[Standard] Tiêu chuẩn Dự toán Qtế AACE

  • Khởi xướng PVN
  • Ngày gửi
P

PVN

Guest
Trước đây PVN đọc tài liệu nước ngoài cũng khá nhiều, nhưng thấy sách vở về quản lý dự án, hợp đồng hợp cháo, tài chính dự án ... thì nhiều; chứ nói đến kiến thức dự toán quốc tế là mù tịt. Đến khi làm dự án khoai tây đầu tư FDI, nghe đến chữ AACE là lắc đầu lè lưỡi.

Sau này tìm hiểu thêm thì được biết thế giới có mấy hệ thống tiêu chuẩn dự toán thường dùng (ai biết thì bổ sung giúp chút vốn kiến thức ít ỏi của mình nhé):
- ANSI (American National Standards Institute)
Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ, chỉ gồm những tiêu chuẩn chung
- ASPE (American Society of Professional Estimators)
Hội Dự toán Chuyên nghiệp Hoa Kỳ
- ACostE (Association of Cost Engineers)
Hiệp hội Kỹ sư Dự toán Anh Quốc
- AACE (Association for the Advancement of Cost Engineering)
Hiệp hội Vì sự tiến bộ của ngành Dự toán (Hiệp hội quốc tế), nghe như Vì sự tiến bộ của Phụ nữ nhỉ :D

Ngoài ra có tiêu chuẩn một số nước khác nữa nhưng hình như chỉ có AACE là có quy mô quốc tế, và được viện dẫn khá rộng rãi.

Mình chưa được đọc qua tất cả các tiêu chuẩn trên, nhưng nghe loáng thoáng là nó cũng có nhiều điểm giống nhau. Người nào làm qua các dự án quốc tế có chủ đầu tư là nước ngoài, hay làm thầu phụ cho tư vấn nước ngoài thì cũng nên đọc qua mấy món này. Tất nhiên để áp dụng tiêu chuẩn qtế kg chỉ muốn là được mà là một quá trình tích lũy và thay đổi tư duy.

Nhưng biết đâu Giaxaydung.vn là người tiên phong đưa tiêu chuẩn qtế vào VN, một công việc mà mình tin là Bộ XD và Viện KTXD đã nghĩ đến.

Gửi các bạn link bộ chuẩn mực AACE (tiếng Anh) đọc cho vui, nếu có thời gian tâm huyết thì chung tay dịch ra cho người khác cùng đọc.
- AACE Recommended Practices (Chuẩn mực khuyến nghị của AACE) http://www.aacei.org/technical/rp.shtml.
- Các bác có thể đọc thêm TCM Framework (Khung quản lý chi phí tổng thể) http://www.aacei.org/tcm/
- Nếu các bác muốn dấn thân hơn nữa thì mua bộ Professional Practice Guides (Chỉ dẫn thực hành chuyên nghiệp) của AACE giá có 1000$ thôi hà :p [Bộ CD này chắc Viện Kinh tế XD có mà, copy chùa thì tốt :D ]

Mấy hôm tới rảnh mình sẽ dịch thô phần mục lục Recommended Practices gửi các bạn đọc cho vui.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Các tương tác: huyxp
P

PVN

Guest
Mình sẽ lần lượt giới thiệu từng Recommended Practice.

* 10S-90: Cost Engineering Terminology (Rev. May 20, 2009)
Thuật ngữ về quản lý chi phí


Trong cái RP 10S-90 này AACE định nghĩa “Cost Engineer” như sau:

COST ENGINEER – An engineer whose judgment and experience are utilized in the application of scientific principles and techniques to problems of estimation; cost control; business planning and management science; profitability analysis; project management; and planning and scheduling.

Tạm dịch: KỸ SƯ QUẢN LÝ CHI PHÍ – Là kỹ sư sử dụng kinh nghiệm và đánh giá của mình trong việc áp dụng các kỹ thuật và nguyên lý khoa học để giải quyết các vấn đề về dự toán, kiểm soát chi phí, lập kế hoạch kinh doanh và khoa học quản trị, phân tích lợi nhuận, quản lý dự án, lập kế hoạch và tiến độ.

Như vậy AACE định nghĩa theo nghĩa rộng, hình như ở VN dịch là KỸ SƯ ĐỊNH GIÁ, nhưng nếu dùng theo nghĩa của AACE thì nên dịch là KỸ SƯ QUẢN LÝ CHI PHÍ (mời các bác tranh luận thêm)

Các bác cũng thấy với cái định nghĩa rộng như trên thì tất nhiên là cần rất nhiều kỹ năng và kiến thức, để từ đó không chỉ làm “thợ” mà quan trọng là “judgement” (nôm na là cần có nền tảng kỹ năng và kiến thức để vận dụng, và biết “phán”, mà phán đó phải đúng, giải quyết được vấn đề, chứ không phải kiểu "mồm cá chép, mép thiết kế"). Nên RP tiếp theo là 11R-88: Required Skills and Knowledge of Cost Engineering (Rev. January 2006) [Yêu cầu Kỹ năng và kiến thức đối với quản lý chi phí]. (to be continued ....)


