Thảo luận, trao đổi về Luật Xây dựng mới số 50

NamTVDS

Thành viên năng động
Tham gia
15/10/09
Bài viết
72
Điểm thành tích
33
Nơi ở
Hà Nội
Luật Xây dựng số 50 sẽ có hiệu lực thi hành vào đầu năm sau 01/01/2015. Để chuẩn bị tinh thần cho việc thực thi các quy định mới, chúng ta cùng trao đổi, thảo luận về Luật mới này nhé.

1. Theo các bạn trình tự, thủ tục đầu tư của giai đoạn chuẩn bị dự án có gì mới so với quy định hiện hành của Luật Xây dựng số 16 (năm 2003)?

2. Về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế có những thay đổi gì?...v.v.
Mời các bạn cùng đưa thêm vấn đề để trao đổi, thảo luận nhé.

Trân trọng./.
Vũ Thành Nam
Đơn vị công tác: Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng (Mobile:01289.859.869)
Chuyên gia của Công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Hà Nội (Ha Noi ICDC)
(Ha Noi ICDC nhận hỗ trợ pháp lý cho các tổ chức, doanh nghiệp)
 
Last edited by a moderator:

hamhochoi1

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
1/7/14
Bài viết
13
Điểm thành tích
3
Nguồn vốn

Theo Khỏa 3 Điều 57 Luật XD 50 'đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách' vậy cho mình hỏi vốn ngoài ngân sách là gồm những vốn nào? Xin cảm ơn
 

NamTVDS

Thành viên năng động
Tham gia
15/10/09
Bài viết
72
Điểm thành tích
33
Nơi ở
Hà Nội
Theo Khỏa 3 Điều 57 Luật XD 50 'đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách' vậy cho mình hỏi vốn ngoài ngân sách là gồm những vốn nào? Xin cảm ơn


Theo các quy định của Luật Xây dựng số 50, Luật đầu tư công và các quy định liên quan thì vốn nhà nước ngoài ngân sách bao gồm: công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay của ngân sách địa phương để đầu tư, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng do chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước,...

Thân, Thành Nam
 

kills74

Thành viên mới
Tham gia
12/9/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Có 4 loại thiết kế: thiết kế cơ sở, thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công (Điều 3) nhưng chỉ có thiết kế đến 3 bước (Điều 78) vậy còn 1 bước là thiết kế sơ bộ thì ai thiết kế? hay thiết kế sơ bộ cũng là thiết kế cơ sở? Các bác mách dùm nhé, em cảm ơn.
 

kontumcity

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
2/10/12
Bài viết
26
Điểm thành tích
8
Có 4 loại thiết kế: thiết kế cơ sở, thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công (Điều 3) nhưng chỉ có thiết kế đến 3 bước (Điều 78) vậy còn 1 bước là thiết kế sơ bộ thì ai thiết kế? hay thiết kế sơ bộ cũng là thiết kế cơ sở? Các bác mách dùm nhé, em cảm ơn.

Thiết kế sơ bộ là ở bước " lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng "
Thiết kế cơ sở là ở bước " lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng "
Bạn đọc Điều 52 luật Xây dựng sẽ rõ.
 

kontumcity

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
2/10/12
Bài viết
26
Điểm thành tích
8
Có 4 loại thiết kế: thiết kế cơ sở, thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công (Điều 3) nhưng chỉ có thiết kế đến 3 bước (Điều 78) vậy còn 1 bước là thiết kế sơ bộ thì ai thiết kế? hay thiết kế sơ bộ cũng là thiết kế cơ sở? Các bác mách dùm nhé, em cảm ơn.

Thiết kế sơ bộ là ở bước " lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng "
Thiết kế cơ sở là ở bước " lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng "
Bạn đọc Điều 52, 53, 54 luật Xây dựng sẽ rõ.
 

