Quy hoạch đô thị Việt Nam – 60 năm nhìn lại

Kỹ sư XD

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/5/08
Bài viết
162
Điểm thành tích
18
Tuổi
44
Website
www.vpb.com.vn
Đô thị hóa là một quá trình phát triển phản ánh sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước. Hình ảnh hệ thống đô thị Việt Nam là một bức tranh rõ nét về đặc điểm đô thị hóa theo từng giai đoạn lịch sử phát triển, đặc biệt từ khi cả đất nước bước vào thời kì đổi mới theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều yêu cầu hội nhập phát triển.


Nhìn lại 60 năm từ khi thành lập Hội Kiến trúc sư Việt Nam đến nay, các thế hệ kiến trúc sư Việt Nam những người được đào tạo thế hệ kiến trúc sư của Trường Mỹ thuật Đông Dương – Beaux Art, vừa gánh trên vai chức năng của người kiến trúc sư nhưng lại tham gia vào lĩnh vực còn mới lạ: Quy hoạch Đô thị – Nông thôn cho nền cách mạng non trẻ của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Và cũng từ đó, thế hệ nối tiếp thế hệ Ngành Quy hoạch Đô thị Nông thôn cũng đã tròn 50 tuổi kể từ năm 2006. Một trong những kiến trúc sư đầu đàn của Việt Nam – KTS Hoàng Như Tiếp là người trực tiếp đặt nền móng cho Ngành Quy hoạch đô thị nông thôn non trẻ này. Ông cũng là Viện trưởng của Viện thiết kế quy hoạch thành phố và nông thôn – thuộc Bộ Kiến trúc. Trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc với sự giúp đỡ của các chuyên gia từ các nước XHCN trước đây như Liên Xô, Hungary, Triều Tiên, Cộng hòa dân chủ Đức, Ba Lan, Trung Quốc, …các kiến trúc sư quy hoạch Việt Nam đã tham gia và học hỏi các cách làm Quy hoạch Đô thị và các Khu du lịch từ những chuyên gia nước bạn. Nhiều đồ án Quy hoạch cho thị xã Hồng Gai (TP Hạ Long bây giờ), Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Giang, Vinh, …và nhiều thành phố khác đã để lại những bản quy hoạch một thời đầy lãng mạn sau chiến tranh sẽ mọc lên những thành phố theo mô hình phần nào ảnh hưởng của cách suy nghĩ của chuyên gia nước ngoài về một đô thị Việt Nam trong tương lai. Hình ảnh của các trục phố lớn, các công trình nhà ở cao tầng hoành tráng được xếp đặt trong đồ án này đã cho thấy chủ đầu tư xây dựng các công trình này là do Nhà nước bỏ vốn.
Bài học cũng rút ra từ đó, lực lượng cũng lớn lên từ đó, các nhà quy hoạch đô thị Việt Nam dần được bổ sung lớp kiến trúc được đào tạo từ Liên Xô, Ba Lan, Hungary, CHDC Đức, Cu Ba, Tiệp khắc, Anbani và nhiều nước XHCN khác tạo nên một thế hệ thứ 2 sau thế hệ thứ nhất chịu ảnh hưởng của các KTS đào tạo từ thời Pháp. Trường ĐHKT Hà Nội, ĐHXD cũng đã cho ra lò các thế hệ KTS tiếp theo và họ đang là những người kế thừa kinh nghiệm, tri thức, cách làm quy hoạch của thế hệ các đàn anh đi trước và tiếp tục mò mẫm – sáng tạo dưới ánh sáng của một “Thế giới mới” – thế giới của Tiếng Anh, thế giới của nền kinh tế thị trường và những lí thuyết phát triển của các đô thị Phương Tây, Châu Mỹ… Vậy phải chăng chúng ta đang thừa hưởng 60 năm của những thay đổi lịch sử, biến đổi kinh tế xã hội tạo nên quá trình chuyển hóa đô thị và đang đứng trước những khó khăn thách thức của 2 chữ: Phát triển Đô thị, mà cũng chưa nói thêm: Bền vững!
