Quản lý nhân lực trong xây dựng

  • Khởi xướng MrHienNo1
  • Ngày gửi
M

MrHienNo1

Guest
Chắc các bạn đã biết, ở công trường xây dựng thường là rất phức tạp. Chúng ta đã ai bao giờ thắc mắc về vấn đề tâm lý của công nhân viên, chúng ta phải động viên công nhân viên như thế nào? Mục đích mà tôi lập topic này để chúng ta chia sẻ lẫn nhau kinh nghiệm sống và làm việc và quan hệ giữa Sếp - CBKT - Công nhân.
Hy vọng các bạn trong diễn đàn ủng hộ nhé.=D>
 
M

MrHienNo1

Guest
Phần 1 - Động viên công nhân viên

I) Tính cách và hành vi của cá nhân
II) Cá nhân luôn khác nhau
III) Các nhân tố ảnh hưởng tới công nhân, đánh giá cường độ
IV) Các mô hình động viên công nhân
V) HERZBEG - quan hệ "Thỏa mãn - Bất mãn"
VI) Lý thuyết X, Y dẫn đến lý thuyết Z ( Lý thuyết Mc Gregor dẫn tới lý thuyết Nhật)
VII) Mc Clelland với "nhu cầu cho sự phát triển thành tựu"
VIII) 5 bước nhu cầu Maslow
IX) TIẾN như là một nhân tố động viên
X) Tính cách nhóm
XI) Trưởng nhóm và hoạt động tổ chức
XII) Phát hiện nhân tố và bồi dưỡng trưởng nhóm


Chú ý: Trên đây là những vấn đề mà chúng ta sẽ thảo luận trong topic này. Nếu các bạn ai có thêm ý kiến hãy viết tại topic này nhé. Chú ý là topic này chỉ thảo luận không spam và quảng cáo hay tranh cãi trong topic này.

Trích trong bài giảng lớp (Quản lý thi công)
 
M

MrHienNo1

Guest
I) Tính cách và hành vi của cá nhân

Tính cách và hành vi cá nhân xuất phát từ: nhận thức, nhớ, hồi tưởng, suy nghĩ và hành động

  • Cách cá nhân học
  • Cách cá nhân xem, nghe, nhìn
  • Cách cá nhân nhận xét "đúng - sai"
  • Cách cá nhân tập phản xạ và thói quen
  • Cách cá nhân phát triển thông qua các hoạt động và thói quen
  • Cách cá nhân phản ứng với sự vật, sự việc, hiện tượng, con người, vui buồn, bực tức, kháng cự,...
  • Cách cá nhân muốn mình được khen tặng, muốn được mình là người đặc biệt
  • Cách mà cá nhân kỳ vọng và thái độ lúc thất vọng (Mơ ước - hiện thực)
Chúng ta thử ngẫm xem có phải tính cách và hành vi đều xuất phát từ những nhân tố này không ?
Chúng ta cùng thảo luận vấn đề I) này nhé.
Xin mời các bạn viết tiếp....
 
M

MrHienNo1

Guest
II) Cá nhân luôn khác nhau

Cá nhân khác nhau là do:

  • Nền văn hóa, nếp sống khác nhau

  • Tâm sinh lý, tinh thần khác nhau (trí não) khác nhau thì ==> hành vi khác nhau.
  • Trình độ, cấp bậc, đẳng cấp, kinh nghiệm, chuyên môn khác nhau ==> hành vi khác nhau.
  • Chức vị khác nhau:(cán bộ quản lý, công nhân,..)==> tấm lý khác nhau.
  • Nhu cầu, ước muốn, kỳ vọng cuộc sống khác nhau.
==> Chứng tỏ cá nhân luôn khác nhau.
 

