Thẩm định và thẩm tra dự án khác nhau như thế nào ?

  • Khởi xướng lea771
  • Ngày gửi
L

lea771

Guest
Trước giờ em hay nhầm lẫn giữa thuật ngữ "thẩm định" và "thẩm tra", hôm nay mới có dịp tìm hiểu em xin nêu ra vấn đề, theo em hiểu như sau:
- Thẩm định là bước được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định. Nội dung thẩm định gồm thẩm định của cơ quan chức năng và thẩm định thiết kế cơ sở của dự án. Nội dung cơ bản là sẽ xem xét hiệu quả kinh tế xã hội của dự án và xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch xây dựng, áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ, điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định. Chi phí cho thẩm định gọi là " lệ phí thẩm định " được quy định trong Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 của Bộ Tài chính. Trong TMĐT lệ phí thẩm tra thuộc Chi phí khác.
- Thẩm tra là bước được thực hiện cho giai đoạn TKKT, BVTC. Nội dung cơ bản là kiểm tra về thiết kế, dự toán, tổng dự toán. Chi phí này là "chi phí thẩm tra" quy định trong thông tư số 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007. Thẩm tra có thể do chủ đầu tư tự thực hiện nếu đủ năng lực và thuê tư vấn thực hiện nếu ko đủ năng lực. Trong Dự toán, chi phí thẩm tra thuộc chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
Những hiểu biết của em trên đây ko thể tránh được thiếu sót.
Mong sớm nhận được sự góp ý và bổ sung của mọi người, xin chân thành cảm ơn!!
 
Last edited by a moderator:
S

sxddienbien

Guest
Thẩm định và thẩm tra

Vấn đề bạn nêu đã thảo luận nhiều trên diễn đàn. Tuy nhiên có thể nói gọn lại là: Thẩm định là việc của các cơ quan quản lý nhà nước như:
- Thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật mà cơ quan đầu mối thẩm định là Sở kế hoạch và đầu tư (ở cấp tỉnh), phòng tài chính - kế hoạch ở cấp huyện. Các sở có chuyên ngành xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở các dự án theo chuyên ngành....

- Chủ đầu tư có thể thẩm định thiết kế, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán và quyết định phê duyệt trước khi triển khai lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng XD, thi công xây dựng. Nếu không đủ điều kiện, năng lực thì thuê tư vấn thẩm tra.
- Thẩm tra là công việc chỉ dành cho các tổ chức tư vấn. Ví dụ tư vấn có thể thẩm tra tổng mức đầu tư trong bước phê duyệt dự án đầu tư (Các cơ quan đầu mối thẩm định dự án đầu tư có thể thuê các đơn vị tư vấn thẩm tra về tổng mức đầu tư trước khi trình phê duyệt dự án (theo nghị định 99/2007/NĐ-CP). Đơn vị tư vấn thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình làm cơ sở cho Chủ đầu tư phê duyệt khi được chủ đầu tư thuê.
- Tóm lại thẩm định thường gắn với các cơ quan quản lý nhà nước còn thẩm tra gắn với các đơn vị tư vấn.
Chúc bạn thành công.
 
P

Phugia

Guest
Sxddienbien hình như làm ở cơ quan quản lý nhà nước nên hơi thiên vị cho cơ quan quản lý nhà nước rồi.
Diễn nôm thì : Thẩm định là "Thẩm tra" và ra "Quyết định", nghĩa là quyền quyết định thuộc về ai thì người đó thẩm định, trước khi ra quyết định thì người đó có quyền thẩm tra, thẩm kế ... gì đó làm cơ sở cho việc ra quyết định. Quyền quyết định thiết kế cơ sở thuộc Sở thì Sở thẩm định, thuốc Bộ thì Bộ thẩm định, còn quyền quyết định về quản lý chi phí chẳng hạn, quyền quyết định của Chủ đầu tư thì Chủ đầu tư thẩm định
Tóm lại: Quyền quyết định thuộc ai thì người đó thẩm định
Nếu không tự kiểm tra được thì đi thuê người Thẩm tra
 
