Sinh viên khoa Kinh tế xây dựng - ĐH Xây dựng sau khi ra trường làm được gì?

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Chào mừng kỷ niệm 55 Đào tạo, 45 năm thành lập trường ĐHXD. TA lập chủ đề này ghi lại các công việc mà các thế hệ đi trước đã hoặc có thể làm làm định hướng cho các anh/em thế hệ đi sau (để các em yên tâm học tập, phấn đấu). Nhờ mọi bổ sung, chỉnh sửa thêm nhé.

Sinh viên Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng (tiền thân là Khoa Kinh tế xây dựng) khi ra trường có thể làm được những công việc sau:

1. Giảng viên, giáo viên:
- Các bạn khá giỏi, có năng lực có thể được nhận lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa KTXD - trường ĐHXD. Ở đây bạn có các đích ngắm để phấn đấu vươn tới và vượt qua (về chức vụ, uy tín khoa học và sự thành đạt) là:
+ Cố GS TSKH Nguyễn Văn Chọn, xuất thân từ khoa KTXD, nguyên trưởng khoa KTXD, nguyên hiệu trưởng trường ĐHXD.
+ Ts Nguyễn Xuân Anh (KTXD xịn), đương kim trưởng phòng đào tạo ĐHXD, lãnh đạo trong công ty Tư vấn ĐHXD.

- Có nhiều bạn làm giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề khác:
Ví dụ:
- Đỗ Xuân Hòa lớp 42Kt1 là giảng viên ĐH Kiến trúc tp HCM
- Nguyễn Hữu Tú 44kt1 là Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và kế toán trường CĐ Xây dựng Nam Định
- Đào Thanh Tùng (hiện là Phó tổng Sông Hồng - PVSH) 43Kt1 từng là trưởng khoa KTXD Đại học Đại Nam.
- Lê Nho Huân, 43Kt1 từng là giảng viên CĐ Xây dựng số 2, Thủ Đức.
...
Các bạn có thể làm giảng viên kết hợp với việc làm thêm với các nghề ở bên dưới. Nghề này từ muôn đời nay trong văn hóa Việt được trân trọng.

Theo TA để chuẩn bị cho nghề nghiệp giáo viên:
- Khi học ở trên lớp, các bạn hãy tập tích lũy luôn. Ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ chính là học nội dung môn học, bài vở. Bạn hãy học (và phê phán có tiếp thu luôn) phong cách giảng dạy của thầy. Xem thầy thế hiện thế nào, tác phong ra sao, cách trình bày của thầy. Cái gì hay thì ghi nhớ, cái gì dở thì bỏ qua (hoặc nhớ rút kinh nghiệm).
- Nếu bạn mang Laptop đi, có thể hãy gõ lại các đề mục, nội dung bài giảng của thầy. Vừa phục vụ ghi nội dung bài vở và biết đâu đấy sau này làm giảng viên môn này, bạn phải soạn giáo án. Khi đó bạn mới thấy ích lợi "thừa kế lao động" quá khứ.
- Khi học môn nào, bạn cũng nên sưu tầm tất cả các tài liệu, tư liệu về môn đó vào một thư mục phục vụ cho tư liệu giảng dạy sau này.
- Thành thạo Word, PowerPoint, Excel để trình bày giáo án, slide bài giảng, bài tập. Nếu bạn biết thêm về AutoCad, Photoshop, Corel... thì việc trình bài, soạn thảo bài giảng sẽ tiện hơn. Nói chung biết càng nhiều càng tốt, kẻo thời đại CNTT học sinh hỏi ở dưới, trên bục giảng thầy lại ớ ra thì chết.
- Luôn tận dụng cơ hội tập phát biểu trước lớp, theo học khóa ngắn hạn về MC, phát biểu, diễn thuyết trước đám đông. Thậm chí bạn có thể sưu tầm một vấn đề gì đó từ website www.giaxaydung.vn sau đó nêu vấn đề cho các bạn thảo luận (chỉ cần 1 nhóm cũng được), bạn đứng dẫn dắt cuộc đó, giải thích, kết luận...
- Tích lũy kiến thức, hiểu biết xã hội, hiểu biết về ngành nghề. Các câu chuyện hài hước, dí dỏm... Các diễn đạt vui vẻ và cuốn hút sẽ làm cho các tiết học của bạn vui vẻ, được sinh viên mong chờ... Được sinh viên yêu quý, trân trọng bạn sẽ thấy thật tuyệt.

