Quy định áp dụng mã hiệu định mức bê tông móng, bê tông dầm sàn và bê tông nền

hoangnhandn

Thành viên mới
Tham gia
7/11/10
Bài viết
4
Điểm thành tích
3
Chào cả nhà

Mình làm bên Ban quản lý. Hiện công trình bên mình thuộc vốn ngân sách nhà nước và đang được các bác Kiểm toán kiểm tra. Mấy bữa nay đang loay hoay, bảo vệ với kiểm toán nhưng chưa giải quyết được, nhờ các bác chỉ giáo:

1. Công trình có sử dụng một số thép hình I500 làm thép biện pháp thi công. Kiểm toán đề nghị phải sau khi sử dụng phải tính thu hồi. Ban quản lý đồng ý về nguyên tắc nhưng hiện đang vướng mắc là
+ Kiểm toán đề nghị tính luân chuyển với mức độ hao phí: 1 lần lắp dựng: 7%; hao phí mỗi tháng là 2%
+Ban quản lý đề nghi tính thu hồi với công thức:
Giá trị nhà nước thu hồi: khối lượng thép còn lại sau khi sử dụng x đơn giá thu hồi
Tuy nhiên cái này hiện không thấy quy định để xác định.

2. Hiện tại tầng hầm B2 (tầng hầm dưới cùng); trong hồ sơ thiết kế ghi là kết cấu dầm sàn, áp dụng mã hiệu công tác bê tông là bê tông dầm sàn. Tuy nhiên kiểm toán đề nghị là tính bê tông nền với lý do là kêt cấu bê tông này đổ trên nền bê tông lót (Sàn rộng 6500 m2, chiều dày trung bình 500mm -1000mm).

Các bác nào nắm được quy định nào của nhà nước về việc áp dụng mã định mức trong từng trường hợp cái nào áp dụng bê tông dầm sàn; cái nào áp dụng bê tông móng, cái nào áp dụng bê tông nền

Mong cả nhà giúp đở và chỉ giáo!
Cảm ơn nhiều
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
1. Công trình có sử dụng một số thép hình I500 làm thép biện pháp thi công. Kiểm toán đề nghị phải sau khi sử dụng phải tính thu hồi. Ban quản lý đồng ý về nguyên tắc nhưng hiện đang vướng mắc là
+ Kiểm toán đề nghị tính luân chuyển với mức độ hao phí: 1 lần lắp dựng: 7%; hao phí mỗi tháng là 2%
+Ban quản lý đề nghi tính thu hồi với công thức:
Giá trị nhà nước thu hồi: khối lượng thép còn lại sau khi sử dụng x đơn giá thu hồi
Tuy nhiên cái này hiện không thấy quy định để xác định.
Ở đây tôi không hiểu bạn hỏi là quy định để xác định cái gì? Số liệu tính luân chuyển hay là công thức tính thu hồi? Khối lượng thép còn lại sau khi sử dụng hay là đơn giá thu hồi. Tôi đoán là đơn giá thu hồi. Nếu vậy thì cái này tôi không thấy có quy định nào như bạn muốn cả. Vấn đề này Chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận thôi và theo quy định hiện hành Chủ đầu tư được phép quyết. Bạn xem Nghị định số 112/2009/NĐ-CP có chỗ quy định về thẩm quyền của CĐT đấy (hiện đã có NĐ 32/2015/NĐ-CP nhưng chỉ thay thế 12/2009/NĐ-CP từ 10/5/2015 trở đi).

2. Hiện tại tầng hầm B2 (tầng hầm dưới cùng); trong hồ sơ thiết kế ghi là kết cấu dầm sàn, áp dụng mã hiệu công tác bê tông là bê tông dầm sàn. Tuy nhiên kiểm toán đề nghị là tính bê tông nền với lý do là kêt cấu bê tông này đổ trên nền bê tông lót (Sàn rộng 6500 m2, chiều dày trung bình 500mm -1000mm).
Kiểm toán chỉ có thể đề nghị thôi. Còn Chủ đầu tư mới là người quyết. Cả thiết kế lẫn kiểm toán trường hợp này đều là vận dụng định mức. Ngồi trong phòng lạnh thì không thể kết luận 100% được cái nào phù hợp hơn cái nào. Chỉ phân tích trong suy nghĩ về đặc điểm, tính chất, biện pháp thi công, quy cách công việc thấy cái nào phù hợp hơn thì áp thôi.
Trường hợp khó khăn, bạn có thể làm văn bản hỏi BXD để có căn cứ thảo luận với kiểm toán.
Mời các bạn có kinh nghiệm chia sẻ tiếp.
 

