Thiết kế cơ sở và thiết kế thi công

thanhtaba

Thành viên mới
Tham gia
14/4/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Mình mới biết mang máng thiết kế cơ sở và thiết kế thi công ,bạn nào biết rõ hơn ,xẻ cho mình một ít
 

hongngan99

Thành viên sắp lên hạng rất quan trọng
Tham gia
9/1/08
Bài viết
453
Điểm thành tích
28
Mình mới biết mang máng thiết kế cơ sở và thiết kế thi công ,bạn nào biết rõ hơn ,xẻ cho mình một ít
Trong nghị định 12/2009/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể vấn đề này. Nếu hiểu để phân biệt rõ hai bước thiết kế này thì bạn nghiên cứu những điều sau sẽ hiểu được:
Điều 8. Nội dung thiết kế cơ sở của Dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.
2. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:
a) Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
b) Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
c) Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
d) Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình;
đ) Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
e) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
3. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
a) Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
b) Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
c) Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
d) Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.

Điều 16. Các bước thiết kế xây dựng công trình
1. Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án.
a) Thiết kế cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này;
b) Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau. Tùy theo quy mô, tính chất của công trình cụ thể, việc thiết kế xây dựng công trình được thực hiện một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là thiết kế bản vẽ thi công.
Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công;
b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm a, điểm c khoản này. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án. Tuỳ theo mức độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết định đầu tư quyết định.
Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp theo phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng công trình, trường hợp chủ đầu tư có đủ năng lực thì được tự thiết kế, trường hợp chủ đầu tư không có đủ năng lực thì thuê tổ chức tư vấn thiết kế. Riêng đối với trường hợp thiết kế ba bước thì nhà thầu thi công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.

Điều 17. Hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình
1. Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, quy trình bảo trì công trình, dự toán xây dựng công trình.
2. Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
 

thanhtaba

Thành viên mới
Tham gia
14/4/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Xin cảm ơn Hongngan99 bạn đã gỡ thế bí cho minh,Mình sẽ nghiên cứu nghị định 12/2009
 
K

ktsngminhhung

Guest
Cảm ơn thanhtaba

Thay lời muốn nói của mình, nhờ thanhtaba hỏi và có hongngan99 trả lời mà mình giải toả được nổi niềm bị dốt của mình, rất cảm ơn hongngan99 và cảm ơn lia lịa 2 bạn thanhtaba và hongngan99.
 
D

ducxd

Guest
Trong ND12 không quy định rõ công trình nào thì phải thiết kế 2 bước, công trình nào phai thiết kế 3 bước mà chỉ do yêu cầu của người quyết định đầu tư, các bạn thấy sao, chưa cụ thể dúng không? xin cho ý kiến!
 

NGOC_CTP

Thành viên có triển vọng
Tham gia
3/7/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
hỏi một chút về quản lý dự án

mình có 1 trường hợp thế này,cty mình có một số dự án chung cư ,làm bằng vốn của công ty và huy động đầu tư.diên tích khu đất gần 10.000m2,chung cư cao 18 tầng (59m)ở Q Tân Bình.Đã thông qua được các cơ quan ban nghành về kiến trúc ,hạ tầng, đấu nối,vvv.Chỉ còn chờ thẩm định và xin giấy phép XD.Mình đọc ND12/2009 thấy cho phép CDT được tự phép thâm định hoặc thuê TV nếu không đủ NL,sau đó mới đưa lên SXD(được UBND TP ủy quyền).Xin mọi người cho ý kiến.Hiện nay vẫn nhiều người nói là phải đưa lên P.TDDA để thẩm định
 
D

dungmax7

Guest
cám ơn hongngan99

Quá sát sườn,cám ơn bạn nhiều lắm.Nhờ có bài cũa bạn mình đỡ ngu ngơ......hehe
 

vukhanhcuong87

Thành viên có triển vọng
Tham gia
20/10/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
Trong Nghị định 12/2009/NĐ-CP có quy định công trình nào có thể thiết kế 1 bước, 2 bước và công trình nào yêu cầu phải thiết kế ba bước chứ bạn.

