Tìm hiểu những điểm mới và khác của Nghị định 32/2015/NĐ-CP so với Nghị định 112/2009/NĐ-CP

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Trong video bài giảng này chúng tôi sẽ trình bày với bạn về: Kết cấu của Nghị định, một số khái niệm mới, phạm vi điều chỉnh, Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng và về Tổng mức đầu tư (TMĐT).

1. Mời các bạn mở loa theo dõi bài giảng chuyên môn, đừng ngại sếp, vì đây là bạn học để phục vụ công việc, hoàn thành dự án của sếp đang điều hành...

Video này làm ngoài giờ vì sự nhiệt tình chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn với bạn bè, đồng nghiệp cả nước nên có thể có những chỗ cần hoàn thiện thêm nên các bạn nhặt lấy những chỗ được, bỏ qua những chỗ chưa được.

2. Các bạn tải file so sánh: Kích vào đây.

Chúc bạn thành công (y)
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Trong Video bài giảng số 2 này chúng tôi trình bày với các bạn về: Những điểm mới của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP so với Nghị định số 112/2009/NĐ-CP về: 1) Phương pháp xác định TMĐT, 2) Thẩm định, phê duyệt TMĐT, 3) Điều chỉnh tổng mức đầu tư, mời các bạn theo dõi video.
Chúng tôi sẽ sớm hoàn thiện gửi tài liệu theo file Word tặng các Khách hàng sử dụng Dự toán GXD và các học viên của GXD.

Hôm nay có 1 kỹ sư trẻ hỏi tôi tại lớp dự toán: Thưa thầy tại sao người ta lại quan tâm nhiều đến tài liệu so sánh giữa Nghị định mới số 32/2015/NĐ-CP và 112/2009/NĐ-CP thế ạ?

Tôi trả lời: À, mỗi khi có văn bản mới, thì người mới, người cũ đều cùng đọc và gần như mọi người bắt đầu xuất phát như nhau. Ai chịu khó đọc và nghiên cứu trước thì tăng tốc sẽ nhanh hơn.
Các dự án đầu tư xây dựng thường kéo dài. Đòi hỏi năng lực kinh nghiệm nhưng cũng cần nhiều sáng tạo và tiếp thu nhanh những thứ mới. Lợi thế sẽ không thấy được trước mắt, nhưng sẽ thấy rõ sau vài năm.
Ai chịu đọc, tìm hiểu và làm được việc, ai bứt phá, ai củng cố được vị trí vững vàng, ai đề bạt, cất nhắc, kiếm nhà, kiếm xe... khi đó mới thấy.

Chỉ đọc không thôi thì rất buồn ngủ, đọc có hoạt động so sánh như tài liệu này sẽ ko buồn ngủ nữa mà nắm bắt rất nhanh:
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Trong video số 3 này so sánh về sự khác nhau của nội dung Dự toán xây dựng của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP và Nghị định số 112/2009/NĐ-CP. Như vậy bạn phải tìm hiểu sự thay đổi trong cách tính toán và phải thay đổi phần mềm để lập dự toán.

Phần mềm dự toán và cách tính cũ không đáp ứng nữa
. Dự toán GXD 10 đã sẵn sàng cho bạn sử dụng, các hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định sau này sẽ sử dụng Dự toán GXD 10, tiện để bạn học tập, update.

Các bạn quan tâm bấm like bài viết động viên tác giả làm video nữa nhé.
Chúc các bạn thành công.
 
L

levinhxd

Guest
Lê Vinh xin góp thêm ý kiến về sự thay đổi trong cách sắp xếp các chi phí trong Nghị định 32/2015 so với Nghị định 112/2009:

CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRONG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ


1. Chi phí bồi thường hỗ trợ tái định cư nay đã nêu rõ có thể bao gồm chi phí chỉ trả hạ tầng kỹ thuật đã được xây dựng thay vì trước đây nêu chung chung “chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật” (nêu chung chung như NĐ112 dễ hiểu lầm Cp xây dựng hạ tầng kỹ thuật thuộc CP về đất, thực ra chi phí này chỉ thuộc về tiền đất khi Chủ đầu tư đó mua lại một dự án và tiến hành đầu tư thứ phát (đầu tư trên đất đã có hạ tầng)

2. Chi phí xây dựng nay đã bỏ cụm từ “chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công” có người sẽ hiểu là vì cụm từ này thừa, chính là công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công. Tuy nhiên ta sẽ thấy nó xuất hiện trong Chi phí khác (bàn ở mục 4 dưới đây)

3. Chi phí quản lý dự án nay đã không bao gồm chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư. Thực ra chi phí này theo một văn bản trước đây đã hướng dẫn bằng khoảng 20% chi phí quản lý dự án (Thông tư 22/2010 Bộ kế hoạch đầu tư hướng dẫn Nghị định 113/2009 của Chính phủ), do vậy NĐ 32 đã tách chi phí này ra khỏi chi phí quản lý dự án là phù hợp. Tuy nhiên cũng cần bàn thêm là chi phí giám sát dự án đầu tư sẽ tính vào đâu trong TMĐT, vì việc giám sát, đánh giá dự án đầu tư với công trình vốn ngân sách Nhà nước là khá quan trọng và có tính bắt buộc.

