Quy định về lấy mẫu vật liệu

  • Khởi xướng lemon68
  • Ngày gửi

minhtuanda1

Thành viên mới
Tham gia
9/10/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
45
Có bạn nào biết phương pháp lấy mẫu thử đối với thép bản hợp kim thấp để chế tạo dầm cầu thép không (dầm hàn)? Phải thực hiện bao nhiêu laọi thí nghiệm là những thí nghiệm nào? Các tiêu chuẩn liên quan đến nó? THANKS!
 

Chau Minh Vy

Thành viên mới
Tham gia
31/8/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
46
Danh mục hồ sơ, tài liệu


hoàn thành công trình xây dựng.


I. Hồ sơ pháp lý.
1. Quyết định phê duyệt dự án đầu t­ư XDCT, từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án của cấp có thẩm quyền.
2. Văn bản chấp thuận của các cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền về việc cho phép sử dụng công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào như­:
- Cấp điện;
- Sử dụng nguồn n­ước;
- Khai thác n­ước ngầm;
- Khai thác khoáng sản, khai thác mỏ;
- Thoát n­ước (đầu nối vào hệ thống thoát n­ước chung);
- Đ­ờng giao thông bộ, thủy;
- An toàn của đê (công trình chui qua đê, gần đê, trong phạm vi bảo vệ đê).
3. Hợp đồng xây dựng (nghi số, ngày, tháng, năm của hợp đồng) giữa chủ đầu tư­ với nhà thầu thầu t­ư vấn thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng chính, giám sát thi công xây dựng, kiểm định chất l­ợng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp và cũng như­ hợp đồng giữa nhà thầu chính ( t­ vấn, thi công xây dựng) và các nhà thầu phụ ( t­ư vấn, thi công xây dựng).
4. Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các nhà thầu tư­ vấn, nhà thầu thi công xây dựng kể cả các nhà thầu n­ớc ngoài (thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm tra chứng nhận sự phù hợp chất l­ượng).
5. Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo phần thiết kế cơ sở theo quy định.
6. Kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu t­ư kèm theo hồ sơ thiết kế theo quy định.
7. Biên bản của Sở Xây dựng kiểm tra sự tuân thủ quy định quản lý chất lư­ợng công trình xây dựng của chủ đầu tư­ tr­ước khi nghiệm thu giai đoạn xây dựng, nghiệm thu hoàn thành công trình để đ­ưa vào sử dụng.
II. Tài liệu quản lý chất l­ượng.
1. Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, kết cấu, lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn thiện...( có danh mục bản vẽ kèm theo).
2. Các chứng chỉ kỹ thuật xuất x­ởng, xác nhận chất l­ượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công các phần: san nền, gia cố nền, cọc, đài cọc, kết cấu ngầm và kết cấu thân, cơ điện và hoàn thiện...
3. Các phiếu kiểm tra xác nhận chất l­ợng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công các phần: san nền, gia cố nền, cọc, đài cọc, kết cấu ngầm và kết cấu thân, cơ điện và hoàn thành... do một số tổ chức chuyên môn hoặc một tổ chức khoa học có t­ư cách pháp nhân, năng lực và sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện.
4. Chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất l­ượng của các trang thiết bị phục vụ sản xuất và hệ thống kỹ thuật lắp đặt trong công trình nh­: cấp điện,cấp n­ước, cấp ga... do nơi sản xuất cấp.
