Sai lầm trong việc phân chia chiều cao trong dự toán công trình!!!

  • Khởi xướng levinhxd
  • Ngày gửi

bluerock_xd

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
12/10/08
Bài viết
27
Điểm thành tích
3
Tuổi
39
May mà em chẳng làm như thế nếu không chẳng biết bao giờ mới ra được trường. :D. Bác theanh nói em mới nhớ là định mức dự toán ban hành bi giờ chỉ mang tính tham khảo, khuyến khích áp dụng (nhưng không bắt buộc- thày Vỵ dạy thế mà). Em đang làm ở thủy điện Sơn La ở đây áp riêng hẳn 1 bộ định mức và đơn giá riêng. Dự toán được lập theo trình tự đơn vị thi công lập biện pháp thi công bóc tách khối lượng trình BQL phê duyệt. Sau đó lập dự toán trên cơ sở khối lượng biện pháp đã được phê duyệt --> tư vấn kiểm tra (hoặc tư vấn lập luôn)--> trình BQL phê duyệt dự toán. Mà toàn làm thủ công nên nhiều lúc thấy nản quá hic hic.
 

congpv

Thành viên năng động
Tham gia
13/8/09
Bài viết
59
Điểm thành tích
8
Tuổi
38
May mà em chẳng làm như thế nếu không chẳng biết bao giờ mới ra được trường. :D. Bác theanh nói em mới nhớ là định mức dự toán ban hành bi giờ chỉ mang tính tham khảo, khuyến khích áp dụng (nhưng không bắt buộc- thày Vỵ dạy thế mà). Em đang làm ở thủy điện Sơn La ở đây áp riêng hẳn 1 bộ định mức và đơn giá riêng. Dự toán được lập theo trình tự đơn vị thi công lập biện pháp thi công bóc tách khối lượng trình BQL phê duyệt. Sau đó lập dự toán trên cơ sở khối lượng biện pháp đã được phê duyệt --> tư vấn kiểm tra (hoặc tư vấn lập luôn)--> trình BQL phê duyệt dự toán. Mà toàn làm thủ công nên nhiều lúc thấy nản quá hic hic.
Bác đang làm ở thuỷ điện Sơn La thì cho e hỏi 1 câu:
- Ở thuỷ điện các bác khi nhà thầu sử dụng ván khuôn có kích thước 3x3m để lắp dựng ở tường thì có được áp dụng mã AF.88310 ko? hay là fải áp dụng mã AF.862XX (vì theo quy định thì VK có kích thước từ 1.5x2m trở lên thì được coi là VK thuỷ công) (nếu có thể bác cho e xin file dự toán đã được thẩm định và fê duyệt của bác thì e vô cùng cảm ơn ạ)
- Em xin hỏi mọi ng` một câu nữa: Em đang làm thuỷ điện Hương Điền, phần nhà máy là một kết cấu gồm rất nhiều nhà liên kết lại với nhau không thể tách rời (nhà điều hành, nhà bảo vệ, nhà lắp máy...) mỗi nhà có một chiều cao khác nhau (nhà bảo vệ <=4m, nhà điều hành <=16m, nhà lắp máy <=50m) như vậy khi áp dụng định mức thì e có chia ra chiều cao từng nhà một để áp dụng không (giống như chia chiều cao từng tầng của nhà cao tầng) hay là áp dụng toàn bộ <=50m hết? Xin cảm ơn ạ
 
Last edited by a moderator:

bluerock_xd

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
12/10/08
Bài viết
27
Điểm thành tích
3
Tuổi
39
- To congpv: Ở chỗ mình ván khuôn sử dụng đều là 3-5 m. Trước đấy thì mình không biết nhưng từ đợt mình về làm mấy cái ván khuôn tường, trụ pin, trụ biên thì tất cả đều là ván khuôn tấm lớn công trình thủy công hết. Ở đấy có 1 file dự toán của Ban A gửi cho mình (file để chế độ read-only mình không có pass. Có cao nhân nào biết cách bẻ pass chỉ giùm với) bạn down về xem thử nhé!
 