NamTVDS

Thành viên năng động
Tham gia
15/10/09
Bài viết
72
Điểm thành tích
33
Nơi ở
Hà Nội
Có 4 loại thiết kế: thiết kế cơ sở, thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công (Điều 3) nhưng chỉ có thiết kế đến 3 bước (Điều 78) vậy còn 1 bước là thiết kế sơ bộ thì ai thiết kế? hay thiết kế sơ bộ cũng là thiết kế cơ sở? Các bác mách dùm nhé, em cảm ơn.
Nội dung này các bạn thảo luận rẩt sôi nổi, mình bổ sung cho cụ thể hơn như sau:
1.Theo quy định của pháp luật hiện hành về xây dựng (Luật Xây dựng năm 2003) thì có 3 bước thiết kế đó là: Thiết kế cơ sở (ở giai đoạn lập dự án); thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
2. Nhưng ở Luật Xây dựng năm 2014 còn có phương án thiết kế sơ bộ nằm trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do chủ đầu tư tổ chức lập trình Thủ tướng để Chính phủ báo cáo trước Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Các bạn lưu ý nhé !

Trân trọng./.
Vũ Thành Nam
Đơn vị công tác: Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng - Mobile: 099.668.99.88
Chuyên gia của Công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Hà Nội (Hanoi ICDC)
Hanoi ICDC nhận hỗ trợ pháp lý cho các tổ chức, doanh nghiệp
Mobile: 099.568.98.98 - 099.589.99.88
 
Chỉnh sửa cuối:

NamTVDS

Thành viên năng động
Tham gia
15/10/09
Bài viết
72
Điểm thành tích
33
Nơi ở
Hà Nội
Như vậy về phần thảo luận, trao đổi về Luật Xây dựng mới số 50 chúng ta đã cùng nhau thảo luận để làm sáng tỏ được câu hỏi 1 "Theo các bạn trình tự, thủ tục đầu tư của giai đoạn chuẩn bị dự án có gì mới so với quy định hiện hành của Luật Xây dựng số 16 (năm 2003)?". Còn về câu hỏi "2. Về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế có những thay đổi gì?" tôi xin trao đổi một số nội dung như sau:
1. Theo quy định của pháp luật hiện hành về xây dựng (Nghị định 12/2009/NĐ-CP,
Nghị định 83/2009/NĐ-CP, Thông tư 03/2009/TT-BXD, Nghị định 15/2013/NĐ-CP) thì ở giai đoạn lập dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ kiểm soát bằng hình thức góp ý kiến thiết kế cơ sở và chỉ bắt buộc đối với những dự án sử dụng vốn NSNN. Sau khi dự án được phê duyệt, chủ đầu tư được quyền tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế.
2. Nhưng sang đến Luật Xây dựng số 50, để tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả đối với các dự án, mỗi một loại nguồn vốn lại đòi hỏi cách thức quản lý dự án khác nhau nên các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải kiểm soát dự án bằng hình thức thẩm định thiết kế thậm chí thẩm định dự án đối với các dự án sử dụng vốn NSNN. Các bạn lưu ý điều này nhé !
Thân, Thành Nam
 

thanhbanquanlytravinh

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
19/10/09
Bài viết
151
Điểm thành tích
28
Luật xây dựng mới ra nên có nhiều đổi mới đáng nghi nhận, nhưng cũng có những vấn đề bất cập sẽ tăng thủ tục hành chính và kéo dài thời gian thực hiện dự án, cụ thể:
1/ Tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng, đặc biệt là các công trình sử dụng vốn Nhà nước, đây là điều tốt đáng ghi nhận, tuy nhiên không có cấp quyết định đầu tư nào sẽ giải quyết được từ cái kim đến sợi chỉ, có quy định cũng chỉ để cho có, còn muốn thực hiện được thì cấp quyết định đầu tư phải tăng cường bộ máy hành chính rất lớn, vì công trình vốn Nhà nước không phân biệt giá trị cấp quyết định đầu tư phải phê duyệt thiết kế và dự toán, nội đánh máy không bộ máy hành chính đã phải phồng to rồi.
2/ Tăng thủ tục hành chính: Bất kể việc gì cũng phải trình đến cấp quyết định đầu tư quyết định, quá nhiều việc sao cấp quyết định đầu tư kiểm soát nổi, qua mỗi đơn vị đều phải có văn bản trình, phải "ngâm cứu", phải phán quyết ... văn bản... văn bản...
3/ Thời gian kéo dài: Hầu như các dự án khi thiết kế đem ra thi công đều phải thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp, mỗi lần thay đổi, điều chỉnh (từ cây kim đến sợi chỉ) đều phải trình đến cấp quyết định đầu tư phê duyệt ... chờ... chờ... (Đang quay lại thời kỳ thực hiện theo NĐ52CP)
4/ Cha chung không ai khóc: Trước đây các đơn vị tư vấn thẩm tra việc thiếu, việc sai thì tư vấn phải bồi thường còn hiện nay cơ quan quản lý chuyên ngành thẩm tra ... nếu thiếu, nếu sai thì không ai chịu, nếu phát hiện ra trước có văn bản phản hồi thì "phải bảo thủ" vì cơ quan công quyền mà, chúng tôi phải tìm cách lấp liếm đổ cho nguyên nhân khách quan.
Vài điều tôi đang thấy trước khi thực hiện.
 