5. Thông báo kết quả kiểm tra chất lư­ợng vật tư­, thiết bị nhập khẩu sử dụng trong hạng mục công trình này của các tổ chức tư­ vấn có ưt­ cách pháp nhân đ­ợc nhà n­ước quy định.
6. Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lư­ợng các công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị. kèm theo mỗi biên bản là bản vẽ hoàn công công tác xây lắp đư­ợc nghiệm thu (có danh mục biên bản nghiệm thu công tác xây dựng kèm theo).
7. Các biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động và liên động không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải, vận hành thử thiết bị không tải và có tải).
8. Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảo vệ.
9. Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, nổ.
10. Biên bản kiểm định môi trư­ờng, môi sinh (đối với những công trình thuộc dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi tr­ờng).
11. Báo cáo kết quả thí nghiệm hiện tr­ường (gia cố nền, sức chịu tải của cọc, móng, chất lư­ợng bê tông cọc, l­ưu l­ượng giếng, điện trở của hệ thống chống sét cho công trình và cho thiết bị, kết cấu chịu lực, thử tải bể chữa, thử tải ống cấp nư­ớc – chất l­ượng...).
12. Báo cáo kết quả kiểm tra chất lư­ợng đ­ường hàn của các mỗi nối: cọc, kết cấu kim loại, đư­ờng ống áp lực (dẫn hơi, chất lỏng) bể chữa bằng kim loại.
13. Các tài liệu đo đạc, quan chắc lún và biến dạng các hạng mục công trình, toàn bộ công trình và các công trình lân cận trong phạm vi lún ảnh hư­ởng trong quá trình xây dựng độ lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay...).
14. Nhật ký thi công xây dựng công trình.
15. Lý lịch thiết bị, máy móc lắp đặt trong công trình; hư­ớng dẫn hoặc quy trình vận hành khai thác công trình, quy trình bảo hành và bảo trì thiết bị, công trình.
16. Văn bản (biên bản) nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng của các cơ quan nhà nư­ớc có thẩm quyền về:
- Chất lư­ợng sản phẩm n­ớc sinh hoạt;
- Sử dụng các chất chống thấm thi công các hạng mục công trình cấp nư­ớc;
- Phòng cháy, chữa cháy, nổ;
- Chống sét;
- Bảo vệ môi tr­ờng;
- An toàn lao động và an toàn vận hành;
- Thực hiện giấy phép xây dựng (đối với tr­ờng hợp phải có giấy phép xây dựng);
- Chỉ giới đất xây dựng;
- Đầu nối với công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện; cấp, thoát n­ước; giao thông...);
- An toàn về đê điều và giao thông (nếu có);
- Thông tin liên lạc nếu có).
17. Chứng chỉ phù hợp từng công việc (thiết kế, thi công xây dựng) của các hạng mục công trình, toàn bộ công trình do các tổ chức tư­ vấn kiểm định độc lập cấp (kể cả các nhà thầu n­ớc ngoài tham gia tư­ vấn, kiểm định, giám sát, đăng kiểm chất l­ượng) xem xét và cấp trư­ớc khi chủ đầu tư­ tổ chức nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình và toàn bộ công trình.
18. Bản kê các thay đổi so với thiết kế (kỹ thuật, bản vẽ thi công) đã đư­ợc phê duyệt.
19. Hồ sơ giải quyết công trình (nếu có).
20. Báo cáo của tổ chức t­ư vấn kiểm định đối với những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lư­ợng tr­ước khi chủ đầu tư­ nghiệm thu (nếu có).
21. Biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng.
22. Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình để đư­a vào sử dụng./.

