Xử lý bề mặt bê tông cũ

buicongts

Thành viên mới
Tham gia
5/6/15
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
Có bác nào đã từng viết biện pháp thi công xử lý nứt, xử lý các khe nứt ổn định và xử lý cấu trúc bề mặt đối với công trình bê tông hiện hữu (đã đưa vào sử dụng lâu năm) thỉnh giáo giúp em. ;););)
 

minhtsc

Thành viên mới
Tham gia
6/10/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tôi đã từng làm và được phê duyệt bởi TVGS

Về việc Xử lý nứt ta cần hiểu:


* Mục đích xử lý, phân loại khe nứt

Việc xử lý khe nứt đê làm tăng độ đặc chắc của kết cấu, chống rò rỉ nước qua kết cấu, đảm bảo tính năng sử dụng và hạn chế sự xuống cấp của công trình.

Việc phân loại khe nứt có thể căn cứ vào nguyên nhân gây nứt, đặc điểm hình học và tính biến động của khe nứt. Tuy nhiên, để xác định được phương hướng xử lý, thường phân loại khe nứt dựa trên tính biến động của chúng. Căn cứ trên tính chất này, khe nứt được phân làm 2 loại cơ bản như sau:

1. Khe nứt ổn định (còn gọi là khe nứt chết) là hậu quả của những sự cố do nguyên nhân vượt tải hoặc do lún không đều gây ra trong quá khứ, và những nguyên nhân này không còn tồn tại.

2. Khe nứt động (còn gọi là khe nứt sống) là các khe nứt biến đổi theo thời gian, theo sự biến đổi nhiệt độ hay biến đổi tải trọng....

Mỗi nguyên nhân gây ra những khe nứt khác nhau có thể dễ dàng nhận biết (ngoại trừ trường hợp cá biệt).

Để đánh giá được mức độ nguy hiểm của các khe nứt cần nắm được các đặc điểm hình học của khe nứt. Đặc điểm quan trọng nhất là bề rộng khe nứt. Những khe nứt có bề rộng bé hơn bề rộng giới hạn cho trong TCVN 4116-1985 thuộc nhóm những khe nứt không ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của kết cấu. Theo đó, các khe nứt có bề rộng <0.325mm không cần phải xử lý, còn lại được coi là những khe nứt nguy hiểm cần được xử lý. Đặc điểm hình học cũng là những căn cứ lập phương án xử lý, chọn vật liệu xử lý thích hợp.

* Xử lý các khe nứt ổn định

Sau khi xác định được các khe nứt đã ổn định có thể tiến hành xử lý. Có 2 mức độ xử lý là xử lý bề mặt và xử lý sâu

Xử lý bề mặt

Nhằm mục đích bảo vệ không cho các tác nhân ăn mòn như hơi ẩm. CO2, clorit hoặc các tác nhân ăn mòn khác thâm nhập kết cấu gây suy thoái cấu trúc bê tông. Vật liệu trám khe nứt có thể là vật liệu trên cơ sở xi măng hoặc polyme.

Vật liệu trên cơ sở xi măng: Đối với những khe nứt từ 1mm trở lên, có thể dùng bột xi măng rắc lên khe nứt và phun nhẹ nước để dẫn xi măng xuống lấp đầy khe nứt. Độ sâu thâm nhập của xi măng vào khe nứt không đồng đều khó có thể lấp đầy chặt khe nứt hoàn toàn được. Đối với các khe nứt trên 2mm có thể sử dụng hồ xi măng. Để tăng hiệu quả hàn gắn khe nứt, người ta mở rộng miệng khe nứt 5-10mm, tạo thành 1 rãnh sâu 10-15mm có đáy phẳng, nhồi hồ xi măng và vữa xi măng cát lấp đầy rãnh. Để tránh co ngót nên dùng các loại xi măng như xi măng poóc lăng trương nở, xi măng chống thấm trương nở, xi măng ô xít nhôm thạch cao trương nở... hoặc sử dụng xi măng poóc lăng kết hợp với các phụ gia chống co ngót, phụ gia chống thấm ...Để lấp đầy các khe rãnh này có thể sử dụng các loại vữa chế tạo sẵn như các loại vữa sika không co ngót như Sikarefit, Sika grout 214-11...

