Tự động hóa tra mã hiệu công việc lập dự toán

Đinh Quang Đại

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
5/12/08
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Vấn đề thứ 1:
Trong dự toán: 3 công việc chiếm hết thời gian:
- 1 là tính khối lượng:
- 2 là tra mã hiệu: Mình sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian này rất rất... nhiều.
- 3 là thay đôi tên vật tư khi vận dụng
Các bạn tra mã công việc thế nào? Các bạn mất bao nhiêu bước? Không thuộc mã hiệu nào, bạn tra nhanh được không? Ví dụ:

- Lắp đặt co nhưa D20-15: Ai cũng làm cách sau: Gõ từ khóa kết hợp: Côn nhựa+20: Quá dễ. Bê tông cũng vậy. mác bê tông nó chẵn 100,150,200. Không có mác bê tông 115,215... nên gõ từ khóa nó chính xác ra liền.
- Lắp đặt co nhưa D21-15: Bạn gõ từ khóa thế nào vì ống nhưa tiêu chuẩn ISO-TCVN lằng nhằng gì đó không dùng D20 mà dùng D21, gõ từ khóa D21 không ra. Quay lại gõ 1 từ khóa co nhựa rồi tìm đường kính ống thích hợp.
- Tương tự kích thước nằm giữa 2 loại trong định mức thì sau, ví dụ dây điện rất nhiều đường kính trong khi bộ mã hiệu thì ít phải vận dụng lấy loại kích thước liền kề.
Bạn mất bao nhiêu bước, bao nhiêu thời gian? Phải bạn nào làm chuyên nghiệp thì nhớ mới vận dụng được.

Vấn đề thứ 2: Có hàng chục, hàng trăm loại thì bạn phảilàm từng công việc một? Đặc biệt M&E nhà cao tầng dùng rất nhiều loại đường kính. Nhiều hạng mục mà tách ra thì đến cả trăm, ngàn dòng. Có cách nào lọc các công tác cùng loại (filler trong excel) tạo ra 1 công thức, copy xuống, tất cả các công tác ra luôn mã hiệu, đặc biệt tự động vận dụng kích thước mã hiệu luôn, không quan tâm kích thước đó bao nhiêu, excel tự động vận dụng mã hiệu kích thước liền kề (hàm Vlookup). có hàng ngàn hay hàng triệu dòng thì vì giống nhau chỉ khác kích thước mình dùng lệnh copy excel là 1 cú click cả triệu dòng đó hoàn thành ra mã hiệu.
Bạn nào làm được thì cùng giúp mọi người tiết kiệm thời gian.

Cách giải quyết:
Cách làm của mình khắc phục được 2 vấn đề trên: Sau khi đọc xong bạn nào có cách tra mã hiệu nhanh hơn và khắc phục 2 vấn đề trên thì bổ sung nhé. Ở đây mình trình cách của mình. Các bước mình sẽ trình bày rõ lại như sau, hy vọng cùng nhau tiết kiệm thời gian, 3 năm nay mình không còn làm dự toán nữa và chắc chẳng bao giờ làm nữa.
Bước 1. (Chỉ là duy nhất 1 lần trong đời. 1 người làm người khác sử dụng cũng được, lười thì sử dụng luôn của mình): tạo bộ mã hiệu mới :
Trước tiên, mình tạo ra bộ mã hiệu mới, làm sao mình có thể tạo ra được, thời gian đâu mà làm, có rồi rảnh đâu tạo lại. các bạn kiên nhẫn đọc hết bài viết. Nếu theo cách sau, bạn chỉ mất 1 ngày. Tại sao làm được? Đó là nhờ Excel có lệnh copy công thức cho hàng loạt. nếu được, mọi người cùng dùng chung 1 bộ mã hiệu mới với cách đặt tên rất dễ hiểu, ai cũng dùng được. Đặc biệt các bạn mới có thể nhớ rất nhanh cách dùng bộ mã hiệu mới. Còn 1 công dụng nữa là tra mã hiệu tự động trình bày phía sau :

Xem hình mình họa tạo mã hiệu mới trên mã hiệu gốc. Có các dòng ghi chú, giải thích, các bạn đọc kỹ thêm.

Buoc 1-  tao bo ma hieu moi 1.jpg

Rất đơn giản: NoiPvc20, OPrr32, CoStk25 là hiểu rồi, không như bộ mã hiệu của nhà nước: đuôi 1 là D15, 2 là D21. 3 là D27: làm sao nhớ được. ở đây thấy 20 là D20, thấy 27 là D27, O là ống, Noi là măng xông nối, STK là sắt tráng kẽm..... rất dễ hiểu, dễ nhớ.

Lưu ý: Chỉ cần tạo công thức 1 dòng đầu tiên, hàng chục dòng phía sau chỉ cần 1 cú click chuột copy là ta xong bảng. bạn nào rành Excel làm rất nhanh. Mình có ghi chú công thức áp dụng luôn trong hình, có nhiều cách để lọc từ khóa đường kính, chủng loại trong tên công việc, tùy mỗi bạn phải linh động có cách khác nhau.

Bạn nào hiểu và rành Excel sẽ hiểu là tạo bảng mã hiệu mới này rất nhanh. Copy hàng loạt. Chỉ tạo cho công việc hay dùng, nhiều công tác (như ME đủ loại đường kính, chất liệu, phụ kiện..., bê tông thì có dầm, sàn, cột... mác 100,200....), có nhiều loại kích thước.

Theo hình dưới, ra bộ mã hiệu rất dễ nhớ. Không bị trùng lắp. ngắn nhất, ít từ khóa nhất . Bạn xem trong youtube thấy 1 ví dụ đặt tên. Bạn có thể đặt kiểu khác. Chỉ là duy nhất 1 lần trong đời. 1 người làm người khác sử dụng cũng được, lười thì sử dụng luôn của mình Mục đích làm gì sang bước 2 sẽ hiểu.

Bước 2: Gán mã hiệu mới cho công việc dự toán thực tế, tương tự bước 1, đơn giản.