C

chien

Guest
Thẩm định, thẩm tra

Chào các Bác!
Đề tài này rất hấm dẫn và có vẻ như giống như đề tài con gà có trước hay quả trứng có trước.
Theo mình thì thẩm tra, thẩm định là như nhau.
Qua diễn đàn này mình có khúc mắc như sau :
Mình đang kiểm tra lại TMĐT do tư vấn lập của giai đoạn lập báo DAĐT (công trình thủy điện thuộc nhóm B).
Trong TMĐT chỉ có lệ phí thẩm định (cho cho Sở công nghiệp theo phân cấp) theo hướng dẫn của BTC. Không có chi phí thẩm định DAĐT cho đơn vị tư vấn độc lập. Khi liên hệ một số đơn vị tư vấn chuyên ngành thì họ nói chi phí khoảng từ 100 triệu - 200 triệu cho công trình thủy điện từ 1MW - 20 MW
Mình thấy rất phi lý, vậy Bắc nào biết về lĩnh vực này xin chỉ dẫn hoặc gửi tài liệu cho mình.
Xin cám ơn nhiều !
(nếu có gửi cho mình theo địa chỉ CTCP_DNT_LD@yahoo.com.vn)
 
S

sxddienbien

Guest
Thẩm định và thẩm tra

Ban LeaHa 1771 thân mến, bước lập dự án đầu tư có thể vẫn cần công tác thẩm tra. Trong NDD99 và TT05 quy định khi thẩm định tổng mức đầu tư thì cơ quan quản lý nhà nước đầu mối chủ trì thẩm định có thể thuê tổ chức tư vấn thẩm tra lại tổng mức đầu tư làm cơ sở cho việc thẩm định của mình.
 
L

lea771

Guest
Nếu Dự án của mình làm là vốn tư nhân, cần trình lên Sở Công Nghiệp thẩm định. Vậy mình muốn hỏi là:
Cách 1: Công ty mình sẽ tự (hoặc thuê tư vấn) thẩm tra Dự án đầu tư về mặt thiết kế cơ sở, hiệu quả dự án, TMDT. Sau đó, sẽ trình lên để Sở Công Nghiệp thẩm định.
Cách 2: Công ty mình sẽ trình cho Sở Công Nghiệp thẩm định và Sở sẽ thuê tư vấn thẩm tra phần kỹ thuật và TMDT.
Theo các bạn thì làm theo cách nào là đúng và lúc đó chi phí tính như thế nào.Cảm ơn mọi người!
 
S

sxddienbien

Guest
Thẩm định dự án dầu tư có vốn của doanh nghiệp

- Bạn Loaha 771 thân mến: Hình như bạn vẫn chưa hiểu rõ như thế nào là thẩm định, thẩm tra thì phải.
Nếu công ty của bạn đầu tư một dự án nào đó bằng vốn của doanh nghiệp thì mọi việc thẩm tra, thẩm định dự án sẽ đơn giản hơn nhiều. Doanh nghiệp của bạn (người quyết định đầu tư) tự tổ chức việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án....nếu không đủ năng lực thì bạn thuê tư vấn, tuy nhiên bạn phải thẩm định thiết kế cơ sở của dự án tại các sở có xây dựng chuyên ngành (tùy theo tính chất dự án) trước khi quyết định phê duyệt dự án. Để hiểu rõ thêm bạn nên đọc kỹ quy định tại NĐ16/2005 và NĐ112/2006.
 
