Thi công nhanh hơn tiến độ có thể làm tăng sự lãng phí! Liệu có ngược đời?

barefooter_ce

Thành viên năng động
Tham gia
25/3/10
Bài viết
64
Điểm thành tích
18
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Hoàn toàn đồng ý với ý kiến trong một số trường hợp, thi công nhanh hơn tiến độ có thể gây lãng phí.
Chi phí thực hiện dự án được chia thành 2 loại: Chi phí gián tiếp và chi phí trực tiếp. Mối quan hệ giữa chi phí và thời gian thi công của 2 thành phần này khác nhau. Chi phí trực tiếp có xu hướng tăng khi thời gian thi công giảm (chúng ta vẫn thường hiểu là chi phí đẩy nhanh tiến độ, ví dụ như: chi phí tăng ca, chi phí phụ gia). Chi phí gián tiếp có xu hướng tăng theo thời gian.
Nếu phân tích chi tiết thì hơi rườm rà, nhưng hiểu nôm na là trong một số tình huống khi chúng ta thi công đẩy tiến độ thì do chi phí trực tiếp tăng nhiều, vượt qua cả phần chi phí gián tiếp tiết kiệm được thì tổng chi phí sẽ có thặng dư, tức là lãng phí. Bài toán khó nhất của nhà thầu là đạt chi phí tối ưu nhất trong giới hạn thời gian thực hiện dự án.

P/s: ở đây tôi chỉ xét những dự án thi công liên tục, ko bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố trượt giá.
 

hokientruc86

Thành viên năng động
Tham gia
30/9/08
Bài viết
70
Điểm thành tích
18
Tuổi
37
Dear all,
về tiến độ và sự lãng phí khi thi công
1. Mình từng chứng kiến 1 đơn vị thi công công trình của chủ đầu tư vượt tiến độ và không hề lãng phí với lý do sau :
- Chủ đầu tư là bạn của bên thi công==> Khi thi công dễ dàng quản lý và phối hợp , và dễ dàng trong thanh toán
- Hợp đồng làm rõ ràng và bên cdt thanh toán đúng theo tiến độ triển khai
- Bên thi công tận dụng các yếu tố thuận lợi, họ có máy, có nguồn vật liệu, về nhân công họ giữ chân thợ bằng cách dùng tiền : phát tiền theo ngày, tăng ca hỗ trợ tiền ngay khi xong việc hoặc chậm 1 ngày==> Lượng nhân công ổn định vì có niềm tin tài chính từ bên thi công
- Chât lượng đảm bảo do công nhân làm nhiệt tình ( Do tiền dẫn đường ) và luôn vì công việc chứ không phải nghĩa vụ làm
2. còn về những công trình thông thường
- chủ đầu tư cứ muốn om tiền nên nhà thầu thi công rất khó để quay vòng vốn ( đối với đơn vị vừa và nhỏ ) thế nên dẫn - đến việc trì trệ tư tư tưởng đến cách làm
- TVGS hạch sách, không vì lợi ích công trình mà vòi tiền, gây chẫm tiến độ, nghiệm thu mất thời gian
KL : Hãy cùng làm vì mục đích chung : Tiến độ, chất lượng ( CDT đứng về phía nhà thầu để giải quyết, tháo gỡ tất cả vướng mắc, nhanh chóng chuyển tiền khi thi công xong )
P/ S : Còn nếu các điều kiện thuận lợi mà vẫn chậm tiến độ thì do năng lực đơn vị thi công yếu kém, quản lý, quản trị hệ thống không tốt
 

anhgiap86

Thành viên mới
Tham gia
25/10/13
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
ở đây mình không xét tới việc chậm tiến độ, vì những bất cập của việc chậm tiến độ thì ai cũng thấy. Mình so sánh giữa thi công nhanh hơn tiến độ và đúng tiến độ, và phải trong cùng điều kiện là chất lượng công trình như nhau.

Cấu thành giá thi công xây dựng bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy móc, và chi phí khác bao gồm chi phí quản lý.

Việc thi công nhanh hơn tiến độ, xét về khía cạnh Nhà thầu:
- Chi phí vật liệu: không đổi
- Chi phí nhân công: thay đổi, tăng lên do làm tăng ca (mình chỉ tính việc thi công nhanh hơn tiến độ trong một khoảng thời gian đáng kể), còn việc không thay đổi chi phí nhân công do tăng hiệu quả lao động thì hiếm khi tăng tiến độ đáng kể.
- Chi phí máy thi công: Giảm xuống do sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị.
- Chi phí quản lý: Cũng tăng theo chi phí tăng ca.
Như vậy đối với nhà thầu thì tùy từng dự án cụ thể mà có thể tăng chi phí hoặc giảm chi phí, nên không thể kết luận chung là lãng phí hay không.