Bây giờ bạn có n công việc cùng loại (hàng chục, hàng trăm...) sử dụng lệnh lọc filer của Excel tạo ra.
Tương tự như trên bạn tao ra mã hiệu mới cho công việc dự toán theo cách trên. Bạn nào biết Excel rất đơn giản. Vì mình thường copy danh mục công việc này của các bảng thống kê của các bản vẽ về lập dự toán nên cách đặt tên rất đa dạng, các bạn phải biết excel để dùng công thức lọc từ khóa ra mà không phải gõ từng công việc.
Buoc 2- Tao ma hieu moi cho cong viec du toan.jpg
Lưu ý: Không cần quan tâm đường kính, có sao để vậy, không quan tấm kích thước có trùng với trong định mức gốc không. Để Excel tự vận dụng lấy mã hiệu có kích thước phù hợp để vận dụng lấy mã hiệu. Đây mới là ưu điểm.
Như vậy bạn tạo ra mã hiệu cho các công việc với cách đặt tên theo quy định với các đặt tên mã hiệu khi mình lập bảng mã hiệu mới ở bước 1. Các bạn làm không mất nhiều thời gian, vì chỉ cần tạo 1 dòng lệnh chuẩn để lấy từ khóa, rồi copy hạng loạt xuống dưới là xong. Bước 1 đã có hướng dẫn. Xem hình ảnh minh họa.
Như vậy là xong rồi, Bạn chỉ cần 1 giây nũa là sẽ có mã hiệu cũ của bộ đính mức mà phần mềm dự toán hiểu để đưa vào phần mềm dự toán chạy.

Bước 3: Xuất ra mã hiệu cũ để đưa vào phần mềm dự toán
Bây giờ bạn chỉ cần tạo ra 1 hàm Vlookup mã hiệu công việc vừa được tạo ra lên trên dữ liệu ở bước 1. Lệnh này không thay đổi nên chỉ cần làm duy nhất 1 lần trong đời, xem như bước 3 này không tính vào thời gian.
1 cú click chuột, Bạn copy hàng loạt xuống. bạn ra toàn bộ mã hiệu của các công tác trong bản dự toán thực tế theo mã hiệu mới và mã hiệu cũ. Dù kích thước có trùng với trong định mức gốc hay không nó tự động vận dung cho mình.
Bước 1 bạn chỉ làm 1 lần trong đời, không tính thời gian, Bước 3 cũng vậy. Chỉ làm bước 2: theo bạn bạn mất bao nhiêu thời gian để tra ra mã hiệu, 1 công tác cũng mất 1 cú lick, 100. 1000 công tác cũng chỉ trong 1 cú click chuột đó.
Sau đó, copy bảng công việc có mã hiệu cũ vào, đưa vào phần mềm dự toán chạy. Nguyên bước 3 này không tính thời gian vì lệnh lập ra 1 lần dùng cả đời, bạn có ngay mã hiệu củ của công việc để đưa vào dự toán.

Bạn tin làm được không? Chỉ cần làm bước 2 không mất nhiều thời gian vì mình copy được mà mình ra được hàng loạt mã hiệu công việc trong 1 cái click chuột.
Tôi đã làm được. Bạn thấy rất rối. Nhưng bước 1, bước 3 chỉ làm 1 lần duy nhất. Nếu lười dùng luôn dữ liệu của tôi. Thực chất chỉ làm bước 2, bạn ra được kết quả cho dù có là hàng trăm, hàng ngàn công tác nếu cùng loại thì chỉ cần 1 cái Click chuột.
Bạn nào làm nhanh hơn được Excel, nếu ít công việc, bạn nhớ mã hiệu bạn làm nhanh hơn, nhưng nếu công việc cùng loại mà nhiều thì sao bạn nhanh hơn được excel. theo bạn. mất bao nhiêu thời gian.
Điểm mạnh nữa là bạn sẽ tránh được sai sót do hàm tự làm, đỡ áp lực đỡ nên tránh sai sót do thao tác.

Lưu ý: các công việc ít gặp, mình không tạo mã hiệu mới thì không tra tự động ra được, mình phải vận dụng thủ công. Còn nếu rảnh thì đặt hết mã hiệu mới thì sẽ tự ra luôn. Các bạn tự biết để lọc. Nếu các công việc cùng loại nằm nhiều vị trí hạng mục khác nhau, bạn phải dùng hàm lọc filler để cùng đưa về 1 lần để copy từ khóa mới nhanh. Nếu không thì gõ từ khỏa ở từng dòng ơ các hạng mục khác nhau thì lại lâu hơn dùng thủ công.

Mấu chốt công thức ở bước 3: Dù lập 1 lần sẽ dùng cả đời nên rất quan trọng . Mình sẽ gửi file mẫu của hàm Vlookup để tự tra ra của bước 3 và hướng dẫn. Lập 1 lần dùng cả đời. các bạn nào có gì thắc mắc cứ trao đổi thêm. Có cách hay hơn thì cùng học hỏi.

Các bạn xem youtube: Thấy dài nhưng chỉ để giải thích, còn lấy được từ khóa xem như xong việc tra mã rất nhanh. Các bạn phải biết dùng hàm để copy từ khóa từ tên công việc mới nhanh. Làm nhiều sẽ có kinh nghiệm để tìm ra mẫu số chung. Thời gian tôi làm dự toán khoản 3 năm. Từ nay về sau có lẻ không làm nũa nên không có nhiều kinh nghiệm.

Bạn lưu ý như sau để làm nhanh, nếu không chậm hơn thủ công:
- Lọc gom các công tác cùng loại để copy từ khóa cho nhanh. Gom 10 dự toán vào 1 lần để tra. Càng nhiều càng có nhiều công tác cùng loại. Càng phát huy tác dụng.
- Biết dùng hàm để trích từ khóa từ trong tên công việc rồi copy. Hạn chế gõ từng dòng. Đặc biệt kích thước. Vật liệu, cấu kiện thì dễ lấy tư khóa hơn kich thước
- Đặt mã hiệu ngắn gọn, ít từ khóa nhất, duy nhất, dễ nhớ.

Xem file đình kèm và video minh hoa
 

File đính kèm

  • Tra don gia- Xay dung damdahoiregina.xls
    861 KB · Đọc: 589

Đinh Quang Đại

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
5/12/08
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Các bạn lưu ý như sau:
Bước 1: Khai báo bộ mã hiệu mới vào sheet Data 2 (DT). Thấy nhóm công việc nào nhiều thì khai báo, đặt từ khóa sao cho duy nhất, ngắn gon, dễ nhớ, dùng hàm để trích từ khóa ra nhanh vì dựa vào bộ tiêu chuẩn nên cách đặt tên chuẩn, thống nhất có quy tắc.
Bước 2: Đưa nhóm vào khai báo phạm vi VÙNG CHỌN 1 nếu là loại có kích thước để Excel áp vận dụng kích thước liền kề. loại nào không có kích thước vận dụng thì không khai báo.
Bước 1 và 2 chỉ làm 1 lần duy nhất, sử dụng mãi về sau: Sử dụng luôn mẫu của mình cũng được.

