Sử dụng dự toán GXD -2012 theo cách sáng tạo

DutoanGXD

SmartSoftware
Tham gia
7/7/07
Bài viết
830
Điểm thành tích
93
Mời các thành viên và đồng nghiệp trong cả nước sử dụng phần mềm dự toán GXD-2012 đầy sáng tạo với sự trải nghiệm riêng theo năng lực và khả năng của mình
MỤC LỤC

I. CÁC ỨNG DỤNG CHÍNH.. 5
II. MỘT SỐ TÍNH NĂNG.. 5
1. Tra mã hiệu công việc. 5
2. Tính toán khối lượng. 9
3. Phân tích vật tư và Tính đơn giá chi tiết 12
4. Tổng hợp và chênh lệch vật liệu. 14
5. Tính giá vật liệu đến hiện trường. 15
6. Tính bảng phụ lục vữa. 18
7. Tính bảng lương nhân công, giá ca máy. 22
8. Tính bảng giá ca máy. 24
9. Nối giá vật liệu, nhân công, máy vào đơn giá chi tiết 26
10. Nối đơn giá chi tiết vào dự toán. 27
11. Tính giá trị vật tư. 28
12. Nối giá trị vật tư sang đơn giá chi tiết 30
III. CÁC TÙY CHỌN RẤT TIỆN CHO LẬP DỰ TOÁN.. 31
IV. CÁC TIỆN ÍCH RẤT ĐÁNG QUAN TÂM... 41
1. Thêm hệ số cho công việc. 41
2. Thư viện thông tin, dữ liệu quý trong GXD.. 42
3. Chuyển xi măng từ PC30 về PC40 hoặc ngược lại 42
V. CÁC TÌNH HUỐNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ LẬP DỰ TOÁN.. 42
1. Chèn thêm công việc vào giữa các công việc khác. 42
2. Tổng hợp và chênh lệch vật tư lại mà không mất dữ liệu giá cũ. 46
VI. CHUẨN BỊ CÁC THÔNG SỐ VÀ NẠP DỮ LIỆU ĐỂ LẬP DỰ TOÁN.. 46
1. Chuẩn bị các thông số ban đầu. 46
2. Nạp cơ sở dữ liệu cho phần mềm.. 47
VII. VÍ DỤ MINH HỌA SỬ DỤNG GXD ĐỂ LẬP DỰ TOÁN.. 50
1. Dự toán chi phí xây dựng. 50
2. Tính lại giá nhân công. 60
3. Kết xuất giá ca máy. 62
4. Tính giá vật liệu tới hiện trường. 64
5. Các lệnh liên kết chuyển đổi 64
6. Cách mở file hồ sơ dự toán đang làm dở ra làm tiếp. 67
7. Cách copy dữ liệu từ file dự toán khác vào GXD.. 67
8. Bảng tính giá ca máy và bù giá ca máy. 70
9. Trình tự lưu bản dự toán vào ổ cứng và đóng phần mềm.. 74
10. In ấn dự toán. 76
VIII. CÁC ƯU ĐIỂM CỦA PHẦN MỀM DỰ TOÁN GXD.. 76
IX. VỀ PHẦN MỀM VÀ TÁC GIẢ.. 78

SỞ HỮU PHẦN MỀM DỰ TOÁN GXD BẢN QUYỀN
NHẬN SỰ TRỢ GIÚP CỦA TÁC GIẢ TỪ VIỆN KINH TẾ XÂY DỰNG:
- TRỢ GIÚP VỀ CHUYÊN MÔN LẬP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ
- HƯỚNG DẪN CÁC VĂN BẢN THÔNG TƯ, NGHỊ ĐỊNH LIÊN QUAN
- GIẢI ĐÁP VỀ KHỐI LƯỢNG, CÁC NỘI DUNG DỰ TOÁN
- GIẢI ĐÁP VỀ CÁCH ÁP DỤNG, VẬN DỤNG ĐỊNH MỨC, ĐƠN GIÁ
- GIẢI ĐÁP VỀ GIÁ CA MÁY, BÙ GIÁ CA MÁY
- GIẢI ĐÁP VỀ CHI PHÍ CHUNG, THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC
- GIẢI ĐÁP VỀ TRỰC TIẾP PHÍ, CHI PHÍ TRỰC TIẾP KHÁC
- GIẢI ĐÁP VỀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN, CHI PHÍ TƯ VẤN, DỰ PHÒNG PHÍ
- CUNG CẤP ĐẦY ĐỦ DỮ LIỆU
- TRỢ GIÚP KHI GẶP TRỤC TRẶC




