Thông tư số 01/2015/TT-BXD ngày 20/03/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công

minhchau1011

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
17/3/15
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
Đây là ý kiến cá nhân bạn nhé, trường hợp của bạn nên linh động tính đơn giá nhân công theo Thông tư số 01/2015/TT-BXD rồi bù trừ trực tiếp với đơn giá nhân công trong bộ đơn giá địa phương. Cũng không loại trừ trường hợp "phép vua" và "lệ làng" đâu. Có gì điều chỉnh sau cũng được.

Lưu ý thêm là bạn phải điều chỉnh cả giá ca máy nữa thì mới phù hợp.
 

minhchau1011

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
17/3/15
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
Thử hỏi bạn VanToanGXD nếu với mức lương một nhân công xây dựng ở Hà Nội tối thiểu là 3.100.000 đ/tháng có đủ để đảm bảo cuộc sống cho riêng người đó chưa? Đó là chưa nói đến gia đình người đó nửa hoặc làm không đủ ngày công.... Ở quê, một người thợ phụ hồ bình thường cũng phải trả một ngày công tối thiểu đã 200.000 đồng rồi. Bạn có biết làm phép tính nhân không vậy? Tính giúp mình với.

Về việc này tôi nghĩ bạn namhaitx cần phải đọc rõ thông tư và tìm hiểu cách tính của nó rồi đưa ra nhận xét nhé! còn hệ số bậc thợ nữa mà.
 

minhchau1011

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
17/3/15
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
Đúng là ông bạn này đang làm viên chức Nhà nước nên nói vậy. Thử hỏi, cuộc sống của bạn hôm nay đang ăn cơm, ngày mai vì một lý do nào đó (do thay đổi chế độ chính sách chẳng hạn...) bắt bạn phải ăn cám, bạn có ăn không? Khi không còn đường lùi, bạn phải chấp nhận tất cả, cái quan trọng là chính sách nhà nước như vậy thì cuộc sống ngày càng được cải thiện không? Doanh nghiệp chịu một phần mà người lao động trực tiếp mới là người chịu nhiều nhất.

Tôi thấy bạn namhaitx nói cần được suy nghĩ thật kỹ càng. Bạn hãy đưa ra con số minh họa và đặt ra câu hỏi hoặc lập bảng so sánh để rồi cùng tháo gỡ vướng mắc. chứ viết như bạn tôi đọc chưa thấy rõ vấn đề mà bạn cần nêu.
 

namhaitx

Thành viên mới
Tham gia
23/3/10
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
47
Về việc này tôi nghĩ bạn namhaitx cần phải đọc rõ thông tư và tìm hiểu cách tính của nó rồi đưa ra nhận xét nhé! còn hệ số bậc thợ nữa mà.
Bạn minhchau1011 đã đọc phần lời bình của VanToanGXD chưa? Ý của bạn VanToanGXD mức lương tối thiểu theo NĐ 103/2014/NĐ-CP đưa ra là để so sánh doanh nghiệp có trả cho người lao động có thấp mức lương tối thiểu đó không chứ không sử dụng mức lương tối thiểu đó để làm đầu vào tính bảng lương.
Ví dụ: Với một người lao động ở TP Hà nội, một doanh nghiệp trả cho người đó mức lương 3.200.000 đồng/tháng (đủ công) chẳng hạn. Thì mức lương đó đủ để đảm bảo điều kiện cao hơn mức lương tối thiểu vùng quy định cho TP Hà Nội theo NĐ 103/2014 là 3.100.000 đ rồi. Như vậy, với mức lương đó, liệu người lao động đó có đủ sống tại TP Hà Nội không, chưa kể có tháng người đó làm không đủ ngày công thì sao?
 

KieuManhTu

Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
18/9/08
Bài viết
170
Điểm thành tích
43
Tuổi
38
Về việc này tôi nghĩ bạn namhaitx cần phải đọc rõ thông tư và tìm hiểu cách tính của nó rồi đưa ra nhận xét nhé! còn hệ số bậc thợ nữa mà.