Bước 3: Copy danh mục dự toán vào Sheet Tramahieu, đưa 1 lúc càng nhiều dự toán vào để lọc ra công tác cùng loại mới nhiều, mới phát huy hiệu quả, lọc nhóm cùng loại, nhập từ khóa cho trùng với nguyên tắc bên Bộ mã hiệu đã lập. Bạn copy tên công việc vào nhiều cột để lọc nhiều từ khóa như Ống + PVC + nối : là tất cả các công tác nối ống nhựa hiện ra: bạn nhập từ khóa dòng đầu tiên, xong copy, thế là toàn bộ công tác xong.
Bảng tính tự tọ ra kết quả là 1 hàm nhưng ở dạng text. bạn copy value qua cột kết quả, nhấn F2 + Enter để cho biến thành hàm chạy ra kết quả. Công tác nào ít quá không cần nhập, qua phần mềm dự toán tra ra. Chủ yếu là M&E. số lượng công tác nhiều, lại không có dùng dự toán mẫu được. Phần xây dựng thì có thể dùng bộ mẫu: ví dụ theo thứ tư bê tông cột, dầm, sàn công trình nào cũng như nhau, lấy dự toán khác sửa khối lượng lại. Nhưng M&E không có, phụ thuộc vào bảng thống kê của thiết kế. Không có mẫu được do đường kính thay đổi. mà lại rất nhiều. nên áp dụng được phần này.

Để lấy từ khóa nhanh trong tên công việc phải biết hàm giỏi. Nếu như tất cả các anh em xây dựng thống nhất được cách đặt tên từ lúc thiết kế làm bảng thống kê thì lấy dễ. hiện nay môi người đặt tên một kiểu nên phải linh động lập hàm trích mã hiệu.

Các bạn vào bước 3 làm luôn: copy và paste value cột K vào cột L. nhấn F2 và enter để ra lệnh kiểm tra luôn: Vì mình viết text để tạo ra 1 hàm, nhưng nó vẫn là text, du kết quả nó ra là hàm. Tự đổi từ khóa sang vạt liệu khác, đường kính khác xem nó có tự vận dụng loại đường kính liền kề không.
Nên phải chuyển đổi bước này. Bạn nào biết cách mà có hàm chuyển tự động, không cần nhấn F2 Enter thì tốt quá.
File các bạn chỉ nhập vào vùng chữ màu đỏ, còn lại là hàm của bảng tính, đừng sữa chữa.
Mọi người áp dụng nếu có gì không hiểu cứ comment, mình sẽ giải thích. Mình lập cách đây 3 năm, đưa lên diễn đàn không ai hưởng ứng, Bỏ từ đó đến giờ không đụng đến dự toán nũa. Giờ mấy hàm đó cũng đơn giản nhưng quên mất tiêu. Ai giỏi excel hiểu thôi. cũng chỉ có khoảng 10 hàm.
Các bạn xem thêm youtube cách làm : Đơn giản thôi : Bạn thấy trong youtube mình để mỗi nhóm loại công việc ít đầu việc mà để nhiều nhóm loại để kiểm tra nên bạn thấy thời gian nhập từ khóa nhiều, nên nếu công việc ít quá không nên dùng vì nhập từ khóa lâu hơn tra thủ công. Thực tế mỗi nhóm đầu việc có rất nhiều công việc cùng loai. Lúc đó bạn copy công thức lấy từ khóa bạn sẽ thấy rất nhanh.

Với cách làm này, các bạn cứ như robot, nhập từ khóa vào, không cần quan tầm gì cả, excel tự tra mã hiệu vận dụng. Không cần suy nghĩ, rất nhẹ nhàng.
 

Đinh Quang Đại

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
5/12/08
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
iếp tục chủ đề tự động, nhanh chóng, vân dụng Excel hỗ trợ công việc.
Chia sẽ tiếp phần đổi tên vật tư hàng loạt:

Khi chạy phần mềm dự toán, phần lớn là mình vận dụng mã hiệu, nên khi chạy ra bảng phân tích vật tư, tên vật tư không trùng với tên vật tư trong dự toán. Nó dùng tên vật tư gốc.
Ví dụ : Ap dụng mã hiệu Đường kính dây điện trong bộ định mức tối đa là 70. Nhưng thực tế đường kính D>70 rất nhiều, mình vận dụng mã hiệu D70 hết. Lúc đó, bảng phân loại vật tư, bạn phải chỉnh tên vật tư thành tên vật tư đương kính lớn cho phù hợp.
Ví dụ: mình áp dụng định mức côn D40 cho vật tư là lắp đặt Co 42-27, 42-21. Vật tư chạy ra là công D40, Vậy vật tư mình phải sửa tên thành Co 42-27 để qua bảng tổng hợp vật tư mình có đúng chủng loại vật tư và áp giá.
Tương tự như trên, các công tác này rất nhiều, bạn phải sửa tên từng công việc hay sao. Bạn biết có bao nhiêu công việc phải sửa tên không. rất, rất nhiều.
Có cách thay đổi tên vật tư hàng loạt, không phải thay đổi từng công việc. Copy ra hàng loạt, chỉ 1 cái click chuột, đúng tên vật tư của công việc.
Tôi làm được.
Bạn xem youtube cách làm.
bạn nào có cách làm nhanh hơn, cùng trao đổi thảo luận nhé.
Mình sẽ gửi file lên sau khi hiệu chỉnh, để mấy năm rồi không dùng, để lục lại. Lưu ý tong youtube: Dự toán chạy mới hoàn toàn. Vân dụng mã hiệu côn nhưa cho nối giảm: Khi chạy ra phâ tích vật tư, ban đầu đều tên vật tư là công nhựa. Chỉ 1 clich chuôt. Vật tư tự đổ thành tên vật tư trong coogn viêc. Bạn qua bảng tổng hợp vật tư thấy tên vật tư đã được vận dụng. Cuối đoạn có chèn thêm công việc gốc không điều chỉnh, tên vật tư trong phân tích định mức và tông hợp vật tư giữ nguyên như bộ gốc. Có hàng trăm, hàng ngàn công việc thì cũng thay xong tên trong 1 cú lick chuột.
bạn làm hằng ngày như thế nào.


