Tư Vấn Thiết Kế Kiến Trúc Xây Dựng Song Nam.

xaydungsongnam

Thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Tham gia
20/6/18
Bài viết
31
Điểm thành tích
6
Nơi ở
Hồ Chí Minh
Website
www.songnam.net
Công Ty TNHH Phát Triển Dự Án Song Nam được phát triển từ bộ phận tư vấn thiết kế: lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán, tư vấn thẩm tra thiết kế. Song Nam rất tự hào là đã thực hiện rất nhiều loại công trình từ nhà xưởng, cao ốc văn phòng, chung cư, trung tâm thương mại, công viên đến khu du lịch, resort, biệt thự, khách sạn, sân golf và các khu phức hợp trong cả vai trò thiết kế trọn gói hay tư vấn địa phương cho các công ty kiến trúc nước ngoài.

banner.png


Công Ty TNHH Phát Triển Dự Án Song Nam - Hotline : 0769 861 168
98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM
Tel: + (84.28) 3848 4995 - Fax: + (84.28) 35 265 269
Email: songnam09@gmail.com
 
Chỉnh sửa cuối:

xaydungsongnam

Thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Tham gia
20/6/18
Bài viết
31
Điểm thành tích
6
Nơi ở
Hồ Chí Minh
Website
www.songnam.net
Giám sát thi công xây dựng đã trở thành một công việc không thể thiếu được trong thi công xây dựng công trình hiện nay ở nước ta. Mọi công trình xây dựng trong quá trình thi công phải được thực hiện chế độ giám sát;

Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám sát thi công xây dựng giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố. Giám sát thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi - kiểm tra - xử lý - nghiệm thu - báo cáo các công việc liên quan tại công trường.

Nội dung công tác giám sát thi công xây dựng công trình:

1. Giám sát chặt chẽ các điều kiện quy định:

- Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng trong công tác tư vấn giám sát thi công xây dựng.

- Kiểm tra chặt chẽ các điều kiện khởi công cần thiết của nhà thầu theo Điều 72 của Bộ Luật Xây Dựng Việt Nam.

2. Kiểm tra hồ sơ năng lực nhà thầu:

- Kiểm tra năng lực thông tin cá nhân từng người trong độ thi công xây dựng đồng thời kiểm tra và giám sát chặt chẽ các thiết bị thi công, nguồn gốc và chất lượng mà nhà thầu đưa vào phục vụ công tác thi công.

- Kiểm tra và giám sát quy trình quản lý chất lượng công trình của thầu thi công.

- Giám sát và kiểm tra thông tin xin phép xây dựng máy móc, thiết bị, vật tư xây dựng có đảm bảo an toàn chất lượng hay không.

- Kiểm tra phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng, cơ sở sản xuất cấu kiện công trình, sản phẩm xây dựng phục vụ trong quá trình thi công.

3. Giám sát chất lượng vật liệu xây dựng:

- Kiểm tra chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm chất lượng các vật tư, kết cấu kiện có phù hợp tiêu chuẩn trước khi đưa vào quá trình thi công.

- Nếu có nghi ngờ về chất lượng vật tư, đơn vị tư vấn thiết kế cùng chủ đầu tư phải thực hiện công tác kiểm tra trực tiếp nguyên vật liệu ngay để đảm bảo an toàn chất lượng công trình sau này.

4. Giám sát quá trình thi công dự án:

- Đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng có trách nhiệm giám sát chặt chẽ quá trình thi công của nhà thầu.

- Kết quả kiểm tra đều phải được ghi vào nhật ký thi công và biên bản kiểm tra theo quy định.

- Xác nhận bản vẽ hoàn công của công trình.

- Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 23 của Luật Xây Dựng.

- Kiểm tra toàn bộ tài liệu phục vụ cho công tác nghiệm thu công trình, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng;

- Khi phát hiện có sai sót về thiết kế phải báo ngay cho chủ đầu tư để điều chỉnh và yêu cầu nhà thầu điều chỉnh kịp thời.

- Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.

- Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình.

Chất lượng của một công trình tuỳ thuộc vào đơn vị tư vấn giám sát. Là phải có năng lực giỏi, có đạo đức thì công trình có chất lượng và ngược lại. Chính vì thế, để trở thành một tư vấn giám sát không là điều đơn giản. Tiêu chí cho tư vấn giám sát của Song Nam là làm việc chính trực và có trách nhiệm nghề nghiệp cao. Đây là giá trị cốt lõi đem đến chất lượng cho công trình xây dựng.

1538467748255.png

Tư vấn giám sát chung cư IJC AROMA

Không chỉ giám sát đúng thiết kế và tiêu chuẩn xây dựng, Song Nam còn hỗ trợ chủ đầu tư và nhà thầu trong vấn đề tư vấn giải pháp thích hợp nhất để giải quyết các vấn đề tại công trường. Song Nam luôn đề cao tính chính trực và tinh thần trách nhiệm trong quá trình xử lý các vấn đề của công trường xây dựng.
 
Chỉnh sửa cuối:

xaydungsongnam

Thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Tham gia
20/6/18
Bài viết
31
Điểm thành tích
6
Nơi ở
Hồ Chí Minh
Website
www.songnam.net
UBND thành phố Hà Nội vừa giao Công ty TNHH Đầu tư Phát triên LNP tổ chức lập quy hoạch chi tiết Khu đô thị Dầu khí Đức Giang tỷ lệ 1/500, với quy mô hơn 67ha tại xã Đức Giang và thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức.