N

nqt

Guest
Mình đang thắc mắt ai biết chỉ hộ nhé: Đối với dự án nhóm C.
- Công trình trên 7 tỉ thì lập DAĐT trình Sở KH-ĐT (cơ quan đầu mối), Sở KH-ĐT chuyển cho các sở chuyên ngành thẩm định TK cơ sở. Chủ đầu tư thẩm định TK bản vẽ thi công.
- Còn công trình dưới 6 tỉ thì lập Báo cáo KTKT gửi sở KH-ĐT (cơ quan đầu mối), Sở KH-ĐT chuyển cho các sở chuyên ngành thẩm định TK phần cơ sở. Chủ đầu tư thẩm định chi tiết. Hay là Chủ đầu tư cho thẩm tra trước rồi mới gửi Sở KH-ĐT.
 
S

sxddienbien

Guest
Thẩm định dự án dưới 7tỷ

Bạn NQT thân mến:
- Đối với dự án dưới 7 tỷ chỉ cần lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định (hoặc thẩm tra thiết kế bản vè thi công, dự toán) Báo cáo KT-KT trình lên người quyết định đầu tư thẩm định phê duyệt. Sở KH-ĐT là cơ quan đầu mối thẩm định sẽ tổ chức thẩm định Báo cáo KT-KT. Nếu cần thiết sở KH-ĐT sẽ lấy ý kiến các sở có xây dựng chuyên ngành các nội dung cần thẩm định (tùy theo tính chất dự án).
- Đối với các dự án chỉ phải lập Báo cáo KT-KT thì không có thẩm định thiết kế cơ sở ở các sở có xây dựng chuyên ngành. Để hiểu rõ thêm bạn đọc kỹ Thông tư 02/2007/TT-BXD về hướng dẫn lập, thẩm định phê duyệt DA ĐT, giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án.
 
L

lea771

Guest
Cảm ơn bạn sxđienbien nhiều, mình đã hiểu rõ được thẩm định và thẩm tra.
Mình muốn hỏi thêm 1 vấn đề khác, đối với dự án đầu tư (thủy điện)nhóm B có nguồn vốn doanh nghiệp, sau khi CĐT hoàn thành các bước lập, thẩm định,phê duyệt dự án cần phải trình lên các Sở ban ngành và Bộ liên quan( Bộ Công nghiệp) để phê duyệt nữa, ai am hiểu vấn đề này xin nêu rõ từng bước thực hiện giúp mình. Cảm ơn mọi người và chúc mọi người khoẻ!
 
S

sxddienbien

Guest
Thẩm định và thẩm tra

Bạn Lea 771 thân mến: Dự án của bạn là dự án công nghiệp của tư nhân bỏ vốn đầu tư. Vì là nguồn vốn tư nhân nên chủ doanh nghiệp tự tổ chức thẩm định phê duyệt dự án và các bước tiếp theo(có thể thuê các tổ chức tư vấn thẩm tra các nội dung mình không đủ năng lực thẩm định).Tuy nhiên doanh nghiệp phải thẩm định thiết kế cơ sở qua sở Công nghiệp. Sở Công nghiệp họ chỉ thẩm định thiết kế cơ sở làm cơ sở cho doanh nghiệp của bạn phê duyệt dự án, họ không thẩm định thiết kế và tổng mức đầu tư, dự toán ..... như bạn nghĩ.
 

lucky_thao82

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
27/8/07
Bài viết
84
Điểm thành tích
18
Tuổi
41
Thẩm định và thẩm tra ?

Sự khác nhau giữa thẩm định (LỆ PHÍ THẨM ĐỊNH) và thẩm tra (CHI PHÍ THẨM TRA) việc này các Bạn tham khảo Nghị định 99 sẽ hiểu rõ hơn đó.​
>>>>>>>>>>>>> Sau đây là sự so sánh >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Điều 6. Thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư
1. Thẩm định tổng mức đầu tư là một nội dung của việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình. Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư bao gồm:
a) Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường của các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;
c) Các tính toán về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình, các yếu tố rủi ro, phương án tài chính, phương án hoàn trả vốn, nếu có;
d) Xác định giá trị tổng mức đầu tư bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