File đính kèm

  • xem.rar
    1,9 MB · Đọc: 451

Lah

Thành viên rất năng động
Tham gia
26/11/07
Bài viết
100
Điểm thành tích
18
Sao chúng ta không lập theo phép toán nội suy nhỉ. như thế là giảm thiểu sự sai lệch. Ví dụ:
Nhà 10 tầng:
Nội suy định mức [<4 và <16]
Nhà 30 tầng:
Nội suy định mức [<16 và <50]
Nhà 70 tầng:
Nội suy định mức [<16 và >50]
Mà như em là sướng. toàn thẩm định mấy cái 2 tầng trở xuống đỡ phải đau đầu he!he!
Tôi đánh giá ý tưởng này tốt, nên thực hiện. Vì các mức 4. 16. 50 đều là định mức trung bình cả. Nên việc nội suy là quá hợp lý. Tất nhiên ngay cả các mức 16, 50 cũng gây tranh cãi với việc chiều cao 49 và 51. Hehe, thế nên mọi việc cũng nên tương đối thôi.
 

Gpig

Thành viên mới
Tham gia
27/12/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
theo tôi việc tính toán chiều cao CT <50m, để biết chi tiết các anh chị xem thêm trong phần "định mức vật tư trong xây dựng " có quy định.
mong các bạn thành công!
 

bluerock_xd

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
12/10/08
Bài viết
27
Điểm thành tích
3
Tuổi
39
Tôi tưởng mọi việc đã rõ ràng rồi chứ nhỉ? Mọi người vẫn còn thắc mắc àh!!! 49 và 51 m áp cái mã định mức nào thì còn phải xem biện pháp kỹ thuật thi công thế nào đã chứ??? chỉ có 1 tẹo ở độ cao 51m mà lập biện pháp thi công theo cái kiểu thi công trên 50 m (giống kiểu dùng cần trục tháp 40t ấy :D) thì liệu CĐT có duyệt không? Mà biện pháp kỹ thuật thi công đã không được duyệt thì lấy cái gì mà lập dự toán. Các bác đọc lại bài viết của bác theanh đi. Thế nào là kinh tế-kỹ thuật và tại sao bộ xây dựng lại có viện kinh tế, trường xây dựng lại có khoa kinh tế xây dựng mà không để trường kinh tế quốc dân đào tạo luôn thể :D
 

meocon85

Thành viên năng động
Tham gia
28/7/08
Bài viết
73
Điểm thành tích
18
Cám ơn bác Việt Bắc!
Hiện nay nếu có một đơn vị thẩm tra nào đó còn "dám" thẩm theo dạng phải phân tách chiều cao cụ thể theo các mức thì cũng hơi lạ đấy! Ở Hà Nội từ đầu năm 2009, levinhxd chưa đọc được một bảng tự toán nào vẫn còn chia tách chiều cao! Nếu đơn vị thẩm tra thẩm công trình bác đang làm vẫn khăng khăng về vấn đề này thì bác nên lấy 1 số dự toán mẫu của các đơn vị thẩm tra có uy tín bậc nhất miền Bắc về tham khảo và bảo vệ nhé!
Chúc thành công!

Hic. Giờ mới bít ... bữa giờ mình ... toàn làm ... nhiều mà ... lại làm lỗ. Sếp mà biết ... em bán cả "đàn trâu" thế này thì ... chít em. :((
Từ nay em sẽ áp dụng theo phương pháp mới.
Nhưng mà anh Vinh có thể gửi cho em mấy bản dự toán mẫu của các đơn vụ thẩm tra có uy tín được không??? Để em lấy làm căn cứ thuyết phục sếp và bảo vệ với chủ đầu tư nữa.

Hic hic... mà em có trường hợp thế này, không biết nên xử lý sao đây???
Có một công trình, của chủ đầu tư tư nhân, họ làm đầy đủ các trình tự pháp lý có điều họ mời các nhà thầu đến chỉ để ... thương thảo giá (họ cung cấp file bản vẽ, kết quả thẩm định của công ty tư vấn thiết kế).

Nếu bây giờ em áp dụng theo phương pháp này, giá sẽ tăng thêm so với áp theo phương pháp cũ. Tức là > giá thẩm định. :confused::-w

Hic... Nếu em tính theo cách mới, có lợi cho công ty của em đấy nhưng mà ... nhỡ người ta ký hợp đồng với công ty khác (vì giá thấp hơn) thì em ...biết tính sao??? Sếp sẽ hỏi "vì sao ngta làm được mà ... mình không làm được???". Éc. cứu em!!!
làm sao đây ta???:-w
 
L

levinhxd

Guest
Hic.
Từ nay em sẽ áp dụng theo phương pháp mới.
Nhưng mà anh Vinh có thể gửi cho em mấy bản dự toán mẫu của các đơn vụ thẩm tra có uy tín được không??? Để em lấy làm căn cứ thuyết phục sếp và bảo vệ với chủ đầu tư nữa.

