Tình huống trong đấu thầu, mời cả nhà cho ý kiến nhé

  • Khởi xướng Doimoi
  • Ngày gửi
D

Doimoi

Guest
Bạn Hathai có vẻ hay thử tài các chuyên gia đấu thầu của Giaxaydung nhỉ (nhớ là có lần Bạn cũng đăng một tình huống đã đc xử lý rồi). Tuy nhiên mạo muội đưa ra ý kiến thế này. Trước tiên phải cho mình rõ về thông tin là "Hiệu chỉnh sai lệch" Hay "Sửa lỗi số học". Theo như Bạn diễn giải thì có vẻ như bạn đề cập đến việc "Sửa lỗi số học". Ở đây mình phân tích cả hai trường hợp luôn:

A. "Hiệu chỉnh sai lệch" : Theo Điều 28 của ND111 quy định như sau:

2. Hiệu chỉnh các sai lệch
Hiệu chỉnh các sai lệch là việc điều chỉnh những nội dung thiếu hoặc thừa trong hồ sơ dự thầu so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu cũng như điều chỉnh những khác biệt giữa các phần của hồ sơ dự thầu; giữa đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính; giữa con số và chữ viết; giữa nội dung trong đơn dự thầu và các phần khác của hồ sơ dự thầu. Việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện như sau:
a) Trường hợp có những sai lệch về phạm vi cung cấp thì phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, phần chào thừa sẽ được trừ đi theo nguyên tắc nếu không thể tách ra trong giá dự thầu của nhà thầu đang tiến hành sửa sai lệch thì lấy mức giá chào cao nhất đối với nội dung này (nếu chào thiếu) và lấy mức giá chào thấp nhất (nếu chào thừa) trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật. Trong trường hợp chỉ có một nhà thầu duy nhất vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật thì tiến hành sửa sai lệch trên cơ sở lấy mức giá của nhà thầu này (nếu có) hoặc của các hồ sơ dự thầu hoặc trong dự toán, tổng dự toán hoặc trong giá gói thầu được duyệt theo nguyên tắc lấy mức giá cao nhất (đối với chào thiếu) hoặc thấp nhất (đối với chào thừa) để áp dụng cho các nội dung nêu trên;
b) Trường hợp có sai lệch giữa những nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất tài chính thì nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở pháp lý cho việc hiệu chỉnh sai lệch;
c) Trường hợp không nhất quán giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý cho việc hiệu chỉnh sai lệch;
d) Trường hợp có sự sai khác giữa giá ghi trong đơn dự thầu (không kể giảm giá) và giá trong biểu giá tổng hợp thì được coi đây là sai lệch và việc hiệu chỉnh sai lệch này được căn cứ vào giá ghi trong biểu giá tổng hợp sau khi được hiệu chỉnh và sửa lỗi theo biểu giá chi tiết.

Do đó, nếu đọc kỹ Bạn sẽ thấy ko có việc lăn tăn giữa việc giá đã giảm hay chưa. Nếu có phải sử dụng đơn giá của Nhà thầu để "hiệu chỉnh sai lệch" thì đó cũng là giá sau giảm giá.

B. "Sửa lỗi số học": Theo Điều 28 của ND111 quy định như sau:

a) Đối với lỗi số học bao gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác:
- Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi;
- Trường hợp không nhất quán giữa bảng giá tổng hợp và bảng giá chi tiết thì lấy bảng giá chi tiết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi

Và trong trường hợp này cũng là đơn giá sau giảm giá để tính sai lệch. Vì theo quy định tại Điều 4 của Luật đấu thầu quy định như sau:

27. Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.

Với các phân tích trên thì rõ ràng việc xác định chính xác tổng giá trị tuyệt đối của "Sai lệch" hay "lỗi số học" rất rõ ràng ko thể tính như cách bạn ví dụ đc.

Mong bạn cho thêm ý kiến rõ ràng.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Tôi đồng ý với quan điểm của td.bitexco . Thông thường những vấn đề thế này được quy định trong phần Hướng dẫn nhà thầu của HSMT.
Trình tự khi xem xét giá thầu của các nhà thầu là:
Bước 1 : Sửa chữa các sai sót ( trong đó có sai số học)
Bước 2 : Hiệu chỉnh giá thầu ( xét đến việc giảm giá của nhà thầu)
Bước 3 : So sánh giá thầu để xếp hạng giá đánh giá
Vì vậy Nhà thầu nói trên đã trúng thầu.
 
P

PVN

Guest
Luật Đấu thầu

Điều 4.
27. Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu.
Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.

Điều 45. Loại bỏ hồ sơ dự thầu
Hồ sơ dự thầu bị loại bỏ trong các trường hợp sau đây:
3. Có lỗi số học với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu, trừ gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc nhà thầu không chấp nhận lỗi số học do bên mời thầu phát hiện;
4. Có sai lệch với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu, trừ gói thầu dịch vụ tư vấn.

Mình xin làm rõ ý hơn một chút:

Rõ ràng 2 điều trên cho thấy Nguyên tắc chung là đánh giá trên nền đã giảm giá.