Tôi thấy bạn namhaitx nói cần được suy nghĩ thật kỹ càng. Bạn hãy đưa ra con số minh họa và đặt ra câu hỏi hoặc lập bảng so sánh để rồi cùng tháo gỡ vướng mắc. chứ viết như bạn tôi đọc chưa thấy rõ vấn đề mà bạn cần nêu.

Bạn #minhchau1011 nói thật đúng. Bạn #namhaitx bức xúc gì?
 

KieuManhTu

Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
18/9/08
Bài viết
170
Điểm thành tích
43
Tuổi
38
Bản chất của Nghị định về LTTV hiểu đơn giản là mức lương thấp nhất trả cho người lao động trên vùng đó, tức là mức lương để SO SÁNH như DN mà trả lương cho người lao động làm đủ số ngày công, giờ công tại các quận của TP Hà Nội mà <3.100.000 đ/tháng là không được chứ không phải đây là mức lương đầu vào để tính lương như các công thức tính tiền lương trước đây.
Theo Thông tư 01/2015/TT-BXD mà tính thì kể cả 3 năm nữa không thay đổi gì vẫn đảm bảo lương của nhân công xây dựng > mức LTTV.
Đúng là ông bạn này đang làm viên chức Nhà nước nên nói vậy. Thử hỏi, cuộc sống của bạn hôm nay đang ăn cơm, ngày mai vì một lý do nào đó (do thay đổi chế độ chính sách chẳng hạn...) bắt bạn phải ăn cám, bạn có ăn không? Khi không còn đường lùi, bạn phải chấp nhận tất cả, cái quan trọng là chính sách nhà nước như vậy thì cuộc sống ngày càng được cải thiện không? Doanh nghiệp chịu một phần mà người lao động trực tiếp mới là người chịu nhiều nhất.
Thử hỏi bạn VanToanGXD nếu với mức lương một nhân công xây dựng ở Hà Nội tối thiểu là 3.100.000 đ/tháng có đủ để đảm bảo cuộc sống cho riêng người đó chưa? Đó là chưa nói đến gia đình người đó nửa hoặc làm không đủ ngày công.... Ở quê, một người thợ phụ hồ bình thường cũng phải trả một ngày công tối thiểu đã 200.000 đồng rồi. Bạn có biết làm phép tính nhân không vậy? Tính giúp mình với.

Bạn VanToanGXD nói đúng về khái niệm Lương TTV. Tôi lấy ví dụ trong NĐ 108/2010/NĐ-CP, Điều 2 có khái niệm rặng: "Mức lương tối thiểu vùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh nghiệp ...". Còn trong NĐ 103/2014/NĐ-CP thì "Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận ...".

Vậy, đó là lương để trả cho người làm công việc bình thường nhất, đơn giản nhất. Đơn giản đến nỗi tôi không hình dung nổi và cũng không có từ ngữ, khái niệm nào để mô tả cho bạn #namhaitx nghe được.

Còn về việc bạn nói ăn cơm hay ăn cám, thì phải xem lại chất lượng lao động của mình. Ở quê 1 người thợ phụ hồ tối thiểu cũng phải trả 200.000 đồng/ngày như bạn nói thì đó là việc của bạn. Đó là lương bạn trả ra cho ông phụ hồ mà bạn thuê, không phải là chi phí để nhà nước đưa cho bạn để bạn thực hiện công trình cho nhà nước.
Thêm nữa, công việc ông phụ hồ làm không phải là công việc đơn giản nhất để áp cho họ cái lương tối thiểu. Vì ông thợ phụ hồ trong công tác xây, thì bậc bình quân cũng là 3,5/7, phụ hồ thì chắc thấp hơn, tầm 3,0/7. Nếu ở Hà Nội thì THEO ĐÚNG CHẾ ĐỘ, ông phụ hồ ấy nhận mức 2.350.000 * 2.16 = 5.070.000 đồng/tháng, ~ 195.000 đồng/ngày. Còn nếu tính theo mức lương 3.100.000 thì THEO ĐÚNG CHẾ ĐỘ, ông ấy nhận ~257.000 đồng/ngày.