Khoản 1 điều 13 nghị định này có quy định rõ:
Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt:
a) Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
b) Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Tại khoản 2 điều 16 cũng quy định:
Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau. Tùy theo quy mô, tính chất của công trình cụ thể, việc thiết kế xây dựng công trình được thực hiện một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là thiết kế bản vẽ thi công.
Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công;
b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm a, điểm c khoản này. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án. Tuỳ theo mức độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết định đầu tư quyết định.
Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp theo phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Tham gia ý kiến

Trong Nghị định 12/2009/NĐ-CP có quy định công trình nào có thể thiết kế 1 bước, 2 bước và công trình nào yêu cầu phải thiết kế ba bước chứ bạn.

Theo tôi, NĐ12/2009 chỉ quy định:
1. Công trình lập báo cáo KTKT: Thiết kế 1 bước.
2. Công trình phải lập dự án đầu tư XDCT: Thiết kế 2 hoặc 3 bước. Trường hợp phải TK 3 bước do người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án (NĐ12 không quy định cụ thể công trình nào phải thiết kế 3 bước).
 
Last edited by a moderator:
H

hpvt

Guest
Sự khác nhau giữa thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thiết kế thi công

các nội dung bạn nêu mình đã đọc trong luật rồi. Tuy nhiên, mình thấy nó chưa thể hiện rõ là thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công thì khác nhau ở chỗ nào?

Mình muốn hỏi thêm nữa là 3 bước thiết kế trên thì thiết kế kỹ thuật được thực hiện ở giai đoạn nào?

Thanks
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Trao đổi thêm về các bước thiết kế

các nội dung bạn nêu mình đã đọc trong luật rồi. Tuy nhiên, mình thấy nó chưa thể hiện rõ là thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công thì khác nhau ở chỗ nào?

Mình muốn hỏi thêm nữa là 3 bước thiết kế trên thì thiết kế kỹ thuật được thực hiện ở giai đoạn nào?

Thanks
Theo tôi:
1. Sự khác nhau giữa thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và Thiết kế BVTC được thể nhiện ở những sự giải thích sau đây, TKCS lập trong giai đoạn lập DADT, TK kỹ thuật và TKBVTC lập trong giai đoạn thực hiện đầu tư (sau TKCS. Cắc bước thiết kế sau cụ thể hơn bước thiết kế trước.
Luật Xây dựng:
[FONT=&quot]27. Thiết kế cơ sởlà tập tài liệu bao gồm thuyết minh và bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế chủ yếu bảo đảm đủ điều kiện lập tổng mức đầu tư và là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
[/FONT]

NĐ 12/2009:
Điều 8: 1. Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.
Điều 16: b) Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.

2. Thiết kế kỹ thuật lập sau TKCS và phải phù hợp với TKCS.
 

dung_dt1980

Thành viên có triển vọng
Tham gia
25/5/10
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Gói thầu tư vấn: lập dự án, thiết kế cơ sở và thiết kế BVTC

Em chào thầy Quang!

Trước tiên em xin cảm ơn thầy vì đã cung cấp thông tin chính xác và hữu ích để phân biệt giữa TKCS và TKKT ( TKBVTC). Thưa thầy, Nếu theo NĐ12 và 209 thì TKKT ( TKBVTC - dự án 2 bước TK ) phải lập sau TKCS và phù hợp với TKCS nhưng trong trường hợp dự án ( 150 tỷ ) em đang làm , CĐT có quyền thẩm định, phê duyệt TKCS thì liệu em có thể tổ chức chỉ định thầu tư vấn thực hiện 01 gói thầu gồm các yêu cầu sau được không : Lập dự án , thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư, TKBVTC?
EM rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy!
Trân trọng!
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Ý kiến cá nhân

Em chào thầy Quang!

Trước tiên em xin cảm ơn thầy vì đã cung cấp thông tin chính xác và hữu ích để phân biệt giữa TKCS và TKKT ( TKBVTC). Thưa thầy, Nếu theo NĐ12 và 209 thì TKKT ( TKBVTC - dự án 2 bước TK ) phải lập sau TKCS và phù hợp với TKCS nhưng trong trường hợp dự án ( 150 tỷ ) em đang làm , CĐT có quyền thẩm định, phê duyệt TKCS thì liệu em có thể tổ chức chỉ định thầu tư vấn thực hiện 01 gói thầu gồm các yêu cầu sau được không : Lập dự án , thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư, TKBVTC?
EM rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy!
Trân trọng!
Theo tôi:
1. Chủ đầu tư không có thẩm quyền tổ chức thẩm định dự án và TKCS. Việc này thuộc thẩm quyền của người quyết định đầu tư.
2. Chủ đầu tư chỉ có thẩm quyền tổ chức thẩm định TKBVTC trong trường hợp TK 1 hoặc 2 bước.
3. Hai điều tôi nói trên là căn cứ theo NĐ 12/2009.
 