Ngoài ra, theo trình tự đánh giá:
Điều 23, Nghị định 111
3. Nội dung xác định giá đánh giá
Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo trình tự sau đây:
- Xác định giá dự thầu;
- Sửa lỗi;
- Hiệu chỉnh các sai lệch;
Giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được gọi là giá đề nghị trúng thầu.
- Chuyển đổi giá đề nghị trúng thầu sang một đồng tiền chung (nếu có) để làm căn cứ xác định giá đánh giá;
- Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá, bao gồm:

Trong "xác định giá dự thầu" có cả việc áp dụng Giảm giá

Trong phương án 2, lấy tỷ lệ x(100-10)% là cho tiện thôi (Thiên hạ đều làm thế cả)

Ngoài ra nguyên tắc số học cấp 1: mẫu số và tử số phải cùng đơn vị, cùng bản chất thì mới gọi là %
Đằng này lấy 9,5tỷ chưa giảm giá, chia cho 90tỷ đã giảm giá thì làm sao gọi là % được
Phải không các bro?
 
Last edited by a moderator:

HaThai

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
8/1/08
Bài viết
39
Điểm thành tích
18
Tình huống trong đấu thầu, mời cả nhà cho ý kiến nhé.

Chào cả nhà:
Đã lâu lắm rồi chưa vào web của bác Thế Anh (lý do là phải đi công tác, ko có điều kiện
vào). Bây
giờ em lại bắt đầu trở lại với công việc thường nhật của mình.
Đầu tiên cho em gửi lời chúc tới tất cả anh em nhà ta nhân dịp năm mới luôn mạnh
khoẻ, hạnh phúc, thành đạt và ngày càng đóng góp nhiều để chúng ta cùng xây dựng 1
giá xây dựng theo đúng ý nghĩa của người chủ lập ra nó nhé.
Em có 1 tình huống (tình huống này đã được xử lý rồi) đưa lên để chúng ta cùng tranh luận nhé.
Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu 1gói thầu xây lắp, với các nội dung chính:
1. hình thức đấu thầu: Rộng rãi trong nước;
2. Hình thức hợp đồng: Theo đơn giá.
3. Giá gói thầu được duyệt: 111 tỷ đồng
....
Có nhà thầu tham dự đấu thầu gói thầu nêu trên. Giá chào ban đầu ghi trong đơn dự thầu là 100 tỷ, đồng thời kèm theo HSDT là 1 thư giảm giá có ghi: Giảm 10%, giảm đều cho tất cả các hạng mục. Giá dự thầu của nhà thầu sau giảm giá là 90 tỷ.
Trong quá trình đánh giá, Tổ chuyên gia phát hiện nhà thầu có tổng giá trị tuyệt đối sai
lệch là 9,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi xác định tỷ lệ % tổng giá trị sai lệch so với giá dự
thầu, tổ chuyên gia đưa ra 2 phương pháp tính như sau:
1. Phương pháp 1: Lấy tổng giá trị tuyệt đối sai lệch (theo đơn giá dự thầu ban
đầu) chia cho giá dự thầu sau giảm giá, cụ thể:
9,5 tỷ/90 tỷ*100% = 10,56 %
Kết luận: nhà thầu này bị loại vì có tổng giá trị tuyệt đối sai lệch >10%.
2. Phương pháp 2: Lấy tổng giá trị tuyệt đối sai lệch (theo đơn giá dự thầu ban
đầu), chiết khấu giảm giá rồi chia cho giá dự thầu sau giảm giá, cụ thể:
9,5 tỷ x (100-10)%/90 tỷ = 9,5%
Kết luận: Hồ sơ dự thầu của nhà thầu này được xem xét đánh giá tiếp.
Ghi chú: Nếu đánh giá theo phương án 2 thì nhà thầu này có giá đánh giá thấp nhất
và được kiến nghị trúng thầu.
Trên đây là tình huống em đưa ra, đề nghị các bác cho ý kiến. Đánh giá theo phương
pháp nào là đúng, đảm bảo quyền lợi của Chủ đầu tư, ko phạm luật? Ý kiến của các bác
đề nghị viện dẫn rõ các quy định liên quan, ko đánh giá chung chung, theo cảm tính nhé.
Cảm ơn các bác, rất mong nhận được nhiều phản hồi.[/SIZE]
 
Last edited by a moderator:
L

lestrong

Guest
Vấn đế bạn hỏi mình có góp ý thế này nhé:
1. Con số 90 tỷ giá ưự thầu đã rõ.
2. Cấn xác định giá trị 9,5 tỷ chênh lệch:
- Trường hợp 1: Khi xét thầu, tổ chuyên gia phân tích đơn giá dự thầu ko xét đến giảm giá 10% của nhà thầu thì tỷ lệ % tổng giá trị sai lệch so với giá dự thầu = 10.56% > 10% loại nhà thầu.
- Trường hợp 2: Khi xét thầu, đơn giá dự thầu đã tính cả giảm giá 10% của nhà thầu thì tỷ lệ % tổng giá trị sai lệch so với giá dự thầu = 9,5% < 10% nhà thầu đạt yêu cầu tiếp tục bước tiếp theo.
 

