Tổng hợp các loại gạch không nung

ngaphamm

Thành viên năng động
Tham gia
21/8/17
Bài viết
75
Điểm thành tích
6
Tuổi
30
Khái niệm gạch không nung đang ngày càng trở nên phổ biến trong xây dựng tại Việt Nam. Đây là loại gạch được áp dụng công nghệ sản xuất mới, có nhiều ưu điểm và thân thiện với môi trường. Vậy hiện đang có những loại gạch không nung nào? Làm sao để phân biệt các loại gạch này? Chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó ngay sau đây.

Tổng quan về gạch không nung

Gạch không nung (gạch block) được tạo nên từ nguyên liệu gồm hỗn hợp xi măng, đá vụn, cát, sạn sỏi… được ép rắn và để khô tự nhiên, không sử dụng nhiệt để nung. Thực tế chứng minh, gạch không nung có nhiều ưu thế vượt trội so với gạch nung. Đó là cường độ chịu lực cao, khả năng năng chống cháy, cách âm, cách nhiệt khá tốt, thời gian thi công nhanh.

Gạch không nung được chia làm nhiều loại dựa vào nguyên liệu đầu vào, cách thức sản xuất, đặc điểm của viên gạch.

aa-min-3.jpg


Gạch block (Gạch xi măng cốt liệu)

Sản phẩm phổ biến và chủ chốt của gạch không nung là gachk block, hay còn có tên gọi là gạch xi măng cốt liệu. Loại gạch này có khả năng chịu lực trên 80kg/cm2, cao nhất trong số các loại gạch không nung. Đồng thời, có tỉ trọng lớn nhất (trên 1900kg/m3) đối với gạch đặc, tuy nhiên vẫn nhỏ hơn so với gạch nung truyền thống.

Sử dụng gạch xi măng cốt liệu sẽ là xu thế tất yếu, do loại gạch này có khả năng chịu lực tốt hơn hẳn, tăng cường độ chắc chắn cho công trình. Hiện nay, gạch xi măng cốt liệu đang được khuyến khích sử dụng do đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, vừa không gây ô nhiễm môi trường vừa tiết kiệm chi phí xây dựng.
>> Xem thêm: Có nên xây nhà bằng gạch không nung

Gạch không nung tự nhiên, gạch papanh

Gạch không nung papanh được sản xuất từ nguyên liệu: xi măng, xỉ than, vôi bột…được đóng bằng tay hoặc máy với áp suất độ nén thấp. Loại gạch này có độ chịu lực kém, khả năng hút nước cao nên thường được sử dụng để lát vỉa hè, lối đi dạo.

ab-min-2.jpg


Gạch bê tông nhẹ và siêu nhẹ

Trong các loại gạch không nung, có hai loại gạch bê tông nhẹ/siêu nhẹ là gạch bê tông khí chưng áp (AAC) và gạch bê tông bọt. Vật liệu này được sử dụng nhiều ở các công trình dân dụng hoặc sửa chữa nhà ở do đặc điểm rất nhẹ.

Gạch không nung bê tông bọt được sản xuất từ nguyên liệu là xi măng, tro bay, cát mịn kèm phụ gia tạo bọt. Hỗn hợp được đóng khuôn thủ công rồi để khô tự nhiên khoảng 30 ngày. Chính vì phơi khô tự nhiên, cần ánh sáng và độ ẩm phù hợp nên sản phẩm phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết.

Gạch bê tông khí chưng áp AAC hay gạch nhẹ/siêu nhẹ được sản xuất từ xi măng, thạch cao, đá vôi, nước, bột nhôm, cát vàng và chất tạo khí. Hỗn hợp nguyên liệu được trộn đều, khi đó nhôm sẽ phản ứng với vôi, nước tạo thành khí. Sau đó được chuyển vào khuôn tạo hình để cắt hình dạng theo mong muốn, tiếp đến gạch được đưa vào hấp khí chưng áp trong vòng 12 giờ. Tại nồi hấp khí chưng áp Ca(OH)2 sẽ phản ứng với cát thạch anh, tạo ra hydrat silicat canxi có cấu trúc tinh thể cường độ cao. Gạch sau khi ra khỏi nồi hấp có thể sử dụng được luôn.
>> Xem thêm: Bí quyết kinh doanh vật liệu xây dựng thành công

ac-min-1.jpg


Gạch không nung nhẹ, siêu nhẹ có trọng lượng chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 so với gạch đất sét nung. Đồng thời, nó có khả năng cách âm, cách nhiệt và chống cháy rất tốt. Vì bề mặt của viên gạch khá mịn nên sau khi xây xong, thường không phải trát vữa mà có thể bả sơn luôn.

Xét về độ chịu lực, nếu có cùng cường độ chịu lực thì gạch bê tông bọt nặng 1000kg thì gạch bê tông khí chưng áp là 800kg. Hiện gạch bê tông nhẹ và siêu nhẹ được dùng khá nhiều ở các công trình dân dụng, xây nhà riêng hay xây sửa thêm tầng.

Trên đây là thông tin và cách phân biệt các loại gạch không nung cơ bản. Mong rằng bạn sẽ có thêm hiểu biết để lựa chọn được loại gạch xây dựng phù hợp.
Chi tiết tại: https://sonma.vn/phan-biet-cac-loai-gach-khong-nung/
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top