Sai lầm trong việc phân chia chiều cao trong dự toán công trình!!!

  • Khởi xướng levinhxd
  • Ngày gửi

huyen1976

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/11/09
Bài viết
10
Điểm thành tích
1
Phụ thuộc vào nhiều vấn đề lắm!

Mình đang phải làm việc với kiểm toán (Công trình đang quyết toán). Chủ đầu tư thì ok rồi (không phân Khối lượng theo chiều cao công trình, cái này mình làm từ khi đấu thầu), nhưng kiểm toán lại tách khối lượng. Nói chung là phải mềm dẻo, vì luật nào chả có kẽ hở. Mình rất ok với cách phân tích của bạn Levinh, mình sẽ bảo vệ theo phương án đó. Định mức là một chuyện, còn theo biện pháp thi công nữa. Vì trong Hồ sơ mời thầu, trong phần đơn giá bao giờ cũng kèm theo câu: Đơn giá dự thầu bao gồm..... (các chi phí) và biện pháp thi công của Nhà thầu.
Cảm ơn bạn Levinhxd nhé!
 

hotmen_8x_pro

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
17/2/12
Bài viết
441
Điểm thành tích
63
Thực ra bạn huyen1976 nói cũng đúng thôi. Có một thói quen là người có quyền nói là đúng. Nhưng thực ra vấn đề không phải như thế. Mình phải bảo vệ chứ. Kiểm toán viên cũng là con người thôi, đôi khi cũng sai lầm, hiểu nhầm câu chữ. Nhưng họ chỉ không chịu công nhận mình sai thôi.
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Cảm ơn anh Levinh về Định mức (quy định rõ ràng là chiều cao công trình chứ không phải chiều cao kết cấu)
 
X

xuantuyenkta

Guest
Trong Định mức dự toán mình thấy có ghi hướng dẫn " Những công tác không ghi chiều cao cụ thể như công tác trát, ốp ...thì tính thêm đơn giá vận chuyển khi độ cao >= 16m"
Vậy áp dụng cách tính nào cho phù hợp ? Nếu coi chiều cao công trình là chiều cao của tầng thì đâu cần tính chi phí vận chuyển nữa ?
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Trong Định mức dự toán mình thấy có ghi hướng dẫn " Những công tác không ghi chiều cao cụ thể như công tác trát, ốp ...thì tính thêm đơn giá vận chuyển khi độ cao >= 16m"
Vậy áp dụng cách tính nào cho phù hợp ? Nếu coi chiều cao công trình là chiều cao của tầng thì đâu cần tính chi phí vận chuyển nữa ?

Ngoài những công việc có đã qui định về chiều cao công trình như: xây tường, bê tông... những công việc khác như công tác trát, ốp... bạn phải tính vận chuyển lên cao chứ. Nếu bạn coi chiều cao tầng mà tính thì giả sử khi công trình của bạn có 10 tầng (h>16m), thì những vật liệu cho công tác trát,xây như: gạch ốp, gạch lát, cát, xi măng.... tự dưng "BAY" lên sàn cho bạn thi công àh???? Bạn không tính thì bạn thiệt hay là ai thiệt và bạn cứ cho công nhân bốc vác lên xem lên tới tầng>5 xem nó có la oai oái không???:D

Thân ái!
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Trong định mức 1776 các phần thuyết minh đều nói rất rõ cho các công tác trát, ốp, lát ... rồi, các công tác không nói về chiều cao thì bắt buộc phải tính vận chuyển, bốc xếp. Bạn đọc kỹ rồi áp dụng nhé.
 