Thanhpc30303

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
24/7/13
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Tuổi
34
Bạn nào có thể nói vài nội dung chính về pháp luật đầu tư công, ở điều 60 : Thẫm quyền quyết định đầu tư .
 

vietpre

Thành viên năng động
Tham gia
9/8/08
Bài viết
55
Điểm thành tích
8
Tuổi
51
Ý kiến tôi như bạn thanhbanquanlytravinh, phải chăng sau vài sự cố do thiết kế (thuỷ điện gì ở Kontum?), Bộ XD quay lại công tác QLNN như NĐ 52 trước đây? Trách nhiệm thì CĐT hoàn toàn chịu trách nhiệm, trong khi đó, quyền thì chả có quyền gì cả, mọi việc, như bạn thanhbanquanlytravinh nói, từ cây kim đến sợi chỉ đều phải xin, phải trình, phải bẩm...
 

pathanvn

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/6/13
Bài viết
30
Điểm thành tích
8

Theo các quy định của Luật Xây dựng số 50, Luật đầu tư công và các quy định liên quan thì vốn nhà nước ngoài ngân sách bao gồm: công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay của ngân sách địa phương để đầu tư, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng do chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước,...

Thân, Thành Nam

Cái em bôi đậm được quy định ở đâu bác ơi?
 

andrea179

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
9/10/09
Bài viết
36
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Bạn xem Thông tư số 110/2000/TT-BTC ngày 14/11/2000 đính kèm (vẫn còn hiệu lực) thì sẽ hiểu rõ vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước là gì, gồm những nguồn nào hình thành nên nó.
 

File đính kèm

  • 110_2000_TT-BTC_47030.pdf
    2,7 MB · Đọc: 158

andrea179

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
9/10/09
Bài viết
36
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Nhờ các Bác chỉ giúp em thấy nội dung mâu thuẫn này đúng hay không đúng nhé
Thẩm quyền thẩm định tổng mức đầu tư đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách trong ND 32/2015 về quản lý chi phí đầu tư (thay thế ND 112/2009) mâu thuẫn với LXD 2014,cụ thể như sau:

Điểm c, Khoản 3, Điều 6, ND 32 quy định: đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thẩm quyền thẩm định TMDT thuộc cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư;

Khoản 3, Điều 4,ND 32 quy định TMDT = dự toán (nếu không có chi phí GPMB) đối với công trình chỉ lập báo cáo KTKT.

Như vậy, theo ND 32 thì công trình chỉ lập BCKTKT thẩm quyền thẩm định TMDT = DT là cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư.

Điều này mâu thuẫn với quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 57 của LXD 2014 như sau:

Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:

b) Trường hợp sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định phần thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

Như vậy, theo quy định LXD 2014 thì thẩm quyền thẩm định TMDT = DT đối với BCKTKT là của cơ quan chuyên môn về xây dựng (cơ quan nhà nước)

Quy định như trên là không thống nhất ???!!!

Xin các Bác cho ý kiến!
 

