Xin cấp phép xây dựng không cần bản vẽ kết cấu công trình

pccckienlong

Thành viên năng động
Tham gia
10/7/14
Bài viết
71
Điểm thành tích
8
Quyết định 27 của UBND TP.HCM quy định chi tiết một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng (CPXD) trên địa bàn TP vừa có hiệu lực từ ngày 14-8. Quy định mới này không buộc phải có bản vẽ kết cấu công trình trong hồ sơ xin CPXD.

Ngoài ra, đối với nhà ở trong dự án đã có quy hoạch chi tiết 1/500 thì không cần phải CPXD như hiện nay.

9/10 hồ sơ phải điều chỉnh bản vẽ?

Ông T., một người dân làm thủ tục xin điều chỉnh CPXD tại UBND Q.Bình Thạnh chiều 15-8, khẳng định khó khăn nhất của người dân khi làm thủ tục CPXD là khâu làm bản vẽ. Cách đây hơn hai tháng, ông T. tìm hiểu thủ tục xin CPXD, được nhân viên hướng dẫn liên hệ với công ty X để làm bản vẽ.

Đúng ngày hẹn, ông T. được CPXD và khởi công xây nhà. Tuy nhiên, khi đang xây thì ông bị UBND phường đình chỉ thi công vì nhà ông xây lớn hơn so với giấy phép.

Ông T. coi lại bản vẽ CPXD mới biết diện tích trong bản vẽ nhỏ hơn so với giấy chủ quyền nhà của ông. Cạnh ngang phía cuối căn nhà theo giấy chủ quyền dài 4,15m nhưng bản vẽ chỉ có 3,95m, thiếu hai tấc làm diện tích xây dựng toàn căn nhà nhỏ hơn khoảng 3m2 so với giấy chủ quyền (thực tế).

Ông T. yêu cầu công ty X sửa bản vẽ để điều chỉnh giấy phép, nhưng cả tháng sau công ty này vẫn chưa sửa. Vì nóng lòng muốn tiếp tục xây dựng nhà để tránh những thiệt hại do bị đình chỉ thi công, ông T. thuê công ty khác làm bản vẽ mới để điều chỉnh giấy phép.

Lần này, cán bộ tiếp nhận yêu cầu ông T. phải bổ sung bản sao y giấy phép kinh doanh và bản khai kinh nghiệm của công ty đo vẽ theo thông tư 10 của Bộ Xây dựng.

Ông T. cho biết khi xin CPXD lần đầu, do công ty đo vẽ được cán bộ của quận giới thiệu nên không cần nộp bản khai kinh nghiệm và giấy phép kinh doanh. Còn nay bản vẽ điều chỉnh giấy phép do ông tự thuê công ty khác làm nên phải có hồ sơ về năng lực của công ty đo vẽ.

“Người dân bình thường không thể hiểu và làm hết những thủ tục theo quy định. Thủ tục CPXD vẫn còn quá rắc rối, có khi hỏi cán bộ rồi cũng chưa thể làm được hồ sơ” - ông T. cho biết.

Ông K., một người chuyên làm hồ sơ nhà, đất ở Q.Gò Vấp, cho rằng thủ tục CPXD có cải tiến, đơn giản hơn trước đây. Hiện khâu bị chỉnh sửa nhiều là bản vẽ CPXD, cứ mười hồ sơ xin CPXD thì có chín hồ sơ bị điều chỉnh bản vẽ.

Cơ quan chức năng thường yêu cầu điều chỉnh những lỗi như bước cột, bancông, khoảng lùi, vạt góc, cắt lộ giới đường, hẻm không chính xác... Nhiều trường hợp khuôn viên nhà thực tế lớn hơn so với bản đồ địa chính thì chủ nhà phải cam kết về phần diện tích dư ra không ai tranh chấp. “Cán bộ thụ lý đi thực tế bắt bẻ nhiều hay ít tùy thuộc vào việc chủ nhà có “biết điều” hay không.

Ở nhiều quận, huyện tôi thường thuê cán bộ thụ lý làm bản vẽ kiến trúc luôn để hồ sơ được giải quyết suôn sẻ, khỏi bị điều chỉnh bản vẽ. Giá đo vẽ trong trường hợp này thường mắc gần gấp đôi bên ngoài” - ông K. tiết lộ.

