Vận chuyển vật liệu lên cao cho công tác phá dỡ, cải tạo - được tính hay không?

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Theo định mức 1776-BXD về định mức xây dựng:
Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao tính từ cốt ±0.00 theo thiết kế công trình đến cốt ≤4m; ≤16m; ≤50m và từ cốt ±0.00 đến cốt >50m. Các loại công tác xây dựng trong định mức không ghi độ cao như công tác trát, láng, ốp, v.v… nhưng khi thi công ở độ cao > 16m thì sử dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao.
Định mức vận chuyển vật liệu lên cao chỉ áp dụng đối với những loại công việc thực hiện ở trên cao đã được định mức trong định mức này mà không thể hiện độ cao.
Bốc xếp, vận chuyển lên cao được tính bằng cách cộng định mức bốc xếp bằng thủ công và vận chuyển lên cao bằng thang máy.
Cho em hỏi:
Công trình cải tạo nhà, có thực hiện các công tác tháo dỡ cửa, cạo bỏ sơn tường (AA.31312 và SA.17821) và chiều cao công trình là 10m.
Giờ áp dụng mã định mức công tác bốc xếp và vận chuyển vật liệu lên cao là: AL.75110 (bốc xếp vận chuyển cửa) và AL.76120 (bốc xếp, vận chuyển các loại phế thải) có được không? (vì vận chuyển lên cao chỉ áp dụng với công trình >16m)?
Nếu không, thì khi phá dỡ xong thì phần phế thải này để vận chuyển đổ đi thì dùng mã định mức nào cho hợp lý?
Mong các bác giúp đỡ.
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Theo em:
Sử dụng công tác bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao trong định mức 1776 là không phù hợp cho công tác sửa chữa, mà dùng công tác bốc xếp vận chuyển trong định mức 1778j sẽ hợp lý hơn.
Tuy nhiên, nếu đã dùng công tác vận chuyển lên cao trong 1776 thì có được không?(vì công trình này cao 10m)

 
Last edited by a moderator:

vantuannguyen

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
25/8/09
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Tuổi
41
Xin các bạn trả lời giúp mình:
Cùng 1 công việc có chiều cao >16m. Khi tính KL vận chuyển vật liệu lên cao thì có cần phải tách khối lượng ra làm 2 phần không (1 phần <16m và 1 phần >16m). thank các bạn
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Không cần, và không được phép.
Lý do: việc tính vận chuyển vật liệu lên cao được áp dụng cho toàn bộ khối lượng vật tư cần sử dụng cho công tác trát, láng, ốp,.. (gì gì đó) khi nó được thực hiện ở nơi có chiều cao > 16 m.
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Không cần, và không được phép.
Lý do: việc tính vận chuyển vật liệu lên cao được áp dụng cho toàn bộ khối lượng vật tư cần sử dụng cho công tác trát, láng, ốp,.. (gì gì đó) khi nó được thực hiện ở nơi có chiều cao > 16 m.

Các công tác không thể hiện độ cao: Trát, láng, ốp...
Ví dụ: Công tác trát tường ngoài AK.21110, định mức nhân công là 0.22 công. Trong đó bao gồm: Chuẩn bị, vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m, trộn vữa, trát theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Như vậy định mức nhân công cho các công tác này giữ nguyên cho tất cả các công tác khi thi công chiều cao dưới 16m và trên 16m.

Các công tác bốc xếp+ Vận chuyển:
- Thi công ở độ cao dưới 16m:
Ví dụ: Khi thi công nhà 3 tầng cao 10.8m. Công tác trát tường ngoài AK.21110 này khi làm ở tầng 3, vận chuyển vữa trát kiểu gì cũng phải có anh tời, kéo và máy tời...
Vậy thi nhân công này, máy này tính vào đâu?
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Các công tác không thể hiện độ cao:
Các công tác bốc xếp+ Vận chuyển:
- Thi công ở độ cao dưới 16m:
Ví dụ: Khi thi công nhà 3 tầng cao 10.8m. Công tác trát tường ngoài AK.21110 này khi làm ở tầng 3, vận chuyển vữa trát kiểu gì cũng phải có anh tời, kéo và máy tời...
Vậy thi nhân công này, máy này tính vào đâu?