HaThai

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
8/1/08
Bài viết
39
Điểm thành tích
18
Vấn đế bạn hỏi mình có góp ý thế này nhé:
1. Con số 90 tỷ giá ưự thầu đã rõ.
2. Cấn xác định giá trị 9,5 tỷ chênh lệch:
- Trường hợp 1: Khi xét thầu, tổ chuyên gia phân tích đơn giá dự thầu ko xét đến giảm giá 10% của nhà thầu thì tỷ lệ % tổng giá trị sai lệch so với giá dự thầu = 10.56% > 10% loại nhà thầu.
- Trường hợp 2: Khi xét thầu, đơn giá dự thầu đã tính cả giảm giá 10% của nhà thầu thì tỷ lệ % tổng giá trị sai lệch so với giá dự thầu = 9,5% < 10% nhà thầu đạt yêu cầu tiếp tục bước tiếp theo.

cảm ơn bạn về các ý kiến trên.
Tôi muốn hỏi bạn là theo bạn thì Tổ chuyên gia phải đánh giá như thế nào (đánh giá theo phương án 1 hay phương án 2?) và lý do tại sao.
Mong bạn tiếp tục cho ý kiến
 
T

td.bitexco

Guest
Chỉ có một trường hợp là trúng thầu

Theo các thông tin bạn đưa ra thì chỉ có một trường hợp duy nhất khẳng định : nhà thầu đã trúng thầu với các lý do :
1. Tổng giá trị tuyệt đối sai lệch là 9,5 tỷ đồng theo tôi hiểu là so với giá bỏ thầu ban đầu là 100 tỷ (chứ không khi nào xét thầu lại xét giá trị sai số tính theo giá sau giảm giá vì như thế tính toán sẽ rất phức tạp) điều này hoàn toàn chấp thuận được vì sai số nhỏ hơn 10%.
2. Về phương pháp đánh giá : tính theo sai số so với giá bỏ thầu sau đó mới tính toán giá đánh giá có tính đến giảm giá để xếp hạng nhà thầu.
Các bạn lưu ý khi đánh giá sai số tính sau khi đã giảm giá sẽ rất phức tạp và coi như tính lại đơn giá từ đầu và rất mất thời gian.
 
Last edited by a moderator:

HaThai

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
8/1/08
Bài viết
39
Điểm thành tích
18
Đề nghị cả nhà cho ý kiến thêm nhé!

Chào cả nhà, chúc 1 tuần làm việc vui vẻ và hiệu quả.
Tôi đã đọc ý kiến phản hồi của cả nhà về tình huống tôi đưa ra, tôi mạo muội nói thế này, có gì không phải mong các bac bỏ qua cho nhé "hình như các bác vẫn chưa nắm rõ được vấn đề cần xử lý trong tình huống tôi đưa ra thì phải". Xin nói thêm, tất cả những gì được ghi rõ ràng trong Luật ĐT và các văn bản hướng dẫn thì quá đơn giản, cứ thế mà làm thôi. Trở lại tình huống tôi đã đưa ra, tôi xin nói thêm như sau:
1. Theo qui định thì Giá dự thầu là giá ghi trong đơn dự thầu của nhà thầu, trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu của nhà thầu là giá sau giảm giá. Như vậy giá dự thầu của nhà thầu tôi đã nêu là 90 tỷ.
2. Tôi đã nói rõ là tổng giá trị tuyệt đối sai lệch của nhà thầu là 9,5 tỷ. Ở đây có hạng mục nhà thầu chào thiếu, cụ thể: Bảng tiên lượng mời thầu mời cho hạng mục a, khối lượng là 1.000.000 m3, nhà thầu chỉ chào cho hạng mục này với khối lượng là 100.000 m3. Vì vậy đây rõ ràng là sai lệch (không phải sai số số học). Tổ chuyên gia đã lấy đơn giá của hạng mục a do nhà thầu chào nhân với phần khối lượng bị thiếu là 900.000 m3. Kết quả là sai lệch 9,5 tỷ đồng.
4. Theo qui định thì đối với trường hợp sai lệch thì Bên mời thầu không phải gửi văn bản đề nghị nhà thầu chấp nhận các sai lệch đó (chỉ co sai số số học mới phải làm thế thôi).
5. Sai số số học = 0.
6. Vấn đề cốt lõi ở đây là: Việc xác định tỷ lệ phần trăm sai lệch so với giá dự thầu như thế nào, vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đấu thầu. Hai phương pháp tôi đưa ra là:
PP1: Lấy 9,5 tỷ/90 tỷ thì rõ ràng là sai lệch >10%, suy ra nhà thầu bị loại.
PP2: Lấy 9,5 tỷ, sau đó giảm đi 10% (do nhà thầu giảm giá 10% cho tất cả các hạng mục) rồi mới chia cho 90 tỷ. Tức là lấy 9,5 tỷ trừ đi 950 triệu = 8,55tỷ, sau đó lấy 8,55tỷ chia cho 90tỷ. Kết quả <10% và Nhà thầu được đề nghị trúng thầu.
Vấn đề là: Chưa có qui định nào nói rằng việc xác định giá trị sai lệch là lấy giá trị sai lệch chia trực tiếp cho giá dự thầu hay là lấy giá trị sai lệch triết trừ đi tỷ lệ giảm giá rồi mới chia cho giá dự thầu. Tôi đề nghị cả nhà ta hãy phân tích hai phương pháp trên. Tất nhiên khi tranh luận thì cũng có ý kiến là đánh giá theo PP1, cũng có ý kiến đánh giá theo PP2. Các bác cho ý kiến thêm nhé, mà cần phân tích cụ thể hơn nữa nhé.
Mong các bac đóng góp thêm ý kiến. Đây là 1 tình huống rất hay đấy.
 