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt về việc quy hoạch chi tiết khu đô thị Dầu khí Đức Giang, tỷ lệ 1/500 tại xã Đức Giang và Thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức.

Theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 được UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) phê duyệt tại Quyết định số 2029/QĐ-UBND ngày 4/7/2008, quy mô diện tích Khu đô thị Dầu khí Đức Giang có diện tích khoảng 78,26ha.

20160929163606-71e5.jpg


Quy mô dân số Khu đô thị Dầu khí Đức Giang theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 được UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) phê duyệt khoảng 12.600 người. Quy mô dân số lập quy hoạch chi tiết được Hà Nội phê duyệt khoảng 5.000 người.

Ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch lấy theo chỉ giới các tuyến đường quy hoạch để khớp nối đồng bộ về chức năng sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, hạ tầng xã hội phù hợp với Quy hoạch phân khu đô thị S2 được duyệt và ranh giới lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được UBND TP chấp thuận tại công văn ngày 8/9/2017, quy mô diện tích đất nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 67,8ha (trong đó phần đất nằm trong ranh giới đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 trước đây được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt là 64,3ha; Phần đất mở rộng đến các đường quy hoạch theo phân khu đô thị S2 để khớp nối đồng bộ chức năng sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật là 3,34ha).

Dự án này trước đây được UBND tỉnh Hà Tây giao cho Công ty Cổ phần Bất động sản tài chính Dầu khí Việt Nam (nay là Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Đô) làm chủ đầu tư.

Tuy nhiên, nay UBND thành phố Hà Nội đã giao Công ty TNHH Đầu tư Phát triển LNP tổ chức lập quy hoạch chi tiết, Sở quy hoạch kiến trúc quy hoạch là cơ quan thẩm định và trình duyệt, UBND thành phố Hà Nội là cơ quan phê duyệt.

Được biết, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển LNP chính là liên doanh giữa Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Đô và Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Vịnh Nha Trang. Công ty TNHH Đầu tư phát triển nhà LNP được lập ra để làm chủ đầu tư thực hiện dự án.
 
Chỉnh sửa cuối:

xaydungsongnam

Thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Tham gia
20/6/18
Bài viết
31
Điểm thành tích
6
Nơi ở
Hồ Chí Minh
Website
www.songnam.net
Tư vấn thiết kế được xem là một trong những bước quan trọng nhất của công trình xây dựng. Hiện nay, do quá trình đô thị hóa càng phát triển nên các căn hộ chung cư cao tầng được mọc lên như nấm tại các thành phố lớn.

Để có được một mặt bằng vừa phù hợp với cảnh quan xung quanh vừa phải có tính thẩm mỹ cao thì sự đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật đều phải hết sức chặt chẽ và cụ thể, từ đó đem lại giá trị sống cho dân cư. Có 04 kiểu dạng hình bố trí khi tư vấn thiết kế mặt bằng cho căn hộ chung cư cao tầng.

1. Tư vấn thiết kế dạng hành lang

Gồm hai biến thể hành lang giữa và hành lang bên. Trong đó, dạng hành lang giữa có cấu trúc của các căn hộ chạy dọc theo một trục hành lang ở chính giữa. Tuy nhiên, dạng này chỉ dung cho các chung cư tiêu chuẩn thấp.

Ưu điểm: Giá thành xây dựng rẻ, kết cấu đơn giản, dễ thi công.

Nhược điểm: Khả năng thông gió trực tiếp kém. Ngoài ra, hướng mở của các chức năng bếp, vệ sinh thường ở phía hành lang nên thường ảnh hưởng đến vấn đề thông gió.

2. Tư vấn thiết kế dạng tháp

Trước đây vào những năm 1980. Hình dáng mặt bằng của chung cư cao tầng dạng tháp và dạng hành lang giống nhau tương đối. Hành lang là lối đi chính để lên xuống, mỗi tầng có thể có đến mười mấy căn hộ, về sau số lượng căn hộ giảm xuống còn 6 đến 8 căn hộ chung cư một lõi thang hoặc ít hơn, 4 hộ/lõi thang.

Ưu điểm: Bố cục của mặt bằng có thể kiểm soát khả năng lấy ánh sáng từ mặt trời.

Nhược điểm: Hình dáng căn hộ của cùng một mặt bằng không đồng đều, điều này khiến những căn hộ có diện tích càng lớn càng khó lấy sáng.

3. Tư vấn thiết kế dạng đơn nguyên

Mẫu chung cư cao tầng được thiết kế mặt bằng theo dạng đơn nguyên

Cách tổ chức các căn hộ đơn lẻ tập trung quanh một nút giao thông đứng gồm có thang bộ và thang máy. Mỗi đơn nguyên có từ 4 đến 6 căn hộ. Chung cư dạng đơn nguyên dần thay thế cho các dạng khác và trở thành dạng chung cư được xây dựng phổ biến hiện nay.

Ưu điểm: Thuận lợi trong việc lấy gió, lấy sáng tự nhiên. Có sự riêng tư cao, ít ảnh hưởng lẫn nhau.

Nhược điểm: Vốn đầu tư xây dựng, phí tốn đất đai, chi phí lắp đặt thang máy cao như nhau. Số lượng căn hộ thấp, diện tích phụ lớn.

4. Tư vấn thiết kế dạng đơn nguyên kết hợp hành lang

Đây là dạng phát triển của chung cư kiểu đơn nguyên, sự kết hợp giữa nhà tháp và nhà tấm. Các đơn nguyên được ghép với nhau tại một hoặc hai cạnh để tạo nên một tổ hợp. Có các cách ghép đơn nguyên theo chiều ngang, chiều dọc hoặc ghép tự do. Khi ghép lại, có thể chia làm 3 dạng: đơn nguyên đầu hồi, đơn nguyên giữa, đơn nguyên góc.