meocon85

Thành viên năng động
Tham gia
28/7/08
Bài viết
73
Điểm thành tích
18
Chào bạn!"Mục đích mà tôi lập topic này để chúng ta chia sẻ lẫn nhau kinh nghiệm sống và làm việc và quan hệ giữa Sếp - CBKT - Công nhân"
Mục đích của bạn là như vậy nhưng tôi không hiểu lắm về những gì mà bạn đã viết vì có lẽ nó quá khô khan.
Sorry vì chưa nói được lời tốt đẹp nào
Theo tôi, Ở đây có 3 mối quan hệ
Sếp - CBKT, CBKT-CN, Cn-Sếp.
1. Quan hệ Sếp - CBKT là quan hệ rất quan trọng vì nó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng,m tiến độ. Bạn sẽ làm việc tốt trong môi trường thoải mái nhưng cũng ở đó bạn dễ buông lỏng bản thân nhất. Vì vậy, dù các cá nhân có khác nhau đi chăng nữa thì cũng chỉ tồn tại một nguyên tắc duy nhất đối với mối quan hệ này đó là thân thiện, cởi mở, nhưng đúng luật.
2. CBKT-CN: Đây là mối quan hệ có ảnh hưởng trực tiếp đến công việc. Nếu CBKT non tay nghề rất dễ bị công nhân "bắt nạt". Vì thế đây đúng là mối quan hệ đòi hỏi nhiều suy nghĩ nhất. CBKT phải giỏi chuyên môn nhưng cũng phải hòa đồng với Cn, cùng ăn, cùng ngủ với công nhân viên, hiểu tâm tư của nhân viên để có thể động viên nhân viên làm tốt công việc. CBKT cũng không được quá xuề xòa, phải luôn hiểu luật, không thể giờ nghỉ trưa để cải thiện quan hệ mời công nhân "vài ly đế" để đến chiều công nhân nghề ngà, không chấp hành đúng quy định an toàn lao động.
3. Quan hệ sếp- công nhân:
Quan hệ này là quan hệ lỏng lẻo nhất. Sếp không thể trực tiếp đi sâu đi sát vào hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng từng công nhân, nhưng sếp có những cách như: trả lương đúng hạn, tính tiền làm thêm giờ theo quy định của nhà nước, mua bảo hiểm, có thưởng công,...nhưng cũng phải nghiêm khắc, thậm chí đuổi việc đối với những công nhân thực hiện không đúng các quy định.
Công nhân cũng có quyền yêu cầu sếp(có thể trực tiếp hoặc thông qua CBKT ) những quyền lợi của mình theo luật lao động
(CÒn tiếp)
 
M

MrHienNo1

Guest
@:Meocon

Thế mới nói là vấn đề đưa ra để bàn luận chứ. Có những điều chẳng cần phải nói rõ sẽ tốt hơn bạn à. Bây h mà ngồi giải thích từng ly từng tý một thì đâu phải là người của TK 21.
Nếu như bạn không hiểu được mọi thứ, động cơ, hành động,... xuất phát từ cái gì thì bạn sẽ không thể nào giải quyết được các tình huống đó.
Dù sao cũng cảm ơn bạn rất nhiều.
 
S

son coma

Guest
Mình đã làm cán bộ kỹ thuật ct, cán bộ văn phòng ( làm hồ sơ ), chủ nhiệm công trình. Giờ mình nghỉ việc không ăn lương ra ngoài chỉ huy một nhóm thợ. Mình thấy làm việc và quan hệ với cán bộ kt và công nhân không khó, chỉ thấy với sếp là thấy mệt thôi.
 
