Quyết định chủ trương đầu tư theo giai đoạn

tranthuyks

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
31/5/12
Bài viết
26
Điểm thành tích
1
Kính gửi các anh chị trên diễn đàn,

Năm 2018, Công ty em có thực hiện 1 dự án Khu dân cư quy mô 34ha tại tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, đang chuẩn bị làm thủ tục Quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, khi lập sơ bộ Tổng mức đầu tư thì giá trị quá lớn nên khó chứng minh việc vay vốn tín dụng. Do đó, em tách ra làm thủ tục Quyết định chủ trương đầu tư theo giai đoạn có được hay không hay phải làm Quyết định chủ trương cho cả dự án? Chẳng hạn, giai đoạn 1: Quyết định chủ trương đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật; giai đoạn 2: Quyết định chủ trương đầu tư cho công trình nhà ở và các công trình còn lại (xin 2 cái giấy quyết định chủ trương đầu tư riêng).

Trân trọng cảm ơn các ý kiến góp ý của anh chị!
 

Đinh Quang Đại

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
5/12/08
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Theo tôi:
Quyết định chủ trương đầu tư có mục tiêu đầu tư. Phải thể hiện rõ mục đích sử dụng đất.
Theo điều 58, 59 luật đất đai 2013. nhà nước chỉ giao đất và cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Phần đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nếu
- đưa vào trong chủ trương thì theo quy định trên là chỉ giao để đầu tư thực hiện dự án, nên nếu đưa vào thì bạn phải tính chi phí xây dựng vào tổng mức đầu tư
- Nếu đưa vào mà không muốn tính vào TMĐT thì chỉ có đất khu công nghiệp; nhà nước cho thuê đất để cho thuê lại mà không phải đầu tư xây dựng dự án hoặc nhà ở được phân lô bán nền không cần xây nhà.
- Còn không bỏ đất này ra ngoài chủ trương thì không tính, chỉ đưa đất hạ tầng kỹ thuật vào để cho đầu tư thì bạn tính hiệu quả đầu tư như thế nào để được duyệt khi mà không có đất kinh doanh. Khi đưa vào dự án là 1 chủ trương đầu tư khác . Rất phức tạp.
 

quytrang

Thành viên có triển vọng
Tham gia
7/10/11
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Theo quan điểm của mình: Vì dự án của bạn quy mô tương đối lớn 34 ha + sơ bộ TMĐT giá trị quá lớn nên có thể tách ra làm nhiều giai đoạn với quy mô khác nhau. Ví dụ: Giai đoạn 1: Quy mô 10 ha, giai đoạn 2: quy mô 10 ha, giai đoạn 3: Quy mô 14 ha phù hợp với quy hoạch 1/500 được duyệt, có thể xin phê duyệt chủ trương đầu tư từng dự án thành phần này. Tuy nhiên nếu thu xếp được việc cam kết của ngân hàng cho vay thì nên làm 1 lần để tiết kiệm thời gian triển khai toàn dự án. Thực tế cho thấy việc làm việc với ngân hàng để có được giấy cam kết sẵn sàng tài trợ vốn là việc không phải là khó, hoàn toàn có thể làm được. Do vậy bạn nên tìm hiểu làm việc với ngân hàng trước sau đó mới nên quyết định tách thành nhiều giai đoạn khác nhau hay không.
 

Đinh Quang Đại

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
5/12/08
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Theo quan điểm của mình: Vì dự án của bạn quy mô tương đối lớn 34 ha + sơ bộ TMĐT giá trị quá lớn nên có thể tách ra làm nhiều giai đoạn với quy mô khác nhau. Ví dụ: Giai đoạn 1: Quy mô 10 ha, giai đoạn 2: quy mô 10 ha, giai đoạn 3: Quy mô 14 ha phù hợp với quy hoạch 1/500 được duyệt, có thể xin phê duyệt chủ trương đầu tư từng dự án thành phần này. Tuy nhiên nếu thu xếp được việc cam kết của ngân hàng cho vay thì nên làm 1 lần để tiết kiệm thời gian triển khai toàn dự án. Thực tế cho thấy việc làm việc với ngân hàng để có được giấy cam kết sẵn sàng tài trợ vốn là việc không phải là khó, hoàn toàn có thể làm được. Do vậy bạn nên tìm hiểu làm việc với ngân hàng trước sau đó mới nên quyết định tách thành nhiều giai đoạn khác nhau hay không.

