Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng về giá nhân công

bikili

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
26/10/09
Bài viết
34
Điểm thành tích
18
Tuổi
41
Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng về giá nhân công thay thế cho Thông tư số 01/2015/TT-BXD.

Thông tư số 05/2016/TT-BXD link file Word: https://www.fshare.vn/file/7T8EZICW84MJ
Thông tư số 05/2016/TT-BXD link file Pdf bản dấu đỏ: https://www.fshare.vn/file/QEI2GVT62H2H
Thông tư số 05/2016/TT-BXD link file Pdf bản chế bản: https://www.fshare.vn/file/75UL6S8HGLAF


Mời các anh/chị đồng nghiệp tải Thông tư số 05/2016/TT-BXD về nghiên cứu ta cùng thảo luận nhé. Các chủ để thảo luận về Thông tư số 05/2016/TT-BXD xem ở đây.
 

Duchai108

Thành viên mới
Tham gia
23/10/13
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Các bác có ai so sánh chưa ah? em đang thắc mắc tại sao trong thời gian ngắn mà đã ra thông tư liên tiếp thay đổi như vậy?
 

LEVOTONG2212

Thành viên mới
Tham gia
24/10/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
34
Mức lương nhân công làm cơ sở đầu vào lại có độ dao động. Vậy tại mỗi vùng mình phải dùng mức nào cho phù hợp vậy các anh? Đúng là càng ra nhiều văn bản càng rối mà.
 

knktxd

Thành viên rất năng động
Tham gia
2/2/13
Bài viết
100
Điểm thành tích
28
Mức lương nhân công làm cơ sở đầu vào lại có độ dao động. Vậy tại mỗi vùng mình phải dùng mức nào cho phù hợp vậy các anh? Đúng là càng ra nhiều văn bản càng rối mà.
Một vùng có nơi cao nơi thấp, nên các tình sẽ tự hướng dẫn trong khoảng đó. Các bác chịu khó đọc hết rồi hãy ý kiến. Đọc thoáng qua rồi phát biểu thì không ổn. Thông tư lần này có nhiều tiến bộ hơn. Ngoài làm rõ các loại công việc, thì còn thêm hướng dẫn cách tự xác định mức lương ở địa phương, hoặc chủ đầu tư tự tính. Tạm thời hóng được thế.
 

LEVOTONG2212

Thành viên mới
Tham gia
24/10/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
34
Một vùng có nơi cao nơi thấp, nên các tình sẽ tự hướng dẫn trong khoảng đó. Các bác chịu khó đọc hết rồi hãy ý kiến. Đọc thoáng qua rồi phát biểu thì không ổn. Thông tư lần này có nhiều tiến bộ hơn. Ngoài làm rõ các loại công việc, thì còn thêm hướng dẫn cách tự xác định mức lương ở địa phương, hoặc chủ đầu tư tự tính. Tạm thời hóng được thế.
Thanks bác @knktxd. Vấn đề ở chỗ đó đó bác à. Mình đọc rồi nhưng vẫn thấy thắc mắc. Ví dụ TP.HCM, trừ huyện Cần Giờ là vùng 2, các quận huyện còn lại là Vùng 1. Không lẽ trong các quận huyện kia lại phân cấp ra tiếp mức lương đầu vào thì hơi phi lý.
Hóng hướng dẫn từ Sở XD thôi. Sở XD TP.HCM mà ko ra hướng dẫn như hồi TT01/2015 thì tiếp tục ngậm bồ hòn vậy ^^
 