Khi nhà nước ra văn bản hướng dẫn, có thể phù hợp hay chưa phù hợp, nhưng đó là biện pháp của nhà nước để siết chặt chi tiêu các khoản chi tiêu lớn. Giá trị lao động mà xã hội này tạo ra thì vốn đã ít, người làm cũng ít mà người trà đá, lô đề, ăn theo thì ngày càng nhiều. Các khoản chi tiêu thì lớn, từ xây dựng cơ bản đến y tế giáo dục, mua sắm tàu chiến máy bay, ...
Có thể lương nhân công xây dựng bây giờ thấp hơn so với 2 năm trước, nhưng mức lương 2 năm trước cũng không phản ánh đúng thu nhập của nhân công xây dựng - mà thực tế thấp hơn nhiều. Thu nhập của người lao động vẫn không đúng với những gì nhà nước bỏ ra, tiền thuế nhân dân không chảy ngược lại đời sống nhân dân, mà chảy hầu hết vào túi mấy ông doanh nghiệp.

Với TT 01, chúng ta chỉ cần hiểu đúng cái tinh thần quản lý chi phí và áp dụng đúng là được, bức xúc không được gì. Những vấn đề khác, vẫn là cơ chế cung cầu của thị trường. Nhà nước đưa ra nguồn cung là có ngần đấy tiền, và có cầu là cần cái công trình như thế. Nếu bạn có cung về khả năng, và có cầu nhận công trình để làm, thì bạn tham gia dự thầu / đề xuất để làm. Cái thời cứ có việc làm là chắc chắn có lợi nhuận nó qua từ rất lâu rồi. Giờ là thời của người có năng lực, có tư duy.
 
Chỉnh sửa cuối:

KieuManhTu

Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
18/9/08
Bài viết
170
Điểm thành tích
43
Tuổi
38
Cho em hỏi: Lúc lập dự thầu lấy theo lương được tính theo lương tối thiểu vùng (NĐ 70 áp dụng năm 2011) với các hệ số theo NĐ 205. Sau ngày 15/05/2015 thì lấy theo TT01 tính ra thấp hơn NĐ 103. Công trình của em thuộc công trình chuyển tiếp (Hợp đồng 10/2014, hoàn thành 6/2015). Như vậy em có điều chỉnh giảm nhân công không? Nếu có thì thiệt nhà thầu quá. Thực tế lương nhân công ngày càng tăng trong khi đó giá trị hợp đồng phải điều chỉnh giảm.
Em xin cảm ơn nhiều.

Bạn xem Điều 2:Đối tượng áp dụng gồm:
- ... dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách, ...;
- Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác áp dụng các quy định của Thông tư này.
Điều 6: Xử lý chuyển tiếp:
- Tổng mức đầu tư, dự toán đã duyệt rồi thì người quyết định đầu tư xem xét và quyết định xem có áp dụng thông tư này để điều chỉnh hay không. Các hợp đồng đã ký thì thực hiện theo các điều khoản hợp đồng đã ký.