Đánh dấu quá trình chuyển mình tích cực nhất phải nhìn thẳng vào quá trình 20 năm Đổi mới của Đất nước khi toàn bộ nền kinh tế chuyển mình theo mô hình Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Quan điểm, nhận thức về chủ đầu tư, nhà quản lí đô thị – chính quyền đô thị và nhiều nguồn đầu tư cho các công cuộc phát triển đô thị đã tạo nên muôn hình vạn trạng các Nhà Quy hoạch Đô thị – hoặc mang danh này một cách như một ngộ nhận!?? Nhiều KTS trẻ (có thể từ nhiều nguồn đạo tạo khác nhau, trong nước và nước ngoài kể cả các quốc gia tư bản, đã cùng tham gia vào quá trình lập các đồ án QHĐT từ Quy hoạch các khu du lịch, nhà ở, công trình công cộng, cải tạo các trục phố, xóm nhà dân, vườn hoa, khu đô thị mới,v.v…họ đã góp phần cùng các KTS công trình tạo ra diện mạo đô thị như ngày nay. Đẹp và chưa đẹp, đẹp từng góc, từng khu vực và cũng chưa đẹp trong tổng thể – ai cũng nhận ra điều này.
Thiết kế Đô thịUrban Design, là chiếc cầu nối giữa KTS công trình và các nhà quy hoạch đô thị để tạo ra những sản phẩm đẹp từ tổng thể đến chi tiết đẹp từ trong khu nhà ở ra đến tuyến phố và toàn khu vực.
Từ những năm đầu của thời kì đổi mới, tỉ lệ dân cư đô thị trên toàn quốc chỉ đạt ở mức rất thấp là 18% vào năm 1986 cho tới nay đã đạt trên 27% với sự gia tăng không chỉ về số lượng đô thị, qui mô dân số và đất đai mà còn hướng tới việc nâng cao chất lượng đô thị, phát triển bền vững để đô thị Việt Nam có sức hấp dẫn phát triển và thực sự là hạt nhân của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Sự đóng góp quyết định của công tác qui hoạch đô thị trong quá trình đô thị hóa cũng có những bước đi dài với nhiều nỗ lực đóng góp của chính quyền, của các nhà qui hoạch đô thị, các nhà đầu tư và của cả cộng đồng. Luật Xây dựng và hệ thống văn bản pháp qui, hướng dẫn về qui hoạch xây dựng đã dần khẳng định vai trò của công tác qui hoạch đô thị trong việc quản lí kiểm soát phát triển đô thị. Cùng với các giai đoạn biến chuyển của kinh tế đất nước, qui hoạch đô thị là những chuyển biến nhận thức về phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu, làm sao qui hoạch thực sự vận hành được trong cuộc sống đô thị, gắn với nền tài chính đô thị, tiếp cận được với những mong muốn chính quyền đô thị, của các nhà đầu tư, của người dân đô thị, đi đúng với qui luật phát triển của đô thị trong nền kinh tế thị trường, sự chia xẻ quyền lợi của cộng đồng nhưng gắn những định hướng xây dựng đô thị có tính chiến lược bền vững lâu dài của Quốc gia.
 

Kỹ sư XD

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/5/08
Bài viết
162
Điểm thành tích
18
Tuổi
44
Website
www.vpb.com.vn
Giai đoạn đầu của thời kì đổi mới (1986- 1995) là những bước ngoặt để tìm tòi dần dần thay đổi các phương pháp nghiên cứu của công tác qui hoạch đô thị. Chuyển từ những nhận thức sản phẩm của nền kinh tế kế hoạch sang một thời kì mới, một giai đoạn nhiều khó khăn của phần lớn đô thị nơi mà mọi nguồn vốn dành cho phát triển và xây dựng đô thị hoàn toàn do Nhà nước cung cấp trong đó có cả nguồn vốn cho các đồ án quy hoạch đô thị để tìm ra những động lực mới cho phát triển đô thị vốn đảm đương chức năng thuần túy về hành chính. Gần như không có hình ảnh các khu nhà do dân tự xây, các khách sạn, văn phòng hay các công trình vui chơi giải trí mang dấu ấn của tư nhân. Giai đoạn này hầu như chưa có một văn bản chính thức hướng dẫn lập qui hoạch đô thị của Việt Nam. Đứng trước nhu cầu quản lí đô thị có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác trong đô thị, những văn bản cần thiết để hướng dẫn một Qui trình từ giai đoạn lập đến phê duyệt các đồ án Qui hoạch đô thị là hết sức cần thiết. Quyết định 322/BXD hướng dẫn về qui trình này đã phản ánh sự chuyển mình của qui hoạch xây dựng để đáp ứng yêu cầu thực tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, những thử nghiệm phương thức khai thác chuyển đổi để tạo nguồn lực tài chính xây dựng đô thị.
