộ đều được huy động để QLDA.
- Lấy người có trình độ chuyên môn đâu ra để mỗi Công trình thành lập mỗi dự án.
- Lúc đó những người nằm trong ban QLDA có thực chức QLDA hay không, bởi có am hiểu đâu mà QL?
* Vì các lý do trên theo tôi là cần thiết tồn tại BQLDA hiện tại.
 
A

AAmylove

Guest
Bạn Vinh Hue làm mình ấn tượng thật! Hay xem xét mổ xẻ khía cạnh phức tạp củanhững vấn đề đơn giản.:):D
Cái yếu kém của việc thành lập 1 BQL cho tất cả các dự án (kể các các dự án chưa biết trước) đã lộ rõ những yếu kém và tiêu cực rất nặng nề trong suốt thời gian qua (thực tế gọi là BQLDA chuyên ngành) bạn có biết k?
ưu điểm của việc lập 1 ban QLDA cho 1 dự án theo bạn là gi?
Phân tích lợi hại và so sánh chúng là chúng ta sẽ thấy ngay 1 BQL cho 1 dự án là rất hợp thời.
 

Top