Sếp làm gì để 1 doanh nghiệp 1 cá nhân "phát triển"

  • Khởi xướng Cristiano ronaldo
  • Ngày gửi
C

Cristiano ronaldo

Guest
Xin chào tất cả thành viên tại diễn đàn giaxaydung.vn!
Tôi viết bài này với mong muốn chia sẽ cùng tất cả các bạn. Tôi là 1 nhân viên làm việc khá lâu trong nhiều ngành nghề khác nhau. Tôi viết bài này với tư cách là người ngoài cuộc nhìn vào vấn đề đang bất cập trong doanh nghiệp (có thể là doanh nghiệp của bạn chăng-rất có thể đó bạn ạ)
"SẾP" - danh từ này những người có chức danh họ rất muốn nhân viên gọi họ như vậy, Tại sao ư? Họ rất muốn được nhân viên và người khác ngưỡng mộ, ngược lại các nước phương tây lại dùng đúng như chức danh mà họ đang đảm nhiệm để gọi nhau. Bạn có để ý không khi trên phim tôi bắt gặp như: Lái xe..., Trưởng phòng..., Nhân viên..., Giám đốc... hay Tổng giám đốc... tại sao họ lại phát triển như vậy?
Bạn đang là người đứng đầu 1 doanh nghiệp, đơn vị hay tổ chức nào đấy. Bạn đã thực sự hiểu mình chưa khi nằm ở cương vị như thế (ở đây tôi cố dùng từ "hiểu mình"). Bạn muốn nguốn thu của doanh nghiệp mình ngày càng tăng, và tăng càng cao thì đồng nghĩa bạn sẽ càng giàu, bạn giàu thì nhân viên bạn sẽ giàu theo (chưa chắc đâu bạn ạ), vì cái tôi của cá nhân bạn hay đúng hơn là lòng tham với đồng tiền bạn quên đi NV mình, bạn vẫn trả lương cho họ và thưởng cho họ đều đặn như mọi ngày, bạn có bao giờ nghĩ mình có thể bỏ 70% hay 50% số lợi nhuận bạn thu được để trả lương và thưởng cho nhân viên của mình không. Là 1 người đứng đầu 1 doanh nghiệp bạn nên có 1 cái nhìn tổng quát hơn về thị trường và xã hội, trong các cuộc họp bạn đề cập đến nhiều vấn đề xấu của xã hội (khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp khó khăn, sa thải lao dộng...), tại sao bạn không đề cập đến vấn đề sáng sủa hơn của xa hội (doanh nghiệp này phát triển và tăng lương cho nhân viên và vân vân) bạn làm cho nhân viên dè dặt mình và chắc chắn sẽ có những lời xì xầm không tốt về bạn ở sau lưng bạn
Bạn là một người lèo lái con thuyền của doanh nghiệp mình nhưng bạn có nghĩ đến những thủy thủ trên thuyền không. họ làm việc miệt mài và nhiều lúc tham công tiếc việc. con thuyền của bạn ngày càng đi xa và tất nhiên khối lượng công việc của các thủy thủ sẽ tăng lên và có thể có các việc khác mà thuyền trưởng giao phó cho thủy thủ của mình, một ngày nào đó sẽ có những vết nứt trên khoan thuyền của bạn, bạn sẽ là ngườu vá nó ư hay những người thân tín (NV bạn ưu ái trả lương cao) sẽ tìm những mãnh gỗ vá khoan thuyền ấy. Không, những thủy thủ bình thường sẽ làm việc đó đấy bạn ạ.
Tôi xin kể ra những bất cập mà một người "Sếp" có thể phạm rất nhiều:
Bạn là "Sếp" bạn đã hiểu nhân viên của mình, hoàn cảnh, gia đình hay cuộc sống, bạn giúp đỡ họ như thế nào và bằng cách nào
Bạn đã trả lương xứng đáng với họ, bạn giao thêm việc cho họ và lương vẫn như vậy
Những chính sách nhân viên mong muốn bạn chưa thực thi
Những nhân tài đến với bạn rồi họ cũng sẽ đi và rời khỏi bạn
và còn vô số những vấn đề mà bạn vấp phải khi chưa hiểu về nhân viên của mình
đến đây tôi chợt nhận ra 1 câu hát trong bài hát trong ca khúc để gió cuốn đi của Cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: "sống trong đời sống cần có 1 tấm lòng..."
 