Hàng loạt các đô thị trên toàn quốc đã dần được lập qui hoạch chung để có những dự báo về qui mô dân số, xác định qui mô đất đai, bố trí trên tổng mặt bằng, xác định những định hướng về phát triển không gian và hệ thống hạ tầng kĩ thuật cho đô thị. Nhiều đồ án qui hoạch đô thị sau khi lập và phê duyệt đã được các chính quyền đô thị coi trọng và vận hành tương đối hiệu quả trong quản lí đầu tư cải tạo và xây dựng đô thị. Có thể kể đến các đô thị Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu... và rất nhiều các đô thị trung tâm hành chính cấp tỉnh, cấp huyện khác. Giai đoạn này cũng có thể coi là thời kì quá độ trong quá trình chuyển từ nền kinh tế tập trung sang giai đoạn đầu của mô hình kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, trong sự phát triển theo những hướng đi mới tiếp cận với nhiều nguồn đầu tư khác nhau, qui hoạch xây dựng và quản lí đô thị dường như chưa bắt kịp với những qui luật thị trường, chưa thích ứng được với diễn biến đầu tư đặc biệt là nguồn vốn tư nhân luôn gắn với ý định phát triển riêng nhiều khi không đúng theo đồ án qui hoạch đã phê duyệt, để lại nhiều bộn bề trong xây dựng đô thị. Việc nghiên cứu qui hoạch ít chú trọng đến tổ chức không gian, thiên về lập qui hoạch chia lô đã để lại những hình ảnh kiến trúc các đô thị chất lượng thấp kém, manh mún, nhỏ lẻ, những khu vực đô thị hoá không có điều kiện hạ tầng.
Sau hai lần tổ chức Hội nghị Đô thị toàn quốc, công tác qui hoạch và quản lí xây dựng đô thị đã có những đổi mới, vai trò của các đô thị được khẳng định rõ nét hơn trong công cuộc đổi mới. Qui hoạch đô thị đã có mối quan hệ chặt chẽ hơn về mặt quản lí nhà nước với vấn đề quản lí qui hoạch và phát triển đô thị, quản lí đầu tư xây dựng, quản lí đất đai, nhà ở và sử dụng các công trình đô thị. Tăng trưởng đô thị tính đến năm 1995 đạt gần 15 triệu người, chiếm tỉ lệ 20% dân số toàn quốc. Đặc biệt là sự hình thành các loại hình lập qui hoạch khu công nghiệp tập trung và khu đô thị mới, là tiền đề cơ sở cho sự mở rộng mạng lưới đô thị quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn từ 1996 đến nay có thể được xem như một thời kì đô thị hóa mạnh mẽ với nhiều chuyển đổi lớn trong phát triển đô thị Việt Nam. Những bước xác lập các chiến lược phát triển tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020, những sắp xếp phân cấp loại đô thị và đặc biệt là sự ra đời của Luật Xây dựng đã tạo các cơ sở cho công tác qui hoạch và quản lí đô thị có tính luật hóa ngày càng cao.
Hệ thống văn bản pháp luật được soạn thảo ban hành đều có mục đích tập trung hướng tới việc tăng cường công tác quản lí đô thị, trong việc đổi mới việc lập và xét duyệt qui hoạch, kỉ cương trong quản lí đất đai, tạo nguồn tài chính cho nguồn lực phát triển đô thị... và đổi mới sang hình thức qui hoạch tạo các dự án phát triển đô thị tập trung thay cho xu hướng chia lô nhỏ lẻ của giai đoạn trước, thúc đẩy các qui hoạch đã được vận hành nhanh hơn và tạo lập được những hình ảnh mới cho đô thị, nâng cao giá trị đất đai. Năm 1998, Qui hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia đã được Thủ tướng phê duyệt nhằm xác lập các định hướng lớn cho các vùng đô thị trên toàn quốc, dự báo sự tăng trưởng của hệ thống đô thị và định hướng phân bố để các đô thị có vị thế phát huy vai trò của mình trong các vùng kinh tế của quốc gia. Trong giai đoạn này với tổng số 633 đô thị (1999), Bộ Xây dựng đã chỉ đạo triển khai qui hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh, triển khai các định hướng trong hệ thống đô thị toàn quốc và tạo lập những tầm nhìn rộng mở hơn cho các qui hoạch chung đô thị.