Last edited by a moderator:

HaThai

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
8/1/08
Bài viết
39
Điểm thành tích
18
Gui bac bitexco

Theo các thông tin bạn đưa ra thì chỉ có một trường hợp duy nhất khẳng định : nhà thầu đã trúng thầu với các lý do :
1. Tổng giá trị tuyệt đối sai lệch là 9,5 tỷ đồng theo tôi hiểu là so với giá bỏ thầu ban đầu là 100 tỷ (chứ không khi nào xét thầu lại xét giá trị sai số tính theo giá sau giảm giá vì như thế tính toán sẽ rất phức tạp) điều này hoàn toàn chấp thuận được vì sai số nhỏ hơn 10%.
2. Về phương pháp đánh giá : tính theo sai số so với giá bỏ thầu sau đó mới tính toán giá đánh giá có tính đến giảm giá để xếp hạng nhà thầu.
Các bạn lưu ý khi đánh giá sai số tính sau khi đã giảm giá sẽ rất phức tạp và coi như tính lại đơn giá từ đầu và rất mất thời gian.

Bác ơi, bác xem lại đi. xác định tỷ lệ (%) sai lệch là lấy giá trị sai lệch tuyệt đối chia cho giá dự thầu của nhà thầu. Bác lưu ý, giá dự thầu ban đầu và giá dự thầu là khác nhau đấy. Giá dự thầu là ghi trong đơn dự thầu, trong trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá. Giá dự thầu ban đầu là giá chưa giảm giá. Vì vậy là rất khác nhau đấy.
 
  • Like
Các tương tác: hailh
L

lestrong

Guest
Vấn đề cần làm bây giờ là làm sáng tỏ giá trị chào thiếu 9,5 tỷ đồng của bạn.
Thông thường khi xét giá dự thầu của nhà thầu tổ chuyên gia xét đơn giá dự thầu của nhà thầu trên cơ sở thư giảm giá của nhà thầu (tức đơn giá sau giảm giá).
Nếu trường hợp của bạn Tổ chuyên gia khi xét thầu đơn giá dự thầu đã tính giảm giá trong đó thì theo PA1 của bạn, nhà thầu bị loại! và ngược lại cho PA2.

Vấn đề là: Chưa có qui định nào nói rằng việc xác định giá trị sai lệch là lấy giá trị sai lệch chia trực tiếp cho giá dự thầu hay là lấy giá trị sai lệch triết trừ đi tỷ lệ giảm giá rồi mới chia cho giá dự thầu--> Phương pháp đánh giá của Tổ chuyên gia phải được thống nhất bởi các thành viên và bằng thông báo gửi cho CDT và các nhà thầu trước khi xét thầu. Khi đã có thư giảm giá thì rõ ràng giá dự thầu ban đầu ko còn giá trị nữa, nói 1 cách khác khi bạn xét giá dự thầu là giá sau giảm giá thì tương ứng đơn giá dự thầu phải tính theo đơn giá giảm giá.
Ko biết ý kiến của mình có đúng ko, các bạn trao đổi thêm cho ra vấn đề nhé!
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Cám ơn bạn đã nói rõ thêm về tình huống . Theo tôi :
Trường hợp này không phải là sai số học , cũng không phải là hiệu chỉnh sai lệch mà phải là Đưa về một mặt bằng chung để so sánh xếp hạng nhà thầu :
Nhà thầu đã chào thiếu khối lượng nên để so sánh phải đưa về cùng một mặt bằng chung ( cùng khối lượng ) và khi đó thì 900.000 m3 thiếu đó phải được nhân với Đơn giá dự thầu của nhà thầu có đơn giá cao nhất của cùng hạng mục đó (nên việc tổ chuyên gia đưa ra sai lệch là 9,5 tỷ là không đúng).
Việc đưa ra sai lệch 9,5 tỷ không đúng thì mọi so sánh trong cả 2 phương pháp đều không đúng.
Tổ chuyên gia cần xác định lại giá trị tăng thêm của giá dự thầu theo cách trên sau đó xếp hạng để kết luận nhà thầu này có trúng thầu hay không.
Mời cả nhà tiếp tục có ý kiến.
 
