Xin cho hỏi khái niệm Chỉ huy trưởng công trường và Đội trưởng thi công khác nhau như thế nào

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm thành tích
63
Tuổi
34
Website
giaxaydung.vn
Các văn bản nghiệm thu hay các văn bản quy phạm PL hay nói đến khái niệm Chỉ huy trưởng công trường và Đội trưởng thi công? Xin tư vấn giúp em hai khái niệm này có gì khác nhau?
Nếu công trình của em là công trình cấp 4 có TMĐT 150 triêu, thì trong quá trình quản lý có phải yêu cầu Nhà thầu ra văn bản Quyết định chỉ định ai là Chỉ huy trưởng (hay đội trưởng phụ trách thi công) không ah?
 

BKH_TKT_TSN

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
9/8/08
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Tuổi
50
A. Chỉ huy trưởng

Điều 36 Mục 5 Nghị định 12/2009/NĐ-CP

- "5. Để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với từng gói thầu hoặc loại công việc cụ thể"

- Điều 53 Nghị định 12/2009/NĐ-CP [Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình khi thi công xây dựng công trình]

- Điều 52 Nghị định 12/2009/NĐ-CP [Điều kiện năng lực của chỉ huy trưởng công trường]

Công trình của Bạn cấp IV; Chỉ huy trưởng đạt Hạng 2 hoặc lớn hơn.

Chỉ huy trưởng và đội trưởng xét trên phương diện pháp lý (theo quan điểm của mình)

Chỉ huy trưởng đáp ứng điều kiên năng lực ... và nhà thầu phải chịu trách nhiệm pháp lý về chỉ huy trưởng đề xuất và chỉ huy trưởng phải chịu trách nhiệm về pháp lý trước nhà thầu và chủ đầu tư về chất lượng, khối lượng công việc...còn đội trưởng thì không.
 
Last edited by a moderator:

dang van dien

Thành viên mới
Tham gia
4/11/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Thành viên

Chào bạn
Theo mình quan thì quan điểm về Chỉ huy trưởng công trường và Đội trưởng là 2 cấp độ khác nhau. Chỉ huy trưởng là người trực tiếp chỉ đạo sản xuất ngoài công trường. Còn Đội trưởng là người đứng ở phương diện quản lý chung.
 
Q

qhceo85

Guest
Các văn bản nghiệm thu hay các văn bản quy phạm PL hay nói đến khái niệm Chỉ huy trưởng công trường và Đội trưởng thi công? Xin tư vấn giúp em hai khái niệm này có gì khác nhau?
Nếu công trình của em là công trình cấp 4 có TMĐT 150 triêu, thì trong quá trình quản lý có phải yêu cầu Nhà thầu ra văn bản Quyết định chỉ định ai là Chỉ huy trưởng (hay đội trưởng phụ trách thi công) không ah?
- Theo mình, có 2 cấp độ :
+ Đội trưởng thi công chỉ phụ trách một công việc chuyên môn nhất định. Còn chỉ huy trưởng thì phụ trách quản lý tất cả các công việc trên công trường, trong đó có các đội trưởng thi công các đội.
+ Với doanh nghiệp xây dựng quy mô lớn, bộ phận thi công được tách thành các đội thi công. Mỗi đội thi công sẽ được đội trưởng thi công quản lý.
Khái niệm đội trưởng thi công cũng không thật sự rõ ràng.
 

Huytran

Thành viên có triển vọng
Tham gia
8/10/07
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
- Theo mình, có 2 cấp độ :
+ Đội trưởng thi công chỉ phụ trách một công việc chuyên môn nhất định. Còn chỉ huy trưởng thì phụ trách quản lý tất cả các công việc trên công trường, trong đó có các đội trưởng thi công các đội.
+ Với doanh nghiệp xây dựng quy mô lớn, bộ phận thi công được tách thành các đội thi công. Mỗi đội thi công sẽ được đội trưởng thi công quản lý.
Khái niệm đội trưởng thi công cũng không thật sự rõ ràng.