Tôi có 1 vài ý kiến : Theo quy định;
1: chủ trương đầu tư thực hiện trước khi phê duyệt quy hoạch 1/500 nên bạn không làm được theo quy trình bạn nói. mà thường thực hiện theo quy hoạch 1/2000; quy hoạch chung. Rất ít khu vực có sẵn quy hoạch 1/500 mà quy hoạch này do chủ đầu tư sau khi được duyệt chủ trương đầu tư mới lập.
2: Nếu chia chia như giai đoạn của bạn thì sẽ là từng dự án 1 không liên quan gì đến nhau; sẽ không vấn đề nếu các dự án bạn theo quy hoạch chung; không điều chỉnh quy hoạch. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ tốn rất nhiều chi phí, thời gian phê duyệt. Pháp lý dự án thực hiện vài năm trời. Bạn tách ra thực hiện từ từ thì làm sao hiệu quả. Thường để đúng mục đích kinh doanh thì phải điều chỉnh quy hoạch. Mà điều chỉnh quy hoạch thì gom lại 1 dự án lớn xin điều chỉnh 1 lần thuận tiện hơn vì sẽ có hệ số tốt hơn khi cân đối các chỉ tiêu quy hoạch và đỡ tốn chi phí, thời gian.
3: Chỉ có cách như Topic nêu ra là xin phê duyệt 1 lần; nhưng nội dung thể hiện sao cho mục tiêu đầu tư thể hiện là đầu tư đất nền, hạ tầng để bán hoặc cho thuê thì sẽ giảm TMĐT cho việc xây dựng. Nhưng điều này phải căn cứ vào luật, Không phải toàn bộ đất nền được bán mà chỉ co 1 số khu vực, còn 1 số khu vực phải xây dựng công trình để kinh doanh. Nên TMĐT tăng lên.

TMĐT gồm 2 loại chiếm tỷ trọng chính : chi phí đất (đền bù, thuê, ...) + Xây dựng. Đất thì không thể giảm vì diện tích không đổi, chỉ có thể giảm CPXD ...
 

tranthuyks

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
31/5/12
Bài viết
26
Điểm thành tích
1
Tôi có 1 vài ý kiến : Theo quy định;
1: chủ trương đầu tư thực hiện trước khi phê duyệt quy hoạch 1/500 nên bạn không làm được theo quy trình bạn nói. mà thường thực hiện theo quy hoạch 1/2000; quy hoạch chung. Rất ít khu vực có sẵn quy hoạch 1/500 mà quy hoạch này do chủ đầu tư sau khi được duyệt chủ trương đầu tư mới lập.
2: Nếu chia chia như giai đoạn của bạn thì sẽ là từng dự án 1 không liên quan gì đến nhau; sẽ không vấn đề nếu các dự án bạn theo quy hoạch chung; không điều chỉnh quy hoạch. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ tốn rất nhiều chi phí, thời gian phê duyệt. Pháp lý dự án thực hiện vài năm trời. Bạn tách ra thực hiện từ từ thì làm sao hiệu quả. Thường để đúng mục đích kinh doanh thì phải điều chỉnh quy hoạch. Mà điều chỉnh quy hoạch thì gom lại 1 dự án lớn xin điều chỉnh 1 lần thuận tiện hơn vì sẽ có hệ số tốt hơn khi cân đối các chỉ tiêu quy hoạch và đỡ tốn chi phí, thời gian.
3: Chỉ có cách như Topic nêu ra là xin phê duyệt 1 lần; nhưng nội dung thể hiện sao cho mục tiêu đầu tư thể hiện là đầu tư đất nền, hạ tầng để bán hoặc cho thuê thì sẽ giảm TMĐT cho việc xây dựng. Nhưng điều này phải căn cứ vào luật, Không phải toàn bộ đất nền được bán mà chỉ co 1 số khu vực, còn 1 số khu vực phải xây dựng công trình để kinh doanh. Nên TMĐT tăng lên.

TMĐT gồm 2 loại chiếm tỷ trọng chính : chi phí đất (đền bù, thuê, ...) + Xây dựng. Đất thì không thể giảm vì diện tích không đổi, chỉ có thể giảm CPXD ...

Cảm ơn anh (chị) quy trang và Đinh Quang Đại đã có góp ý quý báu cho em. Em đã làm chủ trương đầu tư cho toàn dự án rồi ạ.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top