Bài viết còn đang hoàn thiện tiếp...
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
2. Lãnh đạo cấp cao
Có nhiều cựu sinh viên Khoa KTXD đang đảm nhiệm tốt các chức vụ cao cấp tại các Bộ, Ngành, Sở, Cục, Vụ, Viện:
- Đương kim Thứ trưởng Bộ Xây dựng, phụ trách lĩnh vực Kinh tế xây dựng: Trần Văn Sơn (nguyên Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng).
- Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng: Ts Trần Hồng Mai (cựu học viên Cao học, cựu NCS Tiến sĩ tại khoa KTXD)
- Phó Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng: Ks Nguyễn Anh Tuấn, Ths Lê Văn Cư
- Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà: Ts Nguyễn Trọng Ninh
- Giám đốc Sở Xây dựng Đồng Nai: Tạ Huy Hoàng
- Giám đốc Sở Xây dựng Phú Yên: Nguyễn Thái Bình
...
Có thể nói bộ não của họ trực tiếp ảnh hưởng đến ngành xây dựng và gián tiếp tác động đến sức khỏe của nền kinh tế đất nước. Bởi GDP trong nhiều năm gần đây có tỷ trọng không nhỏ từ ngành xây dựng. Trong lĩnh vực xây dựng, chi phí - kinh tế - tài chính là vấn đề mang tính quyết định. Bởi không đủ chi phí thì Chủ đầu tư - Tư vấn - Nhà thầu đều "tịt ngòi" hết. Dù kiến trúc, kết cấu, giải pháp kỹ thuật có hay, có đẹp... đến mấy mà Kinh tế không thỏa mãn thì tất cả đều nghỉ hết.
Các văn bản hướng dẫn về lập và quản lý chi phí, quản lý kinh tế, quản lý xây dựng do những người nói trên có ý nghĩa dẫn dắt, chỉ đạo, định hướng cả xã hội (ngành) đi theo.

Để chuẩn bị cho việc đảm đương các chức vụ tương tự như này trong tương lai (cái này ai cũng quan tâm nhỉ
big grin.gif
), theo TA các bạn nên như sau:
-
-
...
 

JAYCHOU

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
8/4/11
Bài viết
136
Điểm thành tích
28
Tuổi
40
Mình cũng học KTXD ra và hiện tại mình đang làm công việc QLDA, cụ thể công việc của một kỹ sư Kinh tế xây dựng là:
- Kiểm soát giá xây dựng : kiểm soát giá trị của công trình xây dựng trong suốt quá trình thi công, không để giá trị XD của công trình vượt qua khỏi giới hạn cho phép, điều này đảm bảo lợi ích cốt lõi của CĐT và cũng đảm bảo đủ kinh phí để quá trình thi công không bị gián đoạn, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh tế và xã hội của dự án.
- Kiểm soát Hợp đồng : bao gồm việc lập các loại HĐ, để làm tốt công việc này bạn cần am hiểu về pháp luật liên quan đến HĐ, tính chất của công việc,....
- Tham gia quá trình Lập Hồ sơ thầu, đánh giá và chấm thầu.
- Tham gia quá trình hoàn công, thanh toán, tạm ứng, quyết toán,...
- Kiểm soát về mặt khối lượng : đảm bảo không để khối lượng vượt qua khỏi giới hạn cho phép, đảm bảo lợi ích của chủ đầu tư và của nhà thầu xây dựng
.............
Như vậy có thể nói KS KTXD với cả năng lực về Kinh tế và cả năng lực về Kỹ thuật rất phù hợp cho công tác QLDA nói riêng và QLXD nói chung, những ks KTXD còn có thể hoạt động cả trong lĩnh vực trực tiếp thi công và giám sát chất lượng ( gọi chung là QC),...
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
3. Lãnh đạo cấp trung, nhân viên, cán bộ tại các Bộ, Ngành, Sở, Cục, Vụ, Viện:
Sinh viên Khoa KTXD tốt nghiệp ra trường đảm nhiệm tốt các công việc về dự án đầu tư, nghiên cứu quản lý nhà nước về xây dựng, nghiên cứu khoa học. Các đơn vị có thể làm:
- Viện Kinh tế xây dựng, Vụ Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng.
- Cục Quản lý Nhà, Thanh tra Bộ Xây dựng...
- Các sở có Xây dựng (Sở Xây dựng, Sở NN&PTNT, Sở Công thương, Sở GTVT...), Sở Kế hoạch đầu tư...