(Nói cho oách thế chứ bản thân mình kg phải là một Cost engineer thực thụ :D )
 
Last edited by a moderator:
P

PVN

Guest
* 11R-88: Required Skills and Knowledge of Cost Engineering (Rev. January 2006)
Yêu cầu Kỹ năng và kiến thức đối với quản lý chi phí


AACE phân ra Kỹ năng Kiến thức bổ trợ (supporting) và Kỹ năng kiến thức nghiệp vụ (functional). Mình xin dịch lướt khái quát:

I. SUPPORTING SKILLS AND KNOWLEDGE (KỸ NĂNG KIẾN THỨC BỔ TRỢ)

1. Elements of Cost (Các yếu tố chi phí)

a. Costs (Nắm vững các khái niệm chi phí)

b. Cost Dimensions (Các khía cạnh của chi phí, như vòng đời sản phẩm, vòng đời dự án, phân biệt sản phẩm và quá trình, phân chia trách nhiệm về chi phí, định giá trên phương diện chi phí bằng tiền hay chi phí cơ hội, nắm vững khái niệm về đường tác động chi phí, tính pháp lý)

c. Cost Classifications (Phân biệt chi phí, như trực tiếp-gián tiếp, sản xuất-đầu tư, cố định-biến đổi)

d. Cost Types (các loại chi phí, như vật liệu, máy, nhân công, thầu phụ, chi phí tài chính, rủi ro và dự phòng)

e. Pricing (phân biệt giữa chi phí và bỏ giá, chiến lược bỏ giá theo chiến lược kinh doanh và áp lực thị trường)

2. Elements of Analysis (Các yếu tố phân tích)

a. Statistics and Probability (Xác suất thống kê)

b. Economic and Financial Analysis (Phân tích kinh tế tài chính)

c. Optimization (Tối ưu hóa bằng mô hình, trình tuyến tính, mô phỏng tình huống, phân tích độ nhạy)

d. Physical Measurements (đo đạc vật lý)

3. Enabling Knowledge (Kiến thức nền)

a. Enterprise in Society (doanh nghiệp trong bối cảnh xã hội)

b. People and Organizations in Enterprises (con người và tổ chức trong doanh nghiệp)

c. Information Management (quản lý thông tin)

d. Quality Management (quản lý chất lượng)

e. Value Management (quản lý giá trị như xác định giá trị, đáp ứng các yêu cầu giá trị, cách thức nâng cao giá trị)

f. Environment, Health, Safety, and Security (môi trường, sức khỏe, an toàn an ninh nhằm tuân thủ, nâng cao chất lượng giảm chi phí và phát triển bền vững) Cái HSE này ở mình thường bị coi thường, thiếu phương pháp, giải pháp và ý thức về HSE, chưa thấy hết các giá trị mà HSE mang lại, nên gây ra nhiều vụ tai nạn, sự cố rất đáng tiếc, vừa thiệt người, thiệt của, thiệt tiếng tăm, chậm tiến độ, phải làm đi làm lại (trừ trường hợp đi nhậu với Chủ đầu tư thì khỏi phải làm lại :D ).

Nói chung đọc qua một lượt như thế thì dễ mù mắt mù mũi, trôi tuột như nước đổ lá sen, nhưng nên ngồi rà đi rà lại, nghiệm xem mình còn “vá chằng vá đụp” mảng nào thì bổ trợ thêm. Mà đó là mới “bổ trợ” thôi nhé, còn phần kiến thức kỹ năng để ra sản phẩm, kiếm tiền nuôi vợ nuôi con là ở đoạn sau :D [Phần 2 - Process and Functional Skills and Knowledge]
 
Last edited by a moderator:
P

PVN

Guest
Tiếp theo là cần câu cơm của Cost Engineer:

II. PROCESS AND FUNCTIONAL SKILLS AND KNOWLEDGE (QUY TRÌNH, KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC NGHIỆP VỤ)

1. Total Cost Management (TCM) Process (Quy trình quản lý chi phí tổng thể) tham khảo thêm ở http://www.aacei.org/tcm/

a. Overall TCM Process and Terminology (Các thuật ngữ và quy trình TCM, đại loại như vòng Plan-Do-Check-Assesss [Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Đánh giá], tài sản chiến lược, kiểm soát dự án, v.vl)

b. Strategic Asset Management Process (Quy trình quản lý tài sản chiến lược, đại loại là xác định mục đích, lập kế hoạch quản lý tài sản, thực hiện kế hoạch, kiểm tra nhằm sử dụng tài sản một cách tối ưu phục vụ các mục tiêu của doanh nghiệp)

c. Project Control Process (Các quy trình kiểm soát dự án, chủ yếu là kiểm soát chi phí và tiến độ).

2. Planning (Lập kế hoạch)

a. Requirements Elicitation and Analysis (như thu thập và phân tích yêu cầu của khách hàng)

b. Scope and Execution Strategy Development (xác định phạm vi công việc và xây dựng chiến lược thực hiện)

c. Schedule Planning and Development (xây dựng và lên kế hoạch về tiến độ, lập tiến độ thì nhiều sách khác nói rồi mình không dịch thêm phần này nữa)

d. Cost Estimating and Budgeting (lập dự toán và xây dựng ngân sách, nhiều sách khác cũng nói về dự toán, nhưng ở đây mình dịch thoáng để các bạn thấy bố cục chung của AACE)
d.1 General Concepts (các khái niệm chung)
+ Cost Estimate Classification (Phân cấp dự toán, sẽ đề cập trong Recommended Practices)
+ Uncertainty (Dự phòng và rủi ro, bao gồm các vấn đề về xác suất, độ chính xác, dự phòng)
+ Algorithms and Cost Estimating Relationships – CER (Giải thuật và các đường quan hệ dự toán, như bán ngẫu nhiên hay phụ thuộc tham số, quan hệ tất định nhân quả hay xác định, sử dụng thành thạo các hệ số, tỉ lệ, chỉ số.) Mình thấy nước ngoài sử dụng giải thuật và các đường quan hệ dự toán rất nhiều, ngoài các quan hệ thông thường như ta vẫn dùng còn có quan hệ công suất, quan hệ chỉ tiêu kỹ thuật, v.v. từ đó nội ngoại suy theo yêu cầu dự toán. Tất nhiên muốn xây dựng và chỉnh lý các hàm quan hệ thì phải có cơ sở dữ liệu rất lớn, khách quan và cập nhật thường xuyên. Ở mình cũng thấy sử dụng nhiều hàm/hệ số kinh nghiệm, nhưng chỉ thấy truyền miệng, chưa thấy đúc kết thành các “trước tác” cho con em học hỏi (mà cũng chỉ là “kinh nghiệp”, chưa thấy verify và calibrate bằng các dữ liệu thực tế).
+ Chart or Code of Accounts (mã số khoản mục)
+ Historical Data (dữ liệu quá khứ)
d.1 Practices (các phương pháp)
+ Quantification and Take-off (định lượng và bóc tách)
+ Costing and Life Cycle Costing (chi phí dự toán và chi phí vòng đời)
+ Cash Flow and Forecasting (dòng tiền và dự báo)
+ Pricing (bỏ giá)
+ Bidding (đấu thầu)
+ Budgeting (dự trù ngân sách)
+ Cost Control Baseline (chi phí gốc để so sánh)
+ Estimate Basis (cơ sở dự toán, đại loại như thuyết minh dự toán ở mình)​
e. Resource Management (quản lý nguồn lực, đại loại như phân tích nguồn lực hiện có, xác định giới hạn và khống chế nguồn lực, phân bổ nguồn lực)