 
Last edited by a moderator:

phambatuan11

Thành viên mới
Tham gia
15/2/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Chao cac anh chị!
Các anh chị có mẫu Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng mà bản thân hoặc bạn bè đã viết để nộp lên sở Xây dựng để xin cấp chứng chỉ hành nghề GS không cho em xin với. Bởi vì em da xem mẫu của Bộ xây dựng mà không biết ghi như thế nào cho chính xác.
Mong anh chi giúp đỡ.
Em xin cam ơn!
 

banme2010

Thành viên mới
Tham gia
22/10/10
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
anh nao có mẫu Biên Bản lấy mẫu vật liệu Bê tông nhựa cho em xin với
 

phuongnam164

Thành viên rất năng động
Tham gia
13/10/09
Bài viết
114
Điểm thành tích
18
Chao cac anh chị!
Các anh chị có mẫu Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng mà bản thân hoặc bạn bè đã viết để nộp lên sở Xây dựng để xin cấp chứng chỉ hành nghề GS không cho em xin với. Bởi vì em da xem mẫu của Bộ xây dựng mà không biết ghi như thế nào cho chính xác.
Mong anh chi giúp đỡ.
Em xin cam ơn!

Bạn cứ chịu khó mất tiền là có người lo hết ( họ tự lo cho bạn thủ tục hết ) như mình vừa rùi có làm một cái chứng chỉ GS mất mẩy củ tự họ làm mình chỉ đợi ngày lấy
 

shevavn

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
4/1/08
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
Em nhớ ngày trước có bác nào làm 1 file excel tổng hợp các tiêu chuẩn và cách lấy mẫu cho từng loại vật liệu, sao giờ tìm không ra nhỉ? Có bác nào biết link đó không, cho em xin với.
 

xd2010

Thành viên mới
Tham gia
18/9/10
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tần suất lấy mẫu

Theo bạn xddienbien Xi măng: Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 6260-1995:
Mỗi lô xi măng nhỏ hơn 40 tấn đều phải lấy 02 mẫu, mỗi mẫu 20kg để làm thí nghiệm. Tuy nhiên tôi không thể tìm thấy dòng nào quy định như trên trong TCVN 6260-1995 là sao nhỉ?
Một số vật liệu khác cũng tương tự
Xin chỉ giáo thêm!
 

doccohan84

Thành viên mới
Tham gia
29/5/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
3
1. Xi măng:
Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 6260-1995:
Mỗi lô xi măng nhỏ hơn 40 tấn đều phải lấy 02 mẫu, mỗi mẫu 20kg để làm thí nghiệm. Mẫu xi măng phải được lấy rải rác ở các bao trong kho, mỗi bao lấy 1kg. Làm thí nghiệm 01 mẫu và 01 mẫu lưu để đối chứng khi cần thiết. Trong thời gian 60 ngày nếu không có khiếu nại nào giữa bên mua và bán xi măng về kết quả thí nghiệm thì phòng thí nghiệm làm thủ tục hủy bỏ mẫu lưu.
Khi bắt đầu nhập xi măng về công trường đại diện bên A, bên B cùng nhau lấy mẫu đóng gói niêm phong lập biên bản lấy mẫu và gửi đến phòng thí nghiệm để làm thí nghiệm. Mẫu xi măng phải được để trong hộp kín tránh nước, tránh các hóa chất khác, tránh nhiệt độ cao và để nơi khô ráo.
Mỗi mẫu thí nghiệm phải làm ít nhất 5 chỉ tiêu quy định trong bảng 1.
Phiếu thí nghiệm là căn cứ để nghiệm thu xi măng và thiết kế thành phần phối trộn bê tông và vữa.
2. Cát xây dựng:
- Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 1770-1986, TCXD 127-1985.
- Cát xây dựng được phân làm 04 loại như sau: Cát to, cát vừa, cát nhỏ, cát mịn (có bẩng tra).
- Phương pháp lấy mẫu cát thí nghiệm: Cứ 100m3 cát lấy một mẫu thử với khối lượng không nhỏ hơn 50kg, lấy rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong một đống cát cùng loại, góp lại và trộn đều, đóng gói và lập biên bản lấy mẫu, mang đi thí nghiệm.
Kết quả thí nghiệm cát là cơ sở để nghiệm thu vật liệu cát và là căn cứ thiết kế thành phần cấp phối bê tông.
3. Đá dăm (sỏi) các loại dùng trong bê tông:
Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 1771-1986.
a) Đá dăm, sỏi được phân thành các nhóm sau:
Đá cỡ 0,5x1: cỡ hạt từ 5-10mm; đá cỡ 1x2: cỡ hạt từ 10-20mm; đá cỡ 2x4: cỡ hạt từ 20-40mm; đá cỡ 4x7: cỡ hạt từ 40-70mm.
b) Yêu cầu kỹ thuật:
- Thành phần hạt: Đối với các cỡ đá thành phần hạt nằm trong đường bao cấp phối được quy định như sau: (Có bảng tra)

- Phương pháp lấy mẫu đá dăm (sỏi) thí nghiệm: Cứ nhỏ hơn 200m3 đá lấy 02 mẫu thử với khối lượng mỗi mẫu lấy theo bảng 7. Lấy rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong một đống đá cùng loại, góp lại trộn đều, đóng gói, lập biên bản lấy mẫu, mang đi thí nghiệm.
Kết quả thí nghiệm đá là cơ sở để nghiệm thu vật liệu đá, là căn cứ để thiết kế thành phần cấp phối trộn bê tông.