Một bản vẽ phác thảo của dạng đơn nguyên kết hợp hành lang

Ưu điểm: Nhờ việc ghép các đơn nguyên nên diện tích giao thông hoặc diện tích sàn giảm và tiết kiệm được chi phí đầu tư.

Nhược điểm: Đòi hỏi trình độ thiết kế và kỹ thuật xây dựng cao.

Hiện có một số mặt bằng chung cư nhà cao tầng được đầu tư xây dựng công phu, vốn đầu tư nhiều nhưng khi thực hiện khâu tư vấn kiến trúc lại không hài hoà với xung quanh mà còn phá vỡ cảnh quan đẹp. Một số khác quá chú trọng về hình thức kiến trúc hoặc áp dụng nguyên dạng cao ốc nước ngoài, quá nhiều kính, không được thiết kế thông gió, che nắng…điều này sẽ không phù hợp với điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới của Việt Nam.
 
Chỉnh sửa cuối:

xaydungsongnam

Thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Tham gia
20/6/18
Bài viết
31
Điểm thành tích
6
Nơi ở
Hồ Chí Minh
Website
www.songnam.net
Quá trình đầu tư là quá trình bỏ vốn cùng các tài nguyên, lao động cùng với nhiều vật chất khác để tạo nên tài sản cố định với hiệu quả kinh tế cao nhất. Đó là tổng thể các hoạt động để vật chất hóa vốn đầu tư thành tải sản cố định cho nền kinh tế quốc dân.

Từ quan điểm hệ này chúng tôi xét thấy quá trình đầu tư được coi là một hệ thống phức tạp có đầu vào và đầu ra. Nội dung của sự vận động và phát triển của hệ thống này được thực hiện qua giai đoạn chuẩn bị tư vấn đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng công trình, đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Đầu vào các nguồn tài nguyên, lao động, tài chính…được đưa vào hệ thống như những tiền đề vật chất của quá trình đầu tư.

Các kết quả kinh tế xã hội của sự vận động phát triển của hệ thống biểu hiện dưới dạng công trình đã hoàn thành xuất hiện ở đầu ra sẽ tác động trực tiếp lên nền kinh tế quốc dân. Những kết quả này sẽ tham gia vào quá trình tái sản xuất là tạo ra những tiền đề vật chất mới cho chu trình sản xuất mới của quá trình tư vấn đầu tư.

Nhờ sự am hiểu toàn bộ quá trình thực hiện dự án cũng như quy trình xử lý cấp phép đầu tư của các cơ quan nhà nước và các khu công nghiệp nên chúng tôi đã giúp chủ đầu tư được cấp phép đầu tư thực hiện nhiều dự án từ lúc sơ khai. Công tác tư vấn đầu tư bao gồm Thuyết minh dự án đầu tư (dự án tiền khả thi), xin chủ trương, thuận địa điểm, quyết định giao đất hoặc ký hợp đồng thuê đất và cấp phép đầu tư.

Đối với một số khu công nghiệp đặc thù như Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh còn phải có Bản giải trình công nghệ tuân theo luật công nghệ cao và luật chuyên ngành đầu tư.

Các đơn vị tư vấn, xây dựng nước ngoài khi làm việc cho các dự án ở Việt Nam cũng cần được tư vấn thủ tục pháp lý để được cấp giấy phép thầu.

Nội dung bên trong của quá trình đầu tư diễn ra theo sự vận động khách quan của nó và tuân theo trình tự đầu tư và xây dựng do Nhà nước quy định.
 
Chỉnh sửa cuối:

xaydungsongnam

Thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Tham gia
20/6/18
Bài viết
31
Điểm thành tích
6
Nơi ở
Hồ Chí Minh
Website
www.songnam.net
Tư vấn thiết kế xây dựng là chiếc cầu nối giữa khách hàng – chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp, là hoạt động đáp ứng nhu cầu tự thân của ngành xây dựng trong cơ chế mới.
 
Chỉnh sửa cuối:

xaydungsongnam

Thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Tham gia
20/6/18
Bài viết
31
Điểm thành tích
6
Nơi ở
Hồ Chí Minh
Website
www.songnam.net
Cách xác định chi phí thuê tư vấn quản lý dự án

Căn cứ nội dung, khối lượng công việc được thuê, chi phí tư vấn quản lý dự án được xác định bằng dự toán. Chi phí tư vấn quản lý dự án (đã bao gồm thuế GTGT) cộng với chi phí quản lý dự án của chủ đầu tư không vượt chi phí quản lý dự án theo quy định.

Trong quá trình thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu các dự án, đơn vị ông Lê Thanh Hải (Sơn La) gặp một số vướng mắc liên quan tới chi phí quản lý dự án như sau:

Khoản 8 Điều 13 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP quy định chủ đầu tư không đủ năng lực có thể thuê tư vấn quản lý dự án. Theo đó, đơn vị ông Hải đã được các đơn vị trên địa bàn ký hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án các dự án có giá trị dưới 15 tỷ đồng (phần việc trong hợp đồng được ký bao gồm toàn bộ công việc tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 09/2019/TT-BXD).

Khi trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chi phí quản lý dự án được đưa vào bảng số 1 (phần công việc đã thực hiện) kèm theo chú thích phần chi phí quản lý dự án được nêu trên là toàn bộ chi phí quản lý dự án cần thiết tới khi dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, đơn vị thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu vẫn cho rằng việc làm này là không phù hợp.

