Xác định giá gói thầu làm căn cứ xét duyệt trúng thầu

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Hỏi:
Một trong những điều kiện để xét duyệt trúng thầu là có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Vậy việc xác định giá gói thầu làm căn cứ xét duyệt trúng thầu được thực hiện như thế nào?


Đáp:
Điểm a Khoản 2 Điều 35 của Luật Đấu thầu 2013 quy định giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT) được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.

Như vậy, giá gói thầu ghi trong KHLCNT là khoản kinh phí mà người có thẩm quyền phê duyệt để chủ đầu tư thực hiện hoàn thành gói thầu trong điều kiện bình thường. Trường hợp trong quá trình lựa chọn nhà thầu và thực hiện gói thầu nếu xảy ra bất khả kháng hoặc phát sinh các yếu tố khách quan làm tăng chi phí thực hiện hoàn thành gói thầu thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền để xem xét, quyết định.

xacdinhgiagoithaulamcancuxetduyettrungthau.jpg

Đối với các gói thầu/hạng mục công việc có quy mô, tính chất kỹ thuật tương tự nhau nhưng được thi công tại những địa điểm khác nhau, trong thời gian và điều kiện thời tiết khác nhau, tiến độ bỏ vốn khác nhau… thì sẽ phát sinh những rủi ro khác nhau. Ảnh: Nhã Chi

Nghị định số 112/2009/NĐ-CP (Điểm g Khoản 3 Điều 4 và Khoản 3 Điều 5) quy định chi phí dự phòng trong dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án. Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh trong tổng mức đầu tư của dự án được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các chi phí quy định tại Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản 3 Điều 4 Nghị định này; chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

Đối với một dự án đầu tư xây dựng công trình, KHLCNT cho các gói thầu xây lắp thường được lập, phê duyệt ngay sau khi phê duyệt dự án đầu tư. Tại thời điểm phê duyệt KHLCNT chưa có hồ sơ thiết kế, dự toán được duyệt nên việc xác định giá gói thầu tại thời điểm này căn cứ vào tổng mức đầu tư của dự án đã được người có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, mức chi phí dự phòng cho từng gói thầu xây lắp trong giai đoạn này được tính theo mức dự phòng chung của dự án. Sau khi có hồ sơ thiết kế, dự toán được duyệt thì dự toán gói thầu sẽ thay thế giá gói thầu ghi trong KHLCNT. Chi phí dự phòng của từng gói thầu cụ thể phải được xác định dựa trên cơ sở chi phí xây dựng, địa điểm xây dựng, thời gian thi công, tiến độ bỏ vốn và các yếu tố liên quan khác (nếu có) có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc thi công gói thầu đó.

Như vậy, giá gói thầu ghi trong KHLCNT đối với tất cả các loại gói thầu đều phải bao gồm chi phí dự phòng (dự phòng trượt giá; dự phòng cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, trong đó bao gồm cả dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh), mà không phụ thuộc vào loại hợp đồng áp dụng cho gói thầu đó. Tuy nhiên, khi xác định giá gói thầu làm căn cứ xét duyệt trúng thầu, tức là xác định mức “giá trần” để quyết định trúng thầu, chúng ta cần phải xem xét trên cơ sở phù hợp với từng loại hợp đồng cụ thể. Theo đó:

1. Đối với loại hợp đồng trọn gói, Điểm b Khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu 2013 quy định: khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Khi lập hồ sơ dự thầu (HSDT), nhà thầu phải căn cứ vào yêu cầu của gói thầu để tự tính toán mọi chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Mức giá trần mà chủ đầu tư dùng để so sánh cũng phải bao gồm các chi phí nêu trên. Trường hợp được công nhận trúng thầu và ký kết hợp đồng thì giá hợp đồng cũng sẽ bao gồm các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá mà nhà thầu đã tính toán; nhà thầu sẽ được hưởng toàn bộ khoản chi phí này mà không phụ thuộc vào việc thực tế trong thời gian thực hiện hợp đồng có xảy ra những rủi ro cũng như trượt giá như nhà thầu đã tính toán trong HSDT hay không. Như vậy, giá hợp đồng trọn gói đã phản ảnh được đúng bản chất “lời ăn lỗ chịu” của loại hợp đồng này.