2. Người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thẩm định tổng mức đầu tư hoặc có thể thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra. Lệ phí thẩm định hoặc chi phí thẩm tra được tính vào chi phí khác trong tổng mức đầu tư. Các tổ chức, cá nhân thực hiện việc thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp lý, chính xác của kết quả thẩm định, thẩm tra.
3. Tổng mức đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư do người quyết định đầu tư phê duyệt.
Điều 10. Thẩm tra, phê duyệt dự toán công trình
1. Chủ đầu tư tổ chức việc thẩm tra dự toán công trình trước khi phê duyệt. Nội dung thẩm tra bao gồm:
a) Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng dự toán chủ yếu với khối lượng thiết kế;
b) Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phí khác trong dự toán công trình;
c) Xác định giá trị dự toán công trình.

2. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện, năng lực thẩm tra thì được phép thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự toán công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn thẩm tra dự toán công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thẩm tra.
3. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán công trình sau khi đã thẩm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán công trình. Dự toán công trình được phê duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu.
4. Công trình hoặc hạng mục công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi khởi công xây dựng phải có thiết kế, dự toán được phê duyệt.
 
Last edited by a moderator:

quangmy07

Thành viên mới
Tham gia
10/9/07
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Sự khác nhau giữa thẩm định (LỆ PHÍ THẨM ĐỊNH) và thẩm tra (CHI PHÍ THẨM TRA) việc này các Bạn tham khảo Nghị định 99 sẽ hiểu rõ hơn đó.​
>>>>>>>>>>>>> Sau đây là sự so sánh >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Điều 6. Thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư
1. Thẩm định tổng mức đầu tư là một nội dung của việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình. Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư bao gồm:
a) Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường của các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;
c) Các tính toán về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình, các yếu tố rủi ro, phương án tài chính, phương án hoàn trả vốn, nếu có;
d) Xác định giá trị tổng mức đầu tư bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

2. Người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thẩm định tổng mức đầu tư hoặc có thể thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra. Lệ phí thẩm định hoặc chi phí thẩm tra được tính vào chi phí khác trong tổng mức đầu tư. Các tổ chức, cá nhân thực hiện việc thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp lý, chính xác của kết quả thẩm định, thẩm tra.
3. Tổng mức đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư do người quyết định đầu tư phê duyệt.
Điều 10. Thẩm tra, phê duyệt dự toán công trình
1. Chủ đầu tư tổ chức việc thẩm tra dự toán công trình trước khi phê duyệt. Nội dung thẩm tra bao gồm:
a) Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng dự toán chủ yếu với khối lượng thiết kế;
b) Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phí khác trong dự toán công trình;
c) Xác định giá trị dự toán công trình.

2. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện, năng lực thẩm tra thì được phép thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra dự toán công trình. Tổ chức, cá nhân tư vấn thẩm tra dự toán công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả thẩm tra.
3. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán công trình sau khi đã thẩm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toán công trình. Dự toán công trình được phê duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng và là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu.
4. Công trình hoặc hạng mục công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi khởi công xây dựng phải có thiết kế, dự toán được phê duyệt.

Đây là 1 sự nhầm lẫn giữa thẩm tra và thẩm định. Chủ đầu có trách nhiệm thẩm định. Nội dung nào không thẩm định thì mới thuê tư vấn thẩm tra.
 

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
- Chủ đầu tư có thể thẩm định thiết kế, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán và quyết định phê duyệt trước khi triển khai lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng XD, thi công xây dựng.

Thế chi phí thẩm định thiết kế, thiết kế bản vẻ thi công, dự toán lấy ở đâu vậy ?
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Thế chi phí thẩm định thiết kế, thiết kế bản vẻ thi công, dự toán lấy ở đâu vậy ?