 

Đinh Quang Đại

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
5/12/08
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Về cách thay tên vật tư hàng loạt.
Đầu tiên các bạn thấy khi chạy ra bảng phân tích vật tư, dòng vật tư chính cần thay luôn luôn là dòng kế tiếp hoặc nếu chèn vào phân loai nhóm vật tư chính, vật tư phụ, nhân công, máy thì nó nằm cách tên công việc 1 dòng thuộc nhóm vật tư chính ngay dưới chữ vật liệu. Tùy thuộc vào từng loại phần mềm dự toán. Nhưng đều có 1 nguyên tắc trình bày thống nhất nhau của riêng phần mềm dự toán. Mình cần biết để tìm ra quy tắc chung để dùng lệnh thay thế. Phần vật tư phụ mình không làm được vì không có nguyên tắc chung trên. Vì không biết nó nằm ở đâu. 1 công việc có nhiều vật tư phụ, nên không có nguyên tắc.
Thứ 2 là : sau khi bạn chạy ra bảng phân tích vật tư, cột tên vật tư, tên công việc nó là giá trị không thay đổi, ý là nó không phải lấy link từ sheet khác ra mà chỉ có sheet tonghopvattu lấy dữ liệu từ nó. Nó chỉ là giá trị nhập tay. Không phải được lấy từ chỗ khác bằng công thức.
Từ đó, mình mới có suy nghĩ là thay nguyên dữ liệu nguyên cột Tên vật liệu mà việc này không ảnh hưởng đến toàn bộ file dự toán. Vì nếu không có tính chất thứ 2. mình thay nó sẽ nhảy dữ liệu, nhưng ở đây không link nên không nhảy dự liệu.
Vậy, mình lập 1 hàm để sao cho nó chỉ thay đổi giá tri của dòng vật tư chính (dòng thứ 2, hoặc thứ 3, 4 nếu nó có thêm tiêu đồ nhóm vật tư chính.. tùy theo loại phần mềm). Ví dụ hàm : nếu phía trên nó ghi là vật liệu hoặc nếu bên trái và bên trên nó có giá tri mà không phải là ô trống (chính là mã hiệu công việc hoặc số thứ tự...) thì thay thế dòng đó, còn không thì lấy giá trị của chính nó. tùy theo mỗi bạn thấy nguyên tắc thế nào thì lập ra hàm. Sao cho có nguyên tắc và duy nhất. Nó không lấy lộn xộn. Như vậy, nó sẽ thay đổi tại dòng vật liệu chính giữ nguyên phần còn lại từ tên công việc, vật tư phụ, nhân công, máy.... Vậy thay thế bằng cái gì. Thay thế bằng tên vật tư chính vận dụng. Tên này làm cách nào exel lấy ở đâu ra sao cho đúng vật tư của tên cong việc. Mình sẽ trình bày ở bước hai. Mình copy hoàng loạt từ trên xuống, thế là mình có 1 cột tương tự cột tên vật tư nhưng đã thay đổi dòng vật tư chính. Nhưng là hàm. Mình copy paste value vào cột tên vật tư ban đầu. Nó sẽ thành cột vật tư ban đầu chỉ khác là giá tri dòng vật tư chính đã thay đổi theo đúng tên vật tư vận dung. Vậy là mình đã thay thế xong tất cả vật tư chính bằng vật tư vận dụng phù hợp chỉ bằng 1 lệnh copy.
Ví dụ thay bê tông mac 400 của định mức bằng be tông mắc 400 chống thấm theo thực tế. Thay ống nhựa PRR D27 cho D25 của bộ định mức.....
Sau đó, mình sang bảng tổng hợp vật tư chạy, sẽ không thấy vật tư gốc mà thay bằng đúng tên vật tư vận dụng.
Để làm được thay tên vật tư này là do phần mềm dự toán giờ đã rất hay. Sau này mình có chèn thêm công việc phát sinh, hay bỏ bớt công việc, phần mềm dự toán sẽ chạy cái phát sinh này mà không chạy lại từ đầu, thay tên vật tư đã vận dụng thành tên vật tư gốc. Mà nếu có thay mình cũng chỉ 1 click chuột thay lại như cũ hàng loạt, không cần phải thay tên từng dòng.
Tạo bảng tên vật tư chính : Ở đây sẽ mất thời gian tạo ra 1 cột vật tư chính bên cạnh công việc trong sheet dutoan. Cùng phải mất thời gian tạo bảng tên vật tư chính này như các thông thường nhưng mình có thể dùng copy, nên tạo nhanh hơn các bạn thay từng công việc trong bảng phantichvattu. Đó la cách bạn tạo thủ công. Nếu biết cách vận dụng trong tramahieu, các bạn thay các từ khóa bằng các từ đầy dủ nghĩa là các bạn có tên vật tư : Ví dụ: Opvc20 thì excel tự thay bằng : Ống nhựa PVC đường kính 20. vậy là bạn có sẵn tên vật tư chính rồi. 1 công đôi việc.chỉ cần 1 công thức là copy hàng loạt. Cũng như trên, dùng lệnh copy nên có tên vật tư chính hàng loạt. Tuy nhiên, từ khóa trong bảng cũ trong tramahieu không đũ vì mình lấy từ khóa theo tên gốc, phải thêm 1,2 cột nũa. Vì dụ : Co D27/21 khi mình tra mã hiệu, mình chỉ cần từ khóa đường kình lớn là 27 để biết vận dụng là mã hiệu D liền kề 25. Nhưng vật tư ở đây là có 2 thông số. mình phải thêm 1 cột thông số : 21. Rất đơn, giản. Mình cũng có ngay 1 tên vật tư chính chính xác. Thông thường, tên công việc cũng chính là tên vật tư. Ví dụ không ai ghi tên công việc là: Cung cấp lắp đặt co nhựa PPR D27-21. chúng ta copy trong bảng tổng hợp vật tư là : Co D27-21 là mình hiểu tên công việc rồi. Nó là tên vật tư luôn. Tuy nhiên. để tự động áp giá vật tư trong thư việc thì đặt lại tên theo chuẩn.

Các Bạn xem youtube ở trên sẽ thấy và hiểu ý tưởng của tôi. Các bạn để ý sẽ thấy 1 động tác dán value vào cột tên vật tư, nó thay luôn vị trí dòng vật tư chính này ngay sau khi paste, rồi chuyển qua bước tổng hợp vật tư. Trong đó, không có loại không thay vật tư để minh họa, nhung mình đã có trong hàm rồi.


Với các công việc không thay vật tư. sử dụng lại vật tư gốc. Trong hàm cũng đã có bao gồm. Mình lồng hàm if vào. Hàm: Nếu bên cạnh dòng tên công việc trong sheet dutoan không có tên vật tư, thì không thay. Nếu có thì thay bằng tên vật tư đó. Mình gỏi file mẫu lên bạn sẽ thấy viêc này. Mình lương hết các trường hợp có thể xảy ra. Lồng nhiều hàm if vào. Để đỡ phức tạp. lồng nhiều quá đọc xong không hiểu luôn, sẽ thêm cột , dòng trung gian. Lệnh trong 1 công thức sẽ ít đi nhưng lại nhiều dòng lệnh trung gian. Mình không biết viết lập trình nên cứ thủ công mà làm. Bạn nào lồng được lệnh cứ lồng vào.