f. Value Analysis and Engineering (phân tích và cải tiến giá trị, như phân tích chức năng để xác định giá trị, sáng kiến cải tiến giá trị, lọc giá trị value-screening)

g. Risk Management (quản lý rủi ro, bao gồm đánh giá phân tích rủi ro, lọc yếu tố rủi ro, giảm thiểu hoặc chấp nhận rủi ro, kiểm soát rủi ro)

h. Procurement Planning and Contract Management (kế hoạch mua sắm và quản lý hợp đồng, gồm nắm vững các loại hợp đồng, phân chia rủi ro, tài liệu hợp đồng, kiểm soát dự án tổng thể, quản lý thay đổi và khiếu nại, )

i. Investment Decision Making (ra quyết định đầu tư, như phân tích mô hình kinh tế tài chính, phân tích độ nhạy và monte-carlo, cơ sở ra quyết định và từng tình huống kinh doanh, quản lý vốn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư portfolio)

3. Implementation (triển khai thực hiện)

a. Project Implementation (thực hiện dự án, nắm vững các giai đoạn dự án và các mốc kiểm tra, cơ sở và phạm vi thực hiện). Lưu ý là các giai đoạn dự án công nghiệp khác với dự án xây dựng, thế giới họ phân giai đoạn cũng hơi khác, cái này Luật Xây dựng của ta chưa cover hết nên khi áp dụng cho một số dự án khá lúng túng, như các khái niệm FEL, FEED, ...)

b. Project control plan implementation (thực hiện kế hoạch kiểm soát dự án)

c. Validation (xác minh đối chứng)

4. Performance Measurement (đo đạc kết quả thực hiện)

a. Cost Accounting (kế toán)

b. Project Performance Measurement (đo đạc kết quả thực hiện dự án như earned-value, đo tiến độ thực hiện, theo dõi nguồn lực, đo đạc thành quả, cập nhật tiến độ)

c. Asset Performance Measurement (đo đạc hoạt động của tài sản, như vận hành chức năng, đo đạc công dụng, đo đạc các yếu tố biệt lập, theo dõi nguồn lực)

5. Performance Assessment (đánh giá kết quả thực hiện)

a. Project Performance Assessment (đánh giá kết quả thực hiện dự án, như sai lệch [giữa kế hoạch và thực hiện], xu hướng, đánh giá kiểm soát về chi phí, tiến độ, nguồn lực, dùng thành thạo các chỉ số đánh giá theo earned-value, đánh giá năng suất, và cải tiến quy trình làm việc bằng cách loại bỏ các đầu thừa đuôi thẹo)

b. Asset Performance Assessment (đánh giá kết quả hoạt động của tài sản, đại loại các khái niệm balanced-scorecard, key-performance-indicator, cost-of-quality, benchmarking. Nói chung bác nào đã học quản trị doanh nghiệp thì hiểu hết mấy món này rồi, nếu chưa học thì cũng hơi lòng thòng)

c. Forecasting (dự báo, cái này thiên hạ có nhiều kiểu dự báo hoành tráng lắm, nhưng lại loằng ngoằng, nên thôi thì làm đại như kiểu Bộ Xây dựng VN lấy chỉ số giá xây dựng trong mấy năm trước làm dự báo cho mấy năm sau vậy - nhưng làm dự án FDI đừng dự báo như thế nhé - khoai tây nó cười chết :D )

d. Project Change Management (quản lý thay đổi dự án, như phân tích sai lệch hay xu hướng, đánh giá tác động của thay đổi, thực hiện và theo dõi các hành động thay đổi, quản lý dự phòng và dự trữ, giải quyết tranh chấp và khiếu nại hợp đồng)

e. Asset Change (Configuration) Management (Quản lý thay đổi cấu hình tài sản, như quản lý yêu cầu đối với tài sản, quản lý cấu hình)

f. Historical Database Management (quản lý cơ sở dữ liệu quá khứ). Cái này mình thấy đặc biệt quan trọng, “có bột mới gột nên hồ”, chứ giỏi về phương pháp mà không có database thì cũng tịt.

g. Forensic Performance Assessment (đánh giá pháp lý, cái này là để kiện tụng, trọng tài)

Đúng là AACE đòi hỏi quá nhiều (mấy bằng đại học/cao học chưa chắc đã nắm hết), nhưng thực tế nếu bạn làm dự án FDI, thì rất có thể sẽ đụng tất cả các vấn đề trên; chuyên gia thì nên biết nhiều biết kỹ từng skill, còn manager cũng nên biết concept/nguyên lý để còn hiểu ý chuyên gia, đỡ bị chuyên gia lừa :D
 
Last edited by a moderator:
P

PVN

Guest
* 12R-89: Model Master's Degree Program with Emphasis in Cost Engineering
Chương trình mẫu cho bậc Cao học (tập trung vào quản lý chi phí)


AACE đểu thật, viết khung chương trình cho cao học, thế chẳng khác nào bảo: AACE chỉ "chơi" với Master thôi nhé. Tự học cũng được chứ sao? Nhưng mình cũng dịch cái mục lục để bạn nào làm về giáo dục có thể tham khảo.