Mình có file dự toán của các đơn vị thẩm tra, tuy nhiên post lên đây thì cũng chỉ là 1 bản dự toán bình thường và không chia chi tiết theo độ cao! không có dấu má gì hết! Nên nó không có giá trị pháp lý để chứng minh :D!
Còn nếu bạn thực sự cần bản cứng thì trước hết hỏi những người quen làm ở những công ty gần chỗ bạn công tác! Không có thì Ra HN gặp mình vậy :D! he he
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Văn bản hướng dẫn phân chia chiều cao khi áp dụng định mức 1776

Gửi chia sẻ cùng các đồng nghiệp văn bản số 225/VKT5 ngày 10/04/2008 của Viện Kinh tế xây dựng gửi Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam hướng dẫn áp dụng định mức dự toán XDCT phân theo chiều cao.
 

File đính kèm

  • Giaxaydung.vn-DMchieu cao theo 1776.rar
    300,4 KB · Đọc: 1.080

Lah

Thành viên rất năng động
Tham gia
26/11/07
Bài viết
100
Điểm thành tích
18
Tôi tưởng mọi việc đã rõ ràng rồi chứ nhỉ? Mọi người vẫn còn thắc mắc àh!!! 49 và 51 m áp cái mã định mức nào thì còn phải xem biện pháp kỹ thuật thi công thế nào đã chứ??? chỉ có 1 tẹo ở độ cao 51m mà lập biện pháp thi công theo cái kiểu thi công trên 50 m (giống kiểu dùng cần trục tháp 40t ấy :D) thì liệu CĐT có duyệt không? Mà biện pháp kỹ thuật thi công đã không được duyệt thì lấy cái gì mà lập dự toán. Các bác đọc lại bài viết của bác theanh đi. Thế nào là kinh tế-kỹ thuật và tại sao bộ xây dựng lại có viện kinh tế, trường xây dựng lại có khoa kinh tế xây dựng mà không để trường kinh tế quốc dân đào tạo luôn thể :D

Ý chú là như nào nhỉ?
Tức là anh dự thầu thì CDT duyệt BPTC trước á? :D, hay là như nào?
 

Hoatulipden

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
26/12/07
Bài viết
149
Điểm thành tích
43
Dự toán chia theo chiều cao công trình – đã từng có một sai lầm hệ thống?
Khi đọc 1 dự toán công trình trong vài năm lại đây, đã được thẩm tra bởi những đơn vị uy tín hàng đầu Việt Nam hẳn hoi, chúng ta thấy những đầu việc rất cụ thể:
- Công tác gia công và lắp dựng cốt thép, …..chiều cao <= 4 m
- Công tác gia công và lắp dựng cốt thép, …..chiều cao <= 16 m
- Công tác gia công và lắp dựng cốt thép, …..chiều cao <= 50 m
vv…
Và hàng nghìn kỹ sư lập dự toán, làm thanh toán, các đơn vị thẩm tra, các đơn vị thiết kế, các Chủ đầu tư duyệt thanh toán vẫn nghiễm nhiên hiểu 1 điều: Phải phân tách chiều cao công trình để lập dự toán, để thanh toán
Ví dụ: Công trình cao 21 tầng (70m) thì cứ thế mà phân thành các đoạn chiều cao để tính theo định mức:
-Cao <= 4m
-Cao từ trên 4m đến <= 16m
-Cao từ trên 16m đến <= 50m
-Cao từ trên 50m
Nhưng thực tế theo các Công văn của Viện kinh tế - BXD thì có thể thấy rằng: “Phân tách như thế không đúng???
Câu chuyện này chỉ mới được tranh cãi và “hé lộ” những công văn giải đáp từ cuối năm trước, điển hình là các Công văn số 236/VKT5 ngày 09/04/2007 của Viện kinh tế gửi Công ty Vinaconex9, Công văn số 225/VKT5 ngày 10/04/2008 của Viện kinh tế gửi Công ty Thành Nam. Dễ dàng nhận ra một điều chung trong 2 công văn đó “ Không phân tách chiều cao công trình để áp dụng định mức”

Xin cho hỏi thêm là công trình cao 14 tầng (gần 50m), khi không phân thành các đoạn chiều cao để tính theo định mức, thì có được tính vận chuyển vật liệu lên cao không?

