Quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội: Xác định tầm nhìn đến năm 2050

  • Khởi xướng Hugolina
  • Ngày gửi
H

Hugolina

Guest
Toàn bộ tỉnh Hà Tây và một phần tỉnh Hòa Bình sẽ về Hà Nội
Bộ Xây dựng vừa có Tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng vùng Thủ đô đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu đặt ra là phát huy mọi tiềm năng lợi thế của vùng Hà Nội nhằm phát triển Thủ đô Hà Nội có đầy đủ chức năng và vị thế của một trung tâm đô thị hiện đại trong khu vực Đông Nam á và Châu á, đồng thời giải quyết những bất cập, những mâu thuẫn đang tồn tại, ảnh hưởng tới quá trình phát triển chung cho cả Vùng Hà Nội. Phát triển hài hoà, nâng cao chất lượng hệ thống đô thị trong vùng nhằm giảm sự tập trung quá tải vào Thủ đô Hà Nội trên cơ sở xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng cấp vùng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế vùng và bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững cho toàn Vùng.

Tầm nhìnđến 2050

Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2050 sẽ là vùng kinh tế tổng hợp lớn của quốc gia và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Là khu vực phát triển năng động, có môi trường đầu tư thuận lợi, chất lượng đô thị cao, đảm bảo phát triển bền vững. Đồng thời là Trung tâm chính trị, văn hoá- lịch sử, khoa học, giáo dục-đào tạo và trung tâm du lịch lớn của vùng và cả nước

Phạm vi lập quy hoạch của Vùng Thủ đô Hà Nội bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính Thủ đô Hà Nội và 7 tỉnh: Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hoà Bình với diện tích tự nhiên khoảng 13.436km2, bán kính ảnh hưởng từ 100-150km. Phạm vi nghiên cứu bao gồm cả Vùng đồng bằng Sông Hồng, Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các khu vực liên quan đến không gian phát triển kinh tế xã hội của Vùng trong Tầm nhìn hướng tới 2050.

Vùng Hà Nội là vùng có số dân và mật độ dân cư khá cao, chủ yếu là hoạt động trong khu vực nông nghiệp và có xu hướng dịch cư vào Hà Nội hoặc vào phía Nam tìm kiếm việc làm. Phân bố dân cư theo mật độ được chia làm 3 vùng chủ yếu: khu vực có mật độ cao chủ yếu ở khu vực trung tâm vùng châu thổ sông Hồng có mật độ từ 1200-3500 người/km2, khu vực có mật độ trung bình bao gồm các tỉnh xung quanh Hà Nội có mật độ dao động khoảng 800 – 1200người/km2 và khu vực có mật độ thấp chủ yếu là khu vực miền núi phía Tây và Bắc Hà Nội có mật độ dao động từ 170-800 người/km2. Dự kiến đến năm 2020 dân số toàn vùng là 14,5-15,0 triệu người, trong đó Hà Nội 4,2- 4,5 triệu người.

Do đặc điểm của Vùng Hà Nội có tỉ lệ đô thị hóa không cao, vì vậy dự báo tốc độ đô thị hoá chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn từ 2000 - 2020 là giai đoạn có tốc độ cao và Giai đoạn sau 2020 sẽ có tốc độ trung bình và dần ổn định vào những năm 2040-2050. Tỉ lệ này sẽ dựa vào tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vùng và quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong vùng hướng tới một vùng có cơ cấu công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ chiếm tới gần 95% và nông - lâm - ngư nghiệp sẽ chỉ còn chiếm trên 5%. Dự báo tỉ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt khoảng 55 - 62,5%.

Đề xuất mở rộng ranh giới Thủ đô Hà Nội

Trong nhiều năm qua, quy mô Thủ đô Hà Nội đã có nhiều thay đổi, trong vòng gần 20 năm diện tích của nội thành tăng gấp 4,5 lần. Từ năm 1991, Thủ đô Hà Nội chỉ có 4 quận nội thành với diện tích hơn 40km2, hiện nay Thủ đô đã có 9 quận nội thành với tổng diện tích khoảng hơn 178,78km2. Trong khi đó diện tích toàn Thành phố vẫn không thay đổi. Vì vậy, theo Bộ Xây dựng, việc mở rộng ranh giới Thủ đô Hà Nội để đáp ứng nhu cầu phát triển, xứng tầm với quy mô Thủ đô của nước Việt Nam có nền phát triển kinh tế năng động, trên đà hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế là một yêu cầu bức xúc cần được sớm triển khai thực hiện.

Theo đó, ranh giới thủ đô Hà Nội mở rộng bao gồm ranh giới TP Hà Nội hiện tại, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc), diện tích của 4 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Phương án đề xuất mở rộng này đã có sự xem xét đến quá trình lịch sử phát triển trước đây, giai đoạn 1975-1991 khu vực này đã từng thuộc ranh giới của Thủ đô Hà Nội. Hơn nữa, quỹ đất phát triển ở đây chủ yếu là đất gò đồi, không thuộc đất nông nghiệp . Việc mở rộng ranh giới Thủ đô Hà Nội sẽ tạo được không gian phía Tây Thủ đô có môi trường cảnh quan đẹp, rộng rãi, điều kiện địa hình, địa chất phù hợp cho việc phát triển các dự án tầm cỡ quốc gia, quốc tế như: Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Khu Đại học Quốc gia, Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, các khu đô thị mới v.v..Đặc biệt tại đây có thể lựa chọn để phát triển Trung tâm Chính trị - Hành chính quốc gia mới.

Sẽ điều chỉnh một số đồ án, dự án cấp vùng

Để các nội dung định hướng phát triển Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội được triển khai có hiệu quả, Bộ Xây dựng cũng có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ rà soát, điều chỉnh một số đồ án, dự án cấp vùng đã được phê duyệt nhưng không còn phù hợp với tình hình mới, bao gồm: quy hoạch chung các thành phố trung tâm tỉnh lỵ, các khu đô thị mới, các khu công nghiệp tập trung. Nghiên cứu mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội trên cơ sở hợp nhất diện tích tự nhiên và dân số các tỉnh trong vùng như Hà Tây, một số huyện của tỉnh Hoà Bình và Vĩnh Phúc nhằm tạo điều kiện phát triển, phát huy hiệu quả sự liên kết lãnh thổ trong xây dựng phát triển của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong vùng. Xác định quy mô, tính chất hệ thống giao thông toàn vùng, đặc biệt dự án vành đai vùng Thủ đô và trục xuyên Á Côn Minh- Hạ Long và đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng. Phát triển hệ thống giao thông vận tải hành khách công cộng trong vùng hiện đại, hợp lý nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông của thủ đô Hà Nội./

(Nguồn : Báo Xây dựng điện tử số ngày 07/3/2008)

 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top