Theo lý giải của Sở Kế hoạch và Đầu tư, việc đưa toàn bộ công việc quản lý dự án vào phần công việc đã thực hiện chưa phù hợp với quy định tại Điều 4, Điều 21 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP do các dự án này mới cơ bản hoàn thành bước chuẩn bị dự án, trong khi việc quản lý dự án vẫn phải thực hiện đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Ông Hải hỏi, trường hợp này chi phí thuê tư vấn quản lý dự án sẽ được đưa vào phần nào của tờ trình xin phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng.

Căn cứ nội dung, khối lượng công việc được thuê, chi phí tư vấn quản lý dự án được xác định bằng dự toán. Chi phí tư vấn quản lý dự án (đã bao gồm thuế GTGT) cộng với chi phí quản lý dự án của chủ đầu tư không vượt chi phí quản lý dự án theo quy định.

Trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Để được hướng dẫn rõ hơn, ông Hải có thể gửi văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị giải đáp.

Chinhphu.vn
 
Chỉnh sửa cuối:

xaydungsongnam

Thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Tham gia
20/6/18
Bài viết
31
Điểm thành tích
6
Nơi ở
Hồ Chí Minh
Website
www.songnam.net
Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám sát thi công xây dựng giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố.
 

xaydungsongnam

Thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Tham gia
20/6/18
Bài viết
31
Điểm thành tích
6
Nơi ở
Hồ Chí Minh
Website
www.songnam.net
Một số dự án Song Nam đã thực hiện công tác Quản lý dự án, tư vấn giám sát gần đây:

- Vinacomin Tower ( 18 tầng + 4 hầm): là công trình văn phòng hạng A tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ tiện nghi cao cấp với kết cấu khung vách, sàn dự ứng lực, 4 tầng hầm để xe và bãi đậu trực thăng trên mái. Trong cao ốc này còn có nhà hàng và siêu thị mini. Để tạo giao thông thuận lợi cho sảnh đón, công trình sử dụng hệ dầm chuyển vượt nhịp 16m đỡ toàn bộ 16 tầng bên trên. Mặt tiền công trình là kính cường lực được treo vào hệ khung đỡ với biểu tượng của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam làm tôn vinh nét kiến trúc của thời đại.

- Chung cư Aroma IJC ( 4 block 20 tầng + 1 block 3 tầng): Đây là dự án cao tầng nhất tại thành phố mới Bình Dương với 4 khối căn hộ thông minh dành cho chuyên gia và khối thương mại 3 tầng kết nối các khối nhà.

- Chung cư Phú Gia Hưng (14 tầng + 1 hầm): Dự án chung cư và căn hộ cho thuê do Công Ty TNHH XD - TM - DV Hà Thuận Hùng (Đất Xanh) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng.
 
Chỉnh sửa cuối:

xaydungsongnam

Thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Tham gia
20/6/18
Bài viết
31
Điểm thành tích
6
Nơi ở
Hồ Chí Minh
Website
www.songnam.net
Song Nam được phát triển từ bộ phận tư vấn thiết kế kiến trúc: lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán, tư vấn thẩm tra, xin phép xây dựng. Song Nam đã thực hiện rất nhiều loại công trình từ cao ốc văn phòng, chung cư, trung tâm thương mại, công viên đến khu du lịch, resort, biệt thự, khách sạn, sân golf và các khu phức hợp trong cả vai trò thiết kế kiến trúc trọn gói hay tư vấn địa phương cho các công ty kiến trúc nước ngoài. Song Nam cũng đã xuất khẩu được chất xám khi cùng với Cashmore (Úc) thiết kế sân golf Trùng Khánh (Trung Quốc), hay thiết kế bản vẽ biệt thự, nhà liên kế ở Mỹ.
 
Chỉnh sửa cuối:

xaydungsongnam

Thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Tham gia
20/6/18
Bài viết
31
Điểm thành tích
6
Nơi ở
Hồ Chí Minh
Website
www.songnam.net
Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 là cơ sở để thực hiện quy hoạch 1/500 và xét duyệt Giấy phép xây dựng cho dự án.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 và Khoản 2, Điều 24 của Luật Xây dựng thì quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị gồm hai loại, quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500.

Quy hoạch chi tiết 1/2000 là gì?

Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000 là bước triển khai của quy hoạch chung xây dựng đô thị. Đây là quá trình làm cơ sở cho việc triển khai lập và quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/500.

Quy hoạch 1/2000 gồm: bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, bản đồ thể hiện tổng mặt bằng sử dụng đất, các sơ đồ đơn tuyến hạ tầng kỹ thuật và cơ điện, quy hoạch giao thông.

Giai đoạn này thực chất là quy hoạch mang tính định hướng cho cả khu đô thị (khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nhà ở, khu du lịch….) với mục đích quản lý xây dựng.

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 giúp xác định mạng lưới đường giao thông và quy hoạch sử dụng đất (bao gồm các chỉ tiêu ô phố như: diện tích ô đất, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao tối đa, tầng cao tối thiểu, chỉ giới đường đỏ...)

Trong giai đoạn quy hoạch này chưa có thiết kế chính thức cho bất cứ công trình kiến trúc cụ thể nào.

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 do cơ quan nào thực hiện?

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 thường do địa phương thực hiện. Tuy nhiên theo văn bản chấp thuận chủ trương và quy hoạch chung của khu vực, nếu các dự án mới ở các khu vực cho quy hoạch 1/2000 thì các chủ đầu tư phải thực hiện.