Từ năm 2003, sau khi Luật Xây dựng và Nghị đinh về Qui hoạch xây dựng ra đời, khẳng định các loại hình qui hoạch gồm qui hoạch xây dựng vùng, qui hoạch xây dựng đô thị, qui hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn và đưa nội dung Thiết kế đô thị vào công tác qui hoạch. Cùng với đó là sự tăng cường của đội ngũ làm công tác qui hoạch với sự ra đời của một số Viện qui hoạch xây dựng ở một số thành phố lớn và nhiều trung tâm tư vấn về qui hoạch, trong đó có các tổ chức tư nhân, đáp ứng yêu cầu lập qui hoạch ngày một đa dạng. Hơn nữa là sự tham gia của các tổ chức tư vấn quốc tế vào các dự án qui hoạch như ở đồ án QHC Hà Nội có sự tham gia của công ty thiết kế và quy hoạch My (SOM), Hà Lan, Nhật Bản hoặc hiện nay Công ty Nikken Sekkei (Nhật Bản) đang giúp TP HCM lập QHC, chính họ đã tạo những cơ hội để trao đổi, học tập nâng cao nghề nghiệp cho các nhà qui hoạch trong nước hướng tới một phương pháp tiến tiến. Nhưng những bài học quí giá về một số đồ án quy hoạch khác do các chuyên gia quốc tế thực hiện lại chưa được thực tế Việt Nam chấp nhận, không thể phê duyệt và xây dựng được. Cũng còn nhiều khoảng cách khác nhau giữa cách làm quy hoạch đô thị còn khác nhau, hiểu biết về hoàn cảnh thực tế Việt Nam còn chưa nhiều và còn nhiều điểm cần hướng tới đích rất quan trọng là tạo ra một hình ảnh đô thị đẹp, sống được và sống khỏe (livability city) – sống với điều kiện văn hóa xã hội của con người Việt Nam.
Khoa học về Quy hoạch đô thị đã tiến những bước dài, nhiều nghiên cứu về bộ môn khoa học này đã được các nhà lí luận nghệ thuật quy hoạch đô thị chú tâm hơn. Các nghiên cứu khoa học về qui hoạch xây dựng đã tạo lập nhiều cơ sở cho các dự án qui hoạch còn chưa được chú trọng trước đây như về qui hoạch vùng, về qui hoạch môi trường, thiết kế đô thị, qui hoạch cây xanh, chiếu sáng đô thị, quản lí chất thải rắn, nghĩa trang đô thị, mạng lưới điểm dân cư nông thôn, công nghiệp nhỏ nông thôn...
Nổi bật trong giai đoạn hiện nay là công tác lập qui hoạch xây dựng vùng. Nhiều đồ án qui hoạch xây dựng Vùng đã được Chính phủ và Bộ Xây dựng chỉ đạo thực hiện như Qui hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội, Qui hoạch xây dựng Vùng Thành phố Hồ Chí Minh, các vùng biên giới, các vùng duyên hải..., nghiên cứu không gian vùng vừa thích ứng với các chiến lược kinh tế xã hội lớn của quốc gia, vừa tạo ra những vùng hấp dẫn về đầu tư, về chất lượng đô thị và có khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập, giải quyết nhiều mâu thuẫn phát triển theo địa bàn hành chính. Qui hoạch xây dựng vùng theo địa bàn các tỉnh tiếp tục được thực hiện.
Các qui hoạch đô thị đã có nhiều hướng nghiên cứu thể hiện rõ sự tác động của các chính sách đổi mới, tìm ra được nhiều động lực và nhân tố tác động đến quá trình phát triển đô thị, trong đó đặc biệt có tác động của thị trường đất đai. Sự linh hoạt tạo khả năng thích ứng tuy chưa nhiều trong các đồ án qui hoạch đô thị song đã bước đầu thể hiện yêu cầu hội nhập của từng đô thị, khăng khít hơn mối quan hệ giữa xã hội và kinh tế đô thị với không gian đô thị, với những cải cách liên quan đến đất đai, quyền sở hữu, những chính sách về nhà ở..., sự tham gia của nhiều thành phần để xây dựng đô thị.