Như vậy, đầu tiên bạn xem dự án mình làm có liên quan đến nguồn vốn nhà nước hay không, sau đó phải có ý kiến của người quyết định đầu tư. Người quyết định đầu tư to lắm. Nếu công trình vốn ngoài nhà nước thì người quyết định đầu tư quyết là ok. Nhưng nếu là vốn nhà nước, hợp đồng đơn giá điều chỉnh thì sẽ bị điều chỉnh. Nhưng nếu bác "Người quyết định đầu tư" bật đèn xanh cho thì bạn xử lý chỗ phân khai khối lượng (viết nhật ký sớm lên 1 tí, biển bản nghiệm thu sớm lên 1 tí) để khối lượng thi công sau 15/05/2015 ít đi 1 tí, thì phần bị điều chỉnh giảm đơn giá sẽ ít đi - chứ không phải điều chỉnh toàn bộ hợp đồng đâu.
 

spr1485

Thành viên mới
Tham gia
1/10/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Chào các bác! Các bác cho em hỏi chút về nhân công đầu vào của dự toán hạng mục khảo sát tại TP Hà Nội ah!
Phần khảo sát XD thì có đơn giá nhân công cố định cho từng hạng mục công việc cụ thể. Như vậy khi tính giá nhân công thì không thể tách ra cấp bậc thợ để áp dụng theo TT01/2015 được, vậy phải làm sao ah?
(VD: nếu lấy lương vùng I là 3.100.000/2.000.000=1.55 trong đó 2 tr là mức lương theo đơn giá 5478-2011 của Hà Nội thì thấy tương đương với hệ số của nhân công bậc 1 - theo một số cách tính ngày trước thì chẳng lẽ sử dụng hệ số nhân công mới là 1.55 để tính trong đơn giá?)
- Hà Nội có QĐ 3796 ngày 16/7/2014, thì hệ số nhân công chỉ được nhân trực tiếp hệ số (thấp đi) theo mục 2 của phụ lục 02, hay còn được tính thêm hệ số chênh lệch nhân công theo thị trường hay không? hay phải tính thế nào ah?.
Bây giờ BXD ra thông tư 01/2015 thì còn áp dụng theo QĐ 3796 cho các công trình vốn ngân sách không ah? các bác bảo em phải làm sao ah :'(
Mong các bác chỉ giáo, Thanks!
 
Chỉnh sửa cuối:

KieuManhTu

Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
18/9/08
Bài viết
170
Điểm thành tích
43
Tuổi
38
Chào các bác! Các bác cho em hỏi chút về nhân công đầu vào của dự toán hạng mục khảo sát tại TP Hà Nội ah!
Phần khảo sát XD thì có đơn giá nhân công cố định cho từng hạng mục công việc cụ thể. Như vậy khi tính giá nhân công thì không thể tách ra cấp bậc thợ để áp dụng theo TT01/2015 được, vậy phải làm sao ah?
(VD: nếu lấy lương vùng I là 3.100.000/2.000.000=1.55 trong đó 2 tr là mức lương theo đơn giá 5478-2011 của Hà Nội thì thấy tương đương với hệ số của nhân công bậc 1 - theo một số cách tính ngày trước thì chẳng lẽ sử dụng hệ số nhân công mới là 1.55 để tính trong đơn giá?)
- Hà Nội có QĐ 3796 ngày 16/7/2014, thì hệ số nhân công chỉ được nhân trực tiếp hệ số (thấp đi) theo mục 2 của phụ lục 02, hay còn được tính thêm hệ số chênh lệch nhân công theo thị trường hay không? hay phải tính thế nào ah?.
Bây giờ BXD ra thông tư 01/2015 thì còn áp dụng theo QĐ 3796 cho các công trình vốn ngân sách không ah? các bác bảo em phải làm sao ah :'(
Mong các bác chỉ giáo, Thanks!

Theo TT 01 thì nhân công khảo sát vẫn là nhóm 1 chứ. Khi bạn chiết tính đơn giá xây dựng ra thì sẽ thấy mỗi công việc khảo sát sẽ có nhân công có thứ bậc tương ứng. Có lẽ trước nay bạn toàn làm bằng cách dùng hệ số điều chỉnh chi phí nhân công, máy thi công.
Hiện tại, cái 3796 không còn dùng được nữa. Khi áp dụng TT 01, thì không riêng Hà Nội, tất cả các địa phương đều phải áp dụng theo và tính chênh lệch chi phí nhân công, máy thi công giống như chênh lệch vật liệu vậy. Khi nào có công bố hệ số điều chỉnh thì áp dụng sau.
 