2. Đối với loại hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh, mặc dù trong Luật Đấu thầu năm 2013 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP không có quy định cụ thể về cách xác định giá gói thầu làm căn cứ xét duyệt như đối với loại hợp đồng trọn gói nhưng căn cứ vào tính chất của từng loại hợp đồng, hoàn toàn có thể xác định được giá gói thầu làm căn cứ xét duyệt trúng thầu, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, đối với loại hợp đồng theo đơn giá cố định:

Hợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng có đơn giá cố định trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, giá trị thanh toán hợp đồng sẽ bằng đơn giá cố định nêu trong hợp đồng nhân với khối lượng thực tế hoàn thành được nghiệm thu. Như vậy, đối với loại hợp đồng này, do đơn giá không được thay đổi, nên khi tham dự thầu nhà thầu cần tính toán để đưa các yếu tố trượt giá có thể xảy ra như trượt giá vật liệu, thay đổi chi phí nhân công… vào trong giá dự thầu.

Bên cạnh đó, do khối lượng chưa được xác định chính xác tại thời điểm ký kết hợp đồng nên chủ đầu tư cần có (dự phòng) một khoản tiền nhất định để thanh toán các khối lượng phát sinh hoặc các rủi ro phát sinh khác (nếu có) so với hợp đồng đã ký kết; khoản tiền này chính là chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Vì vậy, đối với gói thầu áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định, giá gói thầu làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm dự phòng trượt giá và không bao gồm chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nhà thầu sẽ được hưởng toàn bộ khoản chi phí dự phòng trượt giá mà không phụ thuộc vào việc thực tế trong thời gian thực hiện hợp đồng xảy ra mức trượt giá cao hơn hay thấp hơn hoặc bằng mức mà nhà thầu đã tính toán trong HSDT.

- Thứ hai, đối với loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:

Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là hợp đồng có đơn giá được điều chỉnh theo quy định trong hợp đồng, giá trị thanh toán hợp đồng sẽ bằng đơn giá được điều chỉnh theo quy định trong hợp đồng nhân với khối lượng thực tế hoàn thành được nghiệm thu.

Như vậy, đối với loại hợp đồng này thì đơn giá có thể được điều chỉnh trong quá trình thực hiện hợp đồng khi xuất hiện yếu tố trượt giá. Do đó, khi tham dự thầu nhà thầu không cần tính toán chi phí liên quan đến các yếu tố trượt giá có thể xảy ra như trượt giá vật liệu, thay đổi chi phí nhân công… vào trong giá dự thầu. Chủ đầu tư cần có (dự phòng) một khoản tiền nhất định để thanh toán cho nhà thầu trong trường hợp có thay đổi (tăng) đơn giá so với hợp đồng đã ký kết; khoản tiền này chính là chi phí dự phòng trượt giá.

Đối với khối lượng phát sinh, cũng giống như loại hợp đồng theo đơn giá cố định, chủ đầu tư cần có (dự phòng) khoản chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng để thanh toán cho nhà thầu trong trường hợp có phát sinh khối lượng so với hợp đồng đã ký kết.

Theo đó, đối với gói thầu áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, giá gói thầu làm căn cứ xét duyệt trúng thầu không bao gồm chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng và chi phí dự phòng trượt giá.

Như vậy, căn cứ theo từng loại hợp đồng, trong quá trình đánh giá HSDT, tổ chuyên gia hoàn toàn có thể xác định được giá gói thầu làm căn cứ xét duyệt trúng thầu, hay còn gọi là “giá trần” như nêu trên.

Vấn đề bất cập hiện nay là khi lập, phê duyệt dự toán gói thầu, các chủ đầu tư đều áp mức chi phí dự phòng tối đa theo quy định tại Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, như chúng ta đều biết trên thực tế thì đối với các gói thầu/hạng mục công việc có quy mô, tính chất kỹ thuật tương tự nhau nhưng được thi công tại những địa điểm khác nhau, trong thời gian và điều kiện thời tiết khác nhau, tiến độ bỏ vốn khác nhau… thì sẽ phát sinh những rủi ro khác nhau. Do đó, chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng và chi phí dự phòng trượt giá ở các gói thầu khác nhau phải được tính toán trên cơ sở phù hợp với thực tế của từng gói thầu. Khi lập, phê duyệt dự toán gói thầu, đòi hỏi người “kỹ sư dự toán” phải hiểu rõ các yêu cầu kỹ thuật, trình tự thi công, địa điểm và thời gian thi công cũng như các yêu cầu liên quan khác của gói thầu, đồng thời phải thực hiện công tác nghiên cứu thị trường trong quá trình lập, phê duyệt dự toán với từng gói thầu cụ thể cho phù hợp.
Nguồn: http://muasamcong.vn, tác giả Hoàng Cương (1 thành viên diễn đàn giaxaydung.vn)
 

dmngoc

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
12/5/08
Bài viết
18
Điểm thành tích
3
Một bài phân tích rất sâu sắc và chính xác của Hoàng Cương, tuy nhiên những nội dung này hoàn toàn không có trong các Văn bản nào của BKHĐT mà cách thực thi Luật hiện nay của VN mà nói theo kiểu suy luận thì khó cãi nhau với mấy ông thanh tra, kiểm toán lắm.
 