Mình rất tán đồng ý kiến của bạn qhceo85.
Khái niệm "Chỉ huy trưởng" và "Đội trưởng" chỉ mang tính tương đối.
Tuy nhiên, việc quyết định thành lập BCH công trình trong đó chức danh CHT, Kỹ thuật thi công trực tiếp (đôi khi hai chức danh cùng một người cũng được) và Giám sát thi công của Nhà thầu XD là phải có (thông báo cho CĐT), Chức danh Đội trưởng chỉ có giá trị trong nội bộ Nhà thầu Xd mà thôi.
 

Huytran

Thành viên có triển vọng
Tham gia
8/10/07
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Các văn bản nghiệm thu hay các văn bản quy phạm PL hay nói đến khái niệm Chỉ huy trưởng công trường và Đội trưởng thi công? Xin tư vấn giúp em hai khái niệm này có gì khác nhau?
Nếu công trình của em là công trình cấp 4 có TMĐT 150 triêu, thì trong quá trình quản lý có phải yêu cầu Nhà thầu ra văn bản Quyết định chỉ định ai là Chỉ huy trưởng (hay đội trưởng phụ trách thi công) không ah?

Theo mình Bạn chỉ yêu cầu NT cung cấp danh sách gồm Kỹ thuật thi công trực tiếp và Giám sát thi công xây dựng của NT thi công XD để tiện cho việc liên lạc ở Công trình và ký biên bản nghiệm thu.
 
K

Khanh_imc

Guest
Chào bạn
Theo mình quan thì quan điểm về Chỉ huy trưởng công trường và Đội trưởng là 2 cấp độ khác nhau. Chỉ huy trưởng là người trực tiếp chỉ đạo sản xuất ngoài công trường. Còn Đội trưởng là người đứng ở phương diện quản lý chung.

Bạn đã nói ngược rồi. Ở trên công trường, Chỉ huy trưởng chính là người có quyền hành cao nhất, là giám đốc điều hành mọi hoạt động trên công trường, là người chịu trách nhiệm chính, là chức danh được pháp luật công nhận (quy định về năng lực của chỉ huy trưởng trong NĐ 12/2009)

Còn đội trưởng thi công chỉ là người đứng đầu một nhóm người trực tiếp thi công từng hạng mục công trình do chỉ huy trưởng bố trí và chỉ có tính chất nội bộ nhà thầu như bạn Huytran đã nói. Pháp luật không quy định chức danh đội trưởng thi công.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Bạn đã nói ngược rồi. Ở trên công trường, Chỉ huy trưởng chính là người có quyền hành cao nhất, là giám đốc điều hành mọi hoạt động trên công trường, là người chịu trách nhiệm chính, là chức danh được pháp luật công nhận (quy định về năng lực của chỉ huy trưởng trong NĐ 12/2009)

Còn đội trưởng thi công chỉ là người đứng đầu một nhóm người trực tiếp thi công từng hạng mục công trình do chỉ huy trưởng bố trí và chỉ có tính chất nội bộ nhà thầu như bạn Huytran đã nói. Pháp luật không quy định chức danh đội trưởng thi công.
cái này thì tùy mỗi nơi bạn ạ, không nhất định đâu, bên Vinaconex họ phân cấp quản lý DN của họ từ đội->công trường đấy.