Chỉnh sửa cuối:

betong

Thành viên có triển vọng
Tham gia
1/4/11
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Theo TT 01 thì nhân công khảo sát vẫn là nhóm 1
- Áp dụng vào dự toán: một số phần mềm dự toán đã cập nhập cứ thế mà chạy dự toán như từ trước đến nay.
- Còn nếu phần mềm nào chưa cập nhập thì vào bảng tổng hợp vật tư trong đó có tổng hợp giá VT, tổng hợp nhân công theo cấp bậc thợ đơn giá theo cấp bậc thợ và có cả tổng hợp giá MTC Thay đơn giá nhân công theo cách tính mới của thông tư 01/2015 vào đơn giá cũ trong bảng tổng hợp vật tư trên. Như vậy trong bảng tổng hợp vật tư có đầy đủ giá VT, NC, MTC đưa các giá trị này vào trong bảng tổng hợp kinh phí.
 

trinhkhacvinh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
23/6/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Bạn VanToanGXD nói đúng về khái niệm Lương TTV. Tôi lấy ví dụ trong NĐ 108/2010/NĐ-CP, Điều 2 có khái niệm rặng: "Mức lương tối thiểu vùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh nghiệp ...". Còn trong NĐ 103/2014/NĐ-CP thì "Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận ...".

Vậy, đó là lương để trả cho người làm công việc bình thường nhất, đơn giản nhất. Đơn giản đến nỗi tôi không hình dung nổi và cũng không có từ ngữ, khái niệm nào để mô tả cho bạn #namhaitx nghe được.

Còn về việc bạn nói ăn cơm hay ăn cám, thì phải xem lại chất lượng lao động của mình. Ở quê 1 người thợ phụ hồ tối thiểu cũng phải trả 200.000 đồng/ngày như bạn nói thì đó là việc của bạn. Đó là lương bạn trả ra cho ông phụ hồ mà bạn thuê, không phải là chi phí để nhà nước đưa cho bạn để bạn thực hiện công trình cho nhà nước.
Thêm nữa, công việc ông phụ hồ làm không phải là công việc đơn giản nhất để áp cho họ cái lương tối thiểu. Vì ông thợ phụ hồ trong công tác xây, thì bậc bình quân cũng là 3,5/7, phụ hồ thì chắc thấp hơn, tầm 3,0/7. Nếu ở Hà Nội thì THEO ĐÚNG CHẾ ĐỘ, ông phụ hồ ấy nhận mức 2.350.000 * 2.16 = 5.070.000 đồng/tháng, ~ 195.000 đồng/ngày. Còn nếu tính theo mức lương 3.100.000 thì THEO ĐÚNG CHẾ ĐỘ, ông ấy nhận ~257.000 đồng/ngày.

Khi nhà nước ra văn bản hướng dẫn, có thể phù hợp hay chưa phù hợp, nhưng đó là biện pháp của nhà nước để siết chặt chi tiêu các khoản chi tiêu lớn. Giá trị lao động mà xã hội này tạo ra thì vốn đã ít, người làm cũng ít mà người trà đá, lô đề, ăn theo thì ngày càng nhiều. Các khoản chi tiêu thì lớn, từ xây dựng cơ bản đến y tế giáo dục, mua sắm tàu chiến máy bay, ...
Có thể lương nhân công xây dựng bây giờ thấp hơn so với 2 năm trước, nhưng mức lương 2 năm trước cũng không phản ánh đúng thu nhập của nhân công xây dựng - mà thực tế thấp hơn nhiều. Thu nhập của người lao động vẫn không đúng với những gì nhà nước bỏ ra, tiền thuế nhân dân không chảy ngược lại đời sống nhân dân, mà chảy hầu hết vào túi mấy ông doanh nghiệp.