knktxd

Thành viên rất năng động
Tham gia
2/2/13
Bài viết
100
Điểm thành tích
28
Thanks bác @knktxd. Vấn đề ở chỗ đó đó bác à. Mình đọc rồi nhưng vẫn thấy thắc mắc. Ví dụ TP.HCM, trừ huyện Cần Giờ là vùng 2, các quận huyện còn lại là Vùng 1. Không lẽ trong các quận huyện kia lại phân cấp ra tiếp mức lương đầu vào thì hơi phi lý.
Hóng hướng dẫn từ Sở XD thôi. Sở XD TP.HCM mà ko ra hướng dẫn như hồi TT01/2015 thì tiếp tục ngậm bồ hòn vậy ^^
01 trước hơi hướng quy tiền lương cả ngành về một mối nên có tình trạng có nơi cao hơn ngành, họ không theo. Nhưng giờ đã mở rộng quyền quyết từ địa phương đến chủ đầu tư, Thông tư là văn bản quy phạm, không làm theo thì sau ráng chịu. (không nói cụ thể đơn vị nàô đâu nhé)
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Theo nghiên cứu sơ qua thì tôi thấy có thể so sánh ngắn gọn Thông tư số 05/2016/TT-BXD so với Thông tư số 01/2015/TT-BXD
Giống nhau: Công thức tính giữ nguyên, và đây là ưu điểm của Thông tư về đơn giá nhân công là thống nhất cách tính đơn giá nhân công cho cả nước.
Khác nhau: về mức lương đầu vào:
+ TT05 không đưa con số cụ thể mà đưa ra khoảng biến thiên -> anh em mới nhìn vào thì không biết chọn thế nào cho đúng, nhưng chúng ta biết BÓNG ĐÁ là môn thể thao vua mà, vì vậy Khoản 1, Điều 5 và thêm Phụ lục số 3 sẽ chuyền bóng về các địa phương. Sẽ phải các địa phương sẽ phải "vận động" đó, rất tốt cho sức khỏe :D. Cá nhân tôi rất like điều này, tinh thân Bộ XD đã làm đúng chức năng hướng dẫn rồi, còn về các địa phương điều tra khảo sát thì mới sát được với giá ở địa phương chứ. Anh em trước chả nói TT01 nhiều khi chưa sát với thực tế tại địa phương còn gì.
+ Đặc biệt chú ý trong phần giải thích Lnc ở Điều 4:
"LNC: mức lương cơ sở đầu vào theo tháng để xác định đơn giá nhân công cho một ngày công theo cấp bậc của công nhân trực tiếp sản xuất xây dựng, đã bao gồm các khoản phụ cấp lương theo đặc điểm, tính chất của sản xuất xây dựng và đã tính đến các yếu tố thị trường, và các khoản bảo hiểm người lao động phải trả theo quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp). Mức lương cơ sở đầu vào công bố tại Bảng số 1 Phụ lục số 1 của Thông tư này để tham khảo."
Không nhầm thì "các khoản bảo hiểm người lao động phải trả theo quy định" đây là lần đầu tiên xuất hiện; nhiều vấn đề để bàn. Vậy trước nay các tính đơn giá nhân công của ngành xây dựng nói chung chưa đúng với Luật lao động chăng?
 

tigermsc

Thành viên có triển vọng
Tham gia
15/8/13
Bài viết
7
Điểm thành tích
3
Tuổi
45
Thành thật mà nói xem TT 01 trước đây và 05 bây giờ của BXD như xem một người mẫu chuyển giới. Ở đây có lẽ BXD muốn kết hợp giữa mức lương tối thiểu vùng và lương tối thiểu chung để giải quyết bài toán lương và phụ cấp kèm theo câu "tính đúng, tính đủ" theo cái gọi là cơ chế thị trường. Khó!
Kinh tế nhà nước hay sp công trình chi từ nguồn ngân sách nói gì thì nói cũng là kinh tế kế hoạch, nếu vậy xin hãy hướng dẫn theo hướng kế hoạch có fai hơn ko. Ví dụ như TT 26 của Bộ LĐTB &XH chỉ qui định mức lương tối thiểu chung,phụ cấp phân biệt rõ ràng, kèm theo là hs theo vùng - trường hợp cần điều chỉnh có Hđc với biên độ rất rộng.
Điều này sẽ thuận lợi cho địa phương hay CP, cơ quan cấp Bộ, ngành ... đc chủ động điều chỉnh mức lương căn cứ trên nguồn chi ngân sách hàng năm và đặc thù của địa phương, Bộ, ngành. Không phải chờ đợi mỏi mòn 1 hướng dẫn nửa vời như TT 05.
Nói chung ko có gì là tối ưu, mà những gì mình biết thì các bác ở trên cũng thừa biết. Chỉ ko hiểu sao lại có nhiều người mẫu chuyển giới thế ;)
 

goldenboard

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
3/5/08
Bài viết
10
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Trong ví dụ về Tính toán giá nhân công sau khi đã xác định được giá nhân công trung bình (Bảng tính) mình thấy:

(6) = (4)*(5)/(3)
(7) = (6)*(3)/(5) => (7) = (4) rồi cần gì phải loằng ngoằng vậy?
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Trong ví dụ về Tính toán giá nhân công sau khi đã xác định được giá nhân công trung bình (Bảng tính) mình thấy:

(6) = (4)*(5)/(3)
(7) = (6)*(3)/(5) => (7) = (4) rồi cần gì phải loằng ngoằng vậy?
Chào bạn. (7)=(4) ở đây chỉ được cho nhân công 3,5/7 -> phải tính ra (6)-Lnc thì mới tính ra được các nhân công bậc khác nữa.
 

nnhieu118

Thành viên mới
Tham gia
13/4/10
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Nếu địa phương chưa hướng dẫn thì có lẽ phải lấy trung bình lương Nhân công. Khó phết. Dìm nhau thì lấy cận dưới. Có tý thì cho cận trên.
 

dinhducthinh

Thành viên mới
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
Kính thưa các tiền bối!
Hiện nay em đang phải lập dự toán cho một gói thầu mà có một số băn khoăn về Thông tư 06/2016/TT-BXD và 05/2016/TT-BXD muốn nhờ các cao nhân chỉ giúp, cụ thể như sau:

1. Về Thông tư 05/2016/TT-BXD:
- Tại Điều 4 nêu rõ Lnc là mức lương cơ sở đầu vào để xác định đơn giá nhân công cho một ngày công theo cấp bậc, đã bao gồm các khoản phụ cấp lương theo đặc điểm, tính chất của sản xuất xây dựng và đã tính đến các yếu tố thị trường, và các khoản bảo hiểm người lao động phải trả theo quy định (BHXH, BHYT, BHTN), gọi tắt là BH của NLĐ, theo quy định hiện nay thì BH của NLĐ = 10,5%.
- Tại Phụ lục số 3 TT này cũng nêu rõ "Đơn giá nhân công trong chi phí trực tiếp của dự toán xây dựng công trình là đơn giá nhân công trung bình trên thị trường trong khu vực, làm việc 1 ngày 8 giờ, không bao gồm các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải nộp cho nhà nước đã được tính trong chi phí chung (CPC) (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN), gọi tắt là BH của NSDLĐ, theo quy định hiện nay thì BH của NSDLĐ = 24%.
- Theo hướng dẫn tại 2 mục nêu trên, tôi hiểu rằng các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải nộp cho nhà nước không tính trong đơn giá nhân công trong chi phí trực tiếp mà đã được tính trong chi phí chung.

2. Về TT 06/2016/TT-BXD:
- Tại mục 1 Điều 7 TT này nêu rõ "Chi phí chung gồm chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí phục vụ cho quản lý khác của doanh nghiệp".
- Chi phí chung được tính theo tỷ lệ % tại Bảng 3.7 và 3.8 TT này, cụ thể như đối với công trình giao thông được phân thành các mức như sau: <=15 tỷ là 5,5% tương ứng với giá trị là 825 triệu; <=100 tỷ là 5% tương ứng với giá trị là 5 tỷ; <=500 tỷ là 4,6% tương ứng với giá trị là 23 tỷ; <=1000 tỷ là 4,4% tương ứng với giá trị là 44 tỷ; >1000 tỷ là 4,2% tương ứng với giá trị là >42 tỷ.

- Nếu ta đem các giá trị tương ứng ở trên chia cho BH của NSDLĐ phải nộp là 24%, sau đó lại lấy giá trị này chia cho các mức chi phí để tính chi phí chung ta sẽ được giới hạn tỷ lệ chi phí nhân công cho từng mức tương ứng mà CPC = BH của NSDLĐ, cụ thể:
0.825 tỷ/ 24%/ 15 tỷ x 100% = 22,92%; 5 tỷ /24%/100 tỷ x 100% = 20,83%; 23 tỷ / 24%/ 500 tỷ x 100% = 19,17%; 44 tỷ/24% / 1000 tỷ x 100% = 18,33%. Theo cách tính này nếu tỷ lệ % của chi phí nhân công tương ứng với từng giá trị xây dựng nêu trên thì chi phí chung chỉ vừa đủ để người sử dụng lao động phải trả cho các khoản BH của NSDLĐ là 24%, còn nếu lớn hơn thì đương nhiên là không đủ.
3. Đặt vấn đề:
- Theo mục 1 thì tôi hiểu rằng BH của NSDLĐ đã được tính trong CPC, nhưng theo mục 2 thì rõ ràng đây là vấn đề bất cập của TT 06/2016/TT-BXD vì rõ ràng CPC theo tỷ lệ quy định tại TT này chỉ đủ để người người sử dụng lao động nộp BH của NSDLĐ. Vì thông thường chi phí nhân công trong dự toán xây dựng công trình thường giao động trong khoảng 20%.
- Vậy nếu BH của NSDLĐ chưa có trong CPC thì xin các tiền bối chỉ giúp BH của NSDLĐ nằm ở đâu trong dự toán chi phí xây dựng vì TT06/2016/TT-BXD chưa thấy đề cập đến vấn đề này.
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Kính thưa các tiền bối!
Hiện nay em đang phải lập dự toán cho một gói thầu mà có một số băn khoăn về Thông tư 06/2016/TT-BXD và 05/2016/TT-BXD muốn nhờ các cao nhân chỉ giúp, cụ thể như sau:

1. Về Thông tư 05/2016/TT-BXD:
- Tại Điều 4 nêu rõ Lnc là mức lương cơ sở đầu vào để xác định đơn giá nhân công cho một ngày công theo cấp bậc, đã bao gồm các khoản phụ cấp lương theo đặc điểm, tính chất của sản xuất xây dựng và đã tính đến các yếu tố thị trường, và các khoản bảo hiểm người lao động phải trả theo quy định (BHXH, BHYT, BHTN), gọi tắt là BH của NLĐ, theo quy định hiện nay thì BH của NLĐ = 10,5%.
- Tại Phụ lục số 3 TT này cũng nêu rõ "Đơn giá nhân công trong chi phí trực tiếp của dự toán xây dựng công trình là đơn giá nhân công trung bình trên thị trường trong khu vực, làm việc 1 ngày 8 giờ, không bao gồm các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải nộp cho nhà nước đã được tính trong chi phí chung (CPC) (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN), gọi tắt là BH của NSDLĐ, theo quy định hiện nay thì BH của NSDLĐ = 24%.
- Theo hướng dẫn tại 2 mục nêu trên, tôi hiểu rằng các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải nộp cho nhà nước không tính trong đơn giá nhân công trong chi phí trực tiếp mà đã được tính trong chi phí chung.

2. Về TT 06/2016/TT-BXD:
- Tại mục 1 Điều 7 TT này nêu rõ "Chi phí chung gồm chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí phục vụ cho quản lý khác của doanh nghiệp".
- Chi phí chung được tính theo tỷ lệ % tại Bảng 3.7 và 3.8 TT này, cụ thể như đối với công trình giao thông được phân thành các mức như sau: <=15 tỷ là 5,5% tương ứng với giá trị là 825 triệu; <=100 tỷ là 5% tương ứng với giá trị là 5 tỷ; <=500 tỷ là 4,6% tương ứng với giá trị là 23 tỷ; <=1000 tỷ là 4,4% tương ứng với giá trị là 44 tỷ; >1000 tỷ là 4,2% tương ứng với giá trị là >42 tỷ.

- Nếu ta đem các giá trị tương ứng ở trên chia cho BH của NSDLĐ phải nộp là 24%, sau đó lại lấy giá trị này chia cho các mức chi phí để tính chi phí chung ta sẽ được giới hạn tỷ lệ chi phí nhân công cho từng mức tương ứng mà CPC = BH của NSDLĐ, cụ thể:
0.825 tỷ/ 24%/ 15 tỷ x 100% = 22,92%; 5 tỷ /24%/100 tỷ x 100% = 20,83%; 23 tỷ / 24%/ 500 tỷ x 100% = 19,17%; 44 tỷ/24% / 1000 tỷ x 100% = 18,33%. Theo cách tính này nếu tỷ lệ % của chi phí nhân công tương ứng với từng giá trị xây dựng nêu trên thì chi phí chung chỉ vừa đủ để người sử dụng lao động phải trả cho các khoản BH của NSDLĐ là 24%, còn nếu lớn hơn thì đương nhiên là không đủ.
3. Đặt vấn đề:
- Theo mục 1 thì tôi hiểu rằng BH của NSDLĐ đã được tính trong CPC, nhưng theo mục 2 thì rõ ràng đây là vấn đề bất cập của TT 06/2016/TT-BXD vì rõ ràng CPC theo tỷ lệ quy định tại TT này chỉ đủ để người người sử dụng lao động nộp BH của NSDLĐ. Vì thông thường chi phí nhân công trong dự toán xây dựng công trình thường giao động trong khoảng 20%.
- Vậy nếu BH của NSDLĐ chưa có trong CPC thì xin các tiền bối chỉ giúp BH của NSDLĐ nằm ở đâu trong dự toán chi phí xây dựng vì TT06/2016/TT-BXD chưa thấy đề cập đến vấn đề này.

