Tìm hiểu công tác tạm tính trong dự toán qua một số ví dụ định mức cụ thể

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.562
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Các bạn học viên, khách hàng sử dụng phần mềm Dự toán GXD rất hay hỏi về công tác tạm tính, tôi đã chia sẻ khá nhiều bài về nội dung này. Hôm nay chia sẻ bằng các ví dụ dùng mã định mức cụ thể: tham khảo thêm video:

Video hướng dẫn làm dự toán công tác Tạm tính cải tiến phần mềm Dự toán GXD mới nhất năm 2020:

Lập dự toán bằng Dự toán GXD hay bất kỳ phần mềm nào, khi tra mã áp cho các công tác bạn sẽ luôn gặp 3 tình huống sau:

1) Công tác nào có định mức giống áp dụng luôn

Người ta luôn mong muốn gặp tình huống này, bởi không phải lập dự toán xong là thôi. Sau còn phải bảo vệ, giải trình... áp dụng được là tốt nhất.
Ví dụ: Công tác đào móng băng, đọc trên bản vẽ thấy quy cách rộng ≤3m, sâu ≤1m, đất cấp II. Tra trong Dự toán GXD với từ khóa "Đào băng" bạn sẽ tìm được mã AB.11312. Có tên và quy cách giống luôn.

2) Công tác nào tương tự, gần gần giống vận dụng hoặc điều chỉnh đi cho phù hợp để vận dụng

Các công tác có quy cách tương tự nhau thì có thể vận dụng mã của nhau.

Ví dụ 1: Ta cần đào đất để thi công bể phốt, chiều rộng 2,5m, dài tầm 4m, sâu 1,8m. Tra Dự toán GXD sẽ không tìm thấy công tác Đào bể phốt. Nhưng bạn sẽ thấy công tác Đào móng băng, rộng 3m, sâu ≤2m tương tự như công tác của ta.

Tương tự thế, bạn đừng tìm tra tên công tác giống y sì, sẽ không thấy đâu, bạn xem các ví dụ sau:

Ví dụ 2: Thi công cột cờ, cần đào hố đất để đổ bê tông chân cột, tra Dự toán GXD bạn tra công tác đào hố cột cờ sẽ không thấy, hãy áp công tác đào hố móng với chiều rộng, sâu phù hợp.

Ví dụ 3: Trong 1776 có công tác: Bê tông sản xuất bằng máy trộn và đổ bằng thủ công, bê tông móng rộng >250cm đá 2x4, vữa BT mác 200
Ta có thể áp cho công việc: Bê tông sản xuất bằng máy trộn và đổ bằng thủ công, bê tông đáy bể rộng >3m, đá 2x4, vữa BT mác 200

Ví dụ 4
: Trong 1776 có công tác: Bê tông sản xuất bằng máy trộn và đổ bằng thủ công, bê tông xà dầm, giằng nhà đá 1x2, vữa BT mác 200

Ta có thể áp cho công việc: Bê tông sản xuất bằng máy trộn và đổ bằng thủ công, bê tông giằng bể đá 1x2, vữa BT mác 200

Ví dụ 5
: Trong 1776 có công tác: Láng bể nước, giếng nước, giếng cáp dày 2cm, vữa XM mác 50

Ta có thể áp cho công việc: Láng đáy bể phốt...

Trong thực tế, nhiều công việc “xa xa” chứ chả gần tẹo nào, nhưng vì “bí” nên người ta vẫn vận dụng.

Ví dụ 1: Công tác lắp ống siêu âm cọc khoan nhồi, vận dụng 1 mã lắp ống thép ở định mức 1777/BXD-VP (mặc dù ống thép đó là lắp để dẫn nước, dẫn dầu hoặc khí gì đó, khác hẳn với việc gắn cái ống vào lồng thép của cọc nhồi).

Ví dụ 2: Vận chuyển cấu kiện bê tông đúc sẵn từ chỗ đúc ra nơi lắp (đại loại vậy, tôi ko nhớ rõ, các bạn đọc lấy ý thôi) trong 1776/BXD-VP không có định mức phù hợp.

Tư vấn lập: Lấy định mức vận chuyển cấu kiện bê tông đúc sẵn từ định mức sửa chữa (1091), điều chỉnh hao phí bằng cách nhân 70%.
Tư vấn thẩm tra: Lấy mã vận chuyển cấu kiện lên cao, nhân 50%, bỏ máy v/c lên cao.
Trong cuộc họp, người ta thảo luận và cân nhắc, xem tính chất, quy cách công việc cái nào hợp hơn thì lấy. Nghe có vẻ cái vận chuyển theo 1091 lấy rồi điều chỉnh phù hợp hơn là lấy cái vận chuyển theo phương đứng, áp cho phương ngang :).

3) Công tác nào không có định mức giống, tương tự tạm tính

- Bạn có thể tìm 1 dự toán đã được duyệt rồi càng tốt, rồi lấy số liệu tính theo tương tự.

- Nếu không đào đâu ra số liệu. Không lẽ Tắc không làm nữa? Không được. Khi đó phải Tạm tính. Bạn sử dụng tính năng Tạm tính của Dự toán GXD là hay và nhàn nhất đấy. Tạm tính này bạn phải có kinh nghiệm, số liệu về công tác đó hoặc hỏi người chuyên hoặc có hiểu biết về nó. Yêu cầu đúng ra là phải có định mức, nhưng vì chưa có, nên tạm tính và công việc Tạm tính là tốt khi sau này làm thật thì sát với số tiền đã Tạm tính.

Ví dụ: Công tác lắp đặt kính cho các toà nhà. Công tác này chưa có định mức hao phí, mở phần mềm Dự toán GXD bạn sẽ không tra được mã để lắp giá kính vào mà tính đơn giá. Do đó bạn phải:

Bước 1: Nhập mã TT, tên công tác lắp đặt kính cho tòa nhà, đơn vị tính m2 và khối lượng vào 1 dòng trong bảng dự toán

Bước 2: Hỏi đơn vị cung cấp, lắp đặt kính là khoảng bao nhiêu tiền 1m2 kính. Họ sẽ báo là 1m2 thì A đ vật liệu, B đ nhân công. Ta đem giá trị A và B đó đưa vào cột đơn giá (hoặc may mắn ta tìm được giá trong dự toán công trình ở bên cạnh nó đã làm xong, cũng làm kính như vậy thì ta lấy số của nó)

Bước 3: Dự toán GXD sẽ tự nhân khối lượng ở B1 với giá ở B2 để thành tiền

Đúng ra là tạm tính để giải quyết việc trước mắt ko bị mắc, trong quá trình thi công phải xây dựng định mức: Tổ chức thành lập đội làm định mức, thi công, ghi chép số liệu, tính toán, trình bày thành định mức -> gửi người có thẩm quyền duyệt để áp dụng. Sau đó thanh toán theo số liệu định mức đó. Nhưng thường người ta không biết làm. Và trong trường hợp này, bạn cứ liên hệ ký hợp đồng với Viện Kinh tế xây dựng là đơn vị đầu ngành về vấn đề này. Liên hệ với Viện Kinh tế xây dựng khó ư? Nhắn cho tôi đây này :)

Khi có điều kiện các bạn hãy Đầu tư cho chuyên môn của mình bằng cách mua ủng hộ Dự toán GXD nhé, để tôi và các ks GXD có điều kiện ngồi viết chia sẻ với bạn nhiều nội dung chuyên môn hơn nữa.
Thanks bạn đã đọc.

 

sy_dht

Thành viên mới
Tham gia
9/4/17
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
32
Thật là tuyệt vời, Yêu thầy Thế Anh quá :) :)
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top