Ví dụ : Công tác xây tường, …..chiều cao <= 50 m đã bao gồm chi phí vận chuyển vật liệu lên cao chưa? Có phải tính riêng không?

Em xin cảm ơn!
 
L

levinhxd

Guest
Xin cho hỏi thêm là công trình cao 14 tầng (gần 50m), khi không phân thành các đoạn chiều cao để tính theo định mức, thì có được tính vận chuyển vật liệu lên cao không?

Ví dụ : Công tác xây tường, …..chiều cao <= 50 m đã bao gồm chi phí vận chuyển vật liệu lên cao chưa? Có phải tính riêng không?

Em xin cảm ơn!

Bạn tham khảo chi tiết vấn đề Vận chuyển VL lên cao hoặc vác bộ ở đây nhé
http://giaxaydung.vn/diendan/do-boc-tien-luong-lap-du-toan-cong-trinh/19363-du-toan-van-chuyen-len-cao-va-v-c-vac-bo.html
 
D

dunga1

Guest

Nhưng thực tế theo các Công văn của Viện kinh tế - BXD thì có thể thấy rằng: “Phân tách như thế không đúng???
Câu chuyện này chỉ mới được tranh cãi và “hé lộ” những công văn giải đáp từ cuối năm trước, điển hình là các Công văn số 236/VKT5 ngày 09/04/2007 của Viện kinh tế gửi Công ty Vinaconex9, Công văn số 225/VKT5 ngày 10/04/2008 của Viện kinh tế gửi Công ty Thành Nam. Dễ dàng nhận ra một điều chung trong 2 công văn đó “ Không phân tách chiều cao công trình để áp dụng định mức”

chieucao.jpg

Trích công văn của Viện kinh tế gửi Công ty Vinaconex9
Khoảng từ đầu năm 2009 trở lại đây, đa phần dự toán thiết kế và thẩm tra đã tính theo "cách tính mới", nhưng những sai lầm của những năm về trước thì ít ai nhắc đến, trừ các Nhà thầu!
Các nhà thầu kêu rằng họ thiệt thòi, vậy trách nhiệm thuộc về ai?
Chủ đầu tư: “Không, chúng tôi đã thuê đơn vị thẩm tra, và hoàn toàn sử dụng theo dự toán thẩm tra để thanh quyết toán” (tất nhiên là có lý)
Vởy thực sự trách nhịêm thuộc về ai?
Một lời bỏ ngỏ để mọi người tranh luận…..