bigpigboy

Thành viên mới
Tham gia
18/9/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Chào bạn Cristiano ronaldo. Tôi cũng là một "sếp nho nhỏ", xin có vài ý kiến trao đổi với bạn. Cái gì cũng thế "tiên trách kỷ hậu trách nhân", muốn trách cứ hoặc phê phán một ai đó hãy sờ lại lưng mình đã.
Bạn toàn đặt câu hỏi về sếp, vậy bạn đã thử đặt lại câu hỏi cho chính nhân viên chưa?
- Mình có đóng góp gì được cho doanh nghiệp? Câu trả lời hầu hết là rất ít. Vì nếu nhiều, các doanh nghiệp không đến nỗi tệ hại như hiện nay.
- Những giá trị mình đem lại liệu có cân bằng với những gì mình tiêu hao đi của doanh nghiệp không? Câu trả lời hầu hết là lỗ, nếu mỗi nhân viên hoặc hầu hết nhân viên đều làm việc và sinh ra lợi nhuận hoặc lợi ích cho công ty thì không có những công ty lẹt đẹt, thua lỗ, phá sản như của Việt Nam hiện nay.
- Mình có sử dụng Yahoo Messenger, Facebook, Gtalk, Skype trong giờ làm việc vào việc riêng, chat chit với bạn bè, người thân... giết thời gian không? Câu trả lời hầu hết là có, cứ kiểm tra list YH của mọi người là biết, nếu xem Facebook giờ có tính năng timeline - hầu hết các comment đều trong giờ làm việc. Nếu là đêm khuya thì có thể bạn đã ko dành đủ thời gian để tái sản xuất sức lao động cho công việc hôm sau.
- Mình có chơi game oline, có shopping online, có xem các thông tin "xấu" hoặc không liên quan đến công việc trong giờ làm việc không? Câu trả lời là có. Cứ xem history trình duyệt là biết.
- Mình có tận tụy với công việc thực chất không? Câu trả lời hầu hết là không. Tôi đã thử: Tôi ngồi đó làm việc lúc gần giờ về, nhân viên như là rất chăm chỉ, nếu tôi cứ ngồi, nhân viên còn ngồi, nhưng tôi đứng lên đi WC, quay lại vắng tanh (giờ làm việc vẫn chưa hết).
- Mình có lỡ kế hoạch công việc không? Câu trả lời hầu hết là có. Bởi vì online, chat, face nhiều đâu còn nhiều thời gian.
- Công việc mình làm chất lượng có tốt không? Câu trả lời hầu hết là thường thường thôi chưa nói là xấu và kém. YH, face tán phét nhiều còn đâu tập trung mà làm.
- Mình có cá nhân quá không? Mình đã cân bằng giữa lợi ích các nhân và lợi ích doanh nghiệp chưa? Câu trả lời là quá cá nhân, doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân chỉ là chỗ lưu chân tạm thôi, chỗ nào ngon hơn là bay, không cần biết mình đã lấy đi những gì có xứng đáng với gì mình đã tạo ra không?
- Bạn nói "chắc chắn sẽ có những lời xì xầm không tốt về bạn ở sau lưng bạn", bạn chê sếp không hiểu nhân viên. Đây là một đức tính rất xấu của người Việt Nam cần bỏ. Khi được hỏi thì không nói, hoặc nói không có gì, nhưng sau lưng đâm bị thóc, chọc bị gạo.
- Bạn nói sếp không hiểu nhân viên, vậy bạn đã bao giờ thử cố hiểu công việc của sếp, nỗ lực gánh vác và chia sẻ công việc với sếp không? Câu trả lời: Tùy bạn xét nhé.

