Xây dựng nền móng và tầng hầm một số nhà cao tầng: Những điều kiện tiên quyết

  • Khởi xướng tantuan
  • Ngày gửi
T

tantuan

Guest
Những sự cố trong việc xây dựng nền móng và tầng hầm một số nhà cao tầng là vấn đề thời sự nóng bỏng. Với tư cách là một chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng đô thị, GS TS KH Nguyễn Văn Quảng - Cố vấn cao cấp APAVE VN & ĐNÁ đã tổng kết một số điều cần chú ý khi thi công các toà nhà.



Khảo sát địa kỹ thuật


Việc khảo sát địa kỹ thuật là khâu mấu chốt, do vậy nhất thiết phải do các đơn vị chuyên nghiệp thực hiện. Trước tiên phải nghiên cứu lịch sử thành tạo địa chất và điều kiện địa chất công trình tại địa điểm xây dựng, tham khảo những tài liệu đã có tại khu vực sẽ xây dựng công trình và những công trình lân cận. Xác định số lượng, vị trí và chiều sâu các điểm khảo sát cùng với phương pháp khảo sát. Về khối lượng công tác khảo sát phải bao quát toàn bộ diện tích xây dựng công trình, các hạng mục nhỏ đến đâu thì số điểm khảo sát tối thiểu cũng không được ít hơn 3. Về vị trí các điểm khảo sát thì phải bố trí theo chu vi móng và một số điểm ở ngay giữa công trình để thiết lập được các mặt cắt địa chất. Về chiều sâu các điểm khảo sát, phải vượt qua tầng chịu nén Ha. Thông thường đối với móng cọc, chiều sâu các hố khoan và các hố xuyên phải vượt qua đầu mũi cọc dự kiến từ 7 m 50 đến 10 m, như vậy mới đủ số liệu địa chất để thiết kế cọc và tính lún cho móng cọc. Về phương pháp khảo sát, thông thưòng hiện nay, đối với nhà cao tầng, người ta dùng máy khoan địa chất (ví dụ thiết bị khoan địa chất công trình Y" - 50 M là phổ biến), xuyên tỉnh CPT (với chiều sâu tối đa 30 m), xuyên tiêu chuẩn SPT (với chiều sâu lớn hơn 30 m, có thể đến 100 m hoặc hơn) và khi cần, đối với đất yếu có thể phải dùng thiết bị cắt cánh tại hiện trường (Vanetesst). Các thiết bị thí nghiệm trong phòng và hiện trường đủ điều kiện cung cấp các chỉ tiêu cơ lý của đất nền để tính toán, thiết kế nền móng. Phải xác định mực nước dưới đất theo mùa và tính chất ăn mòn đối với bêtông. Đặc biệt đối với nền móng các công trình lân cận phải tiến hành quan sát đo vẽ, chụp ảnh... kỹ lưỡng.



Thiết kế




Thông thường, đối với nhà cao tầng (dưới 30 tầng) người ta dùng móng cọc khoan nhồi. đường kính cọc phổ biến từ 0 m 80 đến 1 m 40, hay dùng nhất là loại cọc ð 1 m 00 và ð 1 m 20. Đối với nhà có chiều cao trên 30 tầng, thì nên dùng móng cọc Barét. Chiều dài cọc, nói chung ở Hà Nội và TP HCM thường dùng 40 m đến 60 m. Đầu cọc phải cắm vào tầng đất tốt, có chỉ số xuyên tiêu chuẩn NSPT > 50. Đài cọc phải có chiều dày bằng hoặc lớn hơn 2 lần đường kính cọc khoan nhồi hoặc 2 lần chiều rộng cọc Barét. Cần phải kiểm tra chất lượng bêtông cọc khoan nhồi hoặc cọc Barét bằng phương pháp siêu âm truyền qua (Sonic) và PIT. Ngoài việc tính toán sức chịu tải của cọc bằng lý thuyết dựa vào kết quả khảo sát địa chất công trình, còn phải thí nghiệm sức chịu tải của cọc tại hiện trường như nén tỉnh cọc, PDA hoặc phương pháp Osterberg khi sức chịu tải của cọc rất lớn.


Nếu dùng tường trong đất, thì đây là kết cấu vĩnh viễn. Tường trong đất là loại kết cấu bêtông cốt thép có chiều dày từ 60 cm đến 1,5 m (tường tầng hầm nhà cao tầng thường dùng loại chiều dày từ 60 cm đến 1 m tuỳ yêu cầu cụ thể), có chiều sâu đến vài chục mét. Tường trong đất phải chống được vào tầng đất loại sét có trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng hoặc cứng. Như vậy mới ngăn được nước ngầm vào tầng hầm và đảm bảo ổn định cho tầng hầm. Kết cấu tầng hầm nhà cao tầng thường liên quan đến móng cọc (có thể là cọc nhồi hoặc cọc Barét) nên cần nghiên cứu kết cấu hợp lý các liên kết giữa bản đáy tầng hầm với hệ thống đài cọc, giữa tường tầng hầm với các bản sàn… Phải hết sức chú ý vấn đề chống thấm cho tầng hầm, nếu dùng cọc lắc xem hoặc cọc đất xi măng, thì phải có biện pháp chống thấm cho tầng hầm gồm cả tường tầng hầm và đáy tầng hầm. Nếu dùng tường trong đất làm tường tầng hầm thì phải chú ý đảm bảo chất lượng bê tông thật tốt và đặc biệt là các gioăng chống thấm giữa các Barét tạo nên các bức tường trong đất.