M

MrHienNo1

Guest
@:

Mình đã làm cán bộ kỹ thuật ct, cán bộ văn phòng ( làm hồ sơ ), chủ nhiệm công trình. Giờ mình nghỉ việc không ăn lương ra ngoài chỉ huy một nhóm thợ. Mình thấy làm việc và quan hệ với cán bộ kt và công nhân không khó, chỉ thấy với sếp là thấy mệt thôi.
Thực ra mình thì thấy đối với sếp cũng không khó lắm. Miễn là bạn luôn hoàn thành mọi công việc một cách nhanh nhất khi đó thì không có sếp nào chê trách được mình cả, cho dù là sếp khó tính nhất.
Mình có 1 thằng bạn, và mình rất phục nó vì cái đức tính của nó đối với anh em cấp dưới và cấp trên. Nó rất khéo léo đối xử với mọi người, làm việc luôn chăm chỉ và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Giờ nó đã làm đội phó đội thi công kiêm PGD điều hành, và nó mới chỉ đi làm được có 1 năm.
Có một chữ mà dân công trình chúng mình cần phải nhớ là chữ "Nhẫn"
Nhẫn nhịn một tý có thể làm lên nhiều thứ bạn à. Giữa đám thợ đó cũng phức tạp, bạn cần phải hiểu được tâm tư nguyện vọng của họ, biết được sở trường, sở đoản của họ,... Nếu bạn biết động viên đúng lúc, biết cho họ cái họ cần đúng lúc, thì họ sẽ cống hiến cho bạn cả sức lực lẫn trí tuệ.
Chúng ta bàn luận tiếp nhé...!
 

hongngan99

Thành viên sắp lên hạng rất quan trọng
Tham gia
9/1/08
Bài viết
453
Điểm thành tích
28
Thực ra mình thì thấy đối với sếp cũng không khó lắm. Miễn là bạn luôn hoàn thành mọi công việc một cách nhanh nhất khi đó thì không có sếp nào chê trách được mình cả, cho dù là sếp khó tính nhất.
Mình có 1 thằng bạn, và mình rất phục nó vì cái đức tính của nó đối với anh em cấp dưới và cấp trên. Nó rất khéo léo đối xử với mọi người, làm việc luôn chăm chỉ và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Giờ nó đã làm đội phó đội thi công kiêm PGD điều hành, và nó mới chỉ đi làm được có 1 năm.
Có một chữ mà dân công trình chúng mình cần phải nhớ là chữ "Nhẫn"
Nhẫn nhịn một tý có thể làm lên nhiều thứ bạn à. Giữa đám thợ đó cũng phức tạp, bạn cần phải hiểu được tâm tư nguyện vọng của họ, biết được sở trường, sở đoản của họ,... Nếu bạn biết động viên đúng lúc, biết cho họ cái họ cần đúng lúc, thì họ sẽ cống hiến cho bạn cả sức lực lẫn trí tuệ.
Chúng ta bàn luận tiếp nhé...!
Mình thấy MrHienNo1 nói lý thuyết quá. Những điều bạn nói đều đúng cả, về mặt lý thuyết ai cũng biết điều đó. Nhưng để vận dụng vào thực tế thì rất khó, mỗi người vận dụng một kiểu. Mình cũng đã từng chỉ huy cùng một lúc 5 tốp thợ, quân đông, lại ô hợp không phải là quân chính quy để đi sâu tìm hiểu nguyện vọng của từng người, tìm sở trường, sở đoản của họ thật là khó. Họ thì cần nhiều thứ, đáp ứng nhu cầu cảu mọi người là không thể được vậy lúc đấy mình phải làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo tiến độ thi công, quản lý được vật tư công trình?. Là cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp mỗi hành động của mình sẽ đều được các bên kể cả chủ đầu tư theo dõi giám sát nên nhiều khi không thể nhẫn nhịn được, nhiều khi nóng lại có thể đẩy nhanh được công việc, giải quyết được khó khăn. Đây là ý kiến chủ quan của mình, các bạn tiếp tục thảo luận chủ đề này nhé, mình thấy rất hấp dẫn....
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Đây là topic hay, thấy các bạn trao đổi và cũng có nhiều ý hay , mình xin có ý kiến thế này:
Đặt mình vào vai trò CBKT hoặc Chỉ huy trưởng công trường, chúng ta khi đó nằm giữa Sếp và Công nhân và phải giải quyết 1 vấn đề khá mâu thuẫn:
- Sếp thường quan tâm đến Hiệu quả công việc trong đó hiệu quả kinh tế là rất quan trọng.
- Công nhân quan tâm đến quyền lợi ( tiền lương, các chế độ, đời sống tinh thần...)
Nếu chúng ta chỉ giải quyết được quyền lợi cho 1 bên thì mâu thuẩn sẽ càng ngày càng gay gắt và bản thân chúng ta sẽ lãnh đủ.
Dung hòa vấn đề này như thế nào thì mỗi người có 1 cách khác nhau như các bạn đã nói : cứng rắn,quyết liệt, rõ ràng kết hợp với khéo léo , mềm mỏng tùy từng trường hợp, tình huống cụ thể.
Theo mình : Người CBKT/ chỉ huy công trường trực tiếp cần phải hiểu rõ công việc, quyết đoán , cứng rắn trong điều hành nhưng cũng phải có cái Tâm với người lao động . Cần 1 cơ chế vận hành rõ ràng, dân chủ , trách nhiệm mà CBKT là người gương mẫu thực hiện.
Nói chung là khó, không hề đơn giản...........
 