Bạn nói trả lương xứng đáng cho nhân viên. Điều này rất đúng, như thế mới có động lực làm việc và phát triển. Nhưng như nào là xứng đáng (?)
1. Đối với các nhân viên "bé thì ăn hại, lớn thì bay đi". Mới đi làm, thì yêu cầu mức lương thế này, thế kia, nhưng làm vài tháng liền vẫn chưa làm được việc, doanh nghiệp phải đào tạo, khi đó "phá" bao nhiêu sản phẩm. Nhưng vừa mới "hơi biên biết" việc, chưa làm gì đã nhăm nhe đi tuyển dụng chỗ khác "cầm theo" luôn mấy tháng lương học việc và kinh phí đào tạo? doanh nghiệp lấy gì bù đắp lại?
2. Các nhân viên có kinh nghiệm một tý thì ôi đủ kiểu... (từ từ bài phân tích sau).
Tất nhiên, vẫn có người tốt, làm được việc, nhưng số đó không nhiều bằng số người "ăn hại". Tôi khẳng định chắc chắn điều này, nếu không các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị không đến nỗi tệ như hiện nay.

Tôi thấy rằng, các nhân viên trước tiên trách sếp, hãy tự xem lại mình trước vì tôi đánh giá những người nào đã phấn đấu đứng lên làm chủ, đứng ra mở doanh nghiệp... họ đều có tốt chất hoặc ý chí hoặc ít ra là suy nghĩ hoặc là ý tưởng hơn người rồi. Nếu cứ giữ quan điểm như trên, bạn chỉ mãi mãi là những nhân viên tầm thường thôi.
 

Đàm_Hồng Anh

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
19/7/11
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Nói về câu chuyện Sếp và Nhân viên là vô cùng. Quan trọng là hãy chứng minh năng lực và cái tâm với nghề, với công ty của mình đi đã. Xin chia sẻ với các bạn câu truyện ngụ ngôn dưới đây để các bạn tham khảo. Hy vọng cả những người làm Sếp và cả những người hiện đang là Nhân viên sẽ có được sự gợi ý hữu ích cho công việc và mục đích của mình. Chúc các bạn thành công.

Câu chuyện đàn thỏ và củ cà rốt

Phần thưởng có phải là cách khuyến khích sự tích cực của nhân viên?

Sườn núi phía nam có một bầy thỏ. Dưới sự quản lý của vua thỏ mắt xanh, bầy thỏ có một cuộc sống đầy đủ, vui vẻ. Nhưng thời gian gần đây số lương thực bầy thỏ kiếm về ngày một ít. Vì sao nhỉ? Vua thỏ nhận ra là một số thỏ trở nên lười biếng.

Vua thỏ nhận ra, số thỏ lười biếng ảnh hưởng xấu tới những con khác. Số thỏ chăm cho rằng làm nhiều làm ít cũng như nhau, vậy nỗ lực để làm gì? Từng con, từng con cũng lười theo. Thế là vua thỏ quyết tâm thay đổi, tuyên bố thỏ nào biểu hiện tích cực sẽ được thưởng cà rốt.

Việc một chú thỏ xám được vua ban thưởng củ cà rốt đầu tiên làm dậy sóng trong bầy thỏ. Vua thỏ không ngờ tác động của việc khen thưởng lại mạnh như vậy, nhưng là tác động xấu.

Mấy lão thỏ tìm vua kể lể tội lỗi của chú thỏ xám, chất vấn vì sao vua ban thưởng?

Vua thỏ nói:

- Ta nhận thấy thỏ xám làm việc không tồi. Nếu các anh cũng có biểu hiện tích cực như thỏ xám thì tự nhiên sẽ được khen thưởng.