4. Thép xây dựng
- Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 1651-1985, TCVN 6285-1997.
- Thép xây dựng có nhiều loại: thép tròn trơn, thép tròn đốt cán nóng, cán nguội, thép hình, thép lá, thép tấm….Thép xây dựng được sản xuất bởi nhiều nhà sản xuất có nhãn hiệu trên cây thép đảm bảo chất lượng như: Thép Thái Nguyên: TISCO;, thép Việt-Úc: V-UC; thép Việt-Sinh: NSV; thép Hòa Phát: DANI; thép Việt-Ý: VIS; thép Việt-Hàn: VSP….
a) Kiểm tra đường kính cốt thép bằng cách cân trọng lượng: Khi đưa thép vào sử dụng cần kiểm tra đường kính thực của cốt thép như sau: Cắt 01 đoạn thép dài 1m để cân kiểm tra trọng lượng Q (gam), đường kính thực của cây thép được tính bằng công thức sau:
Dthực=0,43x √Q (mm)
b) Đo đường kính cốt thép vằn (phương pháp xác định đường kính danh nghĩa của cốt thép vằn):
- Đường kính danh nghĩa D của cốt thép vằn tương đương với đường kính danh nghĩa của cốt thép tròn trơn có diện tích mặt cắt ngang bằng nhau. Diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m chiều dài của thanh thép theo đường kính danh nghĩa với khối lượng riêng của thép bằng 7,85g/cm3.
- Lấy một mẫu thép dài đúng 1m được chọn trong lô thép cần kiểm tra, làm sạch mẫu trước khi cân và và xác định tiết diện. Sử dụng thiết bị đo cân có thang chia nhỏ để xác định (đến 1/1000kg) để cân mẫu.
- Diện tích mặt cắt ngang F (tính bằng cm2) của cốt thép được xác định theo khối lượng và chiều dài mẫu quy định tại TCVN1651:1995 theo công thức: F=Q/7,85L.
(Trong đó: F là diện tích mặt cắt ngang của thanh thép tính bằng cm2. Q là khối lượng của mẫu cốt thép vằn tính bằng g. L là chiều dài mẫu tính bằng cm. 7,85 là khối lượng riêng của thép tính bằng g/cm3. So sánh kết quả với tiêu chuẩn thép).
- Xác định đường kính danh nghĩa (có hai phương pháp):
+ Xác định bằng phương pháp tra bảng theo TCVN 1651-1985 từ F và Q đã xác định được.
+ Xác định bằng công thức: D= √4F/3,14
c) Thí nghiệm thép:
- Lấy mẫu và thí nghiệm thép: Cứ mỗi lô thép có khối lượng <=20 tấn, cần lấy 01 nhóm mẫu thử để kiểm tra, bao gồm tất cả các chủng loại cốt thép trong lô, mỗi loại lấy 03 thanh dài từ 0,5m-0,8m.
- Các chỉ tiêu cơ lý khi thí nghiệm thép:
+ Giới hạn chảy, giới hạn bền;
+ Độ giãn dài;
+ Đường kính thực đo;
+ Uốn nguội;
- Kết quả thí nghiệm và kiểm tra thép là cơ sở để nghiệm thu thép xây dựng.
5. Gạch xây dựng
a) Gạch xây: Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 1450-1986, TCVN 1451-1986.
Gạch xây dùng trong công trình có nhiều loại: gạch rỗng đất sét nung, gạch, gạch đặc đất sét nung, gạch xi măng, gạch silicat…
- Lấy mẫu gạch: Cứ mỗi lô 50.000 viên gạch lấy 01 mẫu thử gồm 30 viên. Mỗi lô nhỏ hơn 50.000 viên xem như một lô.
- Các chỉ tiêu cơ lý khi thí nghiệm gạch:
+ Cường độ nén;
+ Cường độ uốn;
+ Khối lượng thể tích;
+ Hình dạng và kích thước;
+ Các khuyết tật ngoại quan.
- Kết quả thí nghiệm là cơ sở để nghiệm thu, đăng ký chất lượng gạch.
b) Gạch bê tông tự chèn, gạch bê tông lát:
Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 6476-1999.
Cứ một lô 15.000 viên lấy một tổ mẫu gồm 20 viên. Một lô nhỏ hơn 15.000 viên xem như một lô. Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý theo TCVN 6476-1999.