A. Undergraduate Prerequisite Subjects (Các môn cơ sở trong bậc đại học)
+ 2-3 trình - Engineering Economics (kinh tế ngành)
+ 3 trình - Basic Cost Estimating (dự toán đại cương)
+ 2-3 trình - Basic Scheduling (tiến độ đại cương)
+ 3 trình - Introduction to Computers (tin học)
+ 3 trình - Business Law (luật kinh doanh)
+ 3 trình - Financial Accounting (kế toán tài chính)
+ 3 trình - Technical Writing (văn bản kỹ thuật)
+ 3 trình - Speech Communication (giao tiếp ngôn bản)
22-24 trình/tín chỉ (credits)

B. Cost Engineering Required Subjects (Các môn bắt buộc)
+ 3 trình - Motivational Management (quản trị khích lệ)
+ 3 trình - Statutory Aspects of Personnel Management (các vấn đề pháp lý trong quản trị nhân lực)
+ 3 trình - Fundamentals for Business/Project Management (đại cương quản trị kinh doanh/dự án)
+ 3 trình - Advanced Economic Analysis (phân tích kinh tế nâng cao)
+ 3 trình - Advanced Cost Estimating (dự toán nâng cao)
Cộng: 15 credits

C. Cost Engineering Elective Subjects (các môn tự chọn) Tối thiểu 15 trình trong phần này.

+ 3 trình - Advanced Computer Subjects (tin học nâng cao)
+ 3 trình - Computer Applications in Industry (các phần mềm chuyên ngành)
+ 3 trình - Operations Research (Operations Management) (quản lý hoạt động/vận hành)
+ 3 trình - Statistics (thống kê)
+ 3 trình - Value Engineering (kỹ thuật cải tiến giá trị)
+ 3 trình - Methods and Productivity Improvement (cải thiện năng suất)
+ 3 trình - Applied Project Management (quản lý dự án ứng dụng)
+ 3 trình - Contract Documents (tài liệu hợp đồng)
+ 3 trình - Contract Administration (quản trị hợp đồng)
+ 3 trình - Special Topics in Cost Engineering (các vấn đề chuyên biệt về quản lý chi phí)

D. Cost Engineering Survey or Research Projects (0-4 credits) (Đồ án/luận văn)


E. General Electives (các môn tự chọn chung khác)

Bạn thấy các môn trên đây môn nào là "đáng ghét" nhất trong bậc cao học. Mình ghét nhất là Statistics, trước đây học cao học lười nhất là môn này vì cực kỳ khô khan, vừa đi làm vừa đi học đã mệt thì chớ, lại còn bắt ngồi lò dò lại những món probability, skewness, Eview ... bực mình lắm. Điểm thi statistics cũng kg đến nỗi, nhưng học xong quên gần sạch trơn. Đó cũng là điều đáng tiếc, vì bây giờ statistics cũng có lợi lắm, nhất là để phân tích kỹ thuật chứng khoán :D
 
Last edited by a moderator:
P

PVN

Guest
Như vậy mình đã giới thiệu 3 chuẩn mực chung - bức tranh khái quát để bạn nào quan tâm vấn đề dự toán quốc tế có thể tham khảo. Sau đây mình sẽ cố gắng dành thời gian giới thiệu qua một số chuẩn mực.

Đầu tiên, mình sẽ tập trung vào các tiêu chuẩn quan trọng liên quan đến Dự toán.

* 17R-97: Cost Estimate Classification System (Phân bậc dự toán)
* 18R-97: Cost Estimate Classification System: As Applied in Engineering, Procurement, and Construction for the Process Industries (Phân bậc dự toán, áp dụng cho EPC trong các ngành công nghiệp chế biến)

* 20R-98: Project Code of Accounts (Mã số khoản mục)
* 21R-98: Project Code of Accounts: As Applied in Engineering, Procurement, and Construction for the Process Industries (Mã số khoản mục trong các ngành công nghiệp chế biến)

* 36R-08: Development of Cost Estimate Plans - As Applied in Engineering, Procurement, and Construction for the Process Industries (Xây dựng kế hoạch lập dự toán cho các ngành công nghiệp chế biến)

* 31R-03: Reviewing, Validating and Documenting the Estimate (Kiểm tra, đối chứng và lập hồ sơ dự toán)
* 34R-05: Basis of Estimate (Thuyết minh dự toán)

* 40R-08: Contingency Estimating: General Principles (Nguyên lý chung của tính dự phòng)

* 22R-01: Direct Labor Productivity Measurement: As Applied in Construction and Major Maintenance Projects (tính Định mức năng suất lao động trực tiếp trong các dự án xây dựng và duy tu lớn)

* 28R-03: Developing Location Factors by Factoring: As Applied in Architecture & Engineering, and Engineering, Procurement & Construction (Xây dựng hệ số địa điểm theo quan hệ của các yếu tố liên quan: áp dụng trong thiết kế và EPC)

Còn các chuẩn mực liên quan đến tiến độ sau đây thì có lẽ mời các bạn đọc PMI Project Management Guidelines hay đại loại các sách như thế:
* 14R-90: Responsibility and Required Skills for a Project Planning and Scheduling Professional (trách nhiệm và yêu cầu kỹ năng đối với chuyên gia kế hoạch và quản lý tiến độ dự án)
* 23R-02: Identification of Activities (xác định các công việc)
* 24R-03: Developing Activity Logic (xây dựng quan hệ logic giữa các công việc)
* 38R-06: Documenting the Schedule Basis (lập thuyết minh tiến độ)
* 52R-06: Time Impact Analysis: As Applied in Construction (phân tích ảnh hưởng về thời gian: ứng dụng cho ngành xây dựng)
* 53R-06: Schedule Update Review: As Applied in Engineering, Procurement, and Construction (kiểm tra cập nhật tiến độ: ứng dụng cho EPC)