Sau khi quy hoạch của dự án được phê duyệt thì các cơ quan quản lý nhà nước sẽ cập nhật vào quy hoạch chung của khu vực đô thị đó.

Quy hoạch 1/2000 khác quy hoạch 1/500 ở điểm nào?

Khái niệm

Quy hoạch 1/2000: Giai đoạn 1 trong quy hoạch.

Đây là bước triển khai của quy hoạch chung xây dựng đô thị. Quy hoạch 1/2000 cơ sở cho việc triển khai lập và quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/500.

Quy hoạch chi tiết 1/500: Giai đoạn 2 trong quy hoạch.

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 là để triển khai và cụ thể hoá quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000; là cơ sở để lập các dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng và gắn liền với 1 dự án cụ thể.

Nội dung

Đối với quy hoạch tỉ lệ 1/2000 là để lập các bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, bản đồ tổng mặt bằng sử dụng đất, quy hoạch giao thông, các sơ đồ đơn tuyến hạ tầng kỹ thuật và cơ điện.

Còn quy hoạch 1/500 là để chi tiết hóa đến từng công trình: dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tổ chức không gian, kiến trúc, công trình hạ tầng, kiến trúc/thiết kế chi tiết của từng lô đất, đánh giá môi trường…

Người thực hiện đối với quy hoạch 1/2000 là chính quyền địa phương hoặc chủ đầu tư. Còn người thực hiện ở quy hoạch 1/500 là chủ đầu tư.

Mục đích

Quy hoạch chi tiết 1/2000 là để quản lý đô thị. Còn quy hoạch chi tiết 1/500 là để xác định mối quan hệ giữa các công trình thuộc quy hoạch với các yếu tố bên ngoài của quy hoạch.
 
Chỉnh sửa cuối:

xaydungsongnam

Thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Tham gia
20/6/18
Bài viết
31
Điểm thành tích
6
Nơi ở
Hồ Chí Minh
Website
www.songnam.net
Tổ chức công tác đấu thầu thiếu minh bạch, chỉ định thầu tràn lan, chồng chéo trong quản lý và các văn bản pháp lý… là những đang tồn tại trong đầu tư xây dựng.

Trở ngại ở khâu tổ chức thực hiện

Đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng đã được áp dụng khá nhiều năm, song thực tế việc này đang có những biến tướng gây nhiều hệ lụy. Thực tế có nhiều nhà thầu hồ sơ dự thầu “đẹp” với nguồn nhân lực đủ trình độ, thiết bị thi công không thiếu, nhưng khi trúng thầu và thực hiện dự án mới bộc lộ bất cập. Hiện tượng “quân xanh, quân đỏ” hoặc tham gia với vai phụ trong quá trình đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng không hiếm. Tình trạng này gây nhiễu và làm chậm quá trình triển khai dự án.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, trở ngại trong đấu thầu không phải do thiếu luật mà vấn đề nằm ở khâu tổ chức thực hiện đấu thầu. Các chủ đầu tư gây khó khăn cho các nhà thầu: bằng nhiều lý do không bán hồ sơ mời thầu, các doanh nghiệp đến trực tiếp nhưng không gặp được cán bộ phụ trách đăng ký đấu thầu… Trong quá trình mời thầu, chủ đầu tư và tư vấn đấu thầu có thể “ưu ái người nhà”, thậm chí còn thay đổi, điều chỉnh cơ cấu các tiêu chí đánh giá sao cho có lợi nhất cho nhà thầu quen biết.

Chồng chéo trong việc quản lý công tác đấu thầu

Ảnh minh họa

“Với lý do mất quá nhiều thời gian để hoàn thành các bước trình tự thủ tục chuẩn bị đầu tư, không ít địa phương đã đề nghị cho phép chỉ định thầu để đảm bảo tiến độ của dự án. Việc chỉ định thầu không còn là cá biệt và xen lẫn một số động cơ không lành mạnh đã giảm hiệu quả đầu tư và môi trường cạnh tranh không lành mạnh” – PGS.TS Ngô Trí Long nói.

Đồng quan điểm trên, ông Dương Văn Cận, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam lo ngại về tình trạng chỉ định thầu đang diễn ra tràn lan là điều đáng lo ngại. Lâu nay xã hội vẫn nhìn nhận và gắn các lỗi sai phạm là của nhà thầu, nhưng những năm gần đây sai phạm thấy rõ tập trung nhiều hơn ở phía chủ đầu tư, đặc biệt là gói thầu ở các địa phương. Khái niệm “quây thầu” không chỉ để hành vi của các nhà thầu mà nay đang là hành vi phổ biến của chủ đầu tư.

Chồng chéo trong việc quản lý công tác đấu thầu

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng, sự chồng chéo trong quản lý và các văn bản pháp lý liên quan, có thể coi là rào cản lớn nhất trong việc cải tiến các thủ tục của công tác đầu tư xây dựng. Riêng Bộ Xây dựng đã soạn thảo, chỉ đạo và theo dõi thực hiện 4 luật: Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản. Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo và chỉ đạo 3 luật: Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư và Luật đầu tư công… Như vậy, liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng có rất nhiều luật tác động, trong khi các luật còn có sự khác biệt.