Theo mình được biết thì Vinh là người soạn công văn trên đúng không. Mình xin có một số ý kiến mong các bạn chỉ giúp:
1. Khái niệm định mức: Định mức dự toán chi phí vật liệu là mức hao phí vật liệu cần thiết để hoàn thành 1 đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng kể cả hao hụt vật liệu được phép trong quá trình thi công. Chú ý phần chữ in đậm.
2. Một công trình bao gồm nhiều công tác (cái này mọi người đều biết)
3. Đinh mức quy các mốc độ cao để tính: <=4m, <=16m, ......
Hiểu kỹ 3 vấn đề này thì ta sẽ tìm được câu trả lời ai đúng ai sai. Mình xin đưa ra ví dụ để áp dụng 3 vấn đề nêu trên. Và khẳng định chúng ta vận dụng sai chứ không phải Định mức sai hoặc phức tạp.
VD: Xây một ngôi nhà 10 tầng (36m). Trong đó rất nhiều công tác. Mình chỉ đưa ra 2 công tác là:
+ Công tác 1: Xây phần tường biên quanh nhà (tường này cao 36m: cao tới mái luôn);
+ Công tác 2: Xây tường ngăn phòng ở tầng 1 (vị trí này trên tầng 2, 3,....10 không có tường), toàn bộ tường này cao 3,5m
- Vậy đây là 2 công tác tách rời nhau. Công tác 1 áp dụng Định mức ứng với tường cao <50m (không được tách thành cao <4m, cao <16m và <50m). Công tác 2 áp dụng với định mức ứng với tường cao <4m. Như vậy mới là áp dụng đúng và chính xác định mức nhất.
- Nếu để tất cả <50m (theo chiều cao công trình), thì đương nhiên xây tường cao 4m ở độ cao<=4m đắt bằng xây một cái tường cao 4m ở độ cao <50m (Vô lý). Còn nếu nói định mức tính bình quân, thì xin thưa là định mức chỉ tính bình quân cho 1 công tác, tức là cái tường cao 36m kia đã được tính bình quân khi nó được bắt đầu xây từ cốt +0.00).
- Còn việc có bạn thắc mắc: Phải tính <50m hết vì cái máy vận thăng để đó ngồi chơi. Mình xin giải thích: Cái máy đó đã tính trong chi phí cho xây tường cao <50m rùi. Còn thực tế ý các bạn là sẽ dùng máy đó vào việc xây tường <4m. Thì mình xin thưa, trong việc xây tường <4m có chi phí nhân công hoặc loại máy khác rùi. Nếu bạn dùng máy vận thăng thì chẳng qua là do cách tổ chức sản xuất (ta thường nghĩ là tiện thể, nhưng không phải) thì bạn mất chi phí cho máy vận thăng nhưng đương nhiên bạn lời phần nhân công hoặc máy khác cho công việc xây tường<4m. Còn nếu bạn kêu chi phí cho máy vận thăng cao hơn thì xin thưa bạn về xem lại một số môn học của anh em mình như môn tổ chức điều hành sản xuất.
- Vì vậy mình đề xuất là bạn Vinh xem lại Công văn bạn soạn gửi đơn vị của Vinaconex có sai câu chữ không. Theo công văn 225/VKT5 thì căn cứ vào chiều cao công trình là không chính xác. Đúng ra phải căn cứ vào chiều cao của công tác mà mình cần áp dụng định mức. (Như 2 bức tường mình lấy ví dụ ở trên).
Rất mong nhận được ý kiến từ các bạn!
 
Last edited by a moderator:
L

levinhxd

Guest
- Vì vậy mình đề xuất là bạn Vinh xem lại Công văn bạn soạn gửi đơn vị của Vinaconex có sai câu chữ không. Theo công văn 225/VKT5 thì căn cứ vào chiều cao công trình là không chính xác. Đúng ra phải căn cứ vào chiều cao của công tác mà mình cần áp dụng định mức. (Như 2 bức tường mình lấy ví dụ ở trên).
Rất mong nhận được ý kiến từ các bạn!

Trước hết xin cảm ơn ý kiến của bạn dunga1, mình xin phản hồi như sau:
1. Thứ nhất: mình không làm ở VKT-BXD, cũng chưa bao giờ làm ở Vinaconex :D! Hai công văn trên là do mình sưu tầm được và post lên đây mọi người cùng tham khảo, áp dụng!
2. Thứ hai: Theo mình, Định mức đã chia ra 4 mức chiều cao:
*4m: Ứng với nhà cấp 4, thi công không cần vận chuyển lên cao
*<16m: Ứng với nhà khoảng 4-5 tầng, thi công chỉ cần vận thăng vận chuyển lên cao
*<=50m: Ứng với nhà khoảng 14-15 tầng, thi công dùng cần trục tháp cỡ nhỏ
*>50m: Ứng vời nhà cao trên 15 tầng, thi công dùng cần trục tháp cỡ lớn!
Như vậy có thể hiểu, VKT trả lời: không phân tách chiều cao để tính dự toán là đúng, vì rõ ràng như bạn nói: định mức tính trung bình, và thiết bị thi công lắp vào không phải để thi công toàn bộ các công tác theo chiều cao, nhưng phải tính chi phí cho toàn bộ công trình!
3. Thứ ba: Không ai bảo ĐM được công bố là sai cả, chỉ đang bàn là cách hiểu về ĐM của chúng ta bị sai, và nay đã được Viện KT giải đáp bằng văn bản thì sẽ áp dụng lại cho đúng thôi. Từ trước có đến 95% số người làm dự toán hoặc thẩm tra dự toán hiểu như bạn giải thích ở phía trên (2 ví dụ bức tường), thế nên cả hệ thống cứ nghiễm nhiên hiểu là phải phân tách chiều cao, giờ thì ngược lại, chỉ còn có khoảng 5% vẫn tách chiều cao khi tính dự toán công trình (do họ chưa cập nhật thông tin)!
 