II. THÍ NGHIỆM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CẤU KIỆN,
KẾT CẤU CÔNG TRÌNH TẠI HIỆN TRƯỜNG THI CÔNG XÂY DỰNG
1. Thí nghiệm kiểm tra cấu kiện bê tông
a) Phương pháp đúc mẫu bê tông thí nghiệm. (Lấy mẫu bê tông theo tiêu chuẩn TCVN 4453-1995):
- Trong quá trình thi công xây dựng cán bộ giám sát của Chủ đầu tư và cán bộ kỹ thuật thi công của nhà thầu xây dựng phải lấy mẫu bê tông tại hiện trường, cán bộ kỹ thuật của Chủ đầu tư ký xác nhận trên tem và dán lên mẫu ngay sau khi vừa đúc mẫu bê tông (khi bê tông còn ướt). Thí nghiệm ép mẫu bê tông ở tuổi từ 07-28 ngày.
- Mỗi loại cấu kiện bê tông phải lấy một tổ mẫu gồm 03 viên mẫu được lấy cùng một lúc ở cùng một chỗ theo quy định của TCVN 3105-1993. Kích thước viên mẫu 10x10x10cm hoặc 15x15x15cm. Số lượng tổ mẫu được quy định theo khối lượng như sau:
+ Đối với bê tông khối lớn: cứ 500m3 lấy 01 tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong một khối đổ lớn hơn 1000m2 và cứ 250m3 lấy 01 tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong một khối đổ ít hơn 1000m3.
+ Đối với các móng lớn: cứ 100m3 bê tông lấy 01 tổ mẫu nhưng không ít hơn một tổ mẫu cho một khối móng.
+ Đối với bê tông móng bệ máy có khối lượng đổ lớn hơn 50m3 thì cứ 50 m3 lấy 01 tổ mẫu nhưng vẫn lấy một tổ mẫu khi khối lượng ít hơn 50m3.
+ Đối với kết cấu cấu khung cột, dầm, sàn cứ 20m3 lấy 01 tổ mẫu, nhưng khi khối lượng ít hơn thì vẫn phải lấy một tổ mẫu cho mỗi loại cấu kiện.
+ Đối với các kết cấu đơn chiếc khác có khối lượng ít hơn thì vẫn phải lấy một tổ mẫu.
+ Đối với bê tông nền, mặt đường ô tô, đường băng sân bay… cứ 200m3 lấy 01 tổ mẫu nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn 200m3 thì vẫn phải lấy một tổ mẫu.
b) Phương pháp thí nghiệm trực tiếp trên cấu kiện.
Tiêu chuẩn áp dụng:
Dùng phương pháp kiểm tra hiện trường bằng súng bắn bê tông (phương pháp thử bằng súng bật nẩy), siêu âm, khoan cắt bê tông tại hiện trường để thí nghiệm đánh giá, xác định cường độ chất lượng bê tông.
2. Thí nghiệm kiểm tra vữa xây trát các cấu kiện.
- Lấy mẫu vữa theo tiêu chuẩn TCVN 3121-1993.
- Kiểm tra thiết kế thành phần vữa.
- Mỗi hạng mục công việc xây trát công trình nghiệm thu lấy 01 nhóm mẫu.
- Kích thước mẫu 4x4x16cm hoặc 7,07x7,07x7,07cm.
3. Thí nghiệm kiểm tra độ chặt nền đất đắp, độ chặt của các lớp móng.
- Kiểm tra theo tiêu chuẩn TCVN 4447-87.
- Thí nghiệm kiểm tra theo tiêu chuẩn 22TCN02-71 và 22TCN03-79.
- Mỗi lớp đắp dày 15-18 cm có diện tích đắp <=300m2 kiểm tra 01 điểm.
3. Thí nghiệm kiểm tra các lớp móng trong xây dựng đường ô tô.
- Thí nghiệm kiểm tra độ chặt K của các lớp đất móng. Thí nghiệm kiểm tra modul đàn hồi theo tiêu chuẩn 22CN 211-93 để so sánh với yêu cầu thiết kế.
- Cứ 1000m2 đo 03 điểm và trên toàn tuyến.
4. Thí nghiệm kiểm tra mặt đường bê tông nhựa
- Khoan mẫu bê tông nhựa để kiểm tra chiều dày và chất lượng. Đo modul đàn hồi bằng cần Belkenman. Đo độ phẳng bằng thước 3m.
- Cứ nhỏ hơn 500m2 mặt đường khoan 01 điểm tại vệt xe chạy. Từ 500md đến 1000md đo modul đàn hồi tại 20 điểm và đo trên toàn tuyến.
3. Thí nghiệm kiểm tra mặt đường láng nhựa
- Kiểm tra chất lượng nhựa theo tiêu chuẩn 22TCN-279-01. Kiểm tra chất lượng vật liệu theo tiêu chuẩn 22TCN-259-98 và 22TCN171-01. Kiểm tra hàm lượng nhựa mặt đường.
- Cứ 500m2 đường kiểm tra 01 lần và trên toàn tuyến.