L

lestrong

Guest
Cám ơn bạn đã nói rõ thêm về tình huống . Theo tôi :
Trường hợp này không phải là sai số học , cũng không phải là hiệu chỉnh sai lệch mà phải là Đưa về một mặt bằng chung để so sánh xếp hạng nhà thầu :
Nhà thầu đã chào thiếu khối lượng nên để so sánh phải đưa về cùng một mặt bằng chung ( cùng khối lượng ) và khi đó thì 900.000 m3 thiếu đó phải được nhân với Đơn giá dự thầu của nhà thầu có đơn giá cao nhất của cùng hạng mục đó (nên việc tổ chuyên gia đưa ra sai lệch là 9,5 tỷ là không đúng).
Việc đưa ra sai lệch 9,5 tỷ không đúng thì mọi so sánh trong cả 2 phương pháp đều không đúng.
Tổ chuyên gia cần xác định lại giá trị tăng thêm của giá dự thầu theo cách trên sau đó xếp hạng để kết luận nhà thầu này có trúng thầu hay không.
Mời cả nhà tiếp tục có ý kiến.
Bạn nên xem lại, ở đây công tác bị thiếu khối lượng có trong HSMT và Dự toán nên việc tổ chuyên gia lấy khối lượng thiếu nhân đơn giá của nhà thầu là hoàn toàn chính xác.
 
T

td.bitexco

Guest
Cần thấy được logic của vấn đề

Chào cả nhà, chúc 1 tuần làm việc vui vẻ và hiệu quả.
Tôi đã đọc ý kiến phản hồi của cả nhà về tình huống tôi đưa ra, tôi mạo muội nói thế này, có gì không phải mong các bac bỏ qua cho nhé "hình như các bác vẫn chưa nắm rõ được vấn đề cần xử lý trong tình huống tôi đưa ra thì phải". Xin nói thêm, tất cả những gì được ghi rõ ràng trong Luật ĐT và các văn bản hướng dẫn thì quá đơn giản, cứ thế mà làm thôi. Trở lại tình huống tôi đã đưa ra, tôi xin nói thêm như sau:
1. Theo qui định thì Giá dự thầu là giá ghi trong đơn dự thầu của nhà thầu, trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu của nhà thầu là giá sau giảm giá. Như vậy giá dự thầu của nhà thầu tôi đã nêu là 90 tỷ.
2. Tôi đã nói rõ là tổng giá trị tuyệt đối sai lệch của nhà thầu là 9,5 tỷ. Ở đây có hạng mục nhà thầu chào thiếu, cụ thể: Bảng tiên lượng mời thầu mời cho hạng mục a, khối lượng là 1.000.000 m3, nhà thầu chỉ chào cho hạng mục này với khối lượng là 100.000 m3. Vì vậy đây rõ ràng là sai lệch (không phải sai số số học). Tổ chuyên gia đã lấy đơn giá của hạng mục a do nhà thầu chào nhân với phần khối lượng bị thiếu là 900.000 m3. Kết quả là sai lệch 9,5 tỷ đồng.
4. Theo qui định thì đối với trường hợp sai lệch thì Bên mời thầu không phải gửi văn bản đề nghị nhà thầu chấp nhận các sai lệch đó (chỉ co sai số số học mới phải làm thế thôi).
5. Sai số số học = 0.
6. Vấn đề cốt lõi ở đây là: Việc xác định tỷ lệ phần trăm sai lệch so với giá dự thầu như thế nào, vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đấu thầu. Hai phương pháp tôi đưa ra là:
PP1: Lấy 9,5 tỷ/90 tỷ thì rõ ràng là sai lệch >10%, suy ra nhà thầu bị loại.
PP2: Lấy 9,5 tỷ, sau đó giảm đi 10% (do nhà thầu giảm giá 10% cho tất cả các hạng mục) rồi mới chia cho 90 tỷ. Tức là lấy 9,5 tỷ trừ đi 950 triệu = 8,55tỷ, sau đó lấy 8,55tỷ chia cho 90tỷ. Kết quả <10% và Nhà thầu được đề nghị trúng thầu.
Vấn đề là: Chưa có qui định nào nói rằng việc xác định giá trị sai lệch là lấy giá trị sai lệch chia trực tiếp cho giá dự thầu hay là lấy giá trị sai lệch triết trừ đi tỷ lệ giảm giá rồi mới chia cho giá dự thầu. Tôi đề nghị cả nhà ta hãy phân tích hai phương pháp trên. Tất nhiên khi tranh luận thì cũng có ý kiến là đánh giá theo PP1, cũng có ý kiến đánh giá theo PP2. Các bác cho ý kiến thêm nhé, mà cần phân tích cụ thể hơn nữa nhé.
Mong các bac đóng góp thêm ý kiến. Đây là 1 tình huống rất hay đấy.