vinhhoa74

Thành viên mới
Tham gia
7/5/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Theo mình được biết thì Vinh là người soạn công văn trên đúng không. Mình xin có một số ý kiến mong các bạn chỉ giúp:
1. Khái niệm định mức: Định mức dự toán chi phí vật liệu là mức hao phí vật liệu cần thiết để hoàn thành 1 đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng kể cả hao hụt vật liệu được phép trong quá trình thi công. Chú ý phần chữ in đậm.
2. Một công trình bao gồm nhiều công tác (cái này mọi người đều biết)
3. Đinh mức quy các mốc độ cao để tính: <=4m, <=16m, ......
Hiểu kỹ 3 vấn đề này thì ta sẽ tìm được câu trả lời ai đúng ai sai. Mình xin đưa ra ví dụ để áp dụng 3 vấn đề nêu trên. Và khẳng định chúng ta vận dụng sai chứ không phải Định mức sai hoặc phức tạp.
VD: Xây một ngôi nhà 10 tầng (36m). Trong đó rất nhiều công tác. Mình chỉ đưa ra 2 công tác là:
+ Công tác 1: Xây phần tường biên quanh nhà (tường này cao 36m: cao tới mái luôn);
+ Công tác 2: Xây tường ngăn phòng ở tầng 1 (vị trí này trên tầng 2, 3,....10 không có tường), toàn bộ tường này cao 3,5m
- Vậy đây là 2 công tác tách rời nhau. Công tác 1 áp dụng Định mức ứng với tường cao <50m (không được tách thành cao <4m, cao <16m và <50m). Công tác 2 áp dụng với định mức ứng với tường cao <4m. Như vậy mới là áp dụng đúng và chính xác định mức nhất.
- Nếu để tất cả <50m (theo chiều cao công trình), thì đương nhiên xây tường cao 4m ở độ cao<=4m đắt bằng xây một cái tường cao 4m ở độ cao <50m (Vô lý). Còn nếu nói định mức tính bình quân, thì xin thưa là định mức chỉ tính bình quân cho 1 công tác, tức là cái tường cao 36m kia đã được tính bình quân khi nó được bắt đầu xây từ cốt +0.00).
- Còn việc có bạn thắc mắc: Phải tính <50m hết vì cái máy vận thăng để đó ngồi chơi. Mình xin giải thích: Cái máy đó đã tính trong chi phí cho xây tường cao <50m rùi. Còn thực tế ý các bạn là sẽ dùng máy đó vào việc xây tường <4m. Thì mình xin thưa, trong việc xây tường <4m có chi phí nhân công hoặc loại máy khác rùi. Nếu bạn dùng máy vận thăng thì chẳng qua là do cách tổ chức sản xuất (ta thường nghĩ là tiện thể, nhưng không phải) thì bạn mất chi phí cho máy vận thăng nhưng đương nhiên bạn lời phần nhân công hoặc máy khác cho công việc xây tường<4m. Còn nếu bạn kêu chi phí cho máy vận thăng cao hơn thì xin thưa bạn về xem lại một số môn học của anh em mình như môn tổ chức điều hành sản xuất.
- Vì vậy mình đề xuất là bạn Vinh xem lại Công văn bạn soạn gửi đơn vị của Vinaconex có sai câu chữ không. Theo công văn 225/VKT5 thì căn cứ vào chiều cao công trình là không chính xác. Đúng ra phải căn cứ vào chiều cao của công tác mà mình cần áp dụng định mức. (Như 2 bức tường mình lấy ví dụ ở trên).
Rất mong nhận được ý kiến từ các bạn!
Mình đồng ý với quan điểm của bác này.
Nếu ai cảm thấy mình sai thì hãy vui vẻ tự sửa chính mình, kể cả cơ quan quản lý ra văn bản nếu thấy bất hợp lý thì vẫn có thể hủy văn bản và đính chính lại. Mục tiêu là định mức phải "tiệm cận" với thực tiễn. Mình không thống nhất với quan điểm "... gộp lại cho dễ lập dự toán ...", có thể người lập dự toán chỉ tốn công tiền lương chỉ 1 đồng nhưng thiệt hại (thầu thi công) là 100 đồng đó !
Tóm lại: "chiều cao" được hiểu trong định mức là "chiều cao công tác" không thể hiểu là "chiều cao công trình" như ai đó đã phát biểu hoặc đã ra văn bản.
(chúng ta thảo luận để đi tìm đến cái gốc của vấn đề, nếu quá tản mạn về mối quan hệ xã hội thì chẳng có điểm dừng ! - Thân mến)
 