Và thi công


Để đảm bảo chất lượng các Cty xây dựng cần nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 07/2007/CT- BXD về tăng cường quản lý chất lượng và đảm bảo an toàn khi xây dựng tầng hàm nhà cao tầng. Cần có thiết kế kỹ thuật thi công và biện pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng, đặc biệt là việc bảo vệ hố đào sâu để đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận. Chủ đầu tư phải thuê tư vấn độc lập thẩm tra biện pháp thi công tầng hầm. Tư vấn độc lập phải có trình độ và kinh nghiệm, nhất là về địa kỹ thuật. Phải điều tra, nghiên cứu kỹ về thực trạng các công trình lân cận, nhất là phần nền móng để có biện pháp hiệu quả. Phải quan trắc để đảm bảo cho kết cấu bảo vệ hố đào sâu, cho kết cấu nền móng, cho tầng hầm và cả công trình được an toàn, ổn định.


Thời gian vừa qua, nhiều toà nhà vừa thực hiện xong phần nền móng đã có hiện tượng sụt lún và kéo theo sự sụt lún các toà nhà lận cận. Đơn cử như TP HCM đã xảy ra hàng loạt sự cố như công trình xây dựng nhà cao tầng như cao ốc Pacific gây sập nhà của Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ; cao ốc 12 tầng Saigon Residences tại quận 1 gây nghiêng lún chung cư 5 tầng... Đây cũng là những cảnh báo cho các DN.



Theo Dien dan doanh nghiep
 

LEDINHDUAN

Thành viên mới
Tham gia
6/9/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
chào các bác xây dựng.
em đang tính toán tổng mức đầu tư xây dựng một dự án xây cao ốc văn phòng ở Q1, tp. hcm.
quy mô công trình là 1 tầng hầm, 10 tầng nổi. Tầng hầm âm so với cốt 0.00 khoảng 1,5-2m.
diện tích xây dựng khu đất là 28x8=224m2.
trong sức vốn đầu tư 2009 có nói nhà cao tầng từ 9-15 tầng chi phí xd cho 1m2 sàn là 5,73trieu. chưa tính chi phí tầng hầm, chua nhân hệ số điều chỉnh.
em chưa có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này.
cho e hỏi là bây gio dịnh mức xây dựng tầng hầm là bao nhiêu/m2 tầng hầm, có thể nói rõ cho 1,2,3 tầng hầm luôn thì tốt.
chi phí móng công trình trong trường hợp này tính cho tầng hầm luôn hay là tính riêng ra,
cám ơn nhiều.
các bác cố gắng giúp e nha. e dang cần gấp để viết báo cáo đầu tư cho sếp.
aio biết có thể giúp mình và gọi vào số này nhé. 0976352289. Duẩn.
 

hoangdangcam

Thành viên mới
Tham gia
29/8/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
33
Cám ơn bạn rất nhiều. Thế giới còn cần này thật là phong phú

Những sự cố trong việc xây dựng nền móng và tầng hầm một số nhà cao tầng là vấn đề thời sự nóng bỏng. Với tư cách là một chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng đô thị, GS TS KH Nguyễn Văn Quảng - Cố vấn cao cấp APAVE VN & ĐNÁ đã tổng kết một số điều cần chú ý khi thi công các toà nhà.



Khảo sát địa kỹ thuật


Việc khảo sát địa kỹ thuật là khâu mấu chốt, do vậy nhất thiết phải do các đơn vị chuyên nghiệp thực hiện. Trước tiên phải nghiên cứu lịch sử thành tạo địa chất và điều kiện địa chất công trình tại địa điểm xây dựng, tham khảo những tài liệu đã có tại khu vực sẽ xây dựng công trình và những công trình lân cận. Xác định số lượng, vị trí và chiều sâu các điểm khảo sát cùng với phương pháp khảo sát. Về khối lượng công tác khảo sát phải bao quát toàn bộ diện tích xây dựng công trình, các hạng mục nhỏ đến đâu thì số điểm khảo sát tối thiểu cũng không được ít hơn 3. Về vị trí các điểm khảo sát thì phải bố trí theo chu vi móng và một số điểm ở ngay giữa công trình để thiết lập được các mặt cắt địa chất. Về chiều sâu các điểm khảo sát, phải vượt qua tầng chịu nén Ha. Thông thường đối với móng cọc, chiều sâu các hố khoan và các hố xuyên phải vượt qua đầu mũi cọc dự kiến từ 7 m 50 đến 10 m, như vậy mới đủ số liệu địa chất để thiết kế cọc và tính lún cho móng cọc. Về phương pháp khảo sát, thông thưòng hiện nay, đối với nhà cao tầng, người ta dùng máy khoan địa chất (ví dụ thiết bị khoan địa chất công trình Y" - 50 M là phổ biến), xuyên tỉnh CPT (với chiều sâu tối đa 30 m), xuyên tiêu chuẩn SPT (với chiều sâu lớn hơn 30 m, có thể đến 100 m hoặc hơn) và khi cần, đối với đất yếu có thể phải dùng thiết bị cắt cánh tại hiện trường (Vanetesst). Các thiết bị thí nghiệm trong phòng và hiện trường đủ điều kiện cung cấp các chỉ tiêu cơ lý của đất nền để tính toán, thiết kế nền móng. Phải xác định mực nước dưới đất theo mùa và tính chất ăn mòn đối với bêtông. Đặc biệt đối với nền móng các công trình lân cận phải tiến hành quan sát đo vẽ, chụp ảnh... kỹ lưỡng.