Xin tra đổi với bạn như sau : Ở đây cần thấy được bản chất của vấn đề thì mới đánh giá được tổ chuyên gia làm như thế nào là đúng, lưu ý các đoạn in đậm và có gạch chân ở trên tôi xin phân tích như sau :
1. Bạn chưa nêu được và cũng chưa khẳng định là KL chào thiếu đó nhân với đơn giá bỏ thầu trước giảm giá hay sau giảm giá??? Việc tổ chuyên gia dùng đơn giá nào để tính toán ra giá trị chào thiếu này sẽ quyết định việc tính toán giá chào thầu sau khi điều chỉnh.
2. Về phương án thứ hai bạn đề cập có thể thấy rằng phần chào thiếu của nhà thầu chính là 9.5 tỷ (tính theo đơn giá chưa giảm giá) vậy tại sao lại không đồng nhất cho cách tính toán. Lấy phần giá trị tính theo đơn giá này chia cho phần giá trị tính theo đơn giá kia??.

Thực ra hai phương pháp bạn đưa ra không phải hai phương pháp về bản chất mà đó chỉ đơn thuần là cách tính ở hai giai đoạn đánh giá khác nhau. Bản chât chỉ có một phương pháp đánh giá sai lệch và sai số học bằng cách : lấy tổng giá trị tuyệt đối sai số chia cho giá dự thầu. (lưu ý là tính riêng sai số học và sai lệch chứ không được cộng hai phần này với nhau).
 

HaThai

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
8/1/08
Bài viết
39
Điểm thành tích
18
G­ửi bác Bitexco và các bác khác nhé

Xin tra đổi với bạn như sau : Ở đây cần thấy được bản chất của vấn đề thì mới đánh giá được tổ chuyên gia làm như thế nào là đúng, lưu ý các đoạn in đậm và có gạch chân ở trên tôi xin phân tích như sau :
1. Bạn chưa nêu được và cũng chưa khẳng định là KL chào thiếu đó nhân với đơn giá bỏ thầu trước giảm giá hay sau giảm giá??? Việc tổ chuyên gia dùng đơn giá nào để tính toán ra giá trị chào thiếu này sẽ quyết định việc tính toán giá chào thầu sau khi điều chỉnh.
2. Về phương án thứ hai bạn đề cập có thể thấy rằng phần chào thiếu của nhà thầu chính là 9.5 tỷ (tính theo đơn giá chưa giảm giá) vậy tại sao lại không đồng nhất cho cách tính toán. Lấy phần giá trị tính theo đơn giá này chia cho phần giá trị tính theo đơn giá kia??.

Thực ra hai phương pháp bạn đưa ra không phải hai phương pháp về bản chất mà đó chỉ đơn thuần là cách tính ở hai giai đoạn đánh giá khác nhau. Bản chât chỉ có một phương pháp đánh giá sai lệch và sai số học bằng cách : lấy tổng giá trị tuyệt đối sai số chia cho giá dự thầu. (lưu ý là tính riêng sai số học và sai lệch chứ không được cộng hai phần này với nhau).

Chào cả nhà.
Tôi đã đọc được nhiều ý kiến phản hồi về vấn đề này, rất cảm ơn mọi người. Có 1 đề nghị nho nhỏ gửi bác Thế Anh là bác nên thiết kế làm sao để những bài trả lời mới nhất sẽ hiện lên ngay ở phần đầu tiên, trang đầu tiên của từng chủ đề. Như vậy sẽ dễ dàng hơn cho việc theo dõi, tham gia diễn đàn. Đúng không.
Thưa các bác:
Việc nhà thầu giảm giá thì có muôn vàn lý do. Nhưng tựu chung lại trong thư giảm giá hầu hết các nhà thầu đều nói rằng do tiết kiệm chi phí quản lý, tận dung và tối ưu hóa máy móc, thiết bị...Ở gói thầu của em nhà thầu cũng nói thế.
Trong bảng phân tích đơn giá chi tiết và bảng tổng hợp đơn giá dự thầu của nhà thầu, tất cả các công việc, đơn giá, hạng mục Nhà thầu vẫn lập theo đơn giá như bình thường (tức là đơn giá trước giảm giá). Nếu Nhà thầu nêu rõ giảm giá chi tiết cho hạng mục nào, giảm bao nhiêu thì lại đi 1 nhẽ.
Ở tình huống em đưa ra cách tính thứ nhất là lấy đơn giá trước giảm giá của hạng mục a nhân với khối lượng chào thiếu (900.000 m3), còn ở cách tính thứ 2 là lấy đơn giá sau giảm giá của hạng mục a (giảm 10%) nhân với khối lượng chào thiếu.
Như tôi đã nói, nếu tất cả đã được qui định thì chúng ta cứ thế mà làm, ở trường hợp này chưa hề có văn bản nào qui định (em khẳng định điều này) là tính theo cách thứ nhất hay tính theo cách thứ 2.
Vấn đề là chúng ta cần phân tích: Tính theo cách thứ nhất thì sẽ như thế nào, tại sao. Và tính theo cách thứ 2 thì sao? để từ đó đưa ra kết luận.
Xin nói thêm các chuyên gia có quyền bảo lưu ý kiến của mình, họ đều có cái lý khi đưa ra cách tính của mình. Vì đây là tình huống trong đấu thầu nên trong qui chế làm việc của Tổ chuyên gia chưa qui định rõ trường hợp này.
 