Trong khi đầu tư xây dựng công trình thì những chi phí này đã được tính trong chi phí khác. Khi chủ đầu tư trực tiếp (hoặc những đơn vị chuyên môn trực thuộc chủ đầu tư) thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình thì chi phí được tính trong đó rồi. Khi chủ đầu tư đã trực tiếp thẩm định và trình người quyết định đầu tư phê duyệt thì lúc đó sẽ không còn chi phí thẩm tra nữa
 
L

lestrong

Guest
Thế chi phí thẩm định thiết kế, thiết kế bản vẻ thi công, dự toán lấy ở đâu vậy ?
Bạn Capcon nên tham khảo các văn bản pháp luật hướng dẫn về hoạt động xây dựng nhé, mình nghĩ cái này thực sự cần thiết đối với mỗi cá nhân khi tham gia vào lĩnh vực xây dựng.

Thế chi phí thẩm định thiết kế, thiết kế bản vẻ thi công, dự toán lấy ở đâu vậy ? Bạn tham khảo Công văn 1751/BXD ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng nhé.
 
H

hnlan

Guest
Hôm nọ Ban QLDA trong Vinh có 1 tờ công văn ghi là: Đề nghị Tư vấn tổng thể đóng dấu thẩm định cho hồ sơ do Cty Tư vấn B phụ thực hiện., buồn cười thật!!!
 

kho qua

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
7/5/08
Bài viết
24
Điểm thành tích
3
Tuổi
39
Chủ đề này rất thú vị

Bạn Capcon nên tham khảo các văn bản pháp luật hướng dẫn về hoạt động xây dựng nhé:beer:, mình nghĩ cái này thực sự cần thiết đối với mỗi cá nhân khi tham gia vào lĩnh vực xây dựng.

Thế chi phí thẩm định thiết kế, thiết kế bản vẻ thi công, dự toán lấy ở đâu vậy ? Bạn tham khảo Công văn 1751/BXD ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng nhé.

Chi phí thẩm định thiết kế, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán không có trong công văn này đâu bạn ơi! trong công văn này chỉ có các chi phí thẩm tra thôi chứ không phải thẩm định đâu
 

thienhaopm

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
6/6/08
Bài viết
152
Điểm thành tích
28
Tôi mới tham gia học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và được nghe thầy Hoàng Thọ Vinh vụ phó vụ Quản lý đầu tư xây dựng-BXD giải thích về vấn đề này:
Thẩm định : Do các cơ quan quản lý nhà nước hoặc chủ đầu tư xem xét kiểm tra (do đó chi phí thẩm định chỉ gọi là phí :giấy tờ, nước nôi.., còn chi phí cho bộ máy thẩm định: như trả lương là của chính cơ quan nhà nước hoặc chủ đầu tư nên không tính vào phí thẩm định nữa).
Thẩm tra: là bản thân cơ quan nhà nước hoặc Chủ đầu tư không có đủ năng lực để thẩm định thì đi thuê một tổ chức để xem xét kiểm tra cho mình. Chi phí thẩm tra là toàn bộ chi phí trả cho đơn vị tư vấn.
 
T

Tiểu Vương

Guest
Chào bạn thiênhoapm, Cho mình hỏi, Khi chủ đầu tư thuê cơ quan quản lý nhà nước thẩm định TKBVTC và TDT (thông qua hợp đồng) để làm cơ sở Cho Chủ đầu tư phê duyệt TKBVTC và TDT thì Chi phí thẩm định này này có được tính theo Công văn 1751/BXD ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng không?
Hiện nay mình đang có vướng mắc khi quyết toán công trình về chi phí thẩm định TKBVTC và TDT. Sở Tài chính cho rằng nếu cơ quan QLNN thẩm định TKBVTC và TDT thì chi phí thẩm định này không được tính theo Công văn 1751/BXD ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng (trừ khi cơ quan thẩm định đó là Chủ đầu tư), mà chỉ đuợc thu lệ phí thẩm định theo TT109/2000/BTC của Bộ Tài chính.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top