Công tác thanh tra, kiểm tra trong đầu tư xây dựng bao gồm: quy hoạch kiến trúc, xây dựng, tài chính, thuế…, nhưng hiện nay hoạt động thanh tra không có sự thống nhất giữa các ngành. Vì thế, có tình trạng chỉ trong một quý, có doanh nghiệp phải tiếp đến 4 – 5 đoàn thanh tra khác nhau một dự án. Mặc dù gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và yêu cầu doanh nghiệp chỉ phải tiếp thanh tra 1 lần/năm, nhưng không có hướng dẫn thực hiện nên tình trạng thanh tra chồng chéo giữa các sở, ngành vẫn diễn ra thường xuyên.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Bộ Xây dựng đã có những quyết định quan trọng như: Bỏ quy định bán nhà qua sàn giao dịch, miễn giấy phép công trình và hiện có kế hoạch cắt giảm mạnh mẽ điều kiện kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đơn giản hóa nhiều thủ tục. Tuy vậy, theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng cơ bản tồn tại lâu nay vẫn chưa được giải quyết.

“Ngành xây dựng vẫn còn hiện tượng “sân sau”, chi phí không chính thức vẫn lớn hơn các ngành nghề kinh doanh khác. Theo khảo sát của VCCI, có 74% doanh nghiệp xây dựng có quan hệ với cán bộ để tiếp cận được thông tin, tiếp cận dự án” – ông Vũ Tiến Lộc nói.
 
Chỉnh sửa cuối:

xaydungsongnam

Thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Tham gia
20/6/18
Bài viết
31
Điểm thành tích
6
Nơi ở
Hồ Chí Minh
Website
www.songnam.net
Cây xanh đô thị được nói đến nhiều nhưng chưa có tài liệu nào nghiên cứu đầy đủ. Tổ chức dải cây xanh cho các tuyến phố và cho các không gian xanh đô thị như công viên cây xanh, vườn hoa, dải cây xanh cách ly… sẽ khai thác được tối đa vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên đô thị.

Trong quy hoạch, các không gian xanh được coi như lá phổi của thành phố, là một không gian chức năng thành phố ban tặng cho cư dân đô thị để họ có cơ hội dời khỏi những khối bê tông đến để thả mình trong hòn đảo xanh của thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành hiếm hoi của đô thị

Trong kiến trúc cây xanh được thiết kế làm phông nền cho công trình nhờ sự sinh động của màu sắc và các lớp cây tạo không gian có chiều sâu giúp công trình hòa nhập với thiên nhiên.

Bố trí cây hợp lý sẽ che nắng tốt mà vẫn đảm bảo chiếu sáng tự nhiên cho công trình và đón được gió mát vào mùa hè, chống được gió lạnh vào mùa đông.

Thiết kế cảnh quan liên quan chủ yếu đến không gian mở còn lại giữa các công trình, làm cho không gian đó đẹp hơn nhờ các giải pháp thiết kế, xử lý không gian, xử lý tầm nhìn và sự phối hợp tinh tế giữa các bề mặt vật liệu khác nhau.

Thiết kế cảnh quan là một thuật ngữ chuyên môn và là một ngành thiết kế mới xuất hiện chính thức trong khoảng mươi năm gần đây trong giới thiết kế và các công trình kiến trúc ở Việt Nam, mặc dù đây là một định nghĩa hoàn toàn không mới về nghề nghiệp và chuyên môn tại các nước phát triển.

Công viên là một phần không thể thiếu trong các thành phố lớn, đây là những mảng xanh của thành phố, là nơi dành riêng cho việc vui chơi, giải trí và các hoạt động văn hóa phục vụ cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội. Thành phần tất yếu của công viên là cây xanh. Nhưng cây xanh không là chưa đủ để tạo nên một công viên vừa xanh mát vừa hữu dụng cho các hoạt động của con người. Đây là lúc cần đến vai trò của nhà thiết kế cảnh quan công viên.

Để thiết kế nên một cảnh quan công viên là điều không hề đơn giản.
Chúng ta cần đến vai trò của nhà thiết kế cảnh quan công viên. Với kinh nghiệm thực hiện các dự án thiết kế hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan cây xanh cho nhiều dự án, Song Nam luôn đem đến giải phảp tối ưu về kỹ thuật và chi phí đầu tư cho dự án hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, tiến độ và tổng mức đầu tư mà chủ đầu tư đưa ra.
 
Chỉnh sửa cuối:

xaydungsongnam

Thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Tham gia
20/6/18
Bài viết
31
Điểm thành tích
6
Nơi ở
Hồ Chí Minh
Website
www.songnam.net
Tìm kiếm kiến trúc sư không khó nhưng nhiều gia chủ chưa biết cách đặt vấn đề, trình bày nhu cầu của mình dẫn đến tốn tiền mà công trình không như ý.

Để sở hữu ngôi nhà mang tính thẩm mỹ cao, có công năng khoa học, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của một công ty tư vấn thiết kế.
Việc tìm thuê công ty thiết kế kiến trúc sẽ mang lại hiệu suất và kết quả vượt trội cho cả quá trình xây dựng. Tuy nhiên mức độ hiệu quả và tiết kiệm chi phí đạt được đến đâu còn phụ thuộc vào cách lựa chọn đơn vị đồng hành của bạn.

Thuê công ty tư vấn thiết kế hay kiến trúc sư khi làm nhà sẽ mang lại hiệu suất và kết quả vượt trội cho cả quá trình xây dựng.


CỬA HÀNG THỜI TRANG KAHLO

Cần lưu ý gì khi lựa chọn đơn vị thiết kế?

