Sai lầm trong việc phân chia chiều cao trong dự toán công trình!!!

  • Khởi xướng levinhxd
  • Ngày gửi

luxu

Thành viên năng động
Tham gia
3/6/14
Bài viết
56
Điểm thành tích
6
Dự toán chia theo chiều cao công trình – đã từng có một sai lầm hệ thống?
Khi đọc 1 dự toán công trình trong vài năm lại đây, đã được thẩm tra bởi những đơn vị uy tín hàng đầu Việt Nam hẳn hoi, chúng ta thấy những đầu việc rất cụ thể:
- Công tác gia công và lắp dựng cốt thép, …..chiều cao <= 4 m
- Công tác gia công và lắp dựng cốt thép, …..chiều cao <= 16 m
- Công tác gia công và lắp dựng cốt thép, …..chiều cao <= 50 m
vv…
Và hàng nghìn kỹ sư lập dự toán, làm thanh toán, các đơn vị thẩm tra, các đơn vị thiết kế, các Chủ đầu tư duyệt thanh toán vẫn nghiễm nhiên hiểu 1 điều: Phải phân tách chiều cao công trình để lập dự toán, để thanh toán
Ví dụ
: Công trình cao 21 tầng (70m) thì cứ thế mà phân thành các đoạn chiều cao để tính theo định mức:
-Cao <= 4m
-Cao từ trên 4m đến <= 16m
-Cao từ trên 16m đến <= 50m
-Cao từ trên 50m
Nhưng thực tế theo các Công văn của Viện kinh tế - BXD thì có thể thấy rằng: “Phân tách như thế không đúng???
Câu chuyện này chỉ mới được tranh cãi và “hé lộ” những công văn giải đáp từ cuối năm trước, điển hình là các Công văn số 236/VKT5 ngày 09/04/2007 của Viện kinh tế gửi Công ty Vinaconex9, Công văn số 225/VKT5 ngày 10/04/2008 của Viện kinh tế gửi Công ty Thành Nam. Dễ dàng nhận ra một điều chung trong 2 công văn đó “ Không phân tách chiều cao công trình để áp dụng định mức”

chieucao.jpg

Trích công văn của Viện kinh tế gửi Công ty Vinaconex9
Khoảng từ đầu năm 2009 trở lại đây, đa phần dự toán thiết kế và thẩm tra đã tính theo "cách tính mới", nhưng những sai lầm của những năm về trước thì ít ai nhắc đến, trừ các Nhà thầu!
Các nhà thầu kêu rằng họ thiệt thòi, vậy trách nhiệm thuộc về ai?
Chủ đầu tư: “Không, chúng tôi đã thuê đơn vị thẩm tra, và hoàn toàn sử dụng theo dự toán thẩm tra để thanh quyết toán” (tất nhiên là có lý)
Vởy thực sự trách nhịêm thuộc về ai?
Một lời bỏ ngỏ để mọi người tranh luận…..

Xin đưa ra một ví dụ so sánh chi phí về chiều cao công trình:
ở hình vẽ dưới đây là 2 toà nhà thi công gần nhau trong 1 khu đô thị
Toà 1: Giá trị quyết toán phần kết cấu + xây thô là 4,6 tỷ (năm 2008). Chiều cao 5 tầng
Toà 2: Giá trị quyết toán phần kết cấu + xây thô là 5,6 tỷ (năm 2008). Chiều cao 6 tầng

cauchuyenvechieucao.jpg

Hình vẽ minh hoạ hai toà nhà!

Và đây là một vài thông tin về giá trị thiệt hại được so sánh:

sosanhthiethai.jpg
Vấn đề được đặt ra ở đây là:
- Theo bạn chiều cao Toà nhà số 1 được tính là <= 16m hay 50m (tính chiều cao bao gồm cả bể nước hay không???)

- Bạn nghĩ áp dụng cách tính truyền thống bị coi là sai và cách tính mới, cái nào hợp lý hơn, vì sao?
Không phân tách khối lượng công trình theo chiều cao