D

dunga1

Guest
Cảm ơn bạn Vinh nhé. Nhưng có vẻ mình và bạn vẫn chưa hiểu nhau. Ý của mình là thế này.
1. Ta đang xét đến các công tác nằm trong một công trình hoặc 1 hạng mục công trình. Chứ không sét các công trình khác nhau.
2. Định mức chỉ tính cho 1 công tác. Các công tác khác nhau thì áp định mức khác nhau. Ở ví dụ trên mình nói là 2 công tác 1 và 2 nằm trong cùng một công trình.
3. Như ví dụ ở trên, cái bức tường cao 36m (công tác 1). Mình thấy đa số anh em tách ra thành <4m, <16m, <50m. Làm như vậy là rõ ràng sai. VKT nói "không phân chia độ cao". Nhưng nó chỉ đúng khi nói là "không phân công tác thành các độ cao khi tính toán". Rõ ràng ở đây định mức đã tính trung bình cho công tác này là <50m.
4. Như ở ví dụ trên, cái bức tường cao <4m (công tác 2). Nếu anh em lại coi nó nằm trong công trình cao <50m nên áp cho nó định mức <50m thì lại là sai. Nó là một công tác riêng biệt. Định mức chỉ tính cho công tác, không tính cho công trình (anh em cần hiểu rõ điều này).
Như vậy có thể nói chúng ta đồng nhất không phân chia độ cao thì không đúng. Mà phân chia độ cao nhưng không hiểu rõ bản chất của định mức thì cũng không đúng. Mong anh em đọc kỹ mình phân tích 2 công tác trên.
Đấy là mình đưa ra ví dụ chỉ có một bức tường cao <4m. Nếu như rất nhiều bức tường như thế (tường ngăn phòng ở tầng 1 là chuyện bình thường) thì giá thành công trình sẽ tăng lên rất nhiều.
Rất mong nhận được ý kiến phản hồi từ các bạn!
 

bridge_85

Thành viên có triển vọng
Tham gia
12/5/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Theo như ý bạn dunga1 nói thì tường ngăn ở công trình ko nằm ở tầng 1 mà nằm ở tầng 5,6... nữa thì sẽ áp dụng định mức cho tường cao <4m hay <50m
 

icor

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
17/4/09
Bài viết
127
Điểm thành tích
18
Nếu bạn Dunga1 nói đúng thì với công trình có tường xây cả ở các loại độ cao >50m; <= 50 m; <= 16m; <= 4m thì phải sẽ có

1 lần lắp đặt vận thăng 0,8T sau đó con này được tháo ra và thay bằng một con vận thăng khác có tải trọng là 3 Tấn rồi con này lại được tháo ra để lắp con cẩu tháp 25 tấn, rồi con này cũng bị tháo ra ra lắp thay bằng một con cẩu tháp 40 T.

Tôi không được học môn tổ chức điều hành sản xuất mà chỉ được học các môn kỹ thuật thi công; tổ chức thi công xây dựng với kiến thức hạn hẹp các môn đó thì tôi thấy việc thay đổi như thế là không hề hợp lý chút nào.

* Có một lưu ý hết sức quan trọng là giá được lập trên cơ sở biện pháp, công nghệ thi công.

* Định mức là giá trị trung bình (trung bình tiên tiến) ai cũng hiểu thế nhưng cách xây dựng giá trị đó thế nào thì không phải tấtc cả mọi người đều biết. Mà đã là trung bình thì tất nhiên sẽ có chỗ thiệt chỗ hơn, như ví dụ bạn dũng nêu ra chẳng hạn nếu khối lượng xây tầng 1 quá lớn và khối lượng các tầng khác là không đáng kể thì sẽ làm cho chi phí tăng một chút. Cái này có thể dựa vào 99 và 12 mà Chủ đầu tư quyết định, vẫn có khả năng mở để giải quyết vấn đề đó chứ không nhất thiết phải cứng nhắc theo định mức nhưng điều này đòi hỏi Chủ đầu tư phải có khả năng tự quyết định.