hoangnhandn

Thành viên mới
Tham gia
7/11/10
Bài viết
4
Điểm thành tích
3
Cảm ơn ban The anh đã trả lời

Tuy nhiên mình có thêm câu hỏi là có quy định nào về việc vận dụng mã định mức: là chổ này phải áp dụng mã hiệu bê tông móng, chổ kia áp dụng mã hiệu bê tông dầm sàn hoặc định nghĩa thế nào là kết cấu sàn hoặc thế nào là kết cấu móng để có cơ sở áp dụng định mức như trường hợp 2 mình nêu ra
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Cảm ơn ban The anh đã trả lời

Tuy nhiên mình có thêm câu hỏi là có quy định nào về việc vận dụng mã định mức: là chổ này phải áp dụng mã hiệu bê tông móng, chổ kia áp dụng mã hiệu bê tông dầm sàn hoặc định nghĩa thế nào là kết cấu sàn hoặc thế nào là kết cấu móng để có cơ sở áp dụng định mức như trường hợp 2 mình nêu ra

Khoản 6, Điều 3 Nguyên tắc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Nghị định số 112/2009/NĐ-CP của Chính phủ (đang hiện hành, đến 10/3/2015 sẽ thay thế bằng NĐ số 32/2015/NĐ-CP)
6. Những quy định tại Nghị định này và chi phí đầu tư xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư phê duyệt theo quy định của Nghị định này là cơ sở để các tổ chức có chức năng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Thông tư số 04/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng:
Điều 3. Nguyên tắc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Nguyên tắc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được quy định tại Điều 3 của Nghị định số 112/2009/NĐ-CP, trong đó khi thực hiện khoản 6 Điều này đối với công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo tính thống nhất về nguyên tắc, phương pháp và các nội dung cụ thể về lập và quản lý tổng mức đầu tư, dự toán công trình, định mức xây dựng công trình, giá xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư quyết định lựa chọn theo những quy định tại Nghị định số 112/2009/NĐ-CP và các nội dung cụ thể của Thông tư này.
Những chỗ tôi bôi đậm, đánh dấu cho thấy: Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phải có cùng hướng nhìn với quyết định lựa chọn của người QĐĐT và Chủ đầu tư (rõ ràng dự toán của bạn đã được duyệt, đấu thầu và thi công rồi tức là đã có quyết định lựa chọn rồi).

Điều 13 của Thông tư số 04/2010/TT-BXD về lập và quản lý định mức có nói về quyền của Chủ đầu tư và Người quyết định đầu tư: Được áp dụng, được vận dụng, được điều chỉnh cho phù hợp để áp dụng, hoặc áp dụng các định mức xây dựng tương tự ở công trình khác (công trình khác đã làm có thể làm tương tự)...

Cái gì đã là nguyên tắc thì phải tuyệt đối tuân thủ, người ta cứ đọc những cái này lại tưởng khẩu hiệu nên thường không chú ý đúng mức. Hơn nữa nguyên tắc lại được nêu trong quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Xây dựng thì càng phải được tuân thủ.
 

coi1768

Thành viên có triển vọng
Tham gia
7/1/13
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Tuổi
32
Bên công ty tôi cũng đang bị kiểm toán dò vô: Có cái công tác côt thép Lanh tô thì ở giá thép lanh tô trong dự toán la Thép d>10 nhưng kiểm toán độc lập bảo phải sử dụng giá thép d<=18mm,( trong dự toán thì giá thép d>10 và d<18 khác nhau?) .Theo các bác thì giải thích sao đây??
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Hôm qua thấy bác Thế Anh đưa bài lên face nên e mạn phép các bác trao đổi chút về vấn đề này
Trước hết, về quan điểm:
Việc sử dụng định mức nào là thuộc thẩm quyền của Chủ đầu tư, trên cơ sở tuân thủ các quy định của Pháp luật có liên quan. Bởi vậy, trong các trường hợp mà chủ topic hỏi thì Chủ đầu tư cần trình bày các căn cứ dẫn đến việc mình cho phép áp dụng các định mức như trên.