Thủ tục “hành” doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp cho biết rất ủng hộ hai điểm mới trong quyết định 27 của UBND TP. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Quốc Bình - làm việc ở một công ty bất động sản tại TP.HCM, thực tế các chủ đầu tư làm bản vẽ kết cấu và các văn bản thẩm tra ở giai đoạn CPXD thường là để đối phó, cho đủ thủ tục chứ không được sử dụng trong quá trình thi công công trình.

Hơn nữa, cơ quan nhà nước thẩm tra bản vẽ thiết kế thì khi xảy ra sự cố công trình vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm, trong khi thực tế không biết chủ đầu tư có thi công theo bản vẽ này hay không. Việc không yêu cầu giấy phép xây dựng đối với nhà ở dưới bảy tầng, dưới 500m2 trong dự án đã có quy hoạch 1/500 cũng rất hợp lý, tránh những thủ tục không cần thiết.

Riêng về thủ tục CPXD cho các dự án, theo ông Bình, còn rất nhiều thủ tục thừa, làm khó doanh nghiệp, kéo dài thời gian làm thủ tục. Hiện nay, hồ sơ xin CPXD của doanh nghiệp phải có bản thỏa thuận về đấu nối điện, nước, báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản vẽ phòng cháy chữa cháy đã có thẩm duyệt.

Theo ông Bình, những thủ tục trên đôi khi không cần thiết, chỉ thêm thủ tục, làm khó doanh nghiệp.

Loại bỏ thủ tục hành chính không cần thiết

Đó là yêu cầu cấp thiết được các đại biểu đặt ra tại Hội nghị giao ban trực tuyến sơ kết một năm thực hiện chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ và tình hình, kết quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) sáu tháng đầu năm 2014 được Bộ Tư pháp tổ chức sáng 15-8 ở Hà Nội.

Báo cáo của Bộ Tư pháp cho thấy trong sáu tháng đầu năm 2014, các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc đơn giản hóa 106 thủ tục hành chính, nâng tổng số thủ tục hành chính được đơn giản hóa lên 4.100 (trên tổng số gần 5.000 thủ tục hành chính đã được Chính phủ phê duyệt).

Báo cáo cũng đã “điểm mặt chỉ tên” một số bộ, ngành vẫn còn nhiều thủ tục hành chính chưa hoàn thành phương án đơn giản hóa như Bộ Kế hoạch - đầu tư (97 TTHC), Ngân hàng Phát triển VN (72 TTHC), Bộ Quốc phòng (69 TTHC), Bộ Tài chính (60 TTHC), Bộ Lao động - thương binh và xã hội (46 TTHC)...

Theo Bộ Tư pháp, qua kiểm tra có một số bộ, ngành địa phương đã không tuân thủ việc đánh giá tác động thủ tục hành chính quy định tại dự thảo (như tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Quảng Nam, TP Đà Nẵng...).

Hệ quả của tình trạng trên là một số văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính sau khi được ban hành đã vấp phải sự phản ứng của người dân, doanh nghiệp về sự không hợp lý, khó thực hiện, gây khó khăn, lãng phí, tăng gánh nặng cho người thực hiện và cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Website: www.pccckienlong.com
 

tthanhchungxd

Thành viên năng động
Tham gia
27/2/08
Bài viết
78
Điểm thành tích
33
Bản vẽ xin phép xây dựng không cần phải bổ chi tiết kết cấu nhưng nhất thiết phải có bản vẽ móng và chi tiết móng nhé, phần trên không cấn, ai còn lăn tăn mời đọc lại nghị định 64/2012
 

utbinh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
16/8/14
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Bản vẽ xin phép xây dựng không cần phải bổ chi tiết kết cấu nhưng nhất thiết phải có bản vẽ móng và chi tiết móng nhé, phần trên không cấn, ai còn lăn tăn mời đọc lại nghị định 64/2012
Đề nghị anh TThanhChung đọc lại Điểm c Khoản 3 Điều 8 NĐ64/2012/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 10 Thông tư 10/2012/TT-BXD. Anh mà làm QLDA và hướng dẫn chủ đầu tư theo kiểu này chắc chết quá.
QĐ27/2014/QĐ-UBND của UBND TPHCM là trái với Nghị định 64 và Thông tư 10 đấy.
 