NamTVDS

Thành viên năng động
Tham gia
15/10/09
Bài viết
72
Điểm thành tích
33
Nơi ở
Hà Nội
Nhờ các Bác chỉ giúp em thấy nội dung mâu thuẫn này đúng hay không đúng nhé
Thẩm quyền thẩm định tổng mức đầu tư đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách trong ND 32/2015 về quản lý chi phí đầu tư (thay thế ND 112/2009) mâu thuẫn với LXD 2014,cụ thể như sau:

Điểm c, Khoản 3, Điều 6, ND 32 quy định: đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thẩm quyền thẩm định TMDT thuộc cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư;

Khoản 3, Điều 4,ND 32 quy định TMDT = dự toán (nếu không có chi phí GPMB) đối với công trình chỉ lập báo cáo KTKT.

Như vậy, theo ND 32 thì công trình chỉ lập BCKTKT thẩm quyền thẩm định TMDT = DT là cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư.

Điều này mâu thuẫn với quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 57 của LXD 2014 như sau:

Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:

b) Trường hợp sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định phần thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

Như vậy, theo quy định LXD 2014 thì thẩm quyền thẩm định TMDT = DT đối với BCKTKT là của cơ quan chuyên môn về xây dựng (cơ quan nhà nước)

Quy định như trên là không thống nhất ???!!!

Xin các Bác cho ý kiến!

Mình lại có cách nhìn khác bạn tại Điểm b Khoản 4 Nghị định 32/2015/NĐ-CP đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định", ở đây nên quan niệm là cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định tổng mức đầu tư trong đó đã bao gồm sự tổng hợp kết quả thẩm định dự toán của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật ----> Mình thấy thống nhất.
(Nếu cứ máy móc quan niệm DT=TMDT trong trường hợp này thì sẽ không hiểu đúng được vấn đề)

Thân,
Thành Nam./.
 

andrea179

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
9/10/09
Bài viết
36
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
cảm ơn anh Nam,
Ở đây mình không để ý đến cụm từ "chủ trì tổ chức" thẩm định.

Như vậy, thì đối với trường hợp công trình chỉ lập báo cáo ktkt, TMDT (không có chi phí đền bù) = DT và sẽ do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư không thẩm định nội dung này mà chỉ tổng hợp.
 

huutu1985

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
15/7/11
Bài viết
21
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Nhờ các bác trả lời giúp em thắc mắc sau: Theo luật xây dựng số 50 thì những công trình thuộc vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách thì những đơn vị tư vấn thẩm tra (Các công ty tư vấn) chỉ được thẩm tra khi nào?
 

thanhbanquanlytravinh

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
19/10/09
Bài viết
151
Điểm thành tích
28
Chào bạn!
Điều kiện để đơn vị tư vấn được thẩm tra là đủ điều kiện, năng lực của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của dự án, đơn vị có đăng thông tin năng lực trên web, được Sở XD nơi có công trình xây dựng chỉ định thẩm tra.
 

NamTVDS

Thành viên năng động
Tham gia
15/10/09
Bài viết
72
Điểm thành tích
33
Nơi ở
Hà Nội
Nhờ các bác trả lời giúp em thắc mắc sau: Theo luật xây dựng số 50 thì những công trình thuộc vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách thì những đơn vị tư vấn thẩm tra (Các công ty tư vấn) chỉ được thẩm tra khi nào?

Mình trao đổi thêm như sau:
Theo quy định tại Điều 57, Điều 82 Luật Xây dựng số 50 thì đơn vị tư vấn được thực hiện thẩm tra khi đảm bảo điều kiện năng lực hoạt động xây dựng; đã được đăng tải thông tin năng lực trên trang web của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng các địa phương và được lựa chọn trực tiếp để thực hiện thẩm tra phục vụ công tác thẩm định./.
 
C

chuotdong

Guest
Cái em bôi đậm được quy định ở đâu bác ơi?
Em thấy trong dự án dùng bất kỳ tý vốn Nhà nước nào (kể cả gián tiếp) cũng bị coi là dự án có vốn Nhà nước thôi: kiểu như " vốn do doanh nghiệp tự tích lũy". Nói chung Bộ Tài chính ra văn bản rất an toàn cứ bao chùm hết :(
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top