Last edited by a moderator:

nguyenhoa7

Thành viên mới
Tham gia
17/12/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
các nội dung bạn nêu mình đã đọc trong luật rồi. Tuy nhiên, mình thấy nó chưa thể hiện rõ là thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công thì khác nhau ở chỗ nào?

Mình muốn hỏi thêm nữa là 3 bước thiết kế trên thì thiết kế kỹ thuật được thực hiện ở giai đoạn nào?

Thanks

Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công.
 
N

nguyenthoivan

Guest
Trong luật bạn nghiên cứu kỹ sẽ thấy rõ, và cũng cần tìm hiểu thêm cụ thể trong bản vẽ thiết kế để thấy rõ hơn
Thiết kế cơ sở được hướng dẫn thực hiện theo NĐ 16/2005/NĐ-CP và NĐ12/2006/NĐ-CP

Điều 8. Nội dung thiết kế cơ sở của Dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.

Thiết kế cơ sở là thông số kĩ thuật chủ yếu

Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.
2. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:
a) Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
b) Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
c) Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
d) Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình;
đ) Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
e) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
3. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
a) Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
b) Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
c) Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
d) Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.

Điều 16. Các bước thiết kế xây dựng công trình
1. Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án.
a) Thiết kế cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này;

Thiết kế cơ sở là thông số kĩ thuật chủ yếu

b) Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công;
Thiết kế kỹ thuật là Thông số kỹ thuật + vật liệu sử dung phù
hợp tiêu chuẩn
c) Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.
Thiết kế bản vẽ thi công là Thông số kỹ thuật + Vật liệu sử
dụng phù hợp tiêu chuẩn + chi tiết cấu tạo phù hợp tiêu chuẩn
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau. Tùy theo quy mô, tính chất của công trình cụ thể, việc thiết kế xây dựng công trình được thực hiện một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là thiết kế bản vẽ thi công.
Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công;
b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm a, điểm c khoản này. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án. Tuỳ theo mức độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết định đầu tư quyết định.
Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp theo phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng công trình, trường hợp chủ đầu tư có đủ năng lực thì được tự thiết kế, trường hợp chủ đầu tư không có đủ năng lực thì thuê tổ chức tư vấn thiết kế. Riêng đối với trường hợp thiết kế ba bước thì nhà thầu thi công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.
 

manhhungtbhn

Thành viên mới
Tham gia
7/4/11
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Xin chân thành cảm ơn thanhtaba.Mình sẽ nghiên cứu nghị định 12/2009,tại nghi định này đã nêu rất ro.
 

manhhungtbhn

Thành viên mới
Tham gia
7/4/11
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Xin chân thành cảm ơn nguyenthoivan.Mình sẽ nghiên cứu nghị định theo NĐ 16/2005/NĐ-CP và NĐ12/2006/NĐ-CP,tại nghi định này đã nêu rất rõ.
 

denuininhbinh

Thành viên mới
Tham gia
19/7/11
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Các bác Kiến trúc có công trình nào không,sút cho em vài trái.Em biết ơn các bác lăm lắm.Liên hệ với em nha Minh 0902253565
 

vangid

Thành viên mới
Tham gia
13/8/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Bác nào có mẫu thuyết minh thiết kế cơ sở phần nội thất cho mình xin một bản. Đang bí quá!
Cảm ơn những tấm lòng nhé!
 

nguyenkimdung

Thành viên mới
Tham gia
30/11/11
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Các bạn cho mình hỏi bổ sung nhé: Vậy ai là người sẽ gia công bản vẽ TKBVTC, vì các dự án mình đang làm (vốn ngân sách) thì TKBVTC do chủ đầu tư cung cấp sau khi đã chọn được nhà thầu, chứ không do nhà thầu tự triển khai như trong các dự án do nước ngoài đầu tư?
Cám ơn các bạn đã giành thời gian tư vấn.

Thân ái.
Nguyễn Kim Dũng
 

Top