tthanhchungxd

Thành viên năng động
Tham gia
27/2/08
Bài viết
78
Điểm thành tích
33
Tôi xin trích dẫn nguyên văn hướng dẫn của UBND tỉnh Thanh Hóa về cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, trong đó phần kết cấu chỉ yêu cấu bản vẽ mặt bằng và mặt cắt móng. Tôi cũng đã thực hiện thiết kế cấp phép nhiều lần rùi nên không đọc sót các hướng dẫn của nhà nước đâu.
"Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại thành phố Thanh Hóa (theo danh mục tại Phụ lục ban hành kèm theo quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa) .
Số seri của TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: T-THA-234604-TT
Lĩnh vực: Xây dựng
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ:
Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
a) Địa điểm tiếp nhận:
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa (số 36 Đại Lộ Lê Lợi, thành phố Thanh Hóa).
b) Thời gian tiếp nhận:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).
c) Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ:
- Đối với tổ chức, cá nhân: Nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ.
- Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.
Bước 3. Xử lý hồ sơ:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đ¬ược hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, Sở Xây dựng phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì Sở Xây dựng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì Sở Xây dựng có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho cá nhân biết;
- Sở Xây dựng có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện cấp phép để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến
công trình xây dựng;
- Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu không có ý kiến coi như các cơ quan này đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; Sở Xây dựng căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện theo quy định để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
Bước 4. Trả kết quả:
a) Địa điểm trả:
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình giấy biên nhận hồ sơ và nhận kết quả.
b) Thời gian kết quả:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.
3. Thành phần hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (có mẫu): 01 bản chính;
2. Một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai: 01 bản sao được công chứng hoặc chứng thực;
3. Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm:
- Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
- Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;
- Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 - 1/200.
4. Đối với công trình xây chen có tầng hầm, phải có văn bản phê duyệt biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận: 01 bản sao hợp lệ;
5. Tuỳ thuộc địa điểm xây dựng công trình, quy mô công trình, tính chất công trình, đối chiếu với các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành và các quy định của pháp luật liên quan, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung các tài liệu sau:
- Bản vẽ hệ thống phòng cháy chống cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50 - 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy theo quy định của pháp luật về PCCC;
- Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm;
- Đối với nhà ở riêng lẻ quy mô từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn xây dựng từ 250 m2 trở lên:
+ Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (có mẫu): 01 bản chính;
+ Chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế: 01 bản sao có chứng thực (nếu có).
b) Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý:
Trường hợp đến hạn trả kết quả theo quy định, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả kết quả theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Thanh Hóa.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng Thanh Hóa.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng Thanh Hóa.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Đối với từng vị trí, chức năng công trình cụ thể mà phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực có liên quan.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của Sở Xây dựng hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.
8. Lệ phí: 50.000 đ/01 giấy phép.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng sử dụng cho nhà ở riêng lẻ tại đô thị (Phụ lục số 13);
- Bản kê khai kinh nghiệm của tổ chức thiết kế (Phụ lục số 9).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư.
- Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thuỷ, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC), hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
- Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250 m2, dưới 3 tầng và không nằm trong khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì chủ đầu tư được tự tổ chức thiết kế xây dựng và tự chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các công trình lân cận.
- Phù hợp với: Quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, thì phải phù hợp với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Công trình xây dựng dân dụng cấp đặc biệt, cấp I trong đô thị phải có thiết kế tầng hầm theo yêu cầu của đồ án quy hoạch đô thị và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
- Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng.
- Thông tư số 03/2001/TT-BTC ngày 11/01/2001 Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép xây dựng.
- Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng.
- Quyết định số 2429/2007/QĐ-UBND ngày 14/8/2007 của UBND tỉnh Quy định các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh, có hiệu lực ngày 01/10/2007.
- Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa."
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top