L

levinhxd

Guest
Mình đồng ý với quan điểm của bác này.
Nếu ai cảm thấy mình sai thì hãy vui vẻ tự sửa chính mình, kể cả cơ quan quản lý ra văn bản nếu thấy bất hợp lý thì vẫn có thể hủy văn bản và đính chính lại. Mục tiêu là định mức phải "tiệm cận" với thực tiễn. Mình không thống nhất với quan điểm "... gộp lại cho dễ lập dự toán ...", có thể người lập dự toán chỉ tốn công tiền lương chỉ 1 đồng nhưng thiệt hại (thầu thi công) là 100 đồng đó !
Tóm lại: "chiều cao" được hiểu trong định mức là "chiều cao công tác" không thể hiểu là "chiều cao công trình" như ai đó đã phát biểu hoặc đã ra văn bản.
(chúng ta thảo luận để đi tìm đến cái gốc của vấn đề, nếu quá tản mạn về mối quan hệ xã hội thì chẳng có điểm dừng ! - Thân mến)

Bạn này càng đọc càng không hiểu, và hình như chưa đọc đoạn mình đã chứng minh
Trước khi các bạn đọc đoạn dưới, mình xin hỏi 1 câu này nhé: " Các bạn đã bao giờ thấy nhà thầu nào thi công 1 nhà cao khoảng 20 tầng mà dùng đủ loại máy từ vận thăng 0,8T, vận thăng lồng 3T, cẩu tháp 16T, 25T, 40T .... để lần lượt thay nhau thi công các tầng nhà chưa? " Nếu đã thấy rồi thì chứng tỏ Đm ko cần tính trung bình đấy? :)

Mình dành 30 phút ngồi viết 1 bài, đồ họa thêm hình vẽ để chứng minh về việc tra chiều cao theo chiều cao công trình là đúng, các bạn thảo luận xem nhé, coi như vui 1 chút:

Lập luận chứng minh: Tra theo chiều cao công trình là đúng!