Xin đừng ngại liên hệ:
Công ty CP Giá Xây Dựng
Số 10, Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội
Mobi : 0985.099.938 (Ms.Huyền Thanh)
Email : phanmem@giaxaydung.com, dutoanGXD@giaxaydung.com

Cảm ơn nhiều
 

vna

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
8/6/11
Bài viết
322
Điểm thành tích
63
Mình có thắc mắc này mong các bạn giải thích giúp : mình đã thử dùng hai phương pháp lâp dự toán : theo đơn giá địa phương (PP1)và theo đơn giá công trình(pp2). Chắc các bạn cũng thấy pp2 là đơn giản và dễ hiểu hơn cả, và đỡ tốn công sức hơn, cụ thể trong phần nhập giá của hai pp thỳ quy cách nhập đều giống nhau. Vậy ko hiểu tại sao ngta còn sinh ra pp1 làm gì trong khi hai pp đều đk chấp thuận. Và kết quả cuối cùng của 2 pp là khác nhau thỳ bít chọn pp nào cho hợp lý?. PP 2 đã đk chấp thuận thì sinh ra đơn giá các tỉnh để làm gì nữa? Và tại sao đơn giá các tỉnh lại khác nhau về trị số đơn giá nhân công, mtc? Với các tỉnh có chế độ phụ cấp khác nhau thỳ ok rôi, nhưng các tỉnh có phụ cấp giống nhau cũng có đơn giá khác nhau trong khi giá NC 1 bậc cụ thể là chung, định mức cho 1 công tác là chung?
 

thanhloc

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
29/11/07
Bài viết
49
Điểm thành tích
8
Tuổi
45
Anh TA ơi sao trong phần mềm không đưa trọng lượng riêng của gạch vào trong bảng VLHT vậy anh. Em làm công tác xây tường khi tính chi phí vận chuyển phải tự tra khối lượng riêng của gạch chỉ. Anh kiểm tra lại giúp em với nhé
 

duytmd

Thành viên năng động
Tham gia
11/10/09
Bài viết
69
Điểm thành tích
18
Tuổi
44
Anh TA ơi sao trong phần mềm không đưa trọng lượng riêng của gạch vào trong bảng VLHT vậy anh. Em làm công tác xây tường khi tính chi phí vận chuyển phải tự tra khối lượng riêng của gạch chỉ. Anh kiểm tra lại giúp em với nhé
Nếu bạn đã tra trọng lượng riêng của gạch rồi thì bạn vào ổ C/ DUTOANGXD/TDVT bản nhập trọng lượng của loại vật liệu đó vào luôn, sau này cứ thế mà dùng.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Mình có thắc mắc này mong các bạn giải thích giúp : mình đã thử dùng hai phương pháp lâp dự toán : theo đơn giá địa phương (PP1)và theo đơn giá công trình(pp2). Chắc các bạn cũng thấy pp2 là đơn giản và dễ hiểu hơn cả, và đỡ tốn công sức hơn, cụ thể trong phần nhập giá của hai pp thỳ quy cách nhập đều giống nhau. Vậy ko hiểu tại sao ngta còn sinh ra pp1 làm gì trong khi hai pp đều đk chấp thuận. Và kết quả cuối cùng của 2 pp là khác nhau thỳ bít chọn pp nào cho hợp lý?. PP 2 đã đk chấp thuận thì sinh ra đơn giá các tỉnh để làm gì nữa? Và tại sao đơn giá các tỉnh lại khác nhau về trị số đơn giá nhân công, mtc? Với các tỉnh có chế độ phụ cấp khác nhau thỳ ok rôi, nhưng các tỉnh có phụ cấp giống nhau cũng có đơn giá khác nhau trong khi giá NC 1 bậc cụ thể là chung, định mức cho 1 công tác là chung?

Bạn có thể liên tưởng vấn đề sau: Người Miền Bắc nói là chụp ảnh, gọi bố mẹ, đi ra đi vào... Người Miền Nam nói là chụp hình, gọi ba má, đi ra đi vô... Câu hỏi của bạn giống như hỏi: Không hiểu tại sao người ta không gọi thống nhất là chụp ảnh, bố mẹ, đi ra đi vào? Hay giống như một anh chàng yêu một cô mắt chột, để nịnh người yêu anh ta nói: Sao người ta lại cứ phải có 2 mắt nhỉ :D?