L

lestrong

Guest
Chào cả nhà.
Tôi đã đọc được nhiều ý kiến phản hồi về vấn đề này, rất cảm ơn mọi người. Có 1 đề nghị nho nhỏ gửi bác Thế Anh là bác nên thiết kế làm sao để những bài trả lời mới nhất sẽ hiện lên ngay ở phần đầu tiên, trang đầu tiên của từng chủ đề. Như vậy sẽ dễ dàng hơn cho việc theo dõi, tham gia diễn đàn. Đúng không.
Thưa các bác:
Việc nhà thầu giảm giá thì có muôn vàn lý do. Nhưng tựu chung lại trong thư giảm giá hầu hết các nhà thầu đều nói rằng do tiết kiệm chi phí quản lý, tận dung và tối ưu hóa máy móc, thiết bị...Ở gói thầu của em nhà thầu cũng nói thế.
Trong bảng phân tích đơn giá chi tiết và bảng tổng hợp đơn giá dự thầu của nhà thầu, tất cả các công việc, đơn giá, hạng mục Nhà thầu vẫn lập theo đơn giá như bình thường (tức là đơn giá trước giảm giá). Nếu Nhà thầu nêu rõ giảm giá chi tiết cho hạng mục nào, giảm bao nhiêu thì lại đi 1 nhẽ.
Ở tình huống em đưa ra cách tính thứ nhất là lấy đơn giá trước giảm giá của hạng mục a nhân với khối lượng chào thiếu (900.000 m3), còn ở cách tính thứ 2 là lấy đơn giá sau giảm giá của hạng mục a (giảm 10%) nhân với khối lượng chào thiếu.
Như tôi đã nói, nếu tất cả đã được qui định thì chúng ta cứ thế mà làm, ở trường hợp này chưa hề có văn bản nào qui định (em khẳng định điều này) là tính theo cách thứ nhất hay tính theo cách thứ 2.
Vấn đề là chúng ta cần phân tích: Tính theo cách thứ nhất thì sẽ như thế nào, tại sao. Và tính theo cách thứ 2 thì sao? để từ đó đưa ra kết luận.
Xin nói thêm các chuyên gia có quyền bảo lưu ý kiến của mình, họ đều có cái lý khi đưa ra cách tính của mình. Vì đây là tình huống trong đấu thầu nên trong qui chế làm việc của Tổ chuyên gia chưa qui định rõ trường hợp này.

Về bản chất cách tính của bạn là giống nhau, mình có thể chứng minh điều này:
Trường hợp 1. Đơn giá dự thầu của nhà thầu không xét giảm giá (đơn giá = a), như vậy giá dự thầu của Nhà thầu vẫn lấy như ban đầu (100 tỷ), khi xét thầu Tổ chuyên gia sẽ tính % giá trị chênh lệch = a*khối lượng thiếu/100 tỷ.
Trường hợp 2. Đơn giá dự thầu của nhà thầu xét giảm giá (đơn giá = a - a*% giảm giá), như vậy giá dự thầu của Nhà thầu xét giảm giá = 100 tỷ -100 tỷ*%giảm giá, khi xét thầu Tổ chuyên gia sẽ tính % giá trị chênh lệch = (a - a*% giảm giá)*khối lượng thiếu/(100 - 100*%giảm giá) tỷ.
Tôi lấy vd đơn giá ban đầu là a = 10, giảm 10%-->
Trường hợp 1. %giảm giá = 10*900.000/10 tỷ = 9%.
Trường hợp 2. %giảm giá = (10 - 10*10%)*900.000/90 tỷ = 9%.
Thân ái!

Cùng 1 trường hợp có nhiều cách giải quyết thì ko có lẽ j các kết quả lại khác nhau được, xét về bản chất khi vấn đề đã đúng thì bạn có tính bằng cách nào đi chăng nữa kết quả phải luôn giống nhau.
 

HaThai

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
8/1/08
Bài viết
39
Điểm thành tích
18
Trả lời bác lestrong

Về bản chất cách tính của bạn là giống nhau, mình có thể chứng minh điều này:
Trường hợp 1. Đơn giá dự thầu của nhà thầu không xét giảm giá (đơn giá = a), như vậy giá dự thầu của Nhà thầu vẫn lấy như ban đầu (100 tỷ), khi xét thầu Tổ chuyên gia sẽ tính % giá trị chênh lệch = a*khối lượng thiếu/100 tỷ.
Trường hợp 2. Đơn giá dự thầu của nhà thầu xét giảm giá (đơn giá = a - a*% giảm giá), như vậy giá dự thầu của Nhà thầu xét giảm giá = 100 tỷ -100 tỷ*%giảm giá, khi xét thầu Tổ chuyên gia sẽ tính % giá trị chênh lệch = (a - a*% giảm giá)*khối lượng thiếu/(100 - 100*%giảm giá) tỷ.
Tôi lấy vd đơn giá ban đầu là a = 10, giảm 10%-->
Trường hợp 1. %giảm giá = 10*900.000/10 tỷ = 9%.
Trường hợp 2. %giảm giá = (10 - 10*10%)*900.000/90 tỷ = 9%.
Thân ái!