G

goldenfish

Guest
UHm. Topic này bác Hiền đã nói là không tranh cãi ở đây, nhưng thế nào là tranh cãi . Ví dụ bài viết sau của em có coi là tranh cãi không nhé.

Em thấy mọi cái bác Hiền nói đều đúng, nhưng là trên sách vở vậy. Ai cũng biết là phải làm thế, làm được thế mới tốt nhưng có điều có làm được thế hay không và làm thì làm thế nào. Làm sao hiểu được tâm tư nguyện vọng của họ (đi hỏi trực tiếp từng người một hay hỏi qua bạn bè, hay nhờ người khác hỏi hộ gì gì đó) sở trường sở đoản thì dễ hơn nhưng đôi khi cái sở trường của họ mình lại không cần, mà cái mình cần thì họ lại là sở đoản, mình thì lại không thay đổi được tất cả cái đó. Lúc nào mình cũng cần họ cống hiến cho mình hết sức nên họ cần cái gì mà mình có thì mình sẽ cho, nhưng mình không có hoặc không cho được đúng lúc như bác nói thì họ sẽ sao nhỉ?

Em rất phục người bạn của bác Hiền. sau một năm đi làm đã lên được PGĐ điều hành trong khi có người cả năm chưa tìm được việc. Anh ấy có thể giỏi thực sự nhưng em nghĩ anh ấy cần có cái người ta gọi là "cái khiếu " trong quan hệ, giao tiếp nữa. Cái này không phải ai cũng có và cũng làm được.
Hoặc một ví dụ trong ngành xây dựng nhé: trời nóng 38 độ, giữa trưa hè, giữa mênh mông đất trời không có mái che, cho các bác ra trải asphalt với giám sát công nhân làm asphalt đi. Cáu như thường.
Còn với em, trong xã hội sẽ có người này người kia, có người dù mình cố gắng lắm rồi nhưng người ta cứ oái oăm mình cũng chả chiều được nên trong mọi mối quan hệ mình sẽ cố hết sức chân thành và nhiệt tình thế thôi. Đừng lo lòng nhiệt tình của mình không được đáp lại ngay mà hãy cho không yêu cầu nhận lại thì sẽ có lúc bạn nhận mà không cần cho lại. Chỉ cần như vậy là đủ cho cả sếp, hay nhân viên.
[FONT=&quot]Em có mấy câu vui vui tặng các bác "Sống trên đời này phải biết qúy 4 chữ: chữ “Phải” để luôn sống và làm theo lẽ phải; chữ “Thật” để luôn sống thật, không gian dối; chữ “Nhẫn” để biết phải luôn tha thứ; chữ “Tâm” để biết yêu thương những người xung quanh. Nói tóm lại làm người sống trên đời này phải “Phải Thật Nhẫn Tâm” thì mới đáng sống!!!:D