4. Chi phí khác có một thay đổi đột biến so với trước đây khi xuất hiện hàng loạt chi phí dường như sẽ nằm trong chi phí trực tiếp khác hoặc chi phí chung của Chi phí xây dựng. Cụt thể tại điểm đ, điều 8 có nhắc đến chi phí khác gồm:

- Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công

- Chi phí vận chuyển lực lượng lao động và thiết bị đi và đến công trường

- Chi phí an toàn lao động, đảm bảo an toàn giao thông

- Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do thi công gây ra

- Ch phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu

5. Cần thêm nói thêm một khoản chi phí cần lưu tâm là Lãi vay trong thời gian thực hiện xây dựng không được nhắc đến, có nghĩa ta sẽ tính vào Chi phí khác, tuy nhiên theo ý kiến cá nhân LV, nếu nó được tách riêng ra sẽ dễ dàng cho việc tính các chi phí như CP dự phòng, tính chính nó (CP lãi vay) và tính kế hoạch vốn


CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRONG DỰ TOÁN

1. Chi phí xây dựng sẽ gồm CP trực tiếp, Cp chung, Thu nhập chịu thuế tính trước, Thuế VAT. Chúng ta sẽ không còn thấy CP nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công và CP trực tiếp khác trong CP xây dựng (bây giờ được chuyển sang thuộc CP khác). Tuy nhiên Nhà thầu sẽ chào thầu khoản mục chi phí này như thế nào, thanh toán như thế nào cũng là một vấn đề cần bàn trong thời gian tới.

2. Chi phí thiết bị cơ bản không có gì thay đổi, tuy nhiên khoản mục Chi phí lắp đặt thiết bị sẽ ảnh hưởng bởi cách tính giống như Chi phí xây dựng ở trên.

3. Chi phí khác trong Dự toán cũng cơ bản giống như Chi phí khác trong TMĐT, tuy nhiên ta luôn phải lưu ý nhiều khoản mục chi phí đã tính trong TMĐT thì không còn trong Dự toán (ví dụ chi phí bảo hiểm, đo lún, kiểm toán, rà phá bom mìn, kinh doanh….)


ĐIỂM THAY ĐỔI LỚN ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÓI QUEN NGƯỜI LẬP DỰ TOÁN:

1. Chi phí xây dựng, Chi phí lắp đặt thiết bị sẽ không bao gồm Cp nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công, Chi phí trực tiếp khác;

2. Các phần mềm Dự toán có thể sẽ cập nhật cách tính Chi phí hạng mục chung và Chi phí khác để giúp tính toán các chi phí như an toàn lao động, thí nghiệm vật liệu, bơm nước vét bùn không thường xuyên, .. hy vọng là Bộ xây dựng sẽ ban hành định mức theo tỷ lệ % để tính toán cho dễ.

3. Như mục 2 ở trên thì Chi phí khác sẽ bao gồm nhiều chi phí mà Nhà thầu được hưởng trong quá trình xây dựng, thay vì trước đây Chi phí khác hoàn toàn thuộc về các khoản chi phí của Chủ đầu tư sử dụng độc lập vào các công việc khác trong dự án. Do vậy các phần mềm dự toán cũng cần tích hợp cách tính toán phù hợp để có thể đưa luôn vào đơn giá dự thầu cho các Nhà thầu.

Link bài viết: http://levinhxd.com/2015/04/06/ban-...-chi-phi-theo-quy-dinh-tai-nghi-dinh-32-2015/
 

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
NĐ 32: Chỗ này hơi lủng củng vì gộp hơi nhiều thông tin cùng lúc

"Điều 9. Xác định dự toán xây dựng công trình

2. Các chi phí trong dự toán xây dựng công trình được xác định như sau:

a) Chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định trên cơ sở khối lượng các công tác, công việc xây dựng được đo bóc, tính toán từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình, giá xây dựng của công trình và chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng được xác định căn cứ định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc công bố;"
 

Vũ Thành 1965

Thành viên mới
Tham gia
8/4/15
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
58
rất hay và bổ ích , thank !
 

linhlcol

Thành viên có triển vọng
Tham gia
14/10/09
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
Cho e hỏi, sau nghị định 32 sẽ có thông tư hướng dẫn, vậy liệu định mức dự toán và đơn giá các tỉnh thành có phải thay đổi không hả các anh
 

andrea179

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
9/10/09
Bài viết
36
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Các bạn cho mình hỏi thăm: mình muốn tính giá gói thầu tư vấn lập dađt theo phương pháp man months thì làm thế nào?