Giả sử ta có công tác thép chủ cột D<=18 cho tòa nhà 18 tầng cao 60m, Có 2 phương án:
1, Chia các công tác theo độ cao, Tra thành 5 mã hiệu: AF.61421 (<=4m), AF.61422(<=16m), AF.61423(<=50m), AF.61424(>50m)
2, Không phân chia độ cao, tất cả các mã tra 1 mã hiệu duy nhất: AF.61424(>50m)
Trước khi chứng minh phương án 2 đúng, ta hãy nhớ: Định mức của chúng ta là Định mức Kinh tế - Kỹ Thuật
Lập luận theo thực tế thi công: Nếu ta tra theo phương án 1, Ta sẽ có phương án thi công như sau:
- Tầng 1 (dưới 4m) ta không cần máy móc để vận chuyển lên cao, công nhân tự vận chuyển và dựng thép lên
- Từ tầng 2 đến tầng 4 (từ 4 đến 16m): Ta phải lắp thêm một vận thăng loại nhỏ, theo ĐM là Vận thăng 0,8T để vận chuyển thép lên phục vụ thi công
- Từ tầng 5 đến tầng 16 (Từ 16 đến 50m): Ta gỡ bỏ vận thăng 0,8T, làm móng và lắp vận thăng loại to hơn, chính là vận thăng lồng loại 3T. Tiếp tục làm móng và lắp cần trục tháp loại 25T để phục vụ việc vận chuyển người và vật liệu lên cao.
- Từ tầng 16 trở lên (Trên 50m): Vì thi công cao hơn, khó hơn, ta gỡ cái cần trục tháp 25T vừa lắp trước đó để lắp cần trục tháp to hơn có công suất 40T, đương nhiên phải làm lại móng mới vì cần trục tháp này yêu cầu móng to và vững hơn 
phantichchieucaodm.jpg
Hình ảnh minh họa việc thi công theo chiều cao nếu chia theo độ cao trong Định mức
Phân tích: Thi công thực tế mà nhà thầu cứ tháo lắp máy móc để thay bằng máy mới có công suất lớn hơn như thế thì chắc là bị đuổi khỏi công trường, hoặc cũng lỗ nặng ! Vậy xét về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế, hoàn toàn điều này không xảy ra. Trong thực tế, nếu công trình cao >50m, ngay từ khi thi công các tầng 1, 2, Nhà thầu đã triển khai lắp dựng cần trục tháp loại to, nhằm phục vụ thi công lâu dài cho tòa nhà, và đương nhiên các công tác từ tầng 1 đến tầng n đều phải chia sẻ chi phí với cần trục tháp đó, chia theo một mức trung bình. Do vậy việc tra toàn bộ công việc theo chiều cao tòa nhà là hoàn toàn hợp lý!
Lập luận theo Định mức: Các bạn thử dùng PM Dự toán, tra 2 phương án trên, chỉ cho công tác thép nói trên thôi nhé, phân tích và tổng hợp vật tư sẽ thấy:
- Tầng 1 (dưới 4m) : Chẳng có máy móc gì cả
- Từ tầng 2 đến tầng 4 (từ 4 đến 16m): Dùng vận thăng 0,8T
- Từ tầng 5 đến tầng 16 (Từ 16 đến 50m): Vận thăng 3T, cần trục 25T
- Từ tầng 16 trở lên (Trên 50m): Vận thăng 3T, cần trục 40T
Như vậy bản chất không đúng rồi, vì có mỗi công tác thi công thép D<18, thép cột thôi, sao có nhiều máy dùng cho vận chuyển vật liệu lên cao thế?
(Tham khảo cách tra ở 2 file đính kèm dưới)
Kết luận: Phải tra mã hiệu theo phương án 2.
Trên đây là ý kiến chứng minh mang tính Chủ quan của levinhxd trên cơ sở tham khảo thực tế thi công trên các công trường, mong mọi người cho ý kiến!
Trân trọng cảm ơn!
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Tham luận về một chủ đề mà trên diễn đàn trao đổi từ 2009 đến nay vẫn chưa dứt - Chủ đề liên quan đến việc quy định độ cao trong Định mức dự toán

Tôi xin tham gia vài ý kiến như sau:
1. Khi áp dụng định mức thì điều cần thiết trước tiên là phải đọc kỹ trang hướng dẫn áp dụng chung và những hướng dẫn bổ sung trong các mức cụ thể (nếu có). Về các mức quy định theo chiều cao trong tập định mức 1776 (ĐM 24) đã được ghi trong phần hướng dẫn áp dụng: "Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao tính từ cốt ±0.00 theo thiết kế công trình đến cốt ≤4m; ≤16m; ≤50m và từ cốt ±0.00 đến cốt >50m" tôi nghĩ là rõ rồi:Chiều cao thi công cao nhất tính từ cốt 0,00. Theo đó, ví dụ công trình có độ cao thi công công tác xây cao nhất là 4m thì áp dụng định mức xây ứng với chiều cao <= 4m; nếu độ cao thi công công tác xây cao nhất là 12 m thì áp dụng định mức xây ứng với chiều cao <= 16 m; ...
==> Theo tôi: Không nên hiểu chiều cao quy định trong định mức là "chiều cao công trình" vì công trình có thể cao hơn chiều cao thi công lớn nhất; cũng không nên hiểu giản là "chiều cao công tác" nếu không so với cốt nào vì giả sử công tác xây tường ngăn (chiều cao bức tường ngăn là 3m) chỉ có ở tầng 2, chiều cao xây cao nhất so với cốt 0,00 giả sử là 8m thì có thể hiểu chiều cao công tác là 3m và cũng có thể hiểu là 8m. Theo tôi, chiều cao quy định trong định mức cần hiểu là chiều cao thi công cao nhất tính từ cốt 0,00.
2. Bộ Xây dựng công bố định mức đã giải thích rằng định mức đã tính bình quân các độ cao tính từ cốt 0,00 nên theo tôi, khi tính dự toán chỉ cần xác định chiều cao thi công cao nhất của một công tác nào đó tính từ cốt 0,00 để áp dụng định mức phù hợp là phù hợp với hướng dẫn áp dụng định mức. Ví dụ công tác xây tường thi công cao nhất độ cao 28m thì áp dụng định mức với chiều cao <= 50m.
3. Kiểm toán nếu yêu cầu tách khối lượng thi công theo các mức chiều cao 4m, 16m, 50m và > 50m để tính toán theo tôi là không đúng, cũng giống như Vinh nói trước 2009 tính như thế thì theo tôi cũng không đúng.
 