quangnhot

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/6/08
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Tuổi
64
Hỏi:
Một trong những điều kiện để xét duyệt trúng thầu là có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Vậy việc xác định giá gói thầu làm căn cứ xét duyệt trúng thầu được thực hiện như thế nào?


Đáp:
Điểm a Khoản 2 Điều 35 của Luật Đấu thầu 2013 quy định giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT) được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.............

Tôi cũng in bài này ra và bảo vệ cho cách làm của mình là giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu ngoài Gxl+Gtb còn phải cộng thêm Gdp (Tính trên Gxl+Gtb) nhưng cơ quan cấp trên không nghe lại còn đang định kỷ luật tôi đây.
 

bicksay

Thành viên năng động
Tham gia
20/12/07
Bài viết
61
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Một bài phân tích hoàn toàn đúng theo tinh thần của luật đấu thầu 2013, đặc biệt là hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng trọn gói, hình thức hợp đồng mà theo tôi có tính ưu việt lớn. Thế nhưng hiện nay các chủ đầu tư đang biến tấu nó thành môt dạng hợp đồng nửa điều chỉnh, nửa trọn gói, bởi một vấn đề là hiện nay, trình độ của các đơn vị tư vấn, cơ quan thẩm tra thẩm định còn nhiều hạn chế, có quá nhiều vấn đề khi triển khai thi công thì cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp do trình độ yếu kém của các đơn vị tư vấn, thẩm tra, thẩm định. Một vấn đề nữa là tình trạng tham nhũng quá nhiều trong hoạt động xây dựng khiến quá trình đấu thầu chỉ là hình thức, và như vậy cái chi phí dự phòng trở thành món ngon mà các bên cố gắng đưa vào để chia chác dù biết chắc là sẽ không có gì biến động trong suốt quá trình thi công. và một vấn đề nữa là sau này các cơ quan thanh tra, kiểm toán, sở tài chính họ vẫn kiểm tra lại khối lượng đơn giá, nếu có gì sai sót về khối lượngvới giá hợp đồng thì ai là người chịu trách nhiệm (đương nhiên ta hiểu theo luật thì ai sai người đó phải chịu, tư vấn tính sai, thẩm tra sai, thẩm định sai thì phải chịu, chủ đầu tư liên đới phải chịu, nhà thầu đương nhiên vô can) thế nhưng chế tài xử phạt thì sẽ như thế nào?, Có chủ đầu tư nào không gọi nhà thầu khi có chuyện không? có nhà thầu nào từ chối trách nhiệm khi chủ đầu tư gọi không (trừ trường hợp đấu thầu đúng nghĩa). Như vậy từ một hình thức hợp đồng ưu việt nó đã hợp lý chưa khi ra dời vào giai đoạn này? (thực ra thì trước đây cũng đã dùng nhiều nhưng rồi vẫn phải có thông tư 09/2008 để cứu cánh)
 

transonvcc

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
7/9/07
Bài viết
15
Điểm thành tích
3
Tuổi
43
Nhân nói về giá gói thầu được duyệt, cho mình hỏi 1 chút là đối với các gói thầu tư vấn (thiết kế, giám sát, lập hồ sơ thầu...) thì giá gói thầu được duyệt là theo KHLCNT được duyệt hay phải lập dự toán chi tiết cho các gói thầu này rồi sau đó phê duyệt dự toán chi tiết ạ ?
Giá gói thầu trong KHLCNT được duyệt lấy theo TMĐT được duyệt nên mình nghĩ chưa được chính xác lắm.
Nếu áp dụng theo hình thức chỉ định thầu thì chỉ cần xem giá chào thầu của nhà thầu thấp hơn giá gói thầu trong KHLCNT được duyệt hay phải căn cứ thêm hồ sơ nào nữa không ạ ?
Em cảm ơn các bác.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top