Trong định mức 1776, mục 3 phần hướng dẫn áp dụng, và hướng dẫn áp dụng của công tác AL.70000 Công tác bốc xếp vận chuyển lên cao là căn cứ cho ý kiến của keepran và cũng xem như là câu trả lời cái mà cuongden thắc mắc.
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Trong định mức 1776, mục 3 phần hướng dẫn áp dụng, và hướng dẫn áp dụng của công tác AL.70000 Công tác bốc xếp vận chuyển lên cao là căn cứ cho ý kiến của keepran và cũng xem như là câu trả lời cái mà cuongden thắc mắc.

Ai cũng rõ là Định mức quy định như vậy, nhưng cái định mức không nói tới là Các công việc không ghi độ cao thực hiện dưới 16m thì công tác bốc xếp+ vận chuyển tính ở đâu?
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Uhm, ý kiến của cuongden hay đấy, về mặt logic là rất chuẩn. Nếu nhìn từ góc độ đó thì phải hỏi cái anh lập ra định mức, sao chú thích không cụ thể, để người sử dụng băn khoăn.
Tuy nhiên, nếu trường hợp người lập dự toán chủ động tính thêm chi phí bốc xếp + vận chuyển vào đơn giá công tác thi công ở độ cao dưới 16m thì cần sử dụng định mức nào, mã hiệu gì? Cái này cuongden tư vấn thêm, để anh em được rõ nhé.
 

nguyen van hoang

Thành viên có triển vọng
Tham gia
27/7/12
Bài viết
7
Điểm thành tích
3
Theo mình là không phải tách khối lượng > 16m và <16 vì theo quyết định số 1091-QĐ-BXD về việc bổ sung định mức 1776 ghi rõ:
" Chiều cao ghi trong đinh mức dự toán là chiều cao tính từ cốt +0.00 theo thiết kế công trình đến cốt <=4m, <=16m; <=50m và từ cốt +0.00m đến cốt >50 m (Chiều cao quy định trong định mức dự toán cho khối lượng thi công của công trình là chiều cao công trình)".
Định mức này mới ban hành năm 2011 nhé các bạn!
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Theo mình là không phải tách khối lượng > 16m và <16 vì theo quyết định số 1091-QĐ-BXD về việc bổ sung định mức 1776 ghi rõ:
" Chiều cao ghi trong đinh mức dự toán là chiều cao tính từ cốt +0.00 theo thiết kế công trình đến cốt <=4m, <=16m; <=50m và từ cốt +0.00m đến cốt >50 m (Chiều cao quy định trong định mức dự toán cho khối lượng thi công của công trình là chiều cao công trình)".
Định mức này mới ban hành năm 2011 nhé các bạn!

Nếu là câu này thì trong định mức 1776 cũng có mà bạn. Bạn xem lại một chút, ở đây mọi người đang bàn về các công tác trong định mức không ghi độ cao (ví dụ: trát, láng, ốp...). Trong trường hợp này, bạn có ý kiến gì không?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Cần phải nghiên cứu thêm thuyết minh ĐMDT 1778 nữa, vì ở đây có công tác cải tạo, sửa chữa
ĐMDT 1778 có nêu: Công tác gia công, lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo, vận chuyển vật liệu, phế thải ngoài phạm vi trong định mức được định mức riêng đối với từng điều kiện thi công và yêu cầu của công tác sửa chữa áp dụng theo nội dung trong các chương IX, X của tập định mức này
Mã SA. 17 của bạn về việc cạo sơn tường đã có quy định vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m. Vì vậy bạn đừng mong có thêm việc vận chuyển gì đó trong phạm vi 30m nhé (cũng chẳng biết 30m theo chiều cao hay chiều ngang nữa)
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Mã SA. 17 của bạn về việc cạo sơn tường đã có quy định vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m. Vì vậy bạn đừng mong có thêm việc vận chuyển gì đó trong phạm vi 30m nhé (cũng chẳng biết 30m theo chiều cao hay chiều ngang nữa)
Anh trao đổi hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, tôi cho rằng, cự ly vận chuyển được tính theo chiều ngang ở mặt bằng bình thường. Bởi lẽ, vận chuyển nơi có độ dốc, địa hình phức tạp v.v... thường được nhân với hệ số quy đổi đó thôi.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top