Last edited by a moderator:

mrpda87

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/11
Bài viết
230
Điểm thành tích
43
Tuổi
36
Nơi ở
Việt Trì - Phú Thọ
Định mức kinh tế kỹ thuật mà các bác, phải xét thêm cả tính kỹ thuật trong đó sao cho hợp lý chứ nhỉ, e đồng ý với phân tích của a LV.
Em đi học ở gxd, các thầy trong nhóm biên soạn ĐM 1776 cũng đều nhắc nhở bọn e khi lập DT áp dụng cách tính như a LV đã đề cập.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Định mức kinh tế kỹ thuật mà các bác, phải xét thêm cả tính kỹ thuật trong đó sao cho hợp lý chứ nhỉ, e đồng ý với phân tích của a LV.
Em đi học ở gxd, các thầy trong nhóm biên soạn ĐM 1776 cũng đều nhắc nhở bọn e khi lập DT áp dụng cách tính như a LV đã đề cập.
Tôi có 1 tính huống sau nhờ em chỉ dẫn cách tra định mức khi lập dự toán nhé:
Chiều cao công trình theo thiết kế tính từ cốt 0,00 là 52m chia thành 10 tầng, tầng 1 cao 7m, các tầng khác cao 5m.
Theo thiết kế, bao che các tầng 1, 2,3 bằng tường gạch đặc; các tầng còn lại bao che bằng kính.
Vấn đề: Tra định mức dự toán như thế nào khi dự toán công tác xây tường bao che của công trình?
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Tôi có 1 tính huống sau nhờ em chỉ dẫn cách tra định mức khi lập dự toán nhé:
Chiều cao công trình theo thiết kế tính từ cốt 0,00 là 52m chia thành 10 tầng, tầng 1 cao 7m, các tầng khác cao 5m.
Theo thiết kế, bao che các tầng 1, 2,3 bằng tường gạch đặc; các tầng còn lại bao che bằng kính.
Vấn đề: Tra định mức dự toán như thế nào khi dự toán công tác xây tường bao che của công trình?
Thưa thầy, theo em nghĩ về cách tra mã hiệu đối với công tác tường bao ở trường hợp này:

- Về nguyên tắc, công tác xây tường bao sẽ áp dụng các mã hiệu đơn giá đối với chiều cao <50m (vì 3 tầng có chiều cao là 17m).

- Về việc vận dụng sự hợp lý, ta có thể áp dụng các mã hiệu đơn giá với chiều cao <=16m để giảm chi phí. Các bên cũng sẽ chấp thuận phương án này bởi đây là sự phù hợp thực tế, không quá máy móc và nguyên tắc.

- Em thấy chiều cao các tầng trong ví dụ của thầy, mỗi tầng cao 5m là hơi lớn ạ.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Thưa thầy, theo em nghĩ về cách tra mã hiệu đối với công tác tường bao ở trường hợp này:

- Về nguyên tắc, công tác xây tường bao sẽ áp dụng các mã hiệu đơn giá đối với chiều cao <50m (vì 3 tầng có chiều cao là 17m).

- Về việc vận dụng sự hợp lý, ta có thể áp dụng các mã hiệu đơn giá với chiều cao <=16m để giảm chi phí. Các bên cũng sẽ chấp thuận phương án này bởi đây là sự phù hợp thực tế, không quá máy móc và nguyên tắc.