cảm ơn câu trả lời chi tiết của bạn, tuy nhiên trong tiêu chuẩn không có mục nào ghi là: " Mỗi lô xi măng nhỏ hơn 40 tấn đều phải lấy 02 mẫu, mỗi mẫu 20kg để làm thí nghiệm. Mẫu xi măng phải được lấy rải rác ở các bao trong kho, mỗi bao lấy 1kg. Làm thí nghiệm 01 mẫu và 01 mẫu lưu để đối chứng khi cần thiết.". hoặc là " Cứ 100m3 cát lấy một mẫu thử với khối lượng không nhỏ hơn 50kg, lấy rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong một đống cát cùng loại, góp lại và trộn đều, đóng gói và lập biên bản lấy mẫu, mang đi thí nghiệm". tôi cũng đã áp dụng cách thức trên cho một số công trình phụ trách thi công, tuy nhiên có 1 số Phòng thí nghiệm lại bắt buộc tần suất lấy mẫu nhiều hơn và khối lượng mẫu cũng nhiều hơn. không có các nào giải thích được theo cách của bạn.
Mong bạn góp ý thêm
 

romano

Thành viên mới
Tham gia
6/11/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tôi có ý kiến này! Tôi biết có rất nhiều chuyên gia ở đây và rất nhiều người biết phương pháp khoan lấy mẫu và đúc mẫu thí nghiệm. Vậy tôi muốn các chuyên gia góp ý cho tôi về bê tông vữa dâng. Kích thước hạt thô của bê tông vữa dâng là đá hộc, Dmax rất lớn ( có thể lớn hơn 15cm, ví dụ dùng đá 20x40 cm chẳng hạn) Khi đó khoan lấy mẫu, đúc mẫu kích thước bao nhiêu? Thiết bị thí nghiệm có đáp ứng được với mẫu kích thước lớn không???
Mong các chuyên gia cho lời khuyên. Xin cảm ơn nhiều
Romano_hnvn@yahoo.com
 

duongchihieu89

Thành viên mới
Tham gia
27/11/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
bê tông thì chỉ có 2 - 3m2 ? m2 hay m3 bạn? mình cần linh động 1 tý chứ. Vốn ngân sách -> nhà nước, mình vẫn lấy mẫu theo quy định thôi. Về phần BT thì chỉ cần lấy mẫu để thí nghiệm thui 15x15x15 . về thép thì cứ lấy mõi loại thép 3 mẫu dài từ 0.5-0.8m là đc. an toàn trên hết bạn à. đó là cơ sở để chứng minh sau này....hihi
 