Với TT 01, chúng ta chỉ cần hiểu đúng cái tinh thần quản lý chi phí và áp dụng đúng là được, bức xúc không được gì. Những vấn đề khác, vẫn là cơ chế cung cầu của thị trường. Nhà nước đưa ra nguồn cung là có ngần đấy tiền, và có cầu là cần cái công trình như thế. Nếu bạn có cung về khả năng, và có cầu nhận công trình để làm, thì bạn tham gia dự thầu / đề xuất để làm. Cái thời cứ có việc làm là chắc chắn có lợi nhuận nó qua từ rất lâu rồi. Giờ là thời của người có năng lực, có tư duy.

Quê em giờ thợ phụ cơm nuôi trả 180k họ chê thấp, họ đi làm SamSung với sang TQ chặt mía hết cụ ạ. 180k/ ngày nhưng có phải ngày nào cũng có việc đâu. Nắng mưa, hôm nghỉ hôm không. Mùa mưa này có tháng không nổi 10 công.
" Khi nhà nước ra văn bản hướng dẫn, có thể phù hợp hay chưa phù hợp " nếu thấy chưa phù hợp thì chỉnh sửa sớm. Chứ vin vào lý do ngân sách nghèo phải giảm. Nghe thấy buồn cười quá.
" Giá trị lao động mà xã hội này tạo ra thì vốn đã ít, người làm cũng ít mà người trà đá, lô đề, ăn theo thì ngày càng nhiều " em thấy thợ xây quê em có rảnh như cụ nói đâu. Em thấy Cụ vơ thì vơ nhầm chỗ rồi. Anh em thơ họ nắng mưa vất vả mà vẫn chịu khó lắm.
Còn một số vùng sâu xa khó khăn. Không có thợ. Phải thuê nhân công nơi khác đến. Điện không có, sóng điện thoại không, nước sinh hoạt sạch cũng không. Năn nỉ để vào mà giá còn gấp đôi. Các cụ trên cao đánh đồng giá như tại vùng Trung tâm.

Lương có vấn đề. Cách áp dụng với các vùng cũng có vấn đề.
Cụ giải thích " Nhà nước đưa ra nguồn cung là có ngần đấy tiền, và có cầu là cần cái công trình như thế " là kiểu giá đang cao à, cứ cắt đi. Sao không xem xét nguyên nhân tại sao cao. Có thể do cách áp dụng quản lý chi phí, do định mức đánh vào giá nhân công ổn chưa. Vì nó phản ánh đúng thực tế. Tù mù đánh vào nhân công thế này nghe chẳng thấy khoa học gì.
 

KieuManhTu

Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
18/9/08
Bài viết
170
Điểm thành tích
43
Tuổi
38
Quê em giờ thợ phụ cơm nuôi trả 180k họ chê thấp, họ đi làm SamSung với sang TQ chặt mía hết cụ ạ. 180k/ ngày nhưng có phải ngày nào cũng có việc đâu. Nắng mưa, hôm nghỉ hôm không. Mùa mưa này có tháng không nổi 10 công.
" Khi nhà nước ra văn bản hướng dẫn, có thể phù hợp hay chưa phù hợp " nếu thấy chưa phù hợp thì chỉnh sửa sớm. Chứ vin vào lý do ngân sách nghèo phải giảm. Nghe thấy buồn cười quá.
" Giá trị lao động mà xã hội này tạo ra thì vốn đã ít, người làm cũng ít mà người trà đá, lô đề, ăn theo thì ngày càng nhiều " em thấy thợ xây quê em có rảnh như cụ nói đâu. Em thấy Cụ vơ thì vơ nhầm chỗ rồi. Anh em thơ họ nắng mưa vất vả mà vẫn chịu khó lắm.
Còn một số vùng sâu xa khó khăn. Không có thợ. Phải thuê nhân công nơi khác đến. Điện không có, sóng điện thoại không, nước sinh hoạt sạch cũng không. Năn nỉ để vào mà giá còn gấp đôi. Các cụ trên cao đánh đồng giá như tại vùng Trung tâm.