Các chủ đề sau cũng quá general hoặc quá specific nên mình nghĩ cũng kg nên mất quá nhiều thời gian:
* 13S-90: Recommended Method for Determining Building Area (phương pháp xác định diện tích xây dựng)
* 15R-81: Profitability Methods (phương pháp lợi nhuận)
* 16R-90: Conducting Technical and Economic Evaluations: As Applied for the Process and Utility Industries (thực hiện đánh giá kinh tế kỹ thuật trong các ngành công nghiệp chế biến và hạ tầng kỹ thuật)
* 19R-97: Estimate Preparation Costs: As Applied for the Process Industries (dự toán chi phí chuẩn bị: ứng dụng trong ngành công nghiệp chế biến)
* 30R-03: Implementing Project Constructability (tối ưu biện pháp thi công cho thiết kế - thực ra cái từ constructability này mình kg biết hiện nay mọi người dịch như thế nào, thôi đành dịch nghĩa vậy)
* 41R-08: Risk Analysis and Contingency Determination Using Range Estimating (rủi ro và dự phòng theo khoảng)
* 42R-08: Risk Analysis and Contingency Determination Using Parametric Estimating (rủi ro và dự phòng bằng phương pháp tham số)
* 43R-08: Risk Analysis and Contingency Determination Using Parametric Estimating – Example Models as Applied for the Process Industries (rủi ro và dự phòng bằng phương pháp tham số - mô hình mẫu áp dụng cho các ngành công nghiệp chế biến)
* 44R-08: Risk Analysis and Contingency Determination Using Expected Value (rủi ro và dự phòng bằng giá trị kỳ vọng)

Còn mấy cái chuẩn mực sau bạn nào hay cãi nhau về claim với nhà thầu nước ngoài thì nên đọc:
* 25R-03: Estimating Lost Labor Productivity in Construction Claims (ước tính tổn thất năng suất lao động trong khiếu nại xây dựng)
* 29R-03: Forensic Schedule Analysis (phân tích tiến độ phục vụ mục đích pháp lý)
* 45R-08: Scheduling Claims Protection Methods (phương pháp chống khiếu nại về tiến độ)

Thực ra các bạn cũng thấy là bộ Recommended Practices của AACE chưa được hoàn chỉnh, chưa bao quát hết các vấn đề của Cost engineering; nhưng nó cũng là nguồn tham khảo đáng đọc. Như mình đã nói ở trên, bạn nào muốn dấn thân hơn thì đọc tiếp Professional Practice Guides (Chỉ dẫn thực hành chuyên nghiệp) của AACE; hoặc đọc thêm TCM Framework: An Integrated Approach to Portfolio, Program and Project Management http://www.aacei.org/tcm/
 
Last edited by a moderator:
P

PVN

Guest
* 17R-97: Cost Estimate Classification System
(Phân bậc dự toán)


Trước hết xin được nói qua tại sao mình dịch classification là “phân bậc”, mà kg dịch là “phân loại”: Đó là AACE (cũng như nhiều tài liệu khác về dự toán) thường phân loại chủ yếu theo “degree of project definition” (tạm dịch: mức độ hoàn thiện thiết kế). Ở ta thì có thể phân thành: khái toán tiền khả thi, khái toán khả thi, dự toán TKKT, dự toán BVTC. Các tiêu chuẩn nước ngoài thì phân theo bậc: 1, 2, 3 ...

AACE phân thành 5 bậc như sau (xin xem hình trong file kèm theo):

BẬC 5 – Mức độ hoàn thiện thiết kế 0-2%
Mục đích sử dụng: Dùng để lọc dự án hoặc tiền khả thi
Phương pháp dự toán: Thống kê bán ngẫu hoặc nhận định chủ quan (kinh nghiệm)
Độ chính xác: từ +40%/-20% đến +200%/-100%
Chi phí lập dự toán: 0,005% vốn đầu tư

BẬC 4 – Mức độ hoàn thiện thiết kế 1 - 15%
Mục đích sử dụng: Khả thi
Phương pháp dự toán: Chủ yếu là bán ngẫu
Độ chính xác: từ +30%/-15% đến +120%/-60%
Chi phí lập dự toán: 0,01% - 0,02% vốn đầu tư

BẬC 3 – Mức độ hoàn thiện thiết kế 10 - 40%
Mục đích sử dụng: Lập ngân sách, chấp thuận dự án, hoặc kiểm soát (khống chế)
Phương pháp dự toán: Hỗn hợp, nhưng chủ yếu là bán ngẫu
Độ chính xác: từ +20%/-10% đến +60%/-30%
Chi phí lập dự toán: 0,015% - 0,05% vốn đầu tư

BẬC 2 – Mức độ hoàn thiện thiết kế 30 - 70%
Mục đích sử dụng: Kiểm soát (khống chế) hoặc đấu thầu
Phương pháp dự toán: Chủ yếu là tất định
Độ chính xác: từ +10%/-5% đến +30%/-15%
Chi phí lập dự toán: 0,025% - 0,1% vốn đầu tư

BẬC 1 – Mức độ hoàn thiện thiết kế 50 - 100%
Mục đích sử dụng: Dự toán đối kiểm hoặc đấu thầu
Phương pháp dự toán: Tất định (quan hệ trực tiếp phụ thuộc)
Độ chính xác: +10%/-5%
Chi phí lập dự toán: 0,05% - 0,5% vốn đầu tư