- Em thấy chiều cao các tầng trong ví dụ của thầy, mỗi tầng cao 5m là hơi lớn ạ.
Cám ơn Huutrinh, tôi đưa ra ví dụ giả định cho dễ nhẩm tính.
 

phanvanlam

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/4/09
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Tuổi
36
Vấn đề này mọi người tranh luận rất nhiều! mỗi người một quan điểm, cái nào cũng có mặt đúng và bất lợi. bản thân em cũng đã đọc và tìm hiểu. Nếu làm theo đơn giá 65 mới nhất hiện tại thì không có gì phải bản nữ vì nó ghi rất rõ " Chiều cao đối với công trình hoặc hạng mục công trình" làm theo một đơn giá thì nhanh gọn đúng theo văn bản. Nhưng một số chỗ thì đơn vị CĐt biết là sai nhưng vần làm theo cách chia chiều cao để có lợi về giá. còn nhà thầu thì luôn thích giá cao rồi. Đối với người làm dự toán thì nên đơn giá và cách bóc.
Em vừa đọc ý kiến của thầy QUANG và anh HUUTRINH; em có 1 số ý kiến sau chiều cao tầng >5m có nhiều đấy ví dụ như phòng họp to, siêu thị, phòng lớn. Nếu chiều cao tầng lớn thì áp thêm đầu việc dàn giáo hỗ trợ, xây tường bao bên ngoài thì đã có giáo ngoài rồi.
Tóm lại trình độ người làm dự toán mà hạn chế thì rất ảnh hưởng rất nhiều đến sản phẩm , rồi còn cả bên thẩm định nữa, Các công ty làm dự toán ở các tỉnh thì còn kém. Chuyên ngành thì không có toàn kỹ sư công nghệ thông tin, hay cử nhân gì đó bóc thôi.Như ở tỉnh em toàn vậy thôi.Ai cũng nghĩ dự toán dễ làm mà.
 

dohiepxd

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
5/7/09
Bài viết
39
Điểm thành tích
18
Tuổi
38
Thưa thầy, theo em nghĩ về cách tra mã hiệu đối với công tác tường bao ở trường hợp này:

- Về nguyên tắc, công tác xây tường bao sẽ áp dụng các mã hiệu đơn giá đối với chiều cao <50m (vì 3 tầng có chiều cao là 17m).

- Về việc vận dụng sự hợp lý, ta có thể áp dụng các mã hiệu đơn giá với chiều cao <=16m để giảm chi phí. Các bên cũng sẽ chấp thuận phương án này bởi đây là sự phù hợp thực tế, không quá máy móc và nguyên tắc.

- Em thấy chiều cao các tầng trong ví dụ của thầy, mỗi tầng cao 5m là hơi lớn ạ.

Như thế này chẳng phải là vẫn tách theo chiều cao sao??
Nếu như em không tách riêng xây tường bao ngoài mà gộp tất cả tường xây <=33 (bao gồm cả xây tường trong nhà và xây tường bao) vào một đầu việc và áp mã >50m thì thế nào ạ???
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Như thế này chẳng phải là vẫn tách theo chiều cao sao??
Nếu như em không tách riêng xây tường bao ngoài mà gộp tất cả tường xây <=33 (bao gồm cả xây tường trong nhà và xây tường bao) vào một đầu việc và áp mã >50m thì thế nào ạ???

Không được, vì công tác xây tường chỉ có ở 3 tầng dưới (1, 2, 3) chứ không xây tường ở những tầng cao.
 