Vật liệu polyme: Đối với các khe nứt có bề rộng nhỏ hơn 1mm có thể hàn gắn bằng vật liệu polyme. Với các polyme có độ nhớt bé có thể áp dụng theo cách làm như đối với vật liệu xi măng. Trong trường hợp xử lý bản đáy Đập dâng có thể tạo gờ tạm thời bằng vật liệu đất sét, chất dẻo hoặc vật liệu tương tự vây quanh khe nứt sau đó dồn vật liệu polyme chảy xuống khe nứt. Khi thấy vật liệu polyme không thấm xuống được nữa có nghĩa là khe nứt đã được lấp đầy, khi đó phá bỏ gờ tạm thời. Với một số vật liệu polyme có thể chảy vào khe nứt có bề rộng chỉ 0,1mm.

Trong trường hợp khe nứt nhỏ, nông, số lượng tập trung hoặc bề mặt bê tông không đặc chắc có thể áp dụng kỹ thuật thấm chất kết dính để hàn gắn khe nứt và tăng cường độ đặc chắc của bề mặt kết cấu.

Xử lý các khe nứt động

Xử lý khe nứt động nhằm bảo vệ bề mặt kết cấu chống xâm nhập của các tác nhân ăn mòn bê tông. Cũng như đối với khe nứt ổn định, việc xử lý khe nứt động cũng có 2 mức độ: xử lý nông và xử lý sâu. Để đảm bảo kết cấu không bị nứt trở lại, các giải pháp xử lý phải có phần dự phòng cho những biến động sau khi sửa chữa.

Trong trường hợp xử lý nông, xẻ rãnh ngay trên mặt khe nứt. Rãnh có đáy phẳng và có kích thước tùy theo tình hình thực tế. Thông thường bề rộng rãnh dao động từ 10-15mm. Vật liệu trám rãnh có thể là vữa polyme như silicon, nhựa epoxy dẻo hoặc urethan hay polysunfit đàn hồi.

Đối với các khe nứt bé và ít biến động, vữa trám có thể dính kết cả 3 phía còn đối với khe nứt lớn hơn vật liệu trám chỉ nên dính kết tại 2 phía, phía dưới đáy không có lực dính.

Trường hợp xử lý sâu phải dùng phương pháp phụt chất kết dính để lấp đầy khe nứt như đã trình bày trong phần xử lý khe nứt ổn định. Trong trường hợp này đòi hỏi chất kết dính phải có tính đàn hồi, có thể sử dụng các loại vật liệu trên cơ sở nhựa polyurethan, acrylat hoặc epoxy cứng dẻo và chọn thời điểm độ mở lớn nhất nếu khe nứt có tính co giãn.

* Xử lý cấu trúc bề mặt

Các khuyết tật về cấu trúc bề mặt của kết cấu bê tông cốt thép như rỗ bề mặt, rỗ tổ ong, các lỗ hổng, vỡ lở sứt sẹo, xói mòn bề mặt,...Việc sửa chữa các kết cấu bê tông cốt thép bằng cách loại bỏ các phần vật liệu hư hỏng, thay thế bằng vật liệu sửa chữa mới dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

Chọn vật liệu có độ co ngót bé nhất

Chọn vật liệu có từ biến bé nhất và modul đàn hồi tương hợp với vật liệu kết cấu cũ

Tạo độ dính tốt giữa 2 vật liệu mới và cũ tăng cường toàn khối hóa

Đối với kết cấu bằng bê tông việc xử lý gồm các bước sau:

Chuẩn bị bề mặt bê tông:

Chuẩn bị bề mặt bê tông là loại bỏ bề mặt bê tông đã thoái hóa, xử lý bề mặt tiếp xúc nhằm đảm bảo sự tiếp nhận của kết cấu cũ với vật liệu sửa chữa mới ốp vào. Khâu chuẩn bị có tầm quan trọng quyết định đến chất lượng sửa chữa. Vì vậy, cần tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật trong khâu này.