Mình làm xong file mẫu và gởi giải thích công thức trên file cho các bạn dễ hiểu. tất nhiên, các bạn có thể dùng hàm khác theo nguyên tắc ở trên. Không cần phải theo mình.
Cũng như hàm vlookup tra mã hiệu vận dụng, nó lấy công tác liền kề phía dưới : ví dụ định mức có kích thước 100 và 200. nếu dưới 200 áp dụng mã 100, như vậy kích thước 199 gần 200 hơn lại áp dụng mã 100 thì không hợp lý. Vậy bạn chèn thêm mã hiệu hoặc sữa bộ định nghĩa là 150-250-350 mà không lấy kích thước gốc 100-200-300. Như vậy trên 150 gần 200 thì lấy 200, dưới 150 gần 100 lấy mã 100. Đều làm được hết. Bạn nào giỏi thì viết code. mình dùng thủ công vì khoogn biết lập trình.

Đính kèm file
 

File đính kèm

  • Du toan mau thay ten vat tu sau khi thay ten damdahoiregina.xlsm
    1 MB · Đọc: 401
  • Du toan mau thay ten vat tu, chưa thay ten damdahoiregina.xlsm
    1 MB · Đọc: 413
Chỉnh sửa cuối:

Đinh Quang Đại

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
5/12/08
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Đính kèm gởi các bạn file chứa công thức để thay tên vật tư hàng loạt như ở trên. Mình phải làm lại từ đầu, file cũ đâu mất rồi.
File 1: dã tạo ra công thức nhưng chưa Copy paste value vào cột mã vật tư và tên vật tư cũ, nên bảng tổng hợp giá trị vật tư vẫn dùng vật tư cũ.
File 2: đã copy dán 2 cột mã hiệu vật tư và tên vật tư đã được thay vào cột cũ (BS, BT vào thay Cột D và E). nên bảng tỏng hợp vật tư ra tên vật tư theo cái mới.

Lưu ý: các bạn chỉ làm thủ công 1 lần duy nhất là để tên vật tư cần thay thế vào dòng tên công việc cần thay thê trong sheet dutoan tại cột BR. Nếu bỏ trông, công thức tự hiểu đó công việc đó là mình không thay mà sử dụng tên vật tư cũ. còn lại chỉ là 1 cái lick copy là tên vật tư thay toàn bộ bảng dự toán. bạn nào giỏi excel, lúc tra mã hiệu dựa vào đó tạo sẵn cột tên vật tư luôn. Nhưng thông thường tên vật tư trùng tên công việc vì trong M&E mình copy bảng thống kế vật tư vào. nên nó là tên vật tư luôn.
Mình còn tạo sẵn mã hiệu tư mới cho vât liệu mới, phòng trường hợp phần mềm dự toán tổng hợp vật tư theo mã hiệu mà không sum theo tên vật tư. Mình đã thực tế sử dụng nên đã lường hết các trường hợp. mã vật tư mới đơn giản là nối tên vật tư với mã hiệu công việc. bạn có thể nối cách khác, nguyên sao nó tạo ra mã hiệu duy nhất, không bị khác tên mà cùng mã hiệu vật tư thì excel không biết lấy tên nào( trường hợp tổng hợp theo mã hiệu vật tư, tổng hợp theo tên thì không sao ) , còn cùng tên mà khác mã hiệu vẫn ok. Lúc đó, tên vật tư trong bảng tổng hợp sẽ lặp lại 2 lần. Hoặc là mình xử lý xem mã hiệu khác chỗ nào mà cùng tên 2 mã hiệu, hoặc để luôn cũng được. vì mình chưa hệ thống nên đặt mã hiệu vật tư theo kiểu không cần lặp lại, nếu đặt theo hệ thống thì mình có bảng mã hiệu vật tư tương ứng với tên vật tư thì mình làm luôn mã vật tư cho đồng bộ,
Với phần mềm khác. vị trí cột thay đổi, bạn phải hiệu chỉnh lại công thức. CÙng phần mêm dự toán mà phiên bản mới làm thay đổi vị trí thứ tự cột, mình phải sửa tới sửa lui. Chỉ cần các bạn biết nguyên lý thì phần form của phần mềm dự toán nào bạn cũng dùng được

Bạn nào làm nhanh hơn, xin cùng trao đổi. theo tôi biết thì mọi người cứ roll chuột từ trên xuống dưới trong sheet phantichvattu, rồi đến công việc nào cần thay thì thay từng dòng 1. Phương pháp mới này cũng phải nhập từng tên vật tư bên cạnh dòng công việc làn lượt từng dòng 1, nhưng trong sheet dutoan nó cô động nên mình dễ quản lý, và mình copy được tên vật tư cho nhũng loại mình lấy được công thức chung cho nhóm công việc cùng loại.
Bạn xem them youtube để hiểu. File excel mình đã có ghi chú.
 

Đinh Quang Đại

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
5/12/08
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Gởi lại file tra mã hiệu có giải thích cách làm:
bạn nào lập trình được thì hay quá.
 

dutoansu

Thành viên năng động
Tham gia
4/7/16
Bài viết
67
Điểm thành tích
16
Tuổi
40
Tks bạn, bài viết rất dài, rất tâm huyết và có ích cho các bạn muốn ứng dụng exel vào công việc lập dự toán, Nhưng hiện nay mình sử dụng pm dự toán GXD thì việc sử dụng mã hay tùy biến mã hiệu công việc theo ý mình rất đơn giản, chỉ mất vài cái click chuột thôi mà.
 

Đinh Quang Đại

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
5/12/08
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Tks bạn, bài viết rất dài, rất tâm huyết và có ích cho các bạn muốn ứng dụng exel vào công việc lập dự toán, Nhưng hiện nay mình sử dụng pm dự toán GXD thì việc sử dụng mã hay tùy biến mã hiệu công việc theo ý mình rất đơn giản, chỉ mất vài cái click chuột thôi mà.

Đúng rồi, ở trên tôi cũng nói Phần mềm dự toán bây giờ có tính năng rồi. Nhưng có 2 vấn đề phần mềm dự toán này làm như thế nào: 3 năm nay mình không làm dự toán không biết nó thay đổi gì không.