Cụ thể các nội dung hỏi của chủ Topic:
1. Có thể bạn nêu câu hỏi nhầm, hoặc hiểu nhầm ý kiến của Kiểm toán. Vì Kiểm toán đề nghị tính 7%, 2% ... tức là yêu cầu bạn tuân thủ định mức AI.11900 chứ không phải là tính giá trị thu hồi của vật liệu (= khối lượng x đơn giá thị trường) để giảm vào giá thành công tác biên pháp thi công.

2. Áp dụng định mức bê tông dầm, sàn đối với các kết cầu bê tông đổ trên nền công trình (sau khi có lớp lót): Việc lựa chọn định mức là quyền của Chủ đầu tư, nhưng phải chứng minh được việc vận dụng định mức này là đúng đắn và phù hợp hơn so với định mức bê tông nền, móng. Trong trường hợp cố ý sử dụng định mức đối với công tác có yêu cầu kỹ thuật, hao phí cao để áp dụng cho công tác có yêu cầu thấp hơn thì sẽ vướng vào Luật phòng chống tham nhũng, tiết kiệm, tránh lãng phí, ... gì gì đó đấy nhé!
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Bên công ty tôi cũng đang bị kiểm toán dò vô: Có cái công tác côt thép Lanh tô thì ở giá thép lanh tô trong dự toán la Thép d>10 nhưng kiểm toán độc lập bảo phải sử dụng giá thép d<=18mm,( trong dự toán thì giá thép d>10 và d<18 khác nhau?) .Theo các bác thì giải thích sao đây??

Nếu là công ty thì yên tâm bạn nhé, vì giá thép dự thầu là của các bạn, không ai có quyền sờ vô cả.
 

coi1768

Thành viên có triển vọng
Tham gia
7/1/13
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Tuổi
32
Nếu là công ty thì yên tâm bạn nhé, vì giá thép dự thầu là của các bạn, không ai có quyền sờ vô cả.
Thế mà bọn KT độc lập nó cắt đấy: giải thích này nọ vẫn ko được, nó cứ kêu sao ko dùng giá D<18 mà dùng giá d>10, do thằng d<18 giá thâp hơn mà, mịa bọn KT chỉ biết cắt vs cắt.
 

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
Thế mà bọn KT độc lập nó cắt đấy: giải thích này nọ vẫn ko được, nó cứ kêu sao ko dùng giá D<18 mà dùng giá d>10, do thằng d<18 giá thâp hơn mà, mịa bọn KT chỉ biết cắt vs cắt.

Kiểm toán cắt là cắt ở dự toán duyệt của chủ đầu tư, còn hợp đồng AB thì về nguyên tắc họ không cắt được. Nhưng nếu trong trường hợp chủ đầu tư đòi (hoặc đề nghị trả) thì bạn (nhà thầu) có hay không chịu trả lại tiền bị cắt?

Lật lại việc anh Thế Anh nêu ở trên: (Vẫn những chỗ chữ đậm)

"Thông tư số 04/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng:

Điều 3. Nguyên tắc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Nguyên tắc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được quy định tại Điều 3 của Nghị định số 112/2009/NĐ-CP, trong đó khi thực hiện khoản 6 Điều này đối với công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo tính thống nhất về nguyên tắc, phương pháp và các nội dung cụ thể về lập và quản lý tổng mức đầu tư, dự toán công trình, định mức xây dựng công trình, giá xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư quyết định lựa chọn theo những quy định tại Nghị định số 112/2009/NĐ-CP và các nội dung cụ thể của Thông tư này."

Liêu có phải điều này nghĩa là: khi dự toán được duyệt thì không còn phải lật lại để bới móc nữa hay không? vì câu từ này (từ "hống nhất về nguyên tắc") nghe nó mênh mông quá, hiểu thế nào cho đúng. Nếu được như thế thì kiểm toán không có gì để cắt cả.

Ngược lại, nếu dự toán duyệt vẫn được phép bị lôi ra mổ xẽ khi kiểm toán, thì rõ ràng người quyết định đầu tư, bộ phận thẩm định của vị này, chủ đầu tư, tư vấn sẽ phải là những người chịu trách nhiệm bồi hoàn.

Trong bối cảnh, định mức hiện vẫn còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng và việc vận dụng trở nên phổ biến thì việc đi giải trình cho kiểm toán quả thực khó, tìm được tiếng nói chung không phải đơn giản.
 

Top