Thế là bầy thỏ phát hiện ra bí quyết để được khen thưởng. Cả bọn cho rằng: chỉ cần giỏi “thể hiện” trước vua thỏ là được nhận cà rốt thưởng. Một số bác thỏ chân chất không giỏi “trình diễn” sinh buồn rầu. Dần đà, phong cách làm việc đóng kịch nổi lên trong bầy. Nhiều thỏ chỉ quan tâm làm sao cho vua thỏ vừa lòng nên thậm chí không ngại gian dối. Truyền thống lao động chăm chỉ thật thà của bầy thỏ bị huỷ hoại nghiêm trọng.

Để loại bỏ thói làm ăn gian dối, nhờ sự giúp đỡ của nhóm thỏ già, vua thỏ ban bố quy định khen thưởng. Theo đó, thực phẩm bọn thỏ đem về đều phải qua nghiệm thu, sau đó căn cứ vào số lượng mà khen thưởng. Một thời gian, bầy thỏ làm việc hiệu quả hẳn lên, kho chứa đầy thực phẩm dự trữ

Chỉ cần vua thỏ không để ý, năng suất lao động của bầy thỏ sau một thời gian đạt tới cực đỉnh lại xuống dốc thê thảm. Vua thỏ thấy kỳ quái bèn điều tra kỹ lưỡng, nguyên do nguồn thức ăn ở gần đã bị bầy thỏ khai thác hết nhưng không có ai chủ động đi tìm nguồn thức ăn mới. Một chú thỏ trắng tai dài chỉ trích vua thỏ chỉ biết đến số lượng, dung dưỡng thói ăn xổi ở thì, làm hại đến sự phát triển lâu dài của đàn thỏ.

Vua thỏ thấy thỏ tai dài có lý nên lao tâm khổ tứ suy nghĩ. Một hôm, có chú thỏ xám không hoàn thành nhiệm vụ, bạn chú là Đô Đô liền bớt phần mình giúp thỏ xám.

Vua thỏ nghe chuyện, khen ngợi không ngớt tinh thần giúp bạn của Đô Đô. Hai hôm sau, tình cờ gặp Đô Đô ở cửa kho, vua thỏ cao hứng thưởng gấp đôi cho Đô Đô. Lệ mới mở ra, phong trào “đóng kịch” lại nổi lên, bầy thỏ lại học cách làm vừa lòng vua thỏ. Những chú thỏ không biết cách làm hài lòng thì tìm đến vua thỏ kêu khóc làm vua thỏ đứng ngồi không yên.

Có con nói:

- Sao tôi làm việc chăm chỉ mà phần thưởng lại thua Đô Đô?

Có con nói:

- Lần đó tôi làm việc rất tích cực, hoá ra thu nhập lại ít hơn trước, thật không công bằng!

Một thời gian sau, tình hình càng gay cấn, nếu không thưởng hậu thì không ai còn muốn làm việc. Thế nhưng không ai làm việc thì lấy đâu cái ăn? Vua thỏ không chịu nổi, phải ban bố thỏ nào tình nguyện cống hiến cho cả bầy sẽ được thưởng một giỏ cà rốt đầy. Bố cáo vừa ban đã có thỏ xin làm tình nguyện. Vua thỏ nghĩ, thưởng hậu tất sẽ có thỏ giỏi. Nào ngờ số thỏ này vẫn không hoàn thành nhiệm vụ. Vua thỏ giận dữ tới trách móc chúng. Bọn thỏ đều trả lời như nhau:

- Vua thỏ, xin đừng trách chúng tôi. Một khi trong tay đã có cà rốt, ai còn muốn đi làm nữa!


Lời bình

Quản lý sự thay đổi là một trong những kỹ năng quản lý khó nhất, học thuyết củ cà rốt xem ra đã không còn hiệu quả lớn như mong đợi, một nhà quản trị thành công phải biết cách hướng cho nhân viên của mình có những thay đổi tích cực trong công việc, vậy phải làm những gì phải chăng là nếu không đánh vào kinh tế, vào những lợi ích vật chất thì chúng ta mong đợi sự giác ngộ của nhân viên?
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top