- Đối với các định mức do Bộ Xây dựng công bố nếu chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật thì Chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu tổ chức điều chỉnh, bổ sung, xây dựng định mức mới cho phù hợp. Đừng cố gắng áp dụng rồi kêu là quy định sai (hiện tại không có văn bản nào của BXD nói rằng bắt buộc phải áp dụng các định mức được công bố).
- Việc không phân chia chiều cao giúp giảm bớt sự quá chi tiết trong công tác lập dự toán (càng chi tiết càng khó chính xác mà lại mất nhiều công sức, thời gian...).
- Định mức đã có thuyết minh "Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao tính từ cốt ±0.00 theo thiết kế công trình đến cốt ≤4m; ≤16m; ≤50m và từ cốt ±0.00 đến cốt >50m..." lưu ý dấu ";" và phần gạch chân. Nhưng do không đọc kỹ và thói quen từ định mức 1242 nên còn nhiều người hiểu nhầm, để tránh điều này Vinaconex đã chủ động làm văn bản hỏi và Viện Kinh tế xây dựng (đơn vị được Bộ Xây dựng giao soạn thảo các tập định mức) đã làm rõ trên quan điểm tác giả soạn thảo.
- Trường hợp "lọt lưới" không ai sờ vào thì thôi, trường hợp thanh tra hoặc cơ quan điều tra :D rờ đến hồ sơ. Họ sẽ phát văn bản hỏi và thường thì BXD sẽ phân công cho Viện KTXD trả lời, khi đó câu trả lời sẽ nhất quán như văn bản đã trả lời Vinaconex. Đồng nghiệp nào "tham khảo" và áp dụng định mức không phù hợp sẽ khó giải trình :((.
- Ngay ở phần thuyết minh đã nói "Định mức dự toán ... là Định mức kinh tế - kỹ thuật", các bạn vận dụng định mức để chiết tính ra đơn giá phục vụ lập dự toán, thanh quyết toán... mới được phần kinh tế, còn yếu tố kỹ thuật thì chưa để ý đến.
- Như ví dụ bluerock_xd đã đưa ra: Giả sử công trình >50m, nếu đem phân tách khối lượng ra theo các chiều cao để áp dụng định mức. Đối với phần dưới 50m áp giá cần trục tháp 25T, đối với phần khối lượng trên 50m thì áp giá cần trục tháp 40T. Như vây về mặt kỹ thuật khi thi công phần dưới 50m nhà thầu sẽ phải lắp cần trục tháp 25T, sau đó cất cẩu 25T đi và đem cẩu 40T tới thi công phần trên 50m - điều này ít khi xảy ra đối với việc tổ chức thi công tiên tiến, khoa học (sinh viên nào tổ chức thi công kiểu này thầy không cho tốt nghiệp :D, sao ra trường được mà làm dự toán).
- TA đã gặp trường hợp 2 nhà thầu liên danh thi công một xi lô xi măng cao 60m của một nhà máy xi măng. Thoả thuận là nhà thầu A thi công khối lượng từ 30m trở xuống, nhà thầu B nhận thi công từ m thứ 30 trở lên. Đây là một tình huống rất điển hình của việc vận dụng định mức. Khi lập dự toán thì sử dụng định mức có chiều cao >50m để dự trù vốn, thực tế xảy ra như trên, chủ đầu tư áp dụng định mức (đơn giá) thi công xi lô có chiều cao <50m đối với nhà thầu A và định mức thi công xi lô có chiều cao >50m cho nhà thầu B (chủ động để thương thảo, tất nhiên là phải lường trước được vấn đề và đừng có hợp đồng trọn gói).
- Tóm lại Không phân tách khối lượng công trình theo chiều cao. Văn bản 236/VKT5 do levinhxd up là văn bản TA được phân công soạn thảo (để ý phần nơi nhận có chữ Lưu VKT5, TA.8: VKT5 - nghĩa là Phòng Giá Xây dựng, TA.8 - Thế Anh soạn thảo, nhân ra 8 bản), văn bản này được TA up lên Giaxaydung.vn phổ biến cho các đồng nghiệp từ lâu rồi (tại các bạn không cập nhập thôi). Khi đó định mức phần xây dựng ban hành theo Quyết định 24. Hiện giờ đã được thay thế bằng định mức số 1776 và Viện KTXD đã có văn bản trả lời một đơn vị khác về vấn đề tương tự với định mức 1776, TA sẽ up lên phổ biến cùng các đồng nghiệp.
 

dutoansu

Thành viên năng động
Tham gia
4/7/16
Bài viết
67
Điểm thành tích
16
Tuổi
40
Nội dung thảo luận đã được kết luận trong định mức 1091-QD-BXD_26122011(DM) Bổ sung 1776
- Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao tính từ cốt ± 0.00 theo thiết kế công trình đến cốt ≤ 4m; ≤ 16m; ≤ 50m và từ cốt ± 0.00 đến cốt > 50m (chiều cao quy định trong định mức dự toán cho khối lượng thi công của công trình là chiều cao công trình). Các loại công tác xây dựng trong định mức không ghi độ cao như công tác trát, láng, ốp, v.v… nhưng khi thi công ở độ cao > 16m thì sử dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top