Đối với Chủ đầu tư: Hợp đồng theo đơn giá cố định, nên việc tăng - giảm chi phí của nhà thầu ở trên (không do thay đổi khối lượng) không ảnh hưởng đến Chủ đầu tư. Chủ đầu tư được hưởng lợi từ việc đưa dự án vào khai thác sớm.

Trên đây là ý kiến của mình.
 

dutoansu

Thành viên năng động
Tham gia
4/7/16
Bài viết
67
Điểm thành tích
16
Tuổi
40
Chủ đề hay nhưng sao để chết thế này nhỉ, Bác Thế Anh vào cho cái ví dụ về món thi công nhanh gây lãng phí để anh em cùng nhau phản biện.
Tính theo dòng tiền trong dự án thì càng nhanh càng hiệu quả mà. Quan trọng khi tiến độ nhanh ông phải điều chỉnh mọi thứ đi theo cho phù hợp.
 

Hán Thanh Tùng

Thành viên mới
Tham gia
26/9/17
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Đề bài mông lung quá . Nếu tiến độ lập ra là tối ưu thì tức là không có tiến độ nào hợp lý hơn nữa . Việc thay đổi tiến độ tối ưu thì đương nhiên phải gây ra thiệt hại kinh tế . Còn trường hợp tiến độ lập ra không phải là tối ưu thì tức là người lập tiến độ làm chưa chuẩn :v
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
@Hán Thanh Tùng đào xới lên, làm mình mới nhớ về đề tài này, nhanh thật, nhìn lại đã 4 năm.

Các bạn đọc kỹ lại bài viết của mình nhé. Đây là 1 tư duy thực tế vẫn xảy ra mà không thấy đề cập nhiều trong sách vở, hoặc chí ít tại các bài giảng các thầy cũng ít đề cập cho sinh viên. Chúng ta đa phần suy nghĩ là thi công nhanh, rút ngắn tiến độ sẽ tiết kiệm chi phí.

Trong bài tôi có đoạn "nhiều khi các bộ phận kết cấu, công trình thi công nhanh hơn tiến độ cũng có thể gây lãng phí tiền bạc và cả những thứ khác.".

Thực tế tiến độ lập ra tốt hay tối ưu rồi (theo quan điểm, tính toán của người lập), nhưng thực tế dự án đó giải ngân chậm hoặc giải ngân không kịp thời (có thể ở một thời điểm nào đó giải ngân không tốt, các thời điểm khác giải ngân ngon lành).

Như vậy, các bộ phận kết cấu, công trình thi công nhanh hơn nằm phơi mưa nắng, phơi sương mà không được đưa vào sử dụng. Tiền lãi và gốc trả do vay vốn vẫn phải trả (tính cho giá trị phơi nắng, mưa). Đó là sự lãng phí. Ở Hà Nội: hiện nay anh/em mình đi trên đường, ngầng đầu lên có nhiều kết cấu đang phơi nắng gió và anh/em mình đang trả lãi và gốc vay vốn đấy :).

Đó là 1 tình huống, 1 ví dụ thôi nhé, các bạn hãy suy nghĩ và ra nhiều tình huống và ví dụ khác đi nhé :)

Thế nên lập được bản tiến độ tốt, tiến độ tối ưu mới là điều kiện cần - mới là biết 1. Phải "đồng bộ" "nhịp nhàng" "kịp thời" nữa mới là đủ - thế mới là biết 2. Trong khi thế giới người ta biết 500-1000 rồi :)

Tư duy: Thi công nhanh, đúng tiến độ, vượt tiến độ -> của người kỹ thuật 1 cục. Cần trang bị thêm tư duy: Lật thêm các điều kiện cần, đủ, kinh tế / kém hiệu quả, vốn, lỗ/lãi... nữa.

3D BIM + Schedule (tiến độ) = 4D BIM
4D BIM + Cost Estimate (tiền, chi phí, kinh tế) = 5D BIM (được dự đoán là tương lai của ngành Xây dựng thế giới).

Chia sẻ để cùng nâng trình tư duy và tiến bộ thôi nhé.
Chúc các bạn vui vẻ và thành công. Thân mến.
 

dutoansu

Thành viên năng động
Tham gia
4/7/16
Bài viết
67
Điểm thành tích
16
Tuổi
40
Mới mấy hôm vừa rồi báo đăng vụ trường mầm non ở Mỹ Đình đổ sập. Nguyên nhân sơ bộ được đánh giá là do tháo dàn giáo sớm quá.
 

Top