Vẽ sơ đồ diện đục tẩy lớp bê tông hư hỏng ngay trên kết cấu công trình. Sơ đồ cần đảm bảo được hoàn toàn phạm vi hư hỏng, đường biên cần hết sức đơn giản, chu vi càng ngắn càng tốt

Về độ sâu phụ thuộc vào độ sâu hư hỏng của kết cấu, đảm bảo bề mặt bê tông rắn chắc và không còn tạp chất có hại. Chiều sâu không ít hơn 10mm. Tại mép diện đục tẩy cần đảm bảo sao cho có thể tránh được hiện tượng trượt giữa hai lớp bê tông cũ và mới. Lớp bê tông mới được gài gắn vào lớp bê tông cũ.

Phương tiện thông dụng nhất để loại bỏ lớp bê tông hư hỏng trong công tác sửa chữa kết cấu bê tông là các loại búa đục chạy bằng khí nén (búa căn) hoặc bằng điện. Có thể dùng búa tay khi việc đục đẽo không lớn.

Ngoài ra có thể dùng các thiết bị chuyên dùng khác như thiết bị khoan cắt, thiết bị nghiền xoay.... hoặc dùng tia nước áp lực cao.

Các yêu cầu kỹ thuật của công tác chuẩn bị bề mặt bê tông:

Để đảm bảo sự liên kết giữa bê tông cũ và bê tông mới ốp vào, yêu cầu bề mặt bê tông cũ phải đạt được những yêu cầu dưới đây:

Bề mặt bê tông cũ phải đặc, chắc, đảm bảo yêu cầu về cường độ. Đê thực hiện được yêu cầu này trước hết cần căn cứ trên số liệu khảo sát, dùng búa tay gõ kiểm tra phát hiện những chỗ khuyết tật như nứt, tách, vỡ, mủn... sau đó bóc bỏ toàn bộ những chỗ yếu đến phần bê tông rắn chắc.

Bề mặt bê tông cũ phải sạch. Mặt bê tông không có tạp chất như bùn đất, các sản phẩm cacbonat hóa, hợp chất clorit, dầu mỡ hoặc các tác nhân ăn mòn khác. Những tạp chất này nếu không làm sạch sẽ làm giảm độ dính giữa bê tông cũ và vật liệu mới ốp vào. Việc làm sạch có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp cơ học, hóa học, nhiệt học...hoặc dùng nhiều phương pháp kết hợp với nhau.

Việc áp dụng phương pháp cơ học như dùng đục tẩy, bàn chải sắt, thiết bị phun cát khô hoặc phun cát kết hợp với phun nước, phương pháp dùng tia nước có áp suất cao...

Đảm bảo độ dính giữa mặt bê tông cũ với vật liệu sửa chữa mới ốp vào. Độ dính giữa hai lớp bê tông cũ và mới gồm 2 thành phần: độ dính chống trượt và độ dính chống kéo.

Để tăng độ dính chống trượt, cần tạo bề mặt bê tông cũ có độ nhám nhất định, tạo được cơ cấu cài vào nhau.

Sau khi chuẩn bị bề mặt xong, ngay trước khi đổ bê tông mới vào phải phủ một lớp mỏng chất kết dính (bằng chổi quét, lăn, phun) một cách cẩn thận. Cần chú ý là độ ẩm bề mặt bê tông cũ thích hợp nhất là bão hòa nước nhưng trên bề mặt lại phải khô để dễ hấp thụ chất kết dính. Bê tông mới được đổ vào khi tác nhân kết dính đang còn ướt. Các chất kết dính được sử dụng có cường độ chịu kéo cao hơn nhiều so với cường độ bê tông (keo bê tông).
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top