Mình rất tán đồng ý kiến của bạn qhceo85.
Khái niệm "Chỉ huy trưởng" và "Đội trưởng" chỉ mang tính tương đối.
Tuy nhiên, việc quyết định thành lập BCH công trình trong đó chức danh CHT, Kỹ thuật thi công trực tiếp (đôi khi hai chức danh cùng một người cũng được) và Giám sát thi công của Nhà thầu XD là phải có (thông báo cho CĐT), Chức danh Đội trưởng chỉ có giá trị trong nội bộ Nhà thầu Xd mà thôi.
chính xác là như vậy, các bạn thấy các nhà làm luật đã gắn chức danh chỉ huy trưởng vào công trường tức là cho 1 công trình cụ thể
còn đội trưởng thi công thì có thể thi công ở nhiều công trình.
- Theo mình, có 2 cấp độ :
+ Đội trưởng thi công chỉ phụ trách một công việc chuyên môn nhất định. Còn chỉ huy trưởng thì phụ trách quản lý tất cả các công việc trên công trường, trong đó có các đội trưởng thi công các đội.
+ Với doanh nghiệp xây dựng quy mô lớn, bộ phận thi công được tách thành các đội thi công. Mỗi đội thi công sẽ được đội trưởng thi công quản lý.
Khái niệm đội trưởng thi công cũng không thật sự rõ ràng.
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Các bác cho em hỏi khi ký biên bản nghiệm thu giai đoạn Giám đốc Công ty kí thay chỉ huy trưởng được không?
Trong hồ sơ dự thầu/đề xuất kiểu gì chả có danh sách cán bộ chủ chốt tại công trường phải không nhỉ?
Ông nào của nhà thầu xác nhận (ký đề xuất) cái danh sách ấy nhỉ?
Liệu cái ông ký đề xuất danh sách ấy có năng lực và kinh nghiệm hơn nhân viên (chỉ huy trưởng) không?
Mà một ông có dấu pháp nhân vẫn hơn nhỉ?
 

hhh

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
4/5/10
Bài viết
413
Điểm thành tích
28
Tuổi
38
Các bác cho em hỏi khi ký biên bản nghiệm thu giai đoạn Giám đốc Công ty kí thay chỉ huy trưởng được không?
Thường theo luật chỉ cần chỉ huy trưởng kí là được nhưng nếu biên bản nghiệm thu giai đoạn có liên quan tới KL để thanh toán, chốt KL thi công ... thì thường các đại diện pháp nhân sẽ kí. Bạn thống nhất với CĐT và đơn vị tư vấn liên quan là được.
 

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
Thường theo luật chỉ cần chỉ huy trưởng kí là được nhưng nếu biên bản nghiệm thu giai đoạn có liên quan tới KL để thanh toán, chốt KL thi công ... thì thường các đại diện pháp nhân sẽ kí. Bạn thống nhất với CĐT và đơn vị tư vấn liên quan là được.
Mình chưa biết luật nào quy định điều này?
Tuy nhiên đã là biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công hoặc hạng mục công trình thì phải là người đại diện Cty, người có con dấu pháp nhân ký nhận mới được. Đây là một cơ sở pháp lý quan trọng để thanh, quyết toán công trình mà không có dấu má của các bên sao được.?
 

