Tính tỉ suất chiết khấu của dự án

quangduyhp

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
27/11/07
Bài viết
14
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Tỉ suất chiết khấu trong dự án đóng vai trò quan trọng vì nó thể hiện chi phí cơ hội trong việc sử dụng tiền để đầu tư. Do đó việc tính toán chỉ số này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của dự án đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Hiện nay em đang làm dự án sử dụng hai loại tiền là USD và VND. Việc này trở nên phức tạp khi tính tỉ suất chiết khấu vì lãi vay của hai loại này khác nhau và chênh lệch khá lớn. Nếu như trước kia thì tính chung chỉ sử dụng lãi vay của đồng nội tệ, nhưng hiện nay do lãi vay tăng cao thì cách tính như vậy không hiệu quả vì vay bằng đồng ngoại tệ cũng chiếm tỉ trọng khá cao. Nhu vậy vấn đề ở đây em muốn hỏi là có cách nào để tính chung tỉ suất chiết khấu của cả đồng nội tệ và ngoại tệ sao cho hợp lí không? Mong sự đóng góp ý kiến của mọi người.:confused:
 
B

Binh Ball

Guest
Wacc

tỷ suất chung cho cả nội tệ và USD thì chúng ta dùng công thức trung bình cộng để tính TSCK trung bình được không? căn cứ vào cơ cấu vốn vay?
 

humour

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
17/2/08
Bài viết
27
Điểm thành tích
1
Tỉ suất chiết khấu trong dự án đóng vai trò quan trọng vì nó thể hiện chi phí cơ hội trong việc sử dụng tiền để đầu tư. Do đó việc tính toán chỉ số này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của dự án đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Hiện nay em đang làm dự án sử dụng hai loại tiền là USD và VND. Việc này trở nên phức tạp khi tính tỉ suất chiết khấu vì lãi vay của hai loại này khác nhau và chênh lệch khá lớn. Nếu như trước kia thì tính chung chỉ sử dụng lãi vay của đồng nội tệ, nhưng hiện nay do lãi vay tăng cao thì cách tính như vậy không hiệu quả vì vay bằng đồng ngoại tệ cũng chiếm tỉ trọng khá cao. Nhu vậy vấn đề ở đây em muốn hỏi là có cách nào để tính chung tỉ suất chiết khấu của cả đồng nội tệ và ngoại tệ sao cho hợp lí không? Mong sự đóng góp ý kiến của mọi người.:confused:

Theo tôi được biết thì ở VN bạn đâu có được vay USD. Thế nên dù lãi suất VND cao, ko ổn định lắm trong time này thì mĩnh vẫn phải tính theo VND. Thực ra vấn đề xác định tỷ suất chiết khấu như thế nào vẫn đang được bàn cãi khá nhiệt tình, mỗi người có quan điểm khác nhau khó mà có thể thống nhất cách tính nào là ok. Để xác định tỷ suất chiết khấu phải dựa vô:
- Lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng
- Mức độ ok của dự án
- Độ dài của dự án
- Kinh nghiệm của chủ đầu tư để thực hiện dự án
- Thông tin thị trường
- Mức độ ổn định của nền kinh tế, luật, ưu đãi đầu tư...
- Ý muốn chủ quan của chủ đầu tư.
Nói chung là rất phức tạp, mà có tính ra thì nó cũng xoay quanh một vài con số. Tôi đưa ra đây các bạn tham khảo nha:
- Với các dự án <= 5năm thì tỷ suất chiết khấu từ 18% - 21%
- Với các dự án > 5 năm có thể phân kỳ cho tỷ suất chiết khấu, có thể chia 2 đến 3 giai đoạn, các giai đoạn sau có thể +- 2%-3% của giai đoạn đầu. Vì thực tế dòng tiền những năm đầu là quan trọng và ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả của NPV & IRR (hiệu quả dự án).
Thanks and best Regards!
 