Thứ 1: Khi gõ từ khóa trong phần mềm dự toán: ví dụ đỊnh mức có 2 giới hạn kích thước chuẩn là 100 và 200, 300, trong khi dự toán thực tế kích thước 101 đến 199, 201 đến 299. ví dụ ống đường kính chuẩn là 25, thức tế bảng thống kê đường kính ống là 27 không phải 25 do dùng theo tiêu chuẩn ISO/TCVN gì đó. Gõ từ khóa 199 phần mềm tự động tra ra được mã hiệu không, Vì phần mềm dự toán có cải tiến khi so sánh từ khóa không cần gõ đúng dấu với gốc vẫn tra ra nhưng kích thước thì gõ đúng từ khóa nó mới ra. Hay bây giờ phần mềm tra ra được rồi dù gõ từ khóa kich thước nó không khớp. Bảng tính excel giúp mình tự tra ra luôn. cứ nhập kích thước từ 101 đến 199. không cần quan tâm định mức có kích thước 199 không. Vấn đề này bạn nào thuộc thì cũng có thể khắc phụ được. ví dụ biết là không có kích thước 27 mà biết luôn là dùng kích thước 25 thì gõ luôn 25 thay vì gõ 27. Biết từ 1 đến 10 tương ứng với đường kính nào thì nhập mã vận dụng luôn. Nhưng tôi lười suy nghĩ nhớ và vận dụng nên nghĩ ra cách trên. Cứ kích thước bao nhiêu, dùng hàm trích kích thước ra bấy nhiêu. Đơn giản. Đỡ nhức đầu.

Thứ 2:
Có vài chục công việc cùng loại nhau, ví dụ cùng 1 loại Co nhựa PVC nhưng có nhiều kích thước khác nhau 27/21, 90/60; 75/25...; phần mềm dự toán tra mã hiệu bạn thao tác bao nhiêu lần; có phải mỗi công việc bạn lại lập lại từ khóa Côn + nhựa.. : Dù các công việc cùng loại giống từ khóa nhưng khác kích thước thì Mỗi kích thước lại gõ từ khóa 1 lần đúng không. tại sao biết từ khóa giống nhau lại không dùng lệnh copy cho nhanh. Mục đích phương pháp này cũng gõ từ khóa giống phần mềm dự toán, nhưng nếu các công việc tương tự thì gõ từ khóa 1 lần, rồi copy hàng loạt xuống. Không phải mỗi công việc gõ 1 lần. Ví dụ : Co, nối, ống.../ vật liệu thì PVC, PRR, STK.... Mỗi loại có hàng chục kích thước. tổ hợp lại có bao nhiêu loại công việc có nhiều công việc con. Cái này trong dự toán M&E rất nhiều, không sử dụng form mẫu như phần xây dựng. Ví dụ xây dụng thì bê tông, thép, ván khuôn... theo tứ tự móng, cột dầm san, Công trình nào cũng như nhau, chẳng cần tra mã hiệu nũa, lấy công trình khác đưa vào. Nhưng ME nó thay đổi, bạn copy từ thống kê vạt tư vào để tra mã hiệu. Công trình này khác công trình khác. Không sử dụng lại mẫu cũ được. Bạn nào thực tế làm mới biết, dự toán M&E nó rất nhiều lại không theo 1 cái chuẩn nào, nó lại nhiều kích thước rất nhức đầu, đọc hoa cả mắt, nhức là nhà cao tầng, nếu bốc khối lượng theo từng tầng để phụ vụ mục đích thanh toán mà không gom lại cả công trình bạn sẽ thấy khối lượng lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Nếu không dùng lệnh copy được thì rất mất nhiều thời gian. Còn nếu chỉ làm mẫu để minh họa, có vài công việc thì gõ cho phần mềm tự tra ra nhanh hơn.


Bảng excel giải quyết 2 vấn đề trên. Cũng gõ từ khóa như nhau. Nhưng khác nhau là với các coogn việc cùng loại thì Copy hàng loạtvận dụng ra mã hiệu luôn không cần quan tâm so sánh kích thước. Thậm chí copy cả công thức lấy ra từ khóa kích thước chứ không phải đến kích thước phải nhập tay. Nó giúp không hoa mắt, tránh sai sot do thao tác nhiều. Không biết phần mềm dự toán giải quyết đến mức độ nào. Nếu giải quyết được rồi thì tôi không cần dùng nũa. Mà thực ra tôi không còn làm dự toán nũa. tôi không phải dân dự toán.

Còn về vấn đề thay mã hiệu vật tư: Có phải bạn vận dụng mã hiệu măng sông nhựa D25 cho Nối nhựa 27/21 đúng không. Khi chạy ra dự toán vật tư nó là là măng sông nhựa D25. Bạn phải sửa tay vật tư lại thành Nối nhựa 27/21 đúng không. AI cũng làm vậy. Vấn đề là có 100, 1.000 công việc như vậy, bạn sửa tay bao nhiêu lần, mất bao nhiêu thời gian. Bạn giúp trả lời câu hỏi này với. nếu dùng cách của tôi, chỉ 1 cái click chuột.
 
Chỉnh sửa cuối:

Đinh Quang Đại

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
5/12/08
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Đỉnh cao tự động hóa thêm trong dự toán là gì ??
Trong dự toán M&E, phàn lớn chũng ta copy bảng thống kê vật tư trong thiết kế vào làm dự toán. Vì vậy, nếu các thiết kế mà thống nhất cách đặt tên vật tư chuẩn, chúng ta không tự gõ từ khóa mà phần mềm dự toán tự tra ra mã hiệu công tác luôn, và biết nó là vật tư để thay thế vật tư chính khi chạy bảng tổng hợp vật tư luôn. Cách lập luận như sau:
Trong tên vật tư luôn có 1 từ khóa để nhận biết nó là kích thước. Ví dụ: Cấu kiện_Chất liệu_Dd1/d2/d3.
Nối pvc D25/21; Ống nhôm D26. Y STK D90/60/25; Đừng đặt ngược lại cấu trúc là: Nối đường kính 25-21 bằng sắt tráng kẽm nhé.

Vậy, suy nghĩ phương án lập trình như sau:

Bước 1: Tạo thư viện gồm tên cấu kiện và vật liệu từ những tên thường dung sao cho tên này đủ ý nghĩa để thiết kế thống kê:

Bước 2: Tìm từ khóa kích thước.

Bước 3: Chọn vùng giới hạn để Lookup.



Như vậy là phần mềm dự toán tự động hoàn toàn. Chẳng cần nhập từ khóa luôn. Tất nhiên, những loại không có trong thư viện làm thủ công. Thường là phần xây dựng bê tông, cofa, cốt thép lấy dự án khác chép vô. Công trình nào cũng như công trình nào.
Bạn nào lập trình viết được không.