Lương có vấn đề. Cách áp dụng với các vùng cũng có vấn đề.
Cụ giải thích " Nhà nước đưa ra nguồn cung là có ngần đấy tiền, và có cầu là cần cái công trình như thế " là kiểu giá đang cao à, cứ cắt đi. Sao không xem xét nguyên nhân tại sao cao. Có thể do cách áp dụng quản lý chi phí, do định mức đánh vào giá nhân công ổn chưa. Vì nó phản ánh đúng thực tế. Tù mù đánh vào nhân công thế này nghe chẳng thấy khoa học gì.

Khổ quá. Quy định hiện hành của nhà nước là vậy, khi nào có quy định mới thì áp dụng theo quy định mới. Và nếu bạn làm các công trình tư nhân, nhà dân thì không nói làm gì, vì tư nhân có quyền tự quyết định. Còn nếu bạn làm công trình vốn nhà nước, thì không cần bàn nhiều mà chỉ cần hiểu đúng và áp dụng đúng là được. Bạn lập dự toán mà không tuân thủ thì không bao giờ qua bước thẩm tra. Bạn làm thầu mà bỏ giá cao thì không bao giờ trúng thầu.

p/s: mình còn trẻ, nói 1 câu cụ 2 câu cụ nghe hơi ngại ngại :D
 

trinhkhacvinh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
23/6/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Khổ quá. Quy định hiện hành của nhà nước là vậy, khi nào có quy định mới thì áp dụng theo quy định mới. Và nếu bạn làm các công trình tư nhân, nhà dân thì không nói làm gì, vì tư nhân có quyền tự quyết định. Còn nếu bạn làm công trình vốn nhà nước, thì không cần bàn nhiều mà chỉ cần hiểu đúng và áp dụng đúng là được. Bạn lập dự toán mà không tuân thủ thì không bao giờ qua bước thẩm tra. Bạn làm thầu mà bỏ giá cao thì không bao giờ trúng thầu.

p/s: mình còn trẻ, nói 1 câu cụ 2 câu cụ nghe hơi ngại ngại :D

:)) Đợi xem Thông tư này được bao nhiêu ngày thì có điều chỉnh. Thông tư vốn lập không khoa học + áp dụng chưa sát. Ko đánh vào bản chất sự việc. Chỉ chú trọng kết quả (Giá xây dựng giảm). Nếu vậy chỉ tác động được thời điểm ban đầu thôi. Tưởng cụ tranh luận về cách xây dựng chi phí nên e ngồi phân tích vài điểm cùng cụ cho vui. Biết đâu mở mang đầu óc thêm.
P/s: E (đi xe máy) nhưng hay đọc Group OF nên quen miệng anh em trong đó gọi nhau vậy. :v
 

KieuManhTu

Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
18/9/08
Bài viết
170
Điểm thành tích
43
Tuổi
38
Cái này là "Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 5724/VPCP-KTTH ngày 29/7/2014 của Văn phòng Chính phủ" đấy :D. Nên thôi không bàn đến tính khoa học nữa. Thủ tướng Chính phủ mà đã chỉ đạo thì Quốc hội đôi khi cũng chả cản nổi đâu :D
 

andrea179

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
9/10/09
Bài viết
36
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Các bác cho mình hỏi thăm:

Mức lương đầu vào để tính đơn giá nhân công trong TT 01 đã bao gồm các khoản lương phụ, phụ cấp.

Như vậy, đối với đơn giá nhân công làm đêm có được tính thêm phụ cấp ca đêm hay không?