Hầu hết các đô thị đã tiến hành thực hiện công tác điều chỉnh qui hoạch chung xây dựng đô thị, đáp ứng sự chuyển mình của các đô thị theo các xu hướng đầu tư phát triển, đồng thời kiểm soát lại các ngưỡng phát triển về qui mô, hình thái để xem xét đô thị theo những tiêu chí phát triển bền vững. Một số qui hoạch đô thị mới được lập do yêu cầu chia tách hành chính hoặc hình thành gắn khu vực công nghiệp, du lịch... Tuy nhiên, nhiều đô thị gắn vùng công nghiệp qui mô lớn có tầm quốc gia và vùng song triển khai xây dựng đô thị chậm, cho thấy cần phải xem xét phương pháp dự báo phát triển đô thị và giải pháp nguồn lực của các qui hoạch chung đã được phê duyệt, như Nhơn Trạch, Phú Mỹ, Vạn Tường...
Theo số liệu tháng 12/2007, cả nước có trên 728 đô thị, gồm 95 thành phố và thị xã, 622 thị trấn. trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và TPHCM, 3 đô thị loại I, 14 đô thị loại II, 38 đô thị loại III và 38 đô thị loại IV và có hơn 600 loại V. Việc phân loại đô thị là cơ hội để chính quyền đô thị kiểm soát đánh giá thực lực của đô thị để có những hướng đầu tư trọng tâm, trọng điểm, tuy nhiên việc phân loại đô thị chủ yếu là công tác sắp xếp về qui mô và cấp độ hành chính, còn thiếu đi những sự xem xét về yếu tố chất lượng đô thị và những đặc trưng, bản sắc riêng.
Hướng tới sự hội nhập quốc tế với những khu chức năng mới trong đô thị, bên cạnh các khu chức năng cơ bản, đáp ứng sự đa dạng của không gian của một đô thị hiện đại, một môi trường sống, làm việc, giải trí, đầu tư hấp dẫn. Tại các đô thị lớn đã dần hình thành các không gian tổ hợp văn phòng thương mại qui mô lớn, cao tầng, những khu đô thị mới có chất lượng cao, những không gian giao lưu lớn cho các hoạt động có tầm quốc gia quốc tế như thể thao, hội nghị, triển lãm... Mở rộng hơn ngoài đô thị đang hình thành các không gian cấp vùng như không gian giải trí của các khu du lịch, các sân golf, các không gian khu công nghiệp tập trung, những tổ hợp cảng biển, không gian các khu kinh tế...
Cùng với đó là các vấn đề về kiểm soát phát triển, hiệu quả sử dụng đất, sự xâm lấn đất nông nghiệp và những vùng sinh thái tự nhiên... Các qui hoạch đô thị phát triển thiếu chọn lọc, tạo ra các vùng chưa kiểm soát được trong đô thị, sự nhập cư không quản lí được, thiếu cây xanh mặt nước, sự khó khăn về cải thiện tổ chức không gian trong các khu vực cải tạo, phạm vi đô thị mở rộng gây lãng phí đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp và hiệu quả đầu tư dàn trải, những hình ảnh phát triển loang lổ. Những đầu tư ồ ạt đã không tránh khỏi sự phá vỡ nhiều qui hoạch, đòi hỏi vừa cần nâng cao khả năng linh hoạt trong các đề xuất qui hoạch, vừa cần có một khung luật định cao hơn, đủ mạnh hơn để bảo vệ tính pháp lí của các qui hoạch đã được duyệt khi hướng dẫn đầu tư.
Đã đến lúc công tác thiết kế đô thị phải được chú trọng triển khai và thực sự trở thành một công cụ để quản lí đô thị và tạo lập hình ảnh đô thị trong một bối cảnh đô thị hóa và yêu cầu xây dựng đa dạng trong nền kinh tế thị trường. Các bước tìm hiểu lí luận và kinh nghiệm thực tiễn triển khai Thiết kế đô thị của quốc tế đang được thúc đẩy để tiến tới xác lập một hướng dẫn hiệu quả cho công tác lập các đồ án thiết kế đô thị.