Điều kiện là làm sao tất cả thiết kế phải đặt tên thống kê vật tư theo chuẩn để làm giảm thư viện gốc. mỗi người đặt tên 1 kiểu là chết. Ví dụ sau chữ D mà có khoảng trắng hoặc sau ký tự / của kích thước thứ 2 có khoảng trắng thì rất nhiều tổ hợp, làm thư viện quá nhiều không chạy nổi. Miền Bắc 1 kiểu, miền Nam 1 kiểu thì hỏng. Nếu không, cỡ máy chủ google mới đủ mạnh để lưu trữ và tìm kiếm. ưu điểm của ý tưởng là liên quan đến vấn đề kỹ thuật liên quan đến 1 cộng đồng kỹ sư nhỏ, có tiêu chuẩn và hiệp hội nên dễ dàng hơn.

Đó là suy nghĩ của tôi. Hy vọng bạn nào làm được.
 
Chỉnh sửa cuối:

dutoansu

Thành viên năng động
Tham gia
4/7/16
Bài viết
67
Điểm thành tích
16
Tuổi
40
Mình thấy vấn đề bạn hướng tới để giải quyết nó khá là đơn giản và không cần thiết phải cầu kỳ đến vậy mà. Dự toán ME thường hay phải sửa đồi tên vật tư nhất. Tinh thần khi vận dụng mã dự toán không như bạn đang trình bày mà chủ yếu vận dụng linh hoạt từ các mã hiệu cơ bản trong bộ định mức để áp dụng cho phù hợp với thiết kế của công trình mình đang lập dự toán là chính. Theo như ý của bạn chủ yếu hướng tới vấn đề tự động hóa khi lập dự toán, tuy nhiên để tự động hóa được thì cơ sở dữ liệu mình đưa vào phải có thì mới tự động được.
 

Đinh Quang Đại

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
5/12/08
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Nếu thực hiện được, công việc của người làm dự toán chỉ còn mỗi 1 việc. Copy bảng thống kê vật tự ME vào phần mềm , rồi bạn sẽ làm gì. nếu thực hiện theo ý tưởng của tôi. Bạn chỉ còn mỗi việc in dự toán đi nộp.
Bạn có muốn rườm ra 1 lần để được như vậy không. rườm ra là đối với người viết phần mềm phải giải quyết. còn người sủ dụng phần mềm ngồi không, in dự toán đi noppj thôi. Phần mềm làm hết rồi.


Dự toán rất nhiều công việc. nếu không sử dụng được tính năng copy, thì chăm chỉ làm từng dòng nhé. bạn biết dự toán bao nhiêu công việc rồi đấy. Giống như trước khi có phần mềm dụ toán, cứ mỗi công việc lại đi tra PTVT. Bây giờ phần mềm loookup ra sẵn cho toàn bộ các công việc, nếu kg có ý tưởng này, không ai đi viết phần mềm.
Ý tưởng của tôi là phần công việc còn lại cũng được phần mềm làm giống tự động như vậy. Không chỉ gồm những việc như hiện nay.

Nếu làm được như vậy, phần mềm bạn theo được cách mạng công nghệ lần 4 rồi đấy .
Bạn lo cơ sở dữ liệu phải đưa vào, Thực ra các phần mềm đều đã có cơ sở dữ liệu: Ví dụ chỉ cần gõ tên công việc không cần đúng dấu, phần mềm đã tra ra những công việc có tư khóa đó rồi. Rất thông minh. Đã làm được rồi.
Mình bước thêm 1 bước nũa là thay vì mình nhập từ khóa thủ công , rồi vận dụng kích thước thì copy và để Excel tự lookup vận dụng mã.

Đến đây thực tế đã làm được.
Thêm 1 bước nữa, phần mềm tự trích ra từ khóa rồi tự so sánh. Người viết lập trình làm được thôi.

Lúc đó, người lập dự toán rất nhàn. Chỉ còn bóc khối lượng. Mà hiện nay BIM đã ra sẵn khối lượng từ bản vẽ. Người ta đã tự động đến đấy rồi. Làm sao hạn chế đi chăm chỉ tính tay từng công việc. hãy làm việc sáng tạo. Đều xong công việc cả, nhưng hiệu quả khác nhau
 
Chỉnh sửa cuối:

Đinh Quang Đại

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
5/12/08
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Mình thấy vấn đề bạn hướng tới để giải quyết nó khá là đơn giản và không cần thiết phải cầu kỳ đến vậy mà. Dự toán ME thường hay phải sửa đồi tên vật tư nhất. Tinh thần khi vận dụng mã dự toán không như bạn đang trình bày mà chủ yếu vận dụng linh hoạt từ các mã hiệu cơ bản trong bộ định mức để áp dụng cho phù hợp với thiết kế của công trình mình đang lập dự toán là chính. Theo như ý của bạn chủ yếu hướng tới vấn đề tự động hóa khi lập dự toán, tuy nhiên để tự động hóa được thì cơ sở dữ liệu mình đưa vào phải có thì mới tự động được.



Không biết bạn hiểu hết ý tưởng chưa. Thực ra nhìn lượt tải file thì biết ít người hiểu ý tưởng này.. Bạn thử làm trình tự dự toán mẫu. dự toán thật sự lên đấn vài trăm công việc, bạn sẽ thấy. Còn làm minh hoa chức năng của phần mềm thì khác.
 
Chỉnh sửa cuối:

Đinh Quang Đại

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
5/12/08
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Tôi đã hoàn thành khung sườn các câu lệnh rồi. Cuối tuần rảnh gút lại. Hy vọng qua tuần sẽ demo cho mọi người xem. Chỉ cần chép vật tư từ thống kê trong thiết kế ME vào. không cần gõ từ khóa, sẽ tự động ra đúng mã hiệu với kích thước đã được vận dụng phù hợp luôn.