Cảm ơn các Bác.
 

hanhxdls

Thành viên có triển vọng
Tham gia
22/6/13
Bài viết
8
Điểm thành tích
3
Công nhân làm ở ngoài thị trường là thế, nhưng người ta đưa ra bao giờ cũng cao hơn giá nhà nước đưa ra, vì người ta đã tính đủ yếu tố trong đó rồi.Giờ mình thấy lương phụ hồ ở chổ mình đã lấy 200.000đ nột công mà nhà nước ta tính ra nhân công bậc 3.0/7 chỉ có 150.. ngàn không biết mấy ổng tính kiểu gì. mà trong thông tư lại không có bậc lương lẽ;
ví dụ bậc lương 3.5/7 sẽ tính ra sao nhỉ
Hệ số nhân công bậc lương 3.5/7 thì sẽ lấy nội suy giữa bậc lương 3.0/7 và 4.0/7 bạn ạ
 

hanhxdls

Thành viên có triển vọng
Tham gia
22/6/13
Bài viết
8
Điểm thành tích
3
Các công trình điện vẫn áp dụng đơn giá 7606 mà theo Thông tu 01/2015/TT-BXD thì phải làm thế nào đây ạ, em chưa hiểu lắm thông tư này, các bác giúp em với, em cảm ơn
Mình cũng đang rất băn khoăn về vấn đề như bạn, bác nào biết trả lời giúp e với ạ?
 

minhchau1011

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
17/3/15
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
Các bác cho mình hỏi thăm:

Mức lương đầu vào để tính đơn giá nhân công trong TT 01 đã bao gồm các khoản lương phụ, phụ cấp.

Như vậy, đối với đơn giá nhân công làm đêm có được tính thêm phụ cấp ca đêm hay không?

Cảm ơn các Bác.
Xin trả lời bác theo cái kiến thức nhỏ bé của em như sau:
- LNC: mức lương đầu vào để xác định đơn giá nhân công cho một ngày công trực tiếp sản xuất xây dựng. Mức lương này đã bao gồm các khoản lương phụ, các khoản phụ cấp lưu động, phụ cấp khu vực, phụ cấp không ổn định sản xuất và đã tính đến các yếu tố thị trường công bố tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.
theo cái từ ngữ bôi đậm ở trên thì vấn đề của bác đã được làm rõ nhé! Còn làm đêm được tính như thế nào thì bác tham khảo Bộ Luật Lao động là rõ ngay.
 

huynh quang bao huynh

Thành viên mới
Tham gia
11/5/15
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
31
mọi người cho mình hỏi: Nếu sử dụng thông tư 01/2015 này thì mấy đơn giá trong QĐ 104/2006 cũng bỏ để sử dụng đơn giá của thông tư 01/2015 hả bạn. Thanks mọi người nhiều!!!
 

hhkoyeu

Thành viên mới
Tham gia
20/2/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Thế này thì sắp tới chắc BXD+BTC nên ban hành hộ cái cuốn giá nhân công với ca máy từng vùng luôn từng năm kèm theo cuốn định mức. Vậy là người làm dự toán đều khỏe chẳng cần lăn tăn làm ở địa phương nào phải liên hệ sở xin các văn bản hướng dẫn. Sở thì chỉ có việc công bố giá vật liệu rồi ngồi đó thẩm tra các dự toán theo định mức và giá có đúng không. Nhẹ gánh cho người làm dự toán rồi. Mà cái thông tư ra sao không hướng dẫn cụ thể định mức nào dùng nhân công nhóm nào mà lại ghi ... với ngoài nhóm I là nhóm 2 thế thì mình tự xác định nhân công nhóm nào à @@ Ví dụ làm đường mình tính là thợ nề hay thợ bê tông thì nhóm 1 nhưng cũng có thể nhận là nhóm 2 được @@ bao giờ mới hướng dẫn hoặc có bảng phân nhóm nhân công theo công tác cụ thể đây..
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top