Trượt giá cho tiền ngoại tệ của các dự án ODA

  • Khởi xướng goldenfish
  • Ngày gửi
G

goldenfish

Guest
Có bác nào biết về các chỉ số giá để tính trượt giá cho tiền ngoại tệ hay các quy định có liên quan thì chỉ em với. Em cảm ơn trước.
 
M

Mid

Guest
Theo lời phát biểu của ông Hồ Quang Minh, vụ trưởng kinh tế đối ngoại, bộ Kế hoạch – đầu tư: "có một số rất ít dự án ODA mà phía các nhà tài trợ đang tính đến việc bổ sung vốn. Các dự án này trước đó đã bao gồm những phương án dự phòng, thay đổi tỷ giá. Ngoài ra, cũng có nhà tài trợ như ADB có thể tính đến việc bổ sung vốn với điều kiện dự án đó phải có triển vọng thực hiện nhanh và hiệu quả". Tức là các DA đã tính đến vấn đề trượt giá rồi.
 
Last edited by a moderator:
G

goldenfish

Guest
Đúng là dự án đã tính đến vấn đề trượt giá nên đã có phần dự phòng phí cho phần tiền trượt giá. Tuy nhiên, với dự án của em (ODA của Nhật) thì nguồn chỉ số giá để tính trượt giá và công thức tính trượt giá không được quy định cụ thể cho phần tiền ngoại tệ do thiếu sót về điều kiện hợp đồng. Phần tiền nội tệ được quy định rất rõ ràng và tính rất dễ dàng do đã có công thức cụ thể và cũng có quy định về nguồn chỉ số là Tổng Cục Tống Kê và Bộ LĐTBXH. Tuy nhiên khi áp dụng các điều khoản về trượt giá của tiền nội tệ cho tiền ngoại tệ thì Chủ Đầu Tư không đồng ý với lý do không phù hợp trong khi Tổng Cục Thống Kê lại không có chỉ số điều chỉng giá cho tiền ngoại tệ. Vậy Bác có biết có quy định nào về nguồn chỉ số giá cho điều chỉnh giá của tiền ngoại tệ không, lấy chỉ số ở đâu?
 
M

Mid

Guest
Vậy thì cũng chịu rồi. Vì chưa thấy tài liệu nào cả, nếu khi nào có thì mail vào cho tớ biết với...
 
G

goldenfish

Guest
Nếu là Hợp đồng theo hình thức giá hợp đồng trọn gói hoặc giá hợp đồng theo đơn giá cố định thì bạn có thể tham khảo TT 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008, điều 8.5 (nói là làm theo quy định của Hợp đồng hoặc nếu không có quy định Chủ Đầu Tư phối hợp với các ban ngành có liên quan để giải quyết và bổ sung vốn.
Nhưng nếu không phải hai loại hợp đồng này thì lại không được dùng TT đó. Hik.
 
P

PVN

Guest
Mình chỉ nêu kinh nghiệm của mình thôi (đã làm, được duyệt, thanh toán bình thường) - áp dụng cũng lâu rồi, còn hay dở tùy các bạn định liệu:

Mỗi đơn giá có thể có phần nội tệ (VND) và ngoại tệ (USD). Trong mỗi đơn giá đó lại có phân tích chi tiết thành Vật liệu - Nhân công - Máy. Tiếp đến xác định Vật liệu từ nước nào (có thể lại có vật liệu này từ nước này, vật liệu kia từ nước khác thì lại phải phân tích chi tiết hơn nữa), nhân công từ nước nào, máy từ nước nào. Nếu không biết từ nước nào thì có thể coi là nhập từ nước quốc tịch của nhà thầu (ví dụ, nhà thầu Tàu thì lấy chỉ số của Khựa).

Sau đó, ứng với mỗi hợp phần nhỏ đó sẽ tính trượt giá theo chỉ số thông dụng nhất của nước đó, thường là của Cục Thống kê của nước đó, nhưng cũng tùy trường hợp (ví dụ, nếu mình nhớ không nhầm thì chỉ số uy tín nhất ở Singapore là của Bộ Công trình). Nhưng chỉ số của nước nào thì lại gắn với đồng tiền nước đó, nên lại phải làm động tác chuyển đổi chỉ số theo biến động tỷ giá nữa.

Ví dụ: Trong đơn giá hạng mục kết cấu thép (100USD/kg) có 60% là chi phí thép hình nhập khẩu từ Singapore (60USD). Theo chỉ số của Singapore thì từ Base date (ví dụ là ngày ký hợp đồng) đến Current date (thường là tháng nghiệm thu khối lượng đó) là 5% [đồng tiền làm cơ sở xây dựng chỉ số là SGD]. Nhưng do trong thời gian trên đồng SGD tăng giá so với đồng USD 20% nên chi phí thực tăng tới 5% x (1+20%)= 6%. Tính ra trượt giá do tăng giá thép hình nhập từ Singapore là 6% x 60USD = 3.6USD.

Đại loại là như thế để các bạn tham khảo.
 
Last edited by a moderator:

kedumuc82

Thành viên mới
Tham gia
28/10/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Đúng là dự án đã tính đến vấn đề trượt giá nên đã có phần dự phòng phí cho phần tiền trượt giá. Tuy nhiên, với dự án của em (ODA của Nhật) thì nguồn chỉ số giá để tính trượt giá và công thức tính trượt giá không được quy định cụ thể cho phần tiền ngoại tệ do thiếu sót về điều kiện hợp đồng. Phần tiền nội tệ được quy định rất rõ ràng và tính rất dễ dàng do đã có công thức cụ thể và cũng có quy định về nguồn chỉ số là Tổng Cục Tống Kê và Bộ LĐTBXH. Tuy nhiên khi áp dụng các điều khoản về trượt giá của tiền nội tệ cho tiền ngoại tệ thì Chủ Đầu Tư không đồng ý với lý do không phù hợp trong khi Tổng Cục Thống Kê lại không có chỉ số điều chỉng giá cho tiền ngoại tệ. Vậy Bác có biết có quy định nào về nguồn chỉ số giá cho điều chỉnh giá của tiền ngoại tệ không, lấy chỉ số ở đâu?
Bên mình cũng đang làm về dự án ODA Nhật, nhưng thấy phần điều chỉnh cũng đau đầu. Bạn gửi mình trích đoạn hợp đồng liên quan đến trượt giá để mình tham khảo với. Thanks nhiều. Mail kedumuc82@yahoo.com
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top