Bây giờ mình xin giới thiệu cụ thể hơn từng chỉ tiêu trên:

- Mức độ hoàn thiện thiết kế: Trong cuộc đời nói “học, học nữa, học mãi” thì trong dự án cũng có thể nói “thiết kế, thiết kế nữa, thiết kế mãi” :D . Từ khi nghĩ ra ý tưởng dự án có thể phác họa đó là cái nhà 5 tầng, khoảng 100m2 đất, vậy đã là bắt đầu thiết kế. Đến khi đưa bản vẽ cái đinh cái ốc để lắp cũng là thiết kế. Thậm chí còn sửa đi bóp lại chỉnh sửa cải tạo còn thiết kế nữa (nhưng đoạn này thường là hết nhiệm vụ của dự toán đầu tư xây dựng cơ bản rồi). Càng thiết kế chi tiết, cụ thể, sát sao thì độ chính xác cao hơn, sử dụng cho nhiều đối tượng hơn, phải sử dụng các phương pháp trực tiếp hơn, và chi phí để lập dự toán cũng cao hơn. Vì vậy, mức độ hoàn thiện thiết kế là yếu tố quyết định (“driver”) để phân bậc dự toán.
Chắc bạn sẽ hỏi: thế nào thì được coi là hoàn thiện 10% thiết kế? 20%? 30%?... Khó nói lắm, tùy mỗi ngành (nên cần có tiêu chuẩn ngành là vậy). Ví dụ thiết kế một con đê, chỉ cần 3 bản vẽ: bình đồ + trắc dọc + mặt cắt điển hình là cơ bản OK rồi. Nhưng thiết kế một ngôi nhà thì hàng chục hàng trăm bản vẽ vẫn chưa OK.

Thường thì mỗi ngành có một trọng tâm quyết định mức độ hoàn thiện thiết kế: ví dụ: công nghiệp chế biến thì tập trung hoàn thiện thiết bị, công trình xây dựng thì chú trọng hoàn thiện kết cấu, dự án phần mềm thì tập trung hoàn thiện chức năng .....

- Mục đích sử dụng: Lưu ý là mục đích đối với mỗi người mỗi khác, ví dụ chủ đầu tư thì tập trung vào “budget”, nhà thầu thì tập trung vào bid

- Phương pháp dự toán:
Thực tế luôn có sự đan xen giữa thống kê và trực tiếp phụ thuộc, nhưng càng tiến đến gần bậc 1 càng đòi hỏi bóc tách chi tiết, đơn giá chi tiết từng yếu tố.

- Độ chính xác: Các bạn có thể thấy mức độ sai lệch rất lớn, nên nói: “dự toán lúc nào cũng sai” :D cũng có lý của nó. Do “lúc nào cũng sai” nên theo mình cũng nên có thái độ đúng mực hơn với dự toán, đừng đòi hỏi quá nhiều ở dự toán mà nên coi nó như một định hướng hỗ trợ ra quyết định, ngoài ra cần đến sự nhạy bén, am hiểu về business và khả năng nhận định quan trọng không kém [đoạn này là chủ quan của mình, kg phải của AACE, các bạn thận trọng khi đọc :D ].

Xin lưu ý các bạn là “Độ chính xác” và “chi phí lập dự toán” nêu trong Chuẩn mực này chỉ có tính tham khảo, vì nó biến động rất nhiều khi quy mô dự án khác nhau, ngành khác nhau, công nghệ khác nhau (đại trà hay chuyên biệt), chất lượng số liệu đầu vào khác nhau ... nên cũng cần thận trọng khi sử dụng. Trong chuẩn mực sau (18R-97), các bạn sẽ thấy rõ hơn việc phân bậc dự toán đối với một ngành cụ thể: công nghiệp chế biến.
 

File đính kèm

  • New Picture.jpg
    New Picture.jpg
    51,1 KB · Đọc: 276
Last edited by a moderator:
M

makhoingo

Guest
Principles of Measurement (International) for Works of Construction

Có anh em nào có cuốn "Principles of Measurement (International) for Works of Construction" thì cho đường link được ko ạ? Thanks
 
P

PVN

Guest
Có anh em nào có cuốn "Principles of Measurement (International) for Works of Construction" thì cho đường link được ko ạ? Thanks
Bác hỏi hơi khoai. Bao giờ bác kiếm được thì post lên cho mọi người cùng hưởng tí nhé :) . Thanks.
 
P

PVN

Guest
* 18R-97: Cost Estimate Classification System: As Applied in Engineering, Procurement, and Construction for the Process Industries (Phân bậc dự toán, áp dụng cho EPC trong các ngành công nghiệp chế biến)

Trước hết xin nói qua khái niệm "Công nghiệp chế biến". Theo Từ điển MSN Encarta thì: industry processing raw materials: an industry in which raw materials are treated or prepared in a series of stages, e.g. using chemical processes. Process industries include oil refining, petrochemicals, water and sewage treatment, food processing, and pharmaceuticals.
Tạm dịch: Công nghiệp chế biến [chế biến nguyên liệu thô] là ngành công nghiệp trong đó vật liệu thô được xử lý qua một chuỗi giai đoạn, ví dụ sử dụng chu trình hóa học. Công nghệ chế biến bao gồm lọc dầu, hóa dầu, xử lý nước, chế biến thực phẩm và hóa chất (cho nên một ông nấu bia có thể đi làm lọc dầu ngon lành :) ).