Bổ sung ý anh 1 chút: nếu là công trình dân dụng thì tỷ trọng chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp khoảng 40-50%. Tính nhanh tức là NC = 0,4T -> Chi phí bảo hiểm NSDLĐ nộp = 24%x0,4T = 9,6%T >>6,5%T.
Ở đây tôi đang giả định là nộp 100% bảo hiểm cho công nhân thì mới tính được như trên. Vậy xin hỏi các anh chị tại các nhà thầu có bao nhiêu % công nhân được đóng bảo hiểm?
Hiện tại theo tôi đang có 2 hướng mời các anh chị trao đổi thêm
- Tính đơn giá nhân công theo đúng TT05 tức là đã bao gồm 10,5% BH NLĐ phải nộp, vậy chắc chắn NSDLĐ phải nộp tiếp 24% được tính trong Chi phí chung. Mà theo TT06 Chi phí chung max là 6,5%T thì có khả năng không đủ.
- Mức lương cơ sở đầu vào của TT05 đã bao gồm các khoản BH rồi vậy thì tách ra, ví dụ công bố mức lương cơ sở đầu vào là 2.400.000 thì khi xác định đơn giá nhân công chỉ lấy Lnc=(2.400.000 -10,5%x2.400.000), như vậy thì CPC cũng không còn BH gì nữa, chắc là đủ. Trước Thông tư 01/2015/TT-BXD, Thông tư 05/2016/TT-BXD thì chưa có văn bản nào nhắc đến chi phí bảo hiểm, vẫn thi công ngon lành đấy thôi. Nhưng hình như không ổn, trái Luật Lao động đấy! Mà lạ thật, Luật Lao động có lâu lắm rồi chứ có phải 2015 mới có đâu!!!
 

Trần Hoàng Giang

Thành viên mới
Tham gia
10/8/15
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
35
Một vùng có nơi cao nơi thấp, nên các tình sẽ tự hướng dẫn trong khoảng đó. Các bác chịu khó đọc hết rồi hãy ý kiến. Đọc thoáng qua rồi phát biểu thì không ổn. Thông tư lần này có nhiều tiến bộ hơn. Ngoài làm rõ các loại công việc, thì còn thêm hướng dẫn cách tự xác định mức lương ở địa phương, hoặc chủ đầu tư tự tính. Tạm thời hóng được thế.
Cái khó là ở chỗ văn bản của địa phương ấy bác. Tìm mãi không thấy cũng chả biết là chưa có văn bản hướng dẫn hay có rồi mà ko tìm được. Thời gian tìm kiếm văn bản là một khoảng thời gian lãng phí cho xã hội. Mong đến cái ngày mọi hướng dẫn tìm thấy trong 1 phút để thời gian làm việc khác.
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Cái khó là ở chỗ văn bản của địa phương ấy bác. Tìm mãi không thấy cũng chả biết là chưa có văn bản hướng dẫn hay có rồi mà ko tìm được. Thời gian tìm kiếm văn bản là một khoảng thời gian lãng phí cho xã hội. Mong đến cái ngày mọi hướng dẫn tìm thấy trong 1 phút để thời gian làm việc khác.
Giá mà BXD có khi thêm 1 câu chốt trong phần tổ chức thực hiện "Trước khi Thông tư này có hiệu lực, đề nghị các địa phương tổ chức khảo sát, tổng hợp, công bố mức lương cơ sở đầu và hướng dẫn các đơn vị liên quan áp dụng cho phù hợp.". Giá mà mình không phải nói câu giá mà :D.
https://goo.gl/BfDsbJ anh thử vào đường link này xem sao nhé, còn lâu nữa mới đến được ngày anh mong nhưng cũng đỡ được phần nào đấy.
 