Làm sao biết được, để lập dadt đó với quy mô này thì cần bao nhiêu công, bao nhiêu kỹ sư, không có cái này làm sao lập giá gói thầu. Hiện đây là công trình cải tạo không có công trình tương tự để tham khảo.

Bạn nào đã từng làm thì chỉ mình với, do ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư chưa có tư vấn, phải tự lập giá gói thầu tư vấn, duyệt xong mới lựa chọn được tư vấn.

Rất cảm ơn các Bạn
 

minhchau1011

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
17/3/15
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
Các bạn cho mình hỏi thăm: mình muốn tính giá gói thầu tư vấn lập dađt theo phương pháp man months thì làm thế nào?

Làm sao biết được, để lập dadt đó với quy mô này thì cần bao nhiêu công, bao nhiêu kỹ sư, không có cái này làm sao lập giá gói thầu. Hiện đây là công trình cải tạo không có công trình tương tự để tham khảo.

Bạn nào đã từng làm thì chỉ mình với, do ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư chưa có tư vấn, phải tự lập giá gói thầu tư vấn, duyệt xong mới lựa chọn được tư vấn.

Rất cảm ơn các Bạn

Bạn có thể lập theo phụ lục 957 kết hợp với thông tư 02/2015 thay thế thông tư 18/2010 của Bộ LĐTBXH để lập man months.
 

minhchau1011

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
17/3/15
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
Đôi chút thắc mắc trong NDD32/2015 nhờ các đồng nghiệp giải đáp:
1. Định nghĩa về Chi phí xây dựng tại Điểm b Khoản 4 Điều 4 (TMĐT) không thống nhất với định nghĩa tại Điểm a Khoản 2 Điều 8 (lập dự toán). Đồng thời, Chi phí xây dựng trong TMĐT được định nghĩa không phù hợp với Điểm Đ Khoản 2 Điều 8 về phần chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công. Như vậy có đúng ko nhỉ?
 

andrea179

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
9/10/09
Bài viết
36
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Bạn có thể lập theo phụ lục 957 kết hợp với thông tư 02/2015 thay thế thông tư 18/2010 của Bộ LĐTBXH để lập man months.
rất cảm ơn bạn, nhưng cho mình hỏi thêm, theo 957 thì phải biết Gxd và Gtb mới tính ra chi phí tư vấn, mình chưa có hai giá trị này (kể cả khái toán cũng không có vì đây là công trình cải tạo) thì làm sao kết hợp với TT 02 được. Mặt khác, thời gian yêu cầu lập thiết kế thì có nhưng mình lại không ước lượng được trong thời gian đó cần bao nhiêu chuyên gia.

Bạn có thể chia sẻ thêm cách kết hợp được không?
cảm ơn bạn
 
Chỉnh sửa cuối:

minhchau1011

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
17/3/15
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
rất cảm ơn bạn, nhưng cho mình hỏi thêm, theo 957 thì phải biết Gxd và Gtb mới tính ra chi phí tư vấn, mình chưa có hai giá trị này (kể cả khái toán cũng không có vì đây là công trình cải tạo) thì làm sao kết hợp với TT 02 được.
Bạn có thể chia sẻ thêm cách kết hợp được không?
cảm ơn bạn

Bạn đọc lại cho kỹ là PHỤ LỤC 957 nhé!
 

minhchau1011

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
17/3/15
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
Cho e hỏi, sau nghị định 32 sẽ có thông tư hướng dẫn, vậy liệu định mức dự toán và đơn giá các tỉnh thành có phải thay đổi không hả các anh

Tại sao ĐM và ĐG lại thay đổi?ĐM thay đổi hoặc bổ sung khi phát hiện sai sót hoặc có công nghệ mới thôi chứ nhỉ?Thông tư hướng dẫn NĐ sẽ phải thay đổi và cùng lắm là QĐ 957 thay đổi thôi.
 