Dự toán ngành này tập trung chủ yếu vào thiết bị cơ khí và thiết bị công nghệ hóa học (vì đắt đỏ, chiếm phần chủ yếu của một nhà máy chế biến), khác với dự toán xây dựng là chú trọng kết cấu. Nên nếu bạn nào làm việc chủ yếu về xây dựng, ít liên quan đến thiết bị thì kg cần chú trọng lắm, có chăng chỉ cần biết đại khái như thế ... như thế ... Bản thân mình cũng kg rành ngành này lắm, vừa dịch ở đây cũng coi như vừa học luôn :)

Ngành này sử dụng nhiều thuật ngữ lạ tai đối với anh em dự toán: ví dụ: PFD (Process Flow Diagram) là bản vẽ giống như layout, thể hiện tổng thể chu trình chế biến. Trên cơ sở PFD thì phát triển P&ID (Piping & Instrument Diagram), tại sao piping (đương ống) là quan trọng vì nó thể hiện sự di chuyển vật liệu qua chu trình chế biến, còn instrument (hệ điều khiển) cũng quan trọng không kém vì nó là hệ thần kinh điều khiển chu trình đó. PFD và P&IDs là 2 tài liệu đặc biệt quan trọng của thiết kế nhà máy chế biến.

Bảng phân loại bậc dự toán: Bảng này cũng tương tự như trong RP-17r, nên có lẽ không cần nhắc lại, các bạn xem hình ở dưới. Ngoài ra, AACE có so sánh các bậc dự toán của mình với các tiêu chuẩn khác, các bác cũng có thể tham khảo bảng dưới (ANSI, ACostE, NFP, ASPE)

Mỗi bậc lại được giới thiệu chi tiết trong PR-18R, do dài quá nên mình không dịch lại ở đây.

Một việc quan trọng nhất là các bác biết đầu vào (Mức độ hoàn thiện thiết kế) để phục vụ dự toán. Mỗi bậc có một mức độ hoàn thiện thiết kế khác nhau [xem PR-17R]. AACE đã tổng hợp đầu vào cần thiết cho mỗi bậc dự toán trong bảng dưới [Estimate Input Checklist and Maturity Matrix]. Chỉ xin giới thiệu một số từ "lạ" để đọc hiểu:

Mức độ hoàn thiện của tài liệu (Maturity):
- Started (S) Mới bắt đầu, chỉ dừng lại ở dạng sơ họa
- Preliminary (P) Sơ bộ, đã có rà soát và kiểm tra chéo
- Complete (C) Đã được chấp thuận

Các loại tài liệu thiết kế (Engineering Deliverables):
- BFD (Block Flow Diagram) cũng là Flow Diagram như PFD, nhưng là theo khối (block), chưa chi tiết
- Plot Plan: Bố trí mặt bằng nhà máy
- PFD (Process Flow Diagram): [xem ở trên]
- UFD (Utility Flow Diagram): thể hiện các dòng phụ trợ (utility); utility trong nhà máy chế biến là đại loại các thứ không tác động trực tiếp lên dòng vật liệu, mà chỉ hỗ trợ cho các thiết bị chính (thể hiện trên PFD), ví dụ: điện, nước, hơi, khí trơ ...
- P&ID (Piping & Instrument Diagram): [xem ở trên]
- H&MB (Heat & Materials Balances): cân bằng nhiệt và cân bằng vật liệu; tức là đại loại vật liệu/năng lượng (nhiệt) không tự sinh ra, tự mất đi, mà nó chỉ chạy loanh quanh từ chỗ này qua chỗ khác, làm sao cân bằng nó.
- Process Equipment list: danh mục thiết bị công nghệ
- Utility Equipment list: danh mục thiết bị phụ trợ
- Electrical One-line Drawings (có nơi gọi là Single-line Diagram): sơ đồ điện tổng thể.
- Specifications & Datasheets: đại loại là quy cách dữ liệu chi tiết của mấy thứ trên
- General Equipment Arrangement Drawings: Bản vẽ bố trí thiết bị chung
- Spare Parts Listings: Danh mục phụ kiện thay thế
- Mechanical Discipline Drawings: Bản vẽ chi tiết chuyên ngành cơ khí
- Electrical Discipline Drawings: Bản vẽ chi tiết chuyên ngành điện
- Instrument/Control System Disciplines Drawings: BV ct điều khiển
- Civil/Structural/Site Disciplines Drawings: BV ct xây dựng, kết cấu

Mình giới thiệu toàn bộ Engineering Deliverables như trên để các bạn có thể thấy muốn thiết kế một nhà máy chế biến thì phải trải qua các công đoạn như thế nào; thế mới thấy thiết kế một nhà máy chế biến phức tạp và rắc rối như thế nào. Nhưng rất may đó không phải là việc của Dự toán, he he
 

File đính kèm

  • 18R - Process classification.jpg
    18R - Process classification.jpg
    76,3 KB · Đọc: 246
  • 18R - Comparison.jpg
    18R - Comparison.jpg
    53,4 KB · Đọc: 242
  • 18R - Input Checklist.jpg
    18R - Input Checklist.jpg
    97 KB · Đọc: 230
Last edited by a moderator:
P

PVN

Guest
COST ENGINEER – An engineer whose judgment and experience are utilized in the application of scientific principles and techniques to problems of estimation; cost control; business planning and management science; profitability analysis; project management; and planning and scheduling.

Tạm dịch: KỸ SƯ QUẢN LÝ CHI PHÍ – Là kỹ sư sử dụng kinh nghiệm và đánh giá của mình trong việc áp dụng các kỹ thuật và nguyên lý khoa học để giải quyết các vấn đề về dự toán, kiểm soát chi phí, lập kế hoạch kinh doanh và khoa học quản trị, phân tích lợi nhuận, quản lý dự án, lập kế hoạch và tiến độ.