 

Kỹ sư XD

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/5/08
Bài viết
162
Điểm thành tích
18
Tuổi
44
Website
www.vpb.com.vn
Để công tác Qui hoạch đô thị có chất lượng cao hơn, hiệu quả hơn cần xem xét trọng tâm đến một số vấn đề sau:
(1) Nghiên cứu hướng dẫn chuyển đổi phương pháp lập qui hoạch mới, tiên tiến, theo hướng chiến lược đối với cấp thành phố và cụ thể đối với cấp khu vực, dự án cụ thể tăng cường sự chuẩn xác trong các nội dung dự báo kinh tế đô thị, tính toán qui mô dân số, mô hình phát triển kinh tế đô thị và tính linh hoạt trong kiểm soát đầu tư, sự hiệu quả của những nội dung văn bản kèm theo qui hoạch trong thực tế quản lí đô thị. Có thể tham khảo phương pháp Quy hoạch Cấu trúc chiến lược (ghi chú: Tiếng Anh là Strategic Structure Planning do các quốc gia Châu Âu khởi xướng như là một phương pháp hỗ trợ cho ý tưởng chuyển từ Chiến lược sang kế hoạch hành động và dự án đầu tư có sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình lập quy hoạch đô thị)
(2) Rà soát các hướng dẫn, tiêu chuẩn qui phạm về qui hoạch xây dựng để làm sao nội dung qui hoạch có tính chặt chẽ và linh hoạt về chức năng để đáp ứng sự đa dạng về đầu tư xây dựng; các qui hoạch vùng và qui hoạch chung xây dựng đô thị mang tính khung định hướng cao hơn, xác định các phân vùng chức năng lớn. Những đề xuất liên quan đến sử dụng đất sẽ là những bước qui hoạch chi tiết tiếp theo. Tăng cường những hướng dẫn lập các loại hình qui hoạch chức năng thường xuất hiện theo các mô hình kinh tế.
(3) Lập các hướng dẫn về nội dung đồ án thiết kế đô thị và những qui định về các khu vực trong đô thị phải triển khai thiết kế đô thị.
Các nội dung lập qui hoạch cũng như thiết kế đô thị cần có sự hậu thuẫn của các luật định để có hiệu lực trong hướng dẫn đầu tư xây dựng, đủ sức thuyết phục để hướng tới sự đầu tư xây dựng một cách tập trung, tạo điều kiện cho sự hình thành những tổng thể đô thị có hình ảnh riêng, có chất lượng cao về hạ tầng, tiết kiệm tài nguyên đất đai và nguồn năng lượng.
Nhìn lại 60 năm đánh dấu sự ra đời của một tổ chức – Hội nghề nghiệp của giới kiến trúc sư cả nước, trong đó có các KST Quy hoạch – mô hình rất đặc thù Việt Nam vì sẽ có kĩ sư quy hoạch, địa lý quy hoạch, xã hội học quy hoạch,….và gọi chung họ là nhà quy hoạch đô thị, phải khẳng định rằng các KTS Quy hoạch đã là một đội ngũ đủ lớn mạnh, có khả năng hấp thu được nghệ thuật quy hoạch trên thế giới để áp dụng cho Việt Nam cách làm thích hợp nhất. Những cuộc thi quốc tế về Quy hoạch Đô thị gần đây như ý tưởng Khu trung tâm Đô thị mới Thủ Thiêm, ý tưởng Thiết kế đô thị Khu trung tâm hiện hữu TPHCM, Khu đô thị cảng Hiệp Phước TPHCM, các nhà quy hoạch đô thị của Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn (nay là Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị Nông thôn) đều đoạt Giải Nhì và Ba, xứng đáng là Viện nghiên cứu hàng đầu về lĩnh vực quy hoạch đô thị ở Việt Nam. Hơn nửa thế kỉ qua, đủ tự hào và cũng tự nhận thức con đường đạt tới Nghệ thuật tổ chức không gian đô thị cho các Đô thị ở Việt Nam còn là những thách đố nhưng cũng đầy đam mê cho những KTS quy hoạch chân chính Việt Nam.

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Nguồn: Tham luận của TS Ngô Trung Hải -Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị Nông thôn -Bộ Xây dựng -Uỷ viên BCH Hội Kiến trúc sư Việt Nam khóa 7 tại Hội thảo"Kiến trúc Việt Nam đương đại - Nhìn từ bên trong và từ bên ngoài", tháng 4-2008[/FONT]
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top