vna

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
8/6/11
Bài viết
322
Điểm thành tích
63
Thường theo luật chỉ cần chỉ huy trưởng kí là được nhưng nếu biên bản nghiệm thu giai đoạn có liên quan tới KL để thanh toán, chốt KL thi công ... thì thường các đại diện pháp nhân sẽ kí. Bạn thống nhất với CĐT và đơn vị tư vấn liên quan là được.
Theo mình được biết thì biên bản nghiệm thu giai đoạn không bắt buộc phải có con dấu cũng như không cần a nào đại diện pháp nhân ở đây cả, đây là thói quen thôi.
Nhân việc mọi người đang tranh cãi về chức năng, nhiệm vụ của cá nhân trên công trường mình gửi cho các bạn bài viết mình sưu tầm được :
Chức năng nhiệm vụ cán bộ nhân viên Ban chỉ huy công trình (nhỏ)
Tôi đưa ra một mô hình đã từng áp dụng cho công việc thực tế, sẽ có những chỗ chưa chuẩn, mong các bạn bổ sung thêm.
1. Chỉ huy trưởng:
- Đốc thúc tiến độ thi công phần công việc trong phạm vi quản lý.
- Họp với chủ đầu tư, tư vấn giám sát và các bên liên quan công trình.
- Đưa ra tiến độ thi công hàng tháng (nếu có yêu cầu cụ thể phải đưa ra tiến độ thực thi hàng tuần).
- Kiểm soát các nhà thầu phụ (nếu có) theo tiến độ.
- Báo cáo cấp trên về tiến độ thi công theo định kỳ (kiểm tra báo cáo cán bộ cấp dưới lập trước khi gửi)
- Kiểm soát cán bộ kỹ thuật thực thi công tác thông qua họp nội bộ định kỳ hoặc bất thường.
- Họp các tổ đội thi công trực tiếp và cán bộ kỹ thuật để giải quyết ngay các vướng mắc trên công trường khi có phát sinh.
- Họp cán bộ toàn công trường khi cần thông báo thông tin mới. Nên có họp định kỳ về tiến độ, phương thức triển khai thi công.
- Kiểm tra, ký khối lượng thanh toán công nhân và khối lượng thanh toán với chủ đầu tư.
- Bàn bạc về biện pháp thi công đặc biệt hoặc chủ trương thanh toán với cán bộ kỹ thuật hiện trường và cán bộ thanh toán
- Tổ chức đời sống và sinh hoạt cho toàn bộ cán bộ trên công trường.
- Liên lạc với chính quyền, an ninh địa phương, công tác dân vận trong quá trình thi công tại địa bàn.
2. Cán bộ kỹ thuật hiện trường:
- Nắm được bản vẽ phê duyệt dùng thi công.
- Đưa ra biện pháp thi công cụ thể. Với các công tác và hạng mục khó yêu cầu bàn bạc với chỉ huy trưởng.
- Chủ động kế hoạch vật tư cho từng giai đoạn để chủ động và tránh lãng phí trong thi công. Tự liên lạc với các bên cung cấp vật tư thi công phần công tác của mình để nắm được tình hình một cách chủ động.
- Chủ động làm biên bản nghiệm thu công tác công việc cần nghiệm thu.
- Vẽ hoặc kiểm tra kỹ bản vẽ hoàn công (nếu bộ phận khác vẽ) trước khi gửi TVGS và KT A ký.
- Lưu trữ thay đổi thiết kế đã được duyệt trong quá trình thi công.
- Đưa ra tiến độ sơ bộ tuần và tháng cho công việc trực tiếp quản lý thi công.
- Họp với các tổ đội thi công trực tiếp nếu cần thiết.
- Trao đổi trực tiếp với chỉ huy phần việc liên quan ngoài khả năng của mình.
- Làm khối lượng thanh toán tổ đội theo tháng và theo yêu cầu của chỉ huy. Đối chiếu khối lượng thực thanh toán tổ đội và khối lượng dự toán, khối lượng thanh toán A cho cùng 1 công việc.
3. Cán bộ kỹ thuật làm thanh quyết toán:
- Nắm được hợp đồng chính thức được ký kết giữa các bên liên quan công trình.
- Giữ liên lạc với người làm thanh toán của đơn vị Chủ đầu tư, nhanh chóng thống nhất các loại biên bản mẫu (có mẫu duyệt) bao gồm: Biên bản nghiệm thu, mẫu nhật ký, lấy mẫu vật tư, thí nghiệm… (thống nhất mẫu bằng cách ký xác nhận vào mẫu biên bản).
- Nắm được bản vẽ đã phê duyệt, dự toán đầu vào và lên danh mục công tác phát sinh (nêu rõ nguyên nhân), đưa ra hướng giải quyết.
- Theo dõi biên bản ký, các biên bản cần có thông qua list cho từng đầu mục và công việc.
- Bố trí các cặp file hồ sơ, danh mục đầy đủ tạo điều kiện cho các bộ phận khác tham chiếu hoặc tham khảo. Tạo điều kiện trong quá trình bàn giao công tác và nắm bắt hồ sơ cho người tiếp nhận.
- Sau khi tính toán khối lượng thanh toán đối chiếu với khối lượng của kỹ thuật hiện trường nhằm tránh sai sót.
- Kết hợp với cán bộ kỹ thuật hiện trường để nắm giữ các phát sinh mới trong quá trình thi công tạo điều kiện chủ động trong công tác thanh quyết toán. Lưu trữ bản vẽ đã phê duyệt dùng thi công (bản gốc) và bản vẽ thay đổi thiết kế được phê duyệt (