Như vậy AACE định nghĩa theo nghĩa rộng, hình như ở VN dịch là KỸ SƯ ĐỊNH GIÁ, nhưng nếu dùng theo nghĩa của AACE thì nên dịch là KỸ SƯ QUẢN LÝ CHI PHÍ (mời các bác tranh luận thêm)

Hôm trước mình dịch "Cost Engineer" là "Kỹ sư quản lý chi phí" vẫn cứ thấy lăn tăn cái chữ "quản lý" kg được khớp. Nhưng đúng là cho đến nay mình vẫn kg biết dịch từ "Cost engineering" thế nào cả. Chẳng lẽ dịch là "kỹ thuật chi phí"/"Kỹ sư chi phí", có vẻ đúng bản chất [theo cách hiểu của Tây] nhưng nghe tiếng Việt hơi ngô ngố. Hay là dịch "Kinh tế xây dựng/Kỹ sư kinh tế xây dựng" cho Việt hóa nhỉ? Bạn nào có cao kiến gì thì trao đổi nhé.

Các bạn có thể tham khảo thêm trang www.icoste.org (International Cost Engineering Council):
1. Cost Engineering (CE) and Quantity Surveying (QS)
Functions:
* To provide independent, objective, accurate, and reliable capital and operating cost assessments usable for investment funding and project control; and
* To analyze investment and development for the guidance of owners, financiers and contractors.

2. Project Management (on cost management matters only) (PM)

Function: To set project objectives in line with the purpose(s) set up by general management and to manage the resources necessary to meet the objectives.
 
Last edited by a moderator:

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Có anh em nào có cuốn "Principles of Measurement (International) for Works of Construction" thì cho đường link được ko ạ? Thanks

Theo mình thì bạn nên dùng quyển Philippine Standard Method of Measurment, quyển này đã được Viện Kinh Tế dịch ra tiếng Việt dưới dạng bảng biểu. Xem rất dễ hiểu. Còn muốn đầy đủ hơn thì bạn mua quyển SMM7.
 
M

makhoingo

Guest
Theo mình thì bạn nên dùng quyển Philippine Standard Method of Measurment, quyển này đã được Viện Kinh Tế dịch ra tiếng Việt dưới dạng bảng biểu. Xem rất dễ hiểu. Còn muốn đầy đủ hơn thì bạn mua quyển SMM7.

Vậy không biết là sách trên đã được bán rộng rãi chưa bạn nhỉ (Philippine Standard Method of Measurment). Nếu có bạn introduce mình nhà sách nào bán để mình tìm mua được ko? Thanks bạn nhiều!
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Vậy không biết là sách trên đã được bán rộng rãi chưa bạn nhỉ (Philippine Standard Method of Measurment). Nếu có bạn introduce mình nhà sách nào bán để mình tìm mua được ko? Thanks bạn nhiều!

Bạn ra hiệu sách tìm quyển này

scan.jpg
 

Chutmayman

Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
9/10/07
Bài viết
619
Điểm thành tích
93
Website
giaxaydung.vn
Bạn ra hiệu sách tìm quyển này

scan.jpg

Thêm chút thông tin cho các bạn về quyển sách này. Từ quyển gốc là Philippine Standard Method of Measurment được dịch sang tiếng Việt với tên Phương pháp chuẩn đo bóc tiên lượng các công trình có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Sách này do Nhà xuất bản Xây dựng xuất bản năm 2000, giá bán 28,000. Bạn có thể ra phố Hoa Lư, Hà Nội để tìm mua.
 
M

makhoingo

Guest
Thêm chút thông tin cho các bạn về quyển sách này. Từ quyển gốc là Philippine Standard Method of Measurment được dịch sang tiếng Việt với tên Phương pháp chuẩn đo bóc tiên lượng các công trình có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Sách này do Nhà xuất bản Xây dựng xuất bản năm 2000, giá bán 28,000. Bạn có thể ra phố Hoa Lư, Hà Nội để tìm mua.

Thanks bạn. Mình thì đang công tác ở Sài Gòn, có "đảo" qua một số nhà sách như Fahasa va Nguyen Van Cu nhưng không thấy. Không biết còn chỗ nào có cuốn này mà ở Sài Gòn không nhỉ?
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Thanks bạn. Mình thì đang công tác ở Sài Gòn, có "đảo" qua một số nhà sách như Fahasa va Nguyen Van Cu nhưng không thấy. Không biết còn chỗ nào có cuốn này mà ở Sài Gòn không nhỉ?

Bạn có thể search văn phòng DLS trong SG rồi lên đấy xin 1 quyển. Hoặc có thể đến các dự án mà DLS đang tham gia trong SG, đến gặp nhà thầu và hỏi người ta có quyển đấy không thì mượn photo.
 

huong37

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
22/7/08
Bài viết
26
Điểm thành tích
3
Tuổi
39
:((
Bạn ra hiệu sách tìm quyển này

scan.jpg
Bạn ơi mình tìm quyển sách này ở tất cả các hiệu sách trên đường Hoa Lư nhưng đều không có :((. Không biết ở đâu bán nó nữa?!. Có ai biết chỉ dùm mình, thanks!
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
:((
Bạn ơi mình tìm quyển sách này ở tất cả các hiệu sách trên đường Hoa Lư nhưng đều không có :((. Không biết ở đâu bán nó nữa?!. Có ai biết chỉ dùm mình, thanks!

Bạn thử ra nhà xuất bản Xây Dựng hỏi xem, ĐC 37 Lê Đại Hành, ĐT 3974.1418

Tất cả các tài liệu xuất bản ở VN đều nộp lưu chiểu ở Thư viện Quốc gia. Link tra cứu

http://118.70.243.232/opac/

Quyển trên có mã số: VV00.00583 hoặc VV00.00584
 

phuong44e1

Thành viên có triển vọng
Tham gia
24/9/09
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Sos

Chào các Pác!
Pác nào có cuốn " Philippine Standard method of measurement for building work" ( PSMM ) và cuốn "Principle of measurment International" ( POMI )thì chia sẻ cho anh em thao khảo với. Mình tìm trên mang mỏi cả mắt mà ko thấy đâu cả. :(. ( Mấy Pác đang làm ở DLS-VN chắc là có )x(
Many thank!
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top