sunflowertb

Thành viên mới
Tham gia
18/8/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tỉ suất chiết khấu trong dự án đóng vai trò quan trọng vì nó thể hiện chi phí cơ hội trong việc sử dụng tiền để đầu tư. Do đó việc tính toán chỉ số này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của dự án đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Hiện nay em đang làm dự án sử dụng hai loại tiền là USD và VND. Việc này trở nên phức tạp khi tính tỉ suất chiết khấu vì lãi vay của hai loại này khác nhau và chênh lệch khá lớn. Nếu như trước kia thì tính chung chỉ sử dụng lãi vay của đồng nội tệ, nhưng hiện nay do lãi vay tăng cao thì cách tính như vậy không hiệu quả vì vay bằng đồng ngoại tệ cũng chiếm tỉ trọng khá cao. Nhu vậy vấn đề ở đây em muốn hỏi là có cách nào để tính chung tỉ suất chiết khấu của cả đồng nội tệ và ngoại tệ sao cho hợp lí không? Mong sự đóng góp ý kiến của mọi người.:confused:
Khi một dự án mà có sử dụng cả vốn vay nội tệ và ngoại tệ với các mức lãi suất khác nhau thì ta tính tỷ suất chiết khấu theo bình quân gia quyền của các nguồn vốn đó (theo nguồn vốn vay và tỷ lệ lãi suất của từng vốn vay đó).
 
Last edited by a moderator:

VMC

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
16/7/08
Bài viết
324
Điểm thành tích
43
Website
www.vimeco.com
Các bác cho em hỏi là:
Trong phân tích hiệu quả đầu tư của dự án thì "tỉ suất chiết khấu" lấy như thế nào so với "tỉ lệ lãi suất huy động vốn"?
 

dalze.affection

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
28/4/08
Bài viết
21
Điểm thành tích
1
Tỉ suất triết khấu

Trong phân tích hiệu quả đầu tư của dự án thì "tỉ suất chiết khấu" lấy lớn hơn so với "tỉ lệ lãi suất huy động vốn" với điều kiện NPV dương sát o và âm sát o, (được xác định bằng công thức nội suy).
Trường hợp dự án phải sử dụng 2 nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ thì theo mình nên lập thêm bảng xác định lãi suất của hai nguồn vốn, trong đó , nguồn vốn ngoại tệ cần quy đổi về VNĐ theo tỉ giá nào đó, cần thiết thì xác định thêm khả năng biến động của lãi suất ngoại tệ và tỉ giá trong thời gian sử dụng và hoàn trả nguồn vốn đó.:-?
 
Last edited by a moderator:

VMC

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
16/7/08
Bài viết
324
Điểm thành tích
43
Website
www.vimeco.com
Trong phân tích hiệu quả đầu tư của dự án thì "tỉ suất chiết khấu" lấy lớn hơn so với "tỉ lệ lãi suất huy động vốn" với điều kiện NPV dương sát o và âm sát o, (được xác định bằng công thức nội suy).
Trường hợp dự án phải sử dụng 2 nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ thì theo mình nên lập thêm bảng xác định lãi suất của hai nguồn vốn, trong đó , nguồn vốn ngoại tệ cần quy đổi về VNĐ theo tỉ giá nào đó, cần thiết thì xác định thêm khả năng biến động của lãi suất ngoại tệ và tỉ giá trong thời gian sử dụng và hoàn trả nguồn vốn đó.:-?
Bạn dalze.affection có thể nói rõ hơn lý do "Tỉ suất chiết khấu" lấy lớn hơn so với "tỉ lệ lãi suất huy động vốn" được không, mình chưa hiểu rõ lắm. Bạn có công thức hay tài liệu nào nói về vấn đề này không post lên cho mọi người tham khảo với nhé!
 

dalze.affection

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
28/4/08
Bài viết
21
Điểm thành tích
1
Tỉ suất triết khấu

Tỉ suất triết khấu thực chất là một mức lãi suất vay vốn giả định (khác với mức lãi suất vay vốn thực tế của dự án, được lựa chọn lớn hơn lãi suất vay vốn)