[/FONT]
 
M

MrHienNo1

Guest
Đặt mình vào vai trò CBKT hoặc Chỉ huy trưởng công trường, chúng ta khi đó nằm giữa Sếp và Công nhân và phải giải quyết 1 vấn đề khá mâu thuẫn:
- Sếp thường quan tâm đến Hiệu quả công việc trong đó hiệu quả kinh tế là rất quan trọng.
- Công nhân quan tâm đến quyền lợi ( tiền lương, các chế độ, đời sống tinh thần...)
Nếu chúng ta chỉ giải quyết được quyền lợi cho 1 bên thì mâu thuẩn sẽ càng ngày càng gay gắt và bản thân chúng ta sẽ lãnh đủ.
Dung hòa vấn đề này như thế nào thì mỗi người có 1 cách khác nhau như các bạn đã nói : cứng rắn,quyết liệt, rõ ràng kết hợp với khéo léo , mềm mỏng tùy từng trường hợp, tình huống cụ thể.
Theo mình : Người CBKT/ chỉ huy công trường trực tiếp cần phải hiểu rõ công việc, quyết đoán , cứng rắn trong điều hành nhưng cũng phải có cái Tâm với người lao động . Cần 1 cơ chế vận hành rõ ràng, dân chủ , trách nhiệm mà CBKT là người gương mẫu thực hiện.
Nói chung là khó, không hề đơn giản...........
Tôi rất đồng ý với ý kiến của hungvina nếu mà kết hợp được sự khéo léo và mềm mỏng với cương quyết, cứng rắng thì rất tuyệt vời điều đó thật không thể có gì hơn bằng. Có những lúc chúng ta cũng bị chính công nhân chửi mắng, nhưng mình phải tìm hiểu tại sao (nguyên nhân, lý do) họ lại như vậy? động cơ gì ?
Với đời sống anh em công nhân, chúng ta là cán bộ KT cần phải biết chăm lo, động viên đúng lúc. Với công việc phải nghiêm khắc, quy tắc và cứng rắn nhưng cũng tùy vào tình huống cụ thể. Giờ chơi có thể anh em ngồi cùng nhau tếu táo vài ba câu, hỏi han qua đời sống xem thế nào. Mình là CBKT đôi khi cũng phải cần có óc quan sát, phân tích kỹ lưỡng tỉ mỉ, để đưa ra được những nhận xét chính xác nhất.
Lúc làm việc cần khéo léo động viên. Ví dụ: "anh giúp tôi sửa lại chỗ này, mấy bác tư vấn bảo không được ưng ý lắm, giúp tôi cái nhé,..."
"Chỗ này anh cần chú ý chút nhé, lát TVGS qua nhắc nhở thì anh em mình thành ra không hay chút nào,...". Câu cú có thể nhiều người vận dụng khác nhau. nhưng mục đích vẫn là hoàn thành công việc một cách nhanh nhất, tiết kiệm được thời gian là tiết kiệm được tiền bạc.
Nói chung là khó, không hề đơn giản...........
Điều này tôi rất đồng ý với hungvina. Khó và khó, thế mới có sách nghệ thuật sống, đó là quyển sách mà ta phải học cả đời cũng không hết được.
UHm. Topic này bác Hiền đã nói là không tranh cãi ở đây, nhưng thế nào là tranh cãi . Ví dụ bài viết sau của em có coi là tranh cãi không nhé.
ý của mình tranh cãi là có lời lẽ không thân thiện, hoặc châm biếm nhau. Mình cũng đã từng có lời trong một bài và cũng thấy rằng điều đó là không nên.
[FONT=&quot]Em có mấy câu vui vui tặng các bác "Sống trên đời này phải biết qúy 4 chữ: chữ “Phải” để luôn sống và làm theo lẽ phải; chữ “Thật” để luôn sống thật, không gian dối; chữ “Nhẫn” để biết phải luôn tha thứ; chữ “Tâm” để biết yêu thương những người xung quanh. Nói tóm lại làm người sống trên đời này phải “Phải Thật Nhẫn Tâm” thì mới đáng sống!!!
big%20grin.gif
[/FONT]
Bạn nói câu này nửa đùa nửa thật, mình cũng đã nghe rất nhiều rồi. Nhưng quả thật đó là một điều rất khó. Giống như mình đang đi tìm tri thức vậy.
"Học nữa học mãi"
P/s: Mình định lập topic này để viết lên mấy dòng sưu tầm được chia sẻ cho mọi người, có những người dowload về có xem đâu, nên mình định editon lại cho anh em, nhưng thấy anh em nhiệt tình quá. Mình post tài liệu lên, anh em đọc rồi thảo luận nhé.
Xin anh em viết tiếp.......
 