andrea179

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
9/10/09
Bài viết
36
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Bạn đọc lại cho kỹ là PHỤ LỤC 957 nhé!
cảm ơn bạn Minh Châu, mình đã nghiên cứu phụ lục 957, cái khó của mình là ở chỗ chi phí chuyên gia: trường hợp chưa có tư vấn thì vẫn phải xác định số lượng chuyên gia cần cho công việc đó. Làm sao mình biết công việc đó cần bao nhiêu chuyên gia, bao nhiêu kỹ sư để từ đó lấy mức lương bình quân nhân với số lượng chuyên gia???
 

vietpre

Thành viên năng động
Tham gia
9/8/08
Bài viết
55
Điểm thành tích
8
Tuổi
51
Dear all

Hiện tại, NĐ 32 chuẩn bị có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, trong công tác QLDA mình có 02 vướng mắc như sau:

1) Định mức - đơn giá riêng: Chả là trong DA của mình, có hạng mục thi công nhưng không có trong Bộ ĐM do Bộ XD ban hành. Về nguyên tắt, mình thuê tư vấn xây dựng ĐM cho công việc trên. Nếu như trước đây, sau khi có TV xây dựng ĐM, CĐT trình Bộ XD dđể thỏa thuận sau đó áp dụng vào để lập Dự toán và trình duyệt. Nhưng hiện tại, theo NĐ 32 thì ở điều 19, khoản 4 CĐT xây dựng ĐM ĐG cho công việc riêng, khoản 5 thì CĐT thuê tư vấn lập, thẩm tra ĐM ĐG riêng đó? Vậy cho mình hỏi, việc này mình thuê Viện Kinh tế XD thẩm tra (Phần XD ĐM do Tư vấn thiết kế thực hiện), vậy mình có cần thỏa thuận với Bộ XD không (CĐT chịu trách nhiệm).

2) Cũng theo điều khoản thi hành NĐ 32: Nếu DA đã duyệt DAĐT trước NĐ 32 có hiệu lực thì quản lý CP xây dựng theo NĐ 112. Sau thì quản lý theo NĐ 32. Dự án mình duyệt tháng 10/2014 vậy quản lý theo NĐ 32 hay 112. Nếu quản lý theo 112 thì CĐT thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng công trình.

Nhờ AE cao thủ "chỉ giáo" giúp nhé!
 

minhchau1011

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
17/3/15
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Tuổi
35
cảm ơn bạn Minh Châu, mình đã nghiên cứu phụ lục 957, cái khó của mình là ở chỗ chi phí chuyên gia: trường hợp chưa có tư vấn thì vẫn phải xác định số lượng chuyên gia cần cho công việc đó. Làm sao mình biết công việc đó cần bao nhiêu chuyên gia, bao nhiêu kỹ sư để từ đó lấy mức lương bình quân nhân với số lượng chuyên gia???

Công ty bạn có kinh nghiệm làm như thế nào thì bố trí người có thể xử lý công việc đó (VN là bốc thuốc). Lúc này mới sinh ra chuyện Đấu Thầu. Chứ ai cũng như ai thì bỏ giá như nhau thì biết ai trúng thầu đây?.
 

andrea179

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
9/10/09
Bài viết
36
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Công ty bạn có kinh nghiệm làm như thế nào thì bố trí người có thể xử lý công việc đó (VN là bốc thuốc). Lúc này mới sinh ra chuyện Đấu Thầu. Chứ ai cũng như ai thì bỏ giá như nhau thì biết ai trúng thầu đây?.
Bên mình là chủ đầu tư phải lập ra giá gói thầu để đấu thầu lựa chọn tư vấn chứ bên mình không phải là tư vấn nên mới khó.
Tôi thuê anh là tư vấn thì anh đề xuất số công số chuyên gia là phù hợp, nhưng hiện nay trong giai đoạn lập giá gói thầu tư vấn (chuẩn bị đầu tư) chủ đầu tư không có cơ sở trong tay nên rất khó xác định công việc đó cần bao nhiêu chuyên gia, bao nhiêu công ( ví dụ tôi thuê anh thiết kế nhà mười tầng thì tôi chỉ biết đặt ra nhiệm vụ thiết kế thôi chứ làm sao biết được để thiết kế như vậy thì cần bao nhiêu người, trình độ ra sao để tính giá thuê) để từ đó giá ra giá gói thầu tư vấn.

Chắc phải làm đại kiểu bốc thuốc như bạn Châu nói thôi!
cảm ơn bạn
 

vietpre

Thành viên năng động
Tham gia
9/8/08
Bài viết
55
Điểm thành tích
8
Tuổi
51
DA duyệt tháng 10/2014 thì áp dụng 112 hay 32? theo điều 37 của NĐ 32?
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top