*Có thể tại vì định mức 1242 trước đây có quy định phân tách khối lượng nên giờ mọi người vẫn hiểu theo cách cũ đó, nhưng từ 24 hay 1776 cách hiểu cũ đó cần được thay đổi.
 
Last edited by a moderator:

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
giải quyết vấn đề phân chiều cao

theo mình để giải quyết vấn đề phân chiều cao công trình thì nên tách các công việc thi công và vận chuyển riêng ra. VD
xây tường ở các tầng thì áp dụng<=4m, cộng thêm vận chuyển vật liệu lên cao (cái này theo chiều cao công trình). Như vậy là phù hợp với biện pháp thi công và định mức
 

Khac xd

Thành viên có triển vọng
Tham gia
20/8/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
Website
www.anquyhung.com
góp ý vấn đề phân chia chiều cao tầng

Tôi xin cảm thông với mọi người về vấn đề phân chia chiều cao tầng để tính chi phí sao cho hợp lý, hiệu quả và nhất là được các cấp có thẩm quyền chấp nhận.
Tôi không được học về xây dựng (bất kỳ một cái gì liên quan đến xây dựng). Nhưng do trong quá trình làm việc, tôi được tiếp xúc nhiều với xây dựng nên giờ cũng được ít kinh nghiệm muốn chia sẻ cùng các vị.
Tôi cũng đã đọc khá nhiều loại dự toán từ cao tầng lẫn thấp tầng, từ dân dụng tới công nghiệp, từ xây dựng, giao thông lẫn thủy lợi.
Tôi có ý kiến như thế này:
- Nếu áp dụng định mức theo kiểu tính trung bình thì chắc chắn sẽ có thiệt hơn cho cả chủ đầu tư lẫn nhà thầu; do vậy đề nghị những ai có quyền lập và sửa định mức xem xét: tôi lấy ví dụ: với 1 công trình cao 17m tức là >16m và 1 công trình cao 49m tức là <50m đều áp dụng chung 1 dịnh mức là cao <50m. Vậy thử hỏi nếu diện tích tầng bằng nhau, thì chắc chắn đơn giá/m2 khi tính toán sẽ khác nhau. chắc chắn công trình cao 17m giá sẽ cao hơn rất nhiều công trình có chiều cao 49m.

:)
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Muốn hiểu thêm

Tôi xin cảm thông với mọi người về vấn đề phân chia chiều cao tầng để tính chi phí sao cho hợp lý, hiệu quả và nhất là được các cấp có thẩm quyền chấp nhận.
Tôi không được học về xây dựng (bất kỳ một cái gì liên quan đến xây dựng). Nhưng do trong quá trình làm việc, tôi được tiếp xúc nhiều với xây dựng nên giờ cũng được ít kinh nghiệm muốn chia sẻ cùng các vị.
Tôi cũng đã đọc khá nhiều loại dự toán từ cao tầng lẫn thấp tầng, từ dân dụng tới công nghiệp, từ xây dựng, giao thông lẫn thủy lợi.
Tôi có ý kiến như thế này:
- Nếu áp dụng định mức theo kiểu tính trung bình thì chắc chắn sẽ có thiệt hơn cho cả chủ đầu tư lẫn nhà thầu; do vậy đề nghị những ai có quyền lập và sửa định mức xem xét: tôi lấy ví dụ: với 1 công trình cao 17m tức là >16m và 1 công trình cao 49m tức là <50m đều áp dụng chung 1 dịnh mức là cao <50m. Vậy thử hỏi nếu diện tích tầng bằng nhau, thì chắc chắn đơn giá/m2 khi tính toán sẽ khác nhau. chắc chắn công trình cao 17m giá sẽ cao hơn rất nhiều công trình có chiều cao 49m.

:)

Tôi muốn hiểu thêm về vấn đề này:
1. Tình huống giả định của bạn nêu là cùng diện tích là cùng tổng diện tích sàn hay diện tích xây dựng?
2. Tôi thiển nghĩ: Cùng định mức thì sẽ cùng đơn giá/m2. Điều tôi chưa hiểu là:
+ "áp dụng chung 1 định mức (< 50m) thì chắc chắn đơn giá/m2 khi tính toán sẽ khác nhau"?
+ "chắc chắn công trình cao 17m giá sẽ cao hơn rất nhiều công trình có chiều cao 49m"?
Bạn có thể giải thích rõ thêm không?
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top