nguyenvanhai18487

Thành viên mới
Tham gia
8/7/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Bao giờ nhập thép cũng phải lấy mẫu
Bạn phải ghi tên hạng mục lấy mẫu chứ không phải đại diện cho bao nhiêu tấn
chẳng nhẽ mỗi lần nhập thép lại vào lần đi kéo nén à
bạn phải biết bảo vệ mình chứ
thông thường là mỗi loại lấy 03 mẫu dài 0.6m ghi rõ chủng loại số lô số ca ngày sản xuaart và cả chứng chỉ nhà máy nữa
chúc bạn thành công
 

danhluu

Thành viên có triển vọng
Tham gia
25/5/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Tôi thấy chúng ta đưa ra các con số lấy mẫu cụ thể tuy nhiên trong tiêu chuẩn viện dẫn chỉ là chỉ tiêu kiểm tra cơ lý mà không nói rõ là bao nhiêu tấn, kg, m3 lấy 1 tổ mẫu. Mong các bạn đóng góp ý kiến
 

trunglupin

Thành viên mới
Tham gia
8/1/14
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Bác nào rõ về mục lấy mẫu bê tông cho em hỏi với ạ. Ở phần lấy mẫu bê tông cốt thép:
"b) Phương pháp thí nghiệm trực tiếp trên cấu kiện.
Tiêu chuẩn áp dụng:
Dùng phương pháp kiểm tra hiện trường bằng súng bắn bê tông (phương pháp thử bằng súng bật nẩy), siêu âm, khoan cắt bê tông tại hiện trường để thí nghiệm đánh giá, xác định cường độ chất lượng bê tông."
như này vẫn còn chung chung quá. có tiêu chuẩn hay tài liệu nào về việc siêu âm, hay lấy mẫu bê tông hiện trường(khoan lõi)... quy định cụ thể hơn ko ạ
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Bác nào rõ về mục lấy mẫu bê tông cho em hỏi với ạ. Ở phần lấy mẫu bê tông cốt thép:
"b) Phương pháp thí nghiệm trực tiếp trên cấu kiện.
Tiêu chuẩn áp dụng:
Dùng phương pháp kiểm tra hiện trường bằng súng bắn bê tông (phương pháp thử bằng súng bật nẩy), siêu âm, khoan cắt bê tông tại hiện trường để thí nghiệm đánh giá, xác định cường độ chất lượng bê tông."
như này vẫn còn chung chung quá. có tiêu chuẩn hay tài liệu nào về việc siêu âm, hay lấy mẫu bê tông hiện trường(khoan lõi)... quy định cụ thể hơn ko ạ

Bạn tham khảo TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9347:2012 CẤU KIỆN BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP ĐÚC SẴN - PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM GIA TẢI ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN, ĐỘ CỨNG VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG NỨT.

Gửi bạn tham khảo. Trân trọng!
 

File đính kèm

  • TCVN 9347-2012.doc
    1,2 MB · Đọc: 283

satthucodonnqq

Thành viên mới
Tham gia
1/5/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
các bác cho em hỏi chút, theo hướng dẫn của SXD điện biên thì:
. Thí nghiệm kiểm tra vữa xây trát các cấu kiện.
- Lấy mẫu vữa theo tiêu chuẩn TCVN 3121-1993.
- Kiểm tra thiết kế thành phần vữa.
- Mỗi hạng mục công việc xây trát công trình nghiệm thu lấy 01 nhóm mẫu.
- Kích thước mẫu 4x4x16cm hoặc 7,07x7,07x7,07cm.
Nhưng em tìm mãi trên mạng và trang thuvienphapluat cũng không có, bác nào có tiêu chuẩn này cho em xin với được không ạ
 

hikarubelieve

Thành viên mới
Tham gia
27/8/10
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
quy định vật liệu đầu vào

đồng chí nào có file văn bản "quy định vật tư đầu vào gửi cho mình nhé" cám ơn nhiều . địa chỉ mail luuxuanhuu2013@gmai.com
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top