Thiết kế




Thông thường, đối với nhà cao tầng (dưới 30 tầng) người ta dùng móng cọc khoan nhồi. đường kính cọc phổ biến từ 0 m 80 đến 1 m 40, hay dùng nhất là loại cọc ð 1 m 00 và ð 1 m 20. Đối với nhà có chiều cao trên 30 tầng, thì nên dùng móng cọc Barét. Chiều dài cọc, nói chung ở Hà Nội và TP HCM thường dùng 40 m đến 60 m. Đầu cọc phải cắm vào tầng đất tốt, có chỉ số xuyên tiêu chuẩn NSPT > 50. Đài cọc phải có chiều dày bằng hoặc lớn hơn 2 lần đường kính cọc khoan nhồi hoặc 2 lần chiều rộng cọc Barét. Cần phải kiểm tra chất lượng bêtông cọc khoan nhồi hoặc cọc Barét bằng phương pháp siêu âm truyền qua (Sonic) và PIT. Ngoài việc tính toán sức chịu tải của cọc bằng lý thuyết dựa vào kết quả khảo sát địa chất công trình, còn phải thí nghiệm sức chịu tải của cọc tại hiện trường như nén tỉnh cọc, PDA hoặc phương pháp Osterberg khi sức chịu tải của cọc rất lớn.


Nếu dùng tường trong đất, thì đây là kết cấu vĩnh viễn. Tường trong đất là loại kết cấu bêtông cốt thép có chiều dày từ 60 cm đến 1,5 m (tường tầng hầm nhà cao tầng thường dùng loại chiều dày từ 60 cm đến 1 m tuỳ yêu cầu cụ thể), có chiều sâu đến vài chục mét. Tường trong đất phải chống được vào tầng đất loại sét có trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng hoặc cứng. Như vậy mới ngăn được nước ngầm vào tầng hầm và đảm bảo ổn định cho tầng hầm. Kết cấu tầng hầm nhà cao tầng thường liên quan đến móng cọc (có thể là cọc nhồi hoặc cọc Barét) nên cần nghiên cứu kết cấu hợp lý các liên kết giữa bản đáy tầng hầm với hệ thống đài cọc, giữa tường tầng hầm với các bản sàn… Phải hết sức chú ý vấn đề chống thấm cho tầng hầm, nếu dùng cọc lắc xem hoặc cọc đất xi măng, thì phải có biện pháp chống thấm cho tầng hầm gồm cả tường tầng hầm và đáy tầng hầm. Nếu dùng tường trong đất làm tường tầng hầm thì phải chú ý đảm bảo chất lượng bê tông thật tốt và đặc biệt là các gioăng chống thấm giữa các Barét tạo nên các bức tường trong đất.


Và thi công


Để đảm bảo chất lượng các Cty xây dựng cần nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 07/2007/CT- BXD về tăng cường quản lý chất lượng và đảm bảo an toàn khi xây dựng tầng hàm nhà cao tầng. Cần có thiết kế kỹ thuật thi công và biện pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng, đặc biệt là việc bảo vệ hố đào sâu để đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận. Chủ đầu tư phải thuê tư vấn độc lập thẩm tra biện pháp thi công tầng hầm. Tư vấn độc lập phải có trình độ và kinh nghiệm, nhất là về địa kỹ thuật. Phải điều tra, nghiên cứu kỹ về thực trạng các công trình lân cận, nhất là phần nền móng để có biện pháp hiệu quả. Phải quan trắc để đảm bảo cho kết cấu bảo vệ hố đào sâu, cho kết cấu nền móng, cho tầng hầm và cả công trình được an toàn, ổn định.


Thời gian vừa qua, nhiều toà nhà vừa thực hiện xong phần nền móng đã có hiện tượng sụt lún và kéo theo sự sụt lún các toà nhà lận cận. Đơn cử như TP HCM đã xảy ra hàng loạt sự cố như công trình xây dựng nhà cao tầng như cao ốc Pacific gây sập nhà của Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ; cao ốc 12 tầng Saigon Residences tại quận 1 gây nghiêng lún chung cư 5 tầng... Đây cũng là những cảnh báo cho các DN.



Theo Dien dan doanh nghiep
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top