Huancc5

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
27/4/08
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
Tuổi
43
Rất cảm ơn levinhxd, nhưng còn nhiều bất cập lắm,ví dụ nhé:
Nhà cao 15,9m và 16,1 mét thì thế nào
Nhà cao 49 mét và nhà cao 51 mét thì tính thế nào.
Theo mình nghĩ thì tất cả là tương đối thôi, và số tiền chênh lệch đó sẽ tính thế nào. Xã hội chủ nghĩa là công bằng và văn minh mà? Tính thế nào để ông thi công 49,9 mét không lăn tăn với ông thi công 50,1 mét quan trọng chứ. Mong mọi người chỉ giáo!
Theo cách hiểu của mình thì việc tính theo chiều cao của công trình là chính xác vì việc tính toán, đo đếm, quan sát theo phương pháp thi công thực tế cho từng mốc chiều cao và tính trung bình. Vấn đề chiều cao này không hoàn toàn nằm ở công văn của Viện kinh tế mà Lê Vinh đã đưa lên, mình nhớ khoảng năm 2010 (tháng 4) Báo xây dựng đã đăng văn bản trả lời của Bộ XD cho bạn Chất và khẳng định không phân tách chiều cao.
Về mốc chiều cao như ví dụ 49,9m với 50,1 m mình nghĩ đây cũng là vấ đề đáng suy nghĩ, có thể là mốc 50+(-) một con số nào đó (2, 3 m), có nghĩa là có một khoảng chứ không phải một điểm.
Các bạn có thấy ví như Lê Văn Luyện mà 17 tuổi 11 tháng (ví dụ nhé) nếu có phạm tội cũng chỉ 18 năm là tối đa nhưng nếu chỉ đủ 18 tuổi 1 ngày thì toi rồi, mà xét về mặt nhận thức thì 2 độ tuổi này sẽ không khác biệt là mấy. Nhưng luật thì phải áp dụng thôi mặc dù còn bất cập, nay mai sẽ hoàn thiện dần.
Nên mình thấy công văn đã trả lời rõ ràng rồi cứ thế mà áp dụng cho khỏe nhỉ.
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Tôi xin tham gia vài ý kiến như sau:
1. Khi áp dụng định mức thì điều cần thiết trước tiên là phải đọc kỹ trang hướng dẫn áp dụng chung và những hướng dẫn bổ sung trong các mức cụ thể (nếu có). Về các mức quy định theo chiều cao trong tập định mức 1776 (ĐM 24) đã được ghi trong phần hướng dẫn áp dụng: "Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao tính từ cốt ±0.00 theo thiết kế công trình đến cốt ≤4m; ≤16m; ≤50m và từ cốt ±0.00 đến cốt >50m" tôi nghĩ là rõ rồi:Chiều cao thi công cao nhất tính từ cốt 0,00. Theo đó, ví dụ công trình có độ cao thi công công tác xây cao nhất là 4m thì áp dụng định mức xây ứng với chiều cao <= 4m; nếu độ cao thi công công tác xây cao nhất là 12 m thì áp dụng định mức xây ứng với chiều cao <= 16 m; ...
==> Theo tôi: Không nên hiểu chiều cao quy định trong định mức là "chiều cao công trình" vì công trình có thể cao hơn chiều cao thi công lớn nhất; cũng không nên hiểu giản là "chiều cao công tác" nếu không so với cốt nào vì giả sử công tác xây tường ngăn (chiều cao bức tường ngăn là 3m) chỉ có ở tầng 2, chiều cao xây cao nhất so với cốt 0,00 giả sử là 8m thì có thể hiểu chiều cao công tác là 3m và cũng có thể hiểu là 8m. Theo tôi, chiều cao quy định trong định mức cần hiểu là chiều cao thi công cao nhất tính từ cốt 0,00.
2. Bộ Xây dựng công bố định mức đã giải thích rằng định mức đã tính bình quân các độ cao tính từ cốt 0,00 nên theo tôi, khi tính dự toán chỉ cần xác định chiều cao thi công cao nhất của một công tác nào đó tính từ cốt 0,00 để áp dụng định mức phù hợp là phù hợp với hướng dẫn áp dụng định mức. Ví dụ công tác xây tường thi công cao nhất độ cao 28m thì áp dụng định mức với chiều cao <= 50m.
3. Kiểm toán nếu yêu cầu tách khối lượng thi công theo các mức chiều cao 4m, 16m, 50m và > 50m để tính toán theo tôi là không đúng, cũng giống như Vinh nói trước 2009 tính như thế thì theo tôi cũng không đúng.
Chắc chắn là không được phân tách chiều cao theo từng đoạn như đơn vị KT trên yêu cầu.
Rất cảm ơn thầy đã đưa ra khái niệm về chiều cao thi công lớn nhất của công tác tính từ cốt +0,00.
Em hoàn toàn đồng ý theo quan điểm chiều cao khi lập dự toán là chiều cao thi công lớn nhất tính từ cốt +0,00 của công tác lập dự toán chứ không phải chiều cao công trình.
Em xin lấy 1 ví dụ để thấy rõ điều này hơn:
Chiều cao công trình là 60 m.
Chỉ có xây tường ở 1 tầng duy nhất, tầng này cao 4 m, các tầng khác không xây tường mà che bao kính.
- Nếu tường xây ở tầng 1, lúc này áp dụng chiều cao <=4m hay chiều cao công trình là >50m? (chênh lệch giá giữa xây tường <=4 m và >50 m là rất nhiều)
- Tương tự, nếu tường xây ở tầng 3 có chiều cao <= 16 m, sẽ áp dụng chiều cao thế nào?
- Nếu tường xây ở tầng cao nhất, lúc này chiều cao thi công lớn nhất của công tác và chiều cao công trình là trùng nhau =>cái này thì em tra được, tra theo >50m.
 