khanhloihp

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
7/12/10
Bài viết
32
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Các bác xem có vô lý không, Hà Nội ra văn bản 7414 công bố nhân công rất chung chung và khó thực hiện và dựa trên thông tư 01/2015.
Nhưng sau khi có thông tư 05/2016 thì nhiều ngành ra văn bản là sử dụng đơn giá nhân công do địa phương công bố, nghĩa là cái 7414 vẫn còn hiệu lực.
Thế là sao các bác nhỉ?
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Các bác xem có vô lý không, Hà Nội ra văn bản 7414 công bố nhân công rất chung chung và khó thực hiện và dựa trên thông tư 01/2015.
Nhưng sau khi có thông tư 05/2016 thì nhiều ngành ra văn bản là sử dụng đơn giá nhân công do địa phương công bố, nghĩa là cái 7414 vẫn còn hiệu lực.
Thế là sao các bác nhỉ?
Chào anh. Cá nhân tôi thấy việc xác định đơn giá nhân công theo QĐ 7414 của UBND TP Hà Nội rất rõ ràng và không khó thực hiện. Trong phần căn cứ của QĐ 7414 cũng đã căn cứ vào Thông tư 01/2015/TT-BXD rồi nên không còn vấn đề gì để nhắc đến Thông tư 01 nữa. Đại ý chung nếu xác định nhân công trong các công trình trên địa bàn TP Hà Nội sử dụng vốn NSNN thì cứ theo đó mà tính.
Còn việc hiện nay Thông tư số 05/2016/TT-BXD đã có hiệu lực mà UBND TP Hà Nội chưa có văn bản hướng dẫn thì có thể đưa ra 2 hướng:
1. Đơn giá nhân công xác định theo QĐ 7414/2015 vẫn còn phù hợp với mặt bằng giá nhân công tại thời điểm hiện tại nên tiếp tục theo QĐ 7414 để tính toán.
2. UBND TP Hà Nội chậm chạp trong việc thực hiện hướng dẫn của BXD. CĐT hoặc đơn vị tư vấn tự cập nhật Thông tư 05/2016/TT-BXD để tính toán cho "phù hợp" với thời điểm hiện tại.
Tôi theo hướng 1, còn các anh chị thì sao?
 

Chutmayman

Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
9/10/07
Bài viết
619
Điểm thành tích
93
Website
giaxaydung.vn
Chào anh. Cá nhân tôi thấy việc xác định đơn giá nhân công theo QĐ 7414 của UBND TP Hà Nội rất rõ ràng và không khó thực hiện. Trong phần căn cứ của QĐ 7414 cũng đã căn cứ vào Thông tư 01/2015/TT-BXD rồi nên không còn vấn đề gì để nhắc đến Thông tư 01 nữa. Đại ý chung nếu xác định nhân công trong các công trình trên địa bàn TP Hà Nội sử dụng vốn NSNN thì cứ theo đó mà tính.
Còn việc hiện nay Thông tư số 05/2016/TT-BXD đã có hiệu lực mà UBND TP Hà Nội chưa có văn bản hướng dẫn thì có thể đưa ra 2 hướng:
1. Đơn giá nhân công xác định theo QĐ 7414/2015 vẫn còn phù hợp với mặt bằng giá nhân công tại thời điểm hiện tại nên tiếp tục theo QĐ 7414 để tính toán.
2. UBND TP Hà Nội chậm chạp trong việc thực hiện hướng dẫn của BXD. CĐT hoặc đơn vị tư vấn tự cập nhật Thông tư 05/2016/TT-BXD để tính toán cho "phù hợp" với thời điểm hiện tại.
Tôi theo hướng 1, còn các anh chị thì sao?

Theo hướng 1 là ta dựa vào văn bản pháp luật chưa hết hiệu lực (chưa bị thay thế)
Theo hướng 2 là tự tính và giải trình sự phù hợp với các bên thẩm tra, kiểm toán (nếu có)
Nói thêm như thế để các anh chị đồng nghiệp dễ quyết định lựa chọn hơn
 

khongtac

Thành viên mới
Tham gia
28/6/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Theo hướng 1 là ta dựa vào văn bản pháp luật chưa hết hiệu lực (chưa bị thay thế)
Theo hướng 2 là tự tính và giải trình sự phù hợp với các bên thẩm tra, kiểm toán (nếu có)
Nói thêm như thế để các anh chị đồng nghiệp dễ quyết định lựa chọn hơn
Thông tư 01/2015 hết hiệu lực từ ngày 01 tháng 05/2016 rồi bác à.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top