1. Hiểu nhu cầu của bản thân về ngôi nhà trong tương lai
Trong khi làm việc với kiến trúc sư, yếu tố quyết định là bạn phải đề xuất những yêu cầu tối thiểu cho ngôi nhà của mình. Bạn muốn có một ngôi nhà với hình thức kiến trúc, không gian nội thất theo trường phái hay ngôn ngữ nào (hiện đại, tân cổ điển hay cổ điển…). Chỉ khi hiểu rõ bản thân thích gì thì việc tìm kiếm mới có sự chọn lọc nhất định.

Mỗi công ty tư vấn thiết kế hay kiến trúc sư đều có một thế mạnh riêng trong việc thiết kế một trường phái kiến trúc nhất định. Vậy hãy làm việc với 2-3 kiến trúc sư để hiểu mình phù hợp với phong cách làm việc của ai.

Khi chọn được kiến trúc sư phù hợp, cần trao đổi rõ về chi tiết dự án cũng như khả năng tài chính và sở thích cá nhân như muốn ban công rộng ra sao, căn bếp theo phong cách nào… Tất cả cần được trao đổi rõ ràng.

2. Phương pháp làm việc với kiến trúc sư, đơn vị thiết kế
Cách đưa yêu cầu

Cần xác định nhu cầu và công năng sử dụng trước khi lập kế hoạch xây nhà với kiến trúc sư. Trao đổi tỉ mỉ, rành mạch về các nhu cầu cần thiết của bạn cũng như gia đình. Khi kiến trúc sư hiểu được yêu cầu cũng như nét văn hóa sinh hoạt riêng của gia đình bạn, họ sẽ phân tích những ưu nhược điểm của mảnh đất, căn hộ bạn đang sở hữu.

Không nên quá tham lam khi gom quá nhiều tiện ích hoặc nhiều cái đẹp vào trong yêu cầu của mình. Bởi yếu tố thẩm mỹ được dựa trên sự hài hòa và hợp lý của tổng thể. Không phải những gì bạn muốn đều có thể phù hợp và thực hiện một cách trọn vẹn.

Ví dụ khi lựa chọn hình thức kiến trúc mặt đứng cho ngôi nhà, đừng quá tập trung vào hình thức mặt tiền nếu như nhà nằm sâu trong ngõ, các điểm nhìn hướng đến công trình hầu như không có. Thay vào đó, có thể chọn những giải pháp ngôn ngữ kiến trúc đơn giản, ưu tiên toàn bộ cho phần không gian bên trong. Ngược lại, nếu ngôi nhà có vị trí mặt tiền đẹp, các điểm nhìn hướng tới ngôi nhà tốt thì hãy cùng kiến trúc sư thảo luận để ra một ngôn ngữ kiến trúc phù hợp với kiến trúc quy hoạch của cả khu hay một tuyến phố.

Cách đặt câu hỏi

Nên tìm hiểu trước các phong cách kiến trúc, công năng của mỗi không gian, phong thủy hoặc ý tưởng riêng của bạn. Như thế cuộc nói chuyện với kiến trúc sư sẽ trở nên rõ ràng, cụ thể hơn.

Ngoài ra, cần phải hỏi rõ kiến trúc sư những vấn đề sau:

– Thời gian dự kiến hoàn thành hồ sơ thiết kế thi công mất bao lâu (Sau khi đã chốt được phương án ý tưởng).

– Chi phí tính thiết kế và dự toán cho công trình.

– Thế mạnh của kiến trúc sư là phong cách gì.

Cần liệt kê bảng chi tiết mô tả nhu cầu của bạn và các thành viên trong gia đình, cũng như ghi chép các đề mục để trình bày những ý tưởng trang trí của mình đầy đủ và cụ thể nhất.

Nhìn chung, những thông tin này cần thời gian nghiên cứu, chắt lọc và bàn bạc với thành viên khác trong gia đình. Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành xây nhà. Nên có khoảng thời gian từ sáu tháng đến một năm chuẩn bị, lên kế hoạch chi tiết trước khi gặp gỡ kiến trúc sư.

Cách kiến trúc sư làm việc

Tổng hợp những ý kiến, yêu cầu của bạn và với những gì thực tế đang có, kiến trúc sư sẽ lên ý tưởng sơ bộ về mặt bằng (layout) một cách tối ưu. Sau khi hoàn thiện những bước trên thì ngôi nhà trong tương lai đã hoàn thiện 70% việc thiết kế. Phần còn lại là triển khai thiết kế bản vẽ kỹ thuật bao gồm kiến trúc, kết cấu và điện nước để hoàn thiện đầy đủ hồ sơ thiết kế.

Thông thường một công trình từ lúc lên ý tưởng cho đến hoàn thành hồ sơ thiết kế từ 30-40 ngày. Thời gian này giúp bạn chuẩn bị kinh tế, chỗ ở tạm thời… cho khoảng thời gian xây nhà sắp tới.

Lưu ý: Nghiên cứu phong thủy khi xây nhà với nhiều người là việc quan trọng, tuy vậy đừng để việc này phá hỏng ý tưởng của kiến trúc sư. Nên tham khảo phong thủy, kết hợp với kiến trúc sư để có được sự bố trí hài hòa nhất trong nhà.

Liên hệ công ty kiến trúc:

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN SONG NAM

Trụ sở chính: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM
Hotline: 0769 861 168
Điện thoại: + (84.28) 3848 4995 hoặc + (84.28) 35 265 269
 

xaydungsongnam

Thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Tham gia
20/6/18
Bài viết
31
Điểm thành tích
6
Nơi ở
Hồ Chí Minh
Website
www.songnam.net
Thực tiễn công tác đấu thầu cho thấy, một số cơ quan vẫn còn lúng túng trong việc tuân thủ các quy định về thời gian nêu trong pháp luật đấu thầu. Một số đơn vị cho rằng, công tác đấu thầu đòi hỏi quá nhiều thời gian, làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế – xã hội của gói thầu nói riêng và dự án nói chung.