Cùng 1 trường hợp có nhiều cách giải quyết thì ko có lẽ j các kết quả lại khác nhau được, xét về bản chất khi vấn đề đã đúng thì bạn có tính bằng cách nào đi chăng nữa kết quả phải luôn giống nhau.

Không thể nói là bản chất 2 cách tính tôi đưa ra là giống nhau được. Chúng ta phải thống nhất là giá dự thầu của nhà thầu này là 90 tỷ. Vì vậy không thể lấy 9,5 tỷ sai lệch chia cho 100 tỷ được.
Vấn đề cần giải quyết ở đây là: 9,5 tỷ sai lệch đó có được giảm trừ đi 10% (tức là giảm đi 950 triệu) hay không mà thôi. Mà cái việc giảm trừ này chưa hề có văn bản nào qui định. Luật chỉ qui định vỏn vẹn là: Nhà thầu có sai lệch với tổng giá trị tuyệt đối lớn hơn 10% giá dự thầu thì bị loại thôi.
Đề nghị các bác cho ý kiến thêm.
 

HaThai

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
8/1/08
Bài viết
39
Điểm thành tích
18
Chào cả nhà

Hôm nay đi công tác từ sáng sơm, giờ mới về đến cơ quan, mở máy ra và thấy tình huống tôi đưa ra không có ý kiến nào khác cả, hơi buồn 1 tý. Đề nghị cả nhà cho ý kiến là chúng ta còn tiếp tục tranh luận về tình huống này ko nhé, nếu hết ý kiến rồi thì tôi sẽ đưa ra cách giải quyết và tiếp tục tình huống mới.
Chào cả nhà nhé, chúc 1 buổi tối vui vẻ
 
M

minhtuong

Guest
Hôm nay đi công tác từ sáng sơm, giờ mới về đến cơ quan, mở máy ra và thấy tình huống tôi đưa ra không có ý kiến nào khác cả, hơi buồn 1 tý. Đề nghị cả nhà cho ý kiến là chúng ta còn tiếp tục tranh luận về tình huống này ko nhé, nếu hết ý kiến rồi thì tôi sẽ đưa ra cách giải quyết và tiếp tục tình huống mới.
Chào cả nhà nhé, chúc 1 buổi tối vui vẻ

Nếu mình gặp tình huống của bạn, mình làm như sau (theo thứ tự nhé):
- Bước 1: Giảm giá đều 10% cho tât cả các đơn giá, để có được đơn giá dự thầu chính thức sau khi giảm giá.
- Bước 2: Hiệu chỉnh sai lệch bằng cách nhân khối lượng thiếu với đơn giá công việc tưong ứng sau khi đã giảm giá ở bước 1. Từ đây có được giá trị chào thiếu.
- Bước 3: Tính sai lệch bằng với giá trị tuyệt đối bằng cách lấy giá trị chào thiếu (cho rằng nhà thầu này chỉ chào thiếu mục này) ở bước 2 chia giá dự thầu sau khi giảm giá. Nếu tỉ lệ sai lệch >10% thì bị loại.

Vì sao mình giảm đều đơn giá theo tỉ lệ giảm giá trước? Đó là vì giá dự thầu chính thức của nhà thầu là giá sau khi giảm giá (ở đây là giảm đều) và đơn giá chính thức của nhà thầu là đơn giá sau khi giảm theo tỉ lệ giảm giá.

Đây chỉ là ý kiến riêng của mình, mình thấy thật sự là qui định về đấu thầu hiện tại về vấn đề này cũng chưa hoàn toàn rõ ràng.
 
C

Cairong

Guest
Mình cũng nhất trí PA đơn giá tính phần chênh lệch cũng phải được giảm giá đều theo tỷ lệ giảm giá chung. Như vậy ĐG sẽ được giảm đi 10%. Sau đó mọi chuyện lại tính như bình thường.
Cái chúng ta tranh luận vì không trên cùng mặt bằng so sánh: khi tính thiếu thì lấy đơn giá chưa giảm để tính. Vậy theo logic thì cũng phải so sánh với tổng giá trị chưa giảm. Còn nếu tính giảm cho đơn giá thì so sánh với tổng giá trị đã giảm
 
  • Like
Các tương tác: hailh
L

lestrong

Guest
Mình cũng nhất trí PA đơn giá tính phần chênh lệch cũng phải được giảm giá đều theo tỷ lệ giảm giá chung. Như vậy ĐG sẽ được giảm đi 10%. Sau đó mọi chuyện lại tính như bình thường.
Cái chúng ta tranh luận vì không trên cùng mặt bằng so sánh: khi tính thiếu thì lấy đơn giá chưa giảm để tính. Vậy theo logic thì cũng phải so sánh với tổng giá trị chưa giảm. Còn nếu tính giảm cho đơn giá thì so sánh với tổng giá trị đã giảm

Hoàn toàn nhất trí cùng bác Cairong về ý kiến của bác!:beer:
 

Top