Các anh/chị/em tốt nghiệp khoa KTXD - ĐHXD hiện đang công tác tại Viện Kinh tế xây dựng đáp ứng rất tốt yêu cầu công việc. Có thể nói, bằng KTXD được ưa chuộng nhất tại Viện Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng. Các đồng nghiệp KTXD mà làm thanh tra về cơ chế chính sách, định mức đơn giá, thanh quyết toán... thì chuẩn không cần chỉnh.
VD:
- Ths Nguyễn Tấn Vinh, KTXD K37, hiện là trưởng Phòng Giá Xây Dựng.
- Ths Phạm Huy Cường, KTXD K39, phó trưởng Phòng Giá Xây Dựng, phó Ban quản lý dự án xây dựng tòa nhà làm việc Viện Kinh tế xây dựng tại 20, Thể Giao.
...
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
3. Lãnh đạo các Tổng Công ty, Công ty, doanh nghiệp tư vấn, thi công xây dựng:


4. Công ty tư vấn thiết kế, tư vấn đầu tư xây dựng công trình
4.1 Công ty trong nước

4.2 Công ty nước ngoài

5. Sản xuất, kinh doanh phần mềm
Trong các phần mềm Dự toán góp mặt trên thị trường xây dựng Việt Nam hiện nay, sinh viên khoa KTXD - ĐHXD góp mặt 3 phần mềm. Trong đó có Dự toán GXD, tác giả Nguyễn Thế Anh, admin www.giaxaydung.vn, sinh viên KTXD khóa 43, học viên cao học KTXD02-09.
Hiện tại tác giả Nguyễn Thế Anh đang là Phó giám đốc Trung tâm thông tin, Viện Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng.
Và hầu hết các phần mềm dự toán, tính toán và quản lý kinh tế khác đều có nhiều ý kiến đóng góp, tư vấn hoàn thiện trực tiếp hay dán tiếp của SV KTXD.

6. Cán bộ hiện trường (thi công, giám sát)

7. Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng

8. Ngân hàng, kho bạc, tài chính

9. Kinh doanh, môi giới, định giá Bất Động sản

10. Các ngành nghề khác
Sinh viên Kinh tế xây dựng có thể làm nhiều ngành nghề khác nhau, có những nghề tưởng như chẳng liên quan gì đến xây dựng.
VD: Nguyễn Minh Dũng, 43Kt1 hiện là Biên tập cực hot viên kênh truyền hình InfoTV. Khi còn học ở Khoa KTXD, ngoài việc hoàn thành bài vở thông thường, anh này chỉ tập trung học tiếng Anh. Nên khi ra trường có vốn tiếng Anh kha khá đáp ứng được yêu cầu công việc làm truyền hình theo môi trường hiện đại, dùng nhiều tiếng Anh.Chủ đề còn đang hoàn thiện tiếp...
 

hung24781

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
3/3/08
Bài viết
11
Điểm thành tích
1
ĐÚng là có rất nhiều việc để làm, nhưng việc ổn định thì khó xin quá. Bọn em đi làm thanh toán, lập dự toán cho nhà thầu chẳng được coi trọng gì anh ạ. Chán quá, vì làm cho nhà thầu, không làm hết sở học, hì hì
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top