Vậy, vấn đề này nằm ở kỹ năng thực hiện công tác tư vấn đấu thầu của các đơn vị hay ở các quy định chính sách?

Trước hết, cần phải khẳng định rằng, đấu thầu là hoạt động chi tiêu nguồn lực của Nhà nước, liên quan trực tiếp tới các yếu tố con người và xã hội nên việc quy định những thủ tục ràng buộc (chẳng hạn như: lập kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu – HSMT, đăng tải rộng rãi thông báo mời thầu – TBMT, đánh giá hồ sơ dự thầu – HSDT theo các tiêu chí đã công khai…) để đảm bảo việc chi tiêu nguồn lực của Nhà nước có hiệu quả, hạn chế thất thoát, lãng phí là hết sức cần thiết. Đương nhiên, để hoàn thành các thủ tục trong đấu thầu đã được pháp luật quy định, các đơn vị cần một khoảng thời gian để thực hiện các quy trình, thủ tục này.

Vấn đề làm thế nào để thực hiện đầy đủ các quy trình, thủ tục đấu thầu trong khoảng thời gian ngắn nhất là mục tiêu chung của cơ quan ban hành chính sách cũng như các đơn vị thực hiện. Bài viết sau đây phân tích một số nội dung quy định về thời gian trong đấu thầu dưới góc độ quản lý nhà nước và góc độ áp dụng của các đơn vị tư vấn đấu thầu.

Quy trình đấu thầu điển hình

Theo pháp luật đấu thầu hiện hành, các mốc thời gian trong đấu thầu được quy định cho từng hình thức lựa chọn nhà thầu và loại hình đấu thầu. Do đó, thời gian trong đấu thầu sẽ khác nhau đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi cho gói thầu quy mô nhỏ và cho gói thầu không thuộc dạng quy mô nhỏ; đấu thầu trong nước và đấu thầu quốc tế; thời gian đối với đấu thầu hạn chế khác với chào hàng cạnh tranh và chỉ định thầu.

Căn cứ vào Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn, có thể tóm tắt quy định về thời gian trong đấu thầu tương ứng với quy trình thực hiện đấu thầu rộng rãi trong nước trường hợp không có sơ tuyển và trường hợp có sơ tuyển như sau:

Như vậy, theo quy định của pháp luật về đấu thầu thì có 11 thủ tục cơ bản đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước không có sơ tuyển và 12 thủ tục cơ bản đối với gói thầu đấu thầu rộng rãi trong nước có sơ tuyển. Trong đó, phần lớn các khoảng thời gian đều được quy định tối đa, riêng khoảng thời gian ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiếp cận thông tin và chuẩn bị HSDT của nhà thầu được quy định tối thiểu: thời gian gửi đăng tải TBMT tối thiểu là 3 ngày trước ngày dự kiến đăng tải HSMT, thời gian TBMT trên Báo Đấu thầu đến khi phát hành HSMT tối thiểu 10 ngày, thời gian gửi thư mời thầu đến khi phát hành HSMT (đối với trường hợp có sơ tuyển) tối thiểu 5 ngày và thời gian phát hành HSMT (thời gian nhà thầu chuẩn bị HSDT) tối thiểu là 15 ngày).

Theo quy trình nêu trên, tổng khoảng thời gian tối đa đối với trường hợp không sơ tuyển là 105 ngày, tổng khoảng thời gian tối thiểu là 28 ngày. Nếu cộng các khoảng thời gian tối đa với các khoảng thời gian tối thiểu (mặc dù điều này người ta không làm trong các phép tính toán học) thì thời gian để thực hiện 11 thủ tục nêu trên là 133 ngày, chưa kể các khoảng thời gian như mời nhà thầu thương thảo, hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc các tình huống phát sinh như: cần làm rõ HSMT, HSDT… Tương tự, đối với trường hợp có sơ tuyển, tổng các khoảng thời gian sẽ là 155 ngày (giả sử sau khi sơ tuyển chủ đầu tư mới giao thẩm định và phê duyệt HSMT). Tuy nhiên, liệu các đơn vị liên quan có nhất thiết phải sử dụng đến ngần ấy thời gian cho các cuộc thầu được thực hiện bằng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước hay không?
 

xaydungsongnam

Thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Tham gia
20/6/18
Bài viết
31
Điểm thành tích
6
Nơi ở
Hồ Chí Minh
Website
www.songnam.net
4 phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư này được quy định từ điều 28-32 của Luật đấu thầu (số 43/2013/QH13) năm 2013, cụ thể như sau:

1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ

* Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;
b) Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;
c) Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;
đ) Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

4 phương thức lựa chọn nhà thầu


* Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

* Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

2. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ

* Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

b) Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.

* Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

* Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.

3. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ

a. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.

b. Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.

c. Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.

4. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ

a. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù.

b. Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Trên cơ sở đánh giá đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu trong giai đoạn này sẽ xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu và danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu được mời tham dự thầu giai đoạn hai. Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.

c. Trong giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật. Trong giai đoạn này, hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn hai để đánh giá.
 

talat

Thành viên mới
Tham gia
2/2/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
https://t.me/pump_upp - best crypto pumps on telegram
Make 1000% and more within 1 day, join channel @pump_upp !
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top