Trước tiên phải cải chính lại: Phương pháp 1 có trước chứ không phải có PP2 rồi mới sinh ra PP1. Do lịch sử khi trước không có máy tính, máy in như bây giờ. Người lập dự toán khi đó phải ngồi kẻ bảng, ghi các con số dự toán bằng tay, tính tay. Ở đâu có điều kiện hơn thì có máy chữ để trình bày. Nếu có sai sót hoặc có thay đổi (thay đổi thiết kế chẳng hạn) thì việc viết lại hoặc gõ lại 1 trang là vô cùng khổ sở và mất thời gian. Mà sai một chỗ thì coi như phải làm lại cả hồ sơ dự toán.
Do đó người ta nghĩ ra cách dùng đơn giá tính sẵn làm gốc để tính ra bảng dự toán, sau đó lọc ra các vật liệu để tính bù giá trị còn thiếu (kiểu như kết hợp của phép cộng hay phép nhân), nhân công và máy dùng hệ số điều chỉnh (theo toán học nhân vào tích cũng như nhân vào từng thừa số rồi cộng kết quả lại).
Như vậy, với phương pháp này mỗi khi có thay đổi, chỉ việc in lại bảng bù chênh lệch và bảng tổng hợp dự toán. Đây là phương pháp làm rất thông minh của các cụ nhà ta khi đó và những người thông minh, giỏi toán học sẽ rất dễ hiểu (mà không cần toán cao cấp đâu, kết hợp của phép cộng và phép nhân là kiến thức của lớp 1 và lớp 3 thôi). Sau đó cả một bộ phận xã hội quen phương pháp đó rồi cứ thế làm.
Phương pháp 2, hiện nay các văn bản của Nhà nước, Bộ Xây dựng khuyến khích, nhưng phải có nhờ có máy tính, máy in và bảng tính liên hoàn mới làm tốt được. Nhưng mỗi lần chỉnh sửa 1 đầu việc trong dự toán hoặc trong đơn giá, có thể phải in lại toàn bộ hồ sơ, hoặc phải chọn các trang in để thay thế khá vất vả. Nói chung pp nào cũng có ưu, nhược khác nhau.

Bạn lưu ý là không chỉ riêng những người xây dựng, những người lập dự toán chuyên nghiệp mà cả những người thuộc khối ngành khác: Kinh tế, Tài chính, thậm chí xã hội làm ở các cơ quan kiểm duyệt như Bộ (sở) Kế hoạch đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Ngân hàng... đều làm, thay đổi họ ngay lập tức, cùng lúc là điều khó khăn. Việc bạn nói pp2 hay và đứng ra kêu gọi mọi người theo pp2 cũng giống như bạn đi đường phố Hà Nội hay tp HCM và kêu gọi các cửa hàng và người bán rong đừng lấn chiếm vỉa hè, điểm trông xe đừng xếp xe hết chỗ người đi bộ nữa. Phải có lộ trình.

Tóm lại bạn vna đừng nghe mấy ông "hâm hâm" không hiểu bản chất Kinh tế xây dựng (không học đúng chuyên ngành, không được đào tạo bài bản, căn cứ mấy cái kinh nghiệm ếch ngồi đáy giếng) cứ lớn tiếng kêu gọi bỏ phương pháp 1. Nhưng không hiểu bản chất định giá xây dựng: công trình thi công kéo dài, trải qua nhiều sự biến đổi về giá cả, nhiều người tham gia vào quá trình này, trình độ mặt bằng khác nhau, sử dụng nhiều loại vật tư, vật liệu... Không có phương pháp 1 này thì đến lúc bù, điều chỉnh giá khi thanh quyết toán theo các thời đoạn, các loại hợp đồng thế nào? Có phải ai cũng được đào tạo bài bản hết đâu mà bắt người ta theo 1 cách được?
Tóm lại chuyên nghiệp và giỏi là phải "vũ khí" nào trong tay cũng "chiến đấu" được, sở trường là kiếm, nhưng lúc chiến đấu rơi kiếm vớ được gậy vẫn có thể dùng múa thay côn. Càng biết nhiều phương pháp càng tốt. Đừng cố thay đổi thế giới trong khi sức mình có hạn.

Các tỉnh phải khác nhau về trị số đơn giá nhân công, mtc bởi: Phụ cấp lương khác nhau, nguyên giá máy khác nhau.... nếu phụ cấp giống nhau, hệ số lương giống nhau thì còn có thể khác nhau là làm tròn trong quá trình tính toán, do người tính sai, in ấn chế bản bị sai...
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top