Thanh toán Hợp đồng trọn gói, giảm trừ khối lượng giảm, không thanh toán khối lượng tăng

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Về câu chuyện: Thanh toán Hợp đồng trọn gói, giảm trừ khối lượng giảm, không thanh toán khối lượng tăng theo Điều 3 của Thông tư số 07/2016/TT-BXD

Có nhiều bạn vẫn thắc mắc, phàn nàn về việc mình làm hợp đồng trọn gói, thế mà khi khối lượng tăng hơn trong hợp đồng thì bị cắt, còn giảm hơn so với hợp đồng thì không được thanh toán theo hợp đồng. Như vậy có vẻ không fair. Sau đây tôi có 1 vài phân tích, các bạn tham khảo nhặt lấy cái hay cho mình nhé:

1. Trước đây: BXD luôn ủng hộ quan điểm Hợp đồng trọn gói không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, thừa/thiếu vẫn thanh toán 100% cho nhà thầu, bây giờ vẫn nền tảng tư tưởng đó. Tuy nhiên, ra Kho bạc, sang khâu Tài chính họ không thực hiện như vậy: dù trọn gói vẫn lớn hơn khối lượng ký trong hợp đồng thì thanh toán theo hợp đồng, thi công nhò hơn thì cắt. Điều này các bên và đặc biệt là Nhà thầu vẫn phản ánh, kêu ca rất nhiều, kể cả văn bản lên Thủ tướng, lên Quốc hội...

2. Sau đó: Từ khi có Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và nhất là khi có Thông tư số 07/2016/TT-BXD thì thấy "có vẻ" như BXD đã "xuôi" theo hướng quản lý của BTC, ký hợp đồng trọn gói về cơ bản vẫn theo đúng bản chất, ý nghĩa của hợp đồng trọn gói, nhưng riêng chỗ thanh toán kia thì phải theo ông cầm tiền là BTC thôi, như vậy để hòa hợp quản lý, điều này thể hiện rõ trong 07.
Bạn lấy Luật Xây dựng số 50 - Nghị định số 32 - Nghị định số 37 - Thông tư 07 đặt lên bàn và đọc 1 cách tổng thể, xuyên suốt thì thấy 37 và 07 không hề mâu thuẫn Luật Xây dựng (khi soạn người ta cũng phải nghiên cứu kỹ rồi).
Trong 50+37+07 có các nội dung được nhắc đi nhắc lại như: Thương thảo, thỏa thuận kỹ, quy định vào trong hợp đồng, phạm vi công việc rõ ràng... để khi cần lấy ra mà bám hoặc để hướng mở là thanh toán theo tỷ lệ %. Như vậy, ngoài các quy định cứng, thì luật cho phép thỏa thuận để sao cho công việc được tiến hành thuận lợi, các bên đều vui. Tất nhiên, việc thỏa thuận này phải không trái pháp luật và để làm được thì phải có hiểu biết về pháp luật. Nhưng thường quân ta không làm vậy, khi vướng thì bắt đầu loạn xạ, hỏi, rồi tranh cãi nhau, rồi đau khổ, rồi stress....


3. Chủ đầu tư (vốn NN) chắc chắn sẽ theo 07/2016/TT-BXD để đảm bảo an toàn cho mình khi được phổ biến rõ. Nhất là tay nào sẽ ký nghiệm thu khối lượng. Gan trời nếu dám ký khống (lý thuyết là thế, nhưng thực tế có thể hoàn cảnh đưa đẩy hoặc vẫn có chuyện làm liều hoặc điếc không sợ súng).
Ngoài ra có 1 thực tế là: Tại nhiều công trình, tư vấn thực tế rất ẩu, thừa thiếu lung tung, thẩm tra thì qua loa nên không phát hiện ra. Bộ Tài chính phải xử sự như vậy là đúng (khi tôi viết bài này có chuyên gia nhắn tin: Có công trình tính khối lượng thi công trần thừa 6000m2, ai dám thanh toán cho trọn gói?). Nên Chủ đầu tư phải tăng cường Kiểm soát chi phí theo Khoản 3, Điều 132 Luật Xây dựng + điểm e, khoản 2 điều 31 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP và Thông tư số 07/2016/TT-BXD là 1 chốt chặn, là 1 công cụ rất cần thiết...


kiem-soat-chi-phi.jpg

4. Thanh tra và kiểm toán chắc chắn sẽ theo 07/2016/TT-BXD để bảo vệ NSNN, vốn NN (lý thuyết là thế, trừ khi người ta ko phát hiện ra hoặc có chuyện tiêu cực), đội này khi cần họ sẽ lôi ra tất cả các quy định... Vì Luật+Nghị định+Thông tư là văn bản quy phạm pháp luật buộc phải tuân theo, kể cả nó sai cũng phải tuân thủ cho đến khi có cái khác thay thế, sửa đổi hoặc phủ nhận.

5. Vì vậy, Nhà thầu tốt nhất là biết luật chơi trước khi ra sân (tôi đã có nhiều bài phổ biến về Thông tư số 07/2016/TT-BXD và cả GXD JSC cũng đã tổ chức hội thảo về Thông tư này) để mà vào chơi theo lối đó. Như vậy thì:
- Có lợi cho mình, đỡ làm đi làm lại, tốn kèm thêm nhân lực+giấy tờ+nguồn lực.
- Biết rõ rồi thì tính vào chỗ khác, chiến lược thầu và sản xuất kinh doanh khác đi, thỏa thuận hợp đồng cho ngon lành...
- Đỡ đau khổ với cảm giác ban đầu thì tưởng đó là tiền trong túi mình, đến khi thật thì không như mình tưởng, cảm giác như là bị mất tiền trong túi (khi bị cắt thấy đau như hoặc hơn hoạn)...
- Đỡ giải trình, bảo vệ, làm các thủ tục xuất toán... phiền hà, tốn nhân lực, nhiều căng thẳng, ức chế


Các bạn cập nhật để mà làm việc đúng quy định và hòa hợp với nhau :)

Làm thanh toán và kiểm soát thanh toán, kiểm soát chi phí: Hãy sử dụng phần mềm Quyết toán GXD là tốt nhất, các bạn kế thừa và phát huy được các hiểu biết chuyên môn, kinh nghiệm của tác giả phần mềm, có thể thấy qua những bài viết trên diễn đàn giaxaydung.vn

Mời bạn xem lại Điều 3, Thông tư số 07/2016/TT-BXD nhé:
dieu-3-thong-tu-so-07-2016-TT-BXD.jpg

Để đăng ký khóa học Thanh Quyết toán GXD hoặc đặt mua phần mềm Quyết toán GXD mời bạn liên hệ Ms Thu An 0985 099 938.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top