Trước tiên cần tìm hiểu các chỉ tiêu sau:
a) Giá trị hiện tại ròng (hay giá trị hiện tại thực) NPV.
- Ký hiệu: NPV được xác định bằng công thức:
NPV = Tổng cộng (CIt - CO t) / (1+ r) t ; (đvt) hay NPV = Tổng cộng NCFt x at ; (đvt)
Trong đó:
[FONT=&quot]- NPV : Là giá trị hiện tại ròng của dự án[/FONT]
- CI t : Là tổng giá trị của các khoản thu tại năm thứ t.
- CO t : Là tổng giá trị của các khoản chi tại năm thứ t.
- NCFt : Là chênh lệch của thu – chi (CIt – COt) tại năm thứ t
- at: Là hệ số triết khấu (hay là hệ số quy đổi về hiện giá). at = 1/ (1+r)t.
- t : Là số năm từ 0 - n.
Với chỉ tiêu này (NPV) dự án sẽ được chấp nhận nếu NPV >0, tức là việc đầu tư có lời hoặc tối thiểu hoà vốn.
b) Mức lãi nội tại (IRR) hay suất thu hồi nội bộ.
Tỉ suất triết khấu thực chất là một mức lãi suất vay vốn giả định (khác với mức lãi suất vay vốn thực tế của dự án, được lựa chọn lớn hơn lãi suất vay vốn)
Đây là tỷ suất triết khấu mà tại đó giá trị hiện tại thu nhập ròng NPV = 0. Tức là giá trị hiện tại của luồng tiền thu bằng luồng tiền chi. Từ đó ta xác định được khả năng sinh lãi của vốn đầu tư trong thời gian dự án hoạt động. hay nói cách khác IRR là giới hạn cuối cùng để lựa chọn lãi suất của dự án.
Như vậy IRR chính à một lãi suất r% mà nếu ta dùng lãi suất này để chiết khấu dự án thì sau n năm, tức là hết thời hạn đầu tư, dự án đã tự nó hoàn vốn không lời, không lỗ.
Nói cách khác, IRR chính là một lãi suất phận biệt cho ta đâu là vùng có lãi và đâu là vùng lỗ của dự án, xét trong toàn bộ thời gian đầu tư.
Lãi suất này không phải do chủ đầu tư lựa chọn mà bản thân dự án tự cân đối mà có.
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức nội suy:

IRR = r1 + (r2 - r1) х NPV1/ (NPV1 + NPV2) ; %
Trong đó:
- IRR : Là giá trị của suất thu hồi nội bộ cần nội suy (tính bằng %)
- r1 : Là giá trị tỷ suất triết khấu mà tại đó NPV1 > 0 dương sát 0
- r 2 : Là giá trị tỷ suất triết khấu mà tại đó NPV2 < 0 âm sát 0
IRR sẽ được tính bằng cách:
- Bước 1: Ta cho dự án 1 mức lãi suất (r) bất kỳ và tính NPV của dự án, nếu thấy NPV > 0 thì ta thực hiện bước 2.
- Bước 2:
Ta tiếp tục tăng thử mức lãi suất (r) bất kỳ đó lên 1 cấp nữa (để đảm bảo chính xác ta chỉ tăng r khoảng 5% một lần) và tiếp tục tính NPV. Đến mức (r) nào mà tại đó NPV dương sát 0, thì ta lấy đó là r1 tương ứng với NPV1.
- Bước 3:
Tương tự cách đó ta tìm mức lãi suất (r2) mà tại đó NPV2 âm sát 0.
- Bước 4:
Dựa vào kết quả mò tìm r1 và r2 tương ứng với NPV1 và NPV2, ta tính được IRR bằng công thức nêu trên.
Khi IRR tiến tới r min thì IRR dự án sẽ được lựa chọn (trong đó r min là mức lãi suất vốn vay của dự án. Tức là mức lãi suất thực tế của dự án có đủ hoặc dư thừa để trả lãi vay). IRR cũng biểu thị mức lãi suất vay vốn tối đa, mà dự án có thể chấp nhận được .:-?
 

thanhlbt

Thành viên mới
Tham gia
15/10/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Theo mình nếu dự án có vốn vay ngoại tệ thì lãi suất vay ngoại tệ bạn nên cộng thêm một tỷ lệ trượt giá giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ. Thông thường khi bạn cộng thêm tỷ lệ trượt giá đó thì lãi suất ngoại tệ và nội tệ gần như tương đương. Khi đó bạn có thể tính được tỷ suất chiết khấu theo phương pháp bình quân gia quyền.
 

nguyenduong171

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
12/6/08
Bài viết
245
Điểm thành tích
18
Tuổi
46
Bạn nào có file phân tích hiệu quả dự án sử dụng hai nguồn vốn vay ngoại tệ và nội tệ thì post lên cho anh em xem để cùng bình luận cho rõ ràng một chút nhỉ?
 

lee

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
23/5/08
Bài viết
24
Điểm thành tích
6

Cảm ơn về sự giải thích của bạn Daze... Tớ cũng đang tìm nó và nhận được bài này! Tuy nhiên theo tớ nghĩ dùng từ "chiết khấu" thay cho từ "triết khấu" của bạn nghe nó có thể vào hơn!
 
Last edited by a moderator:

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top