Last edited by a moderator:

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Chắc chắn là không được phân tách chiều cao theo từng đoạn như đơn vị KT trên yêu cầu.
Rất cảm ơn thầy đã đưa ra khái niệm về chiều cao thi công lớn nhất của công tác tính từ cốt +0,00.
Em hoàn toàn đồng ý theo quan điểm chiều cao khi lập dự toán là chiều cao thi công lớn nhất tính từ cốt +0,00 của công tác lập dự toán chứ không phải chiều cao công trình.
Em xin lấy 1 ví dụ để thấy rõ điều này hơn:
Chiều cao công trình là 60 m.
Chỉ có xây tường ở 1 tầng duy nhất, tầng này cao 4 m, các tầng khác không xây tường mà che bao kính.
- Nếu tường xây ở tầng 1, lúc này áp dụng chiều cao <=4m hay chiều cao công trình là >50m? (chênh lệch giá giữa xây tường <=4 m và >50 m là rất nhiều)
- Tương tự, nếu tường xây ở tầng 3 có chiều cao <= 16 m, sẽ áp dụng chiều cao thế nào?
- Nếu tường xây ở tầng cao nhất, lúc này chiều cao thi công lớn nhất của công tác và chiều cao công trình là trùng nhau =>cái này thì em tra được, tra theo >50m.
Trường hợp bạn đưa ví dụ, như Thầy đã đưa ví dụ trên rồi.
- Về nguyên tắc, công tác xây tường bao sẽ áp dụng các mã hiệu đơn giá đối với chiều cao <50m (vì 3 tầng có chiều cao là 17m).

- Về việc vận dụng sự hợp lý, ta có thể áp dụng các mã hiệu đơn giá với chiều cao <=16m để giảm chi phí. Các bên cũng sẽ chấp thuận phương án này bởi đây là sự phù hợp thực tế, không quá máy móc và nguyên tắc.
Là câu trả lời hợp lý cho trường hợp Thầy đã nêu.
 

omerta

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/5/08
Bài viết
24
Điểm thành tích
3
Tuổi
40
Không được, vì công tác xây tường chỉ có ở 3 tầng dưới (1, 2, 3) chứ không xây tường ở những tầng cao.

Cám ơn anh LeVinh và thầy Quang. Qua loạt bài này, em thêm hiểu hơn nữa về cái tính kinh tế - kỹ thuật của định mức xây dựng.
Ngày xưa, em có thi lại môn Kinh tế xây dựng của thầy Quang ạ. Giờ mới thấy thấm dần ạ! :((
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top