File đính kèm

  • Nghe thuat dong vien nhan vien.DOC
    102,5 KB · Đọc: 431
  • Tâm lý công nhân- Cac bien phap.doc
    57 KB · Đọc: 446
Last edited by a moderator:
M

maphuy

Guest
em có ý kiến thế này, mấy anh nghe được ko:

+ thương công nhân như thương chính bản thân mình, họ vất vả, họ nghèo khổ, họ làm sai là mình làm sai.

+ Đối với Sếp thì khó hơn 1 chút: có Bạn nào đó nói Nhẫn là được, theo mình thì Nhẫn là nhịn, dù Sếp này Sếp kia có chữi cố ông nội đi nữa ( đi thi công thì biết) thì cũng phải nhịn. Em cũng vậy, cũng nhịn được 5,7 tháng đến khi pro rồi thì em ko nhẫn nữa, chữi lại ông nội nó, mình đi làm kiếm đồng tiền bằng mồ hôi bằng sức lao động, bằng chất xám bằng trình độ đại học, chứ có phải đi ngữa tay ăn xin nó đâu, mà nó có học cả mà hành xử vậy. Thế là cả đội vắng thằng KThuật pro, chăm chỉ và thương anh em, lủng đoạn lủng cũng, lũng và lỗ vì làm đâu sai đó, còn thằng Sếp thì ỉ ôi: ở lại giúp anh đi. Em đi sang Cty khác mang theo những tư tưởng và tinh thần làm việc hết sức chuyên nghiệp. Đến nay em đã đến được Cty mà nơi đó, họ nhìn nhận mình bằng năng lực của mình, bằng trách nhiệm và tình yêu cviệc của mình. Nhiều lúc em cảm giác thích đến cơ quan lắm. Sự tôn trọng giữa người làm thuê và chủ nó lớn dần. Ko phải ko có stress nhưng chỉ ở mức độ chấp nhận được, vui vẻ là làm, ko vủi vẻ, các ông làm đi. Nên nhớ là phải thực sự có năng lực hén.

+ Em sống , em làm việc để phục vụ csống của em, chứ ko phải csống của em để phục vụ đồng tiền kiếm được.

Đôi lời mạo muội, Mong các anh chỉ giáo
 

meocon85

Thành viên năng động
Tham gia
28/7/08
Bài viết
73
Điểm thành tích
18
Thế mới nói là vấn đề đưa ra để bàn luận chứ. Có những điều chẳng cần phải nói rõ sẽ tốt hơn bạn à. Bây h mà ngồi giải thích từng ly từng tý một thì đâu phải là người của TK 21.
Nếu như bạn không hiểu được mọi thứ, động cơ, hành động,... xuất phát từ cái gì thì bạn sẽ không thể nào giải quyết được các tình huống đó.
Mình không muốn ngắt quảng những vấn đề bạn đưa ra. Bạn cứ bàn tiếp nhé. Mình chỉ đưa ra những ý kiến của mình thôi.
Tuy nhiên mình không yêu cầu bạn ngồi giải thích từng ly từng tý. "người của thế kỷ 21" hay không thì cũng cần phải giải thích rõ ràng chứ."đa ngôn khó hiểu" lắm bạn à.
 