Sau đó sẽ hoàn thiện thư viên, và các trường hợp đặt tên kiểu khác để có thể áp dụng nhiều kiểu đặt tên. Còn vật tư nào không nằm trong thư viện thì tra mã hiệu bằng tay thôi. Vì là bản vẽ ký thuật, nên thường mọi người thường thống nhất, Không dị bản nhiều nên lập thư viện bao quát hết cũng dễ. số lượng không có thư viện không nhiều
 

Đinh Quang Đại

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
5/12/08
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Tôi đã làm xong rồi đối với cấu trúc đường ống và phụ kiện các loai. Các bạn chỉ cần copy bảng thống kê vật tư vào, tự tra ra mã:
Ví dụ:
Co PPR D40
Thêm từ vào phía trước và phía sau: lắp đặt co PPR D45/29 hàn bằng nhiệt.
Đổi vật liệu : Co nhựa PVC, co STK, co INox D59
Đổi cấu kiện: Co, lơi, côn, cút , T, Y.
Sau khi đổi thông số kia, đổi tiếp kích thước : Co PPR D44, D50 hoặc D55/25 hoặc D59/25/25 chẳng cần quan tâm đường kính bao nhiêu, phía sau có bao nhiêu kích thước phụ, tự vận dụng đúng mã kích thước chính đầu tiên.

Đều tự động hiểu và tra ra đúng mã hiệu. Không cần làm gì cả

Đang tìm hiểu quay videp lại. Tôi hơi kém khoảng công nghệ. Thậm chí trong hàm tôi copy trên mạng vào, hỏi tôi hàm đó vì sao viết vậy tôi cũng Potay không hiểu luôn, chỉ biết nó đáp ứng đứng yêu cầu nên copy vào. Các bạn học giỏi excel vào giúp ích nhiều hơn, tôi chẳng biết nên làm lâu quá. Tôi sẽ làm video và post video lên facebook các bạn xem nhé. Viết nhiều đọc khó hiểu. Lên video minh họa sẽ hiểu được hết sức mạnh của nó.
bạn nào quan tâm chủ đề hãy cùng like và share giúp nhé

https://www.facebook.com/damdahoiregina/
 
Chỉnh sửa cuối:

Chutmayman

Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
9/10/07
Bài viết
619
Điểm thành tích
93
Website
giaxaydung.vn
Mình thấy vấn đề bạn hướng tới để giải quyết nó khá là đơn giản và không cần thiết phải cầu kỳ đến vậy mà. Dự toán ME thường hay phải sửa đồi tên vật tư nhất. Tinh thần khi vận dụng mã dự toán không như bạn đang trình bày mà chủ yếu vận dụng linh hoạt từ các mã hiệu cơ bản trong bộ định mức để áp dụng cho phù hợp với thiết kế của công trình mình đang lập dự toán là chính. Theo như ý của bạn chủ yếu hướng tới vấn đề tự động hóa khi lập dự toán, tuy nhiên để tự động hóa được thì cơ sở dữ liệu mình đưa vào phải có thì mới tự động được.
Chính vì vậy cần phải chuẩn hoá CSDL đầu vào thì anh em ta mới nhàn được. Khi đó vai trò của hội nghề nghiệp rất quan trọng.
 

Đinh Quang Đại

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
5/12/08
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Mình thấy vấn đề bạn hướng tới để giải quyết nó khá là đơn giản và không cần thiết phải cầu kỳ đến vậy mà. Dự toán ME thường hay phải sửa đồi tên vật tư nhất. Tinh thần khi vận dụng mã dự toán không như bạn đang trình bày mà chủ yếu vận dụng linh hoạt từ các mã hiệu cơ bản trong bộ định mức để áp dụng cho phù hợp với thiết kế của công trình mình đang lập dự toán là chính. Theo như ý của bạn chủ yếu hướng tới vấn đề tự động hóa khi lập dự toán, tuy nhiên để tự động hóa được thì cơ sở dữ liệu mình đưa vào phải có thì mới tự động được.

tuy nhiên để tự động hóa được thì cơ sở dữ liệu mình đưa vào phải có thì mới tự động được.

Dữ liệu mình đưa vào ở đây nhé Bạn.. Các bạn chỉ cần copy bảng thống kê vật tư vào, tự tra ra mã: Không cần gõ từ khóa, không cần làm gì cả. Dữ liệu ở đây là bảng thống kê vật tư.

Đang tìm hiểu quay videp lại. Tôi hơi kém khoảng công nghệ. Thậm chí trong hàm tôi copy trên mạng vào, hỏi tôi hàm đó vì sao viết vậy tôi cũng Potay không hiểu luôn, chỉ biết nó đáp ứng đứng yêu cầu nên copy vào. Các bạn học giỏi excel vào giúp ích nhiều hơn, tôi chẳng biết nên làm lâu quá. Tôi sẽ dùng facebook quay video các bạn xem nhé. Viết nhiều đọc khó hiểu. Lên video minh họa sẽ hiểu được hết sức mạnh của nó.
bạn nào quan tâm chủ đề hãy cùng like và share giúp nhé
Trăm nghe không bằng 1 thấy.
 
Chỉnh sửa cuối:

Đinh Quang Đại

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
5/12/08
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Mình không rành excel viết hàm lâu quá, mấy ngày tìm hiểu mới viết được 1 hàm, đưa lên mạng, 3 giây sau có người viết được. Hay thật.
Mình định bỏ không viết nũa vì mình không làm dụ toán, Nhưng ngứa tay, Mình định tìm hiểu viết thêm cho phần điện,
Bạn nào có mẫu tên công việc phần điện nhà cao tầng cho mình xin với, chủ yếu phần ngắt điện MCB và dây điện là nhiều....

MCB thường gồm các thông số : loại (MCB, MCCB...) - số cực - kích thước Ampe,
Dây điện : Loại dây - số dây - kích thước dây.
Công tắc: loại 1 chiều, 2 chiều - số hạt
Ổ cắm đơn đôi, có kích thước ampe hay không

....

Không biết có quy định gì không: có 30A 2 cực, hay 2 cực 30A, hay 2P-30A.... Kiểu nào là chuẩn, kiểu nào là chuẩn, không thống nhất trình tự gì. các loại vật tư khác cũng bị trường hợp này rồi. Không thể làm được. Quá nhiều kiểu đặt tên.

Bên nước ít bị nhiễu hơn bên điện. Mỗi kỹ sư 1 kiểu đặt tên,
Không làm được. Kiểu này bên Giaxaydung có lập trình viên thì còn có thể làm được, mình làm hàm thủ công không làm nổi với kiểu đặt tên loạn lên vậy, nhiều trường hợp quá lồng lệnh if vào không nổi.. Kiểu như Google tự hiểu mình muốn gì khi mình gõ chữ vào. Gõ kiểu gì Google cũng hiểu.

Các nhà sản xuất có sẵn hệ thống tên vật tư không sử dụng theo cho chuẩn và thống nhất.
Nếu có hiệp hội quy định chuẩn thì thống nhất dễ làm. Đừng địa phương hóa, cá nhân hóa, tâm sự hóa... vào tên công việc làm không có quy tắc để làm.

Xin cảm ơn.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top