nhaxaydung

Thành viên có triển vọng
Tham gia
28/2/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
Tuổi
50
Mình xin tham gia một số ý kiến nhé. đây là mọt chút mình đã có sau thời gian di làm thựctế ở công trường nhé :
- Mối quan hệ công trường cực kỳ phức tạp : Con người của công trường quyết định 80% về an toàn, chất lượng và tiến độ.
- Quản lý một công trường trên cương vị Chủ nhiệm công trình phải có kiến thức chuyên môn mới để cho cán bộ kỹ thuịât tam phục mà làm theo. Bên cạnh đố bạn cũng phải đáp ứng tương đối với sức lao động của người cán bộ bỏ ra. Hiện tại cán bộ đi làm vì kinh tế nên ban phải giúp được họ tương đối về nhu cầu vật chất và đối xử với họ như anh em vì họ và bạn sống với nhau gần như là cả ngày. Với cand bộ kỹ thuật phụ trách phải cho người ta quyền quản lý công nhân. Ví dụ : chỉ khi cán bộ ký khối lượng mới ứng tiền - việc này dẫn đến cbkt nói công nhân sẽ phải nghe.
- Theo tôi, chữ nhẫn ở trong công trường chỉ áp dụng một phần thôi, nếu quản lý công trường mà nhẫn nhịn quá dẫn đến chất lượng kém ( cán bộ, công nhân làm theo chính kiến cá nhân), tiến độ chậm, an toàn quản lý không tốt. Công tác an toàn càng cương quyết bao nhiêu càng tránh được rủi ro bấy nhiêu.
- Đối với công nhân : phẩi quan tâm đến đời sông của họ, chủ yếu là ứng tiền ăn đầy đủ. Phải có kiến thức thực tế ở công trương, nắm được khối lượng để ép tiến độ làm họ tâm phục khẩu phục, xây dựng chế tài để họ thực hiện tốt công việc được giao.
- Nói chung đii làm là cần người nhiệt tình chịu khó học hỏi chứ không cần ngươi vâng dạ. nếu chưa có kiến thức có thể học hỏi vì đã qua trường đại học, ai cũng có thế mạnh riêng ca.
đôi lời gửi các bạn
 

Invest_168

Thành viên mới
Tham gia
15/3/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
CÔNG TY INVEST 168
Nhà thầu phụ cung cấp nhân công thi công các công trình xd dân dụng:
• Cách 1: Nhận thi công từ móng đến mái ( Thô + hoàn thiện).
• Cách 2: Nhận thi công theo từng hạng mục công trình với công trình lớn ( Coffa, sắt, BT, xây, trát, ốp, lát, chống thấm, thạch cao, sơn bả …vv)
• Là công ty chuyên cung cấp nhân lực phục vụ ngành xây dựng, hiện chúng tôi có số lượng công nhân lớn, tập trung và có kinh nghiệm thi công các công trình lớn như: KEANGNAM LANDMARK TOWER, HABICO-DOOSAN, CHAMVIT-TRẦN DUY HƯNG, Làng SV Bắc Ninh, Làng SV Hà Nội, Khu đô thị Việt Hưng Long Biên...

Giao khoán thi công cách nào là do Chủ đầu tư hoặc nhà thầu chính quyết định, chúng tôi đảm bảo:
- Thi công đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật công trình.
- Đáp ứng mọi nhu cầu tiến độ.
- Đảm bảo tính pháp lý về chi phí nhân công (xuất hoá đơn VAT)
Nếu Quý khách có nhu cầu về nhân công xin hãy liên hệ với chúng tôi:090 345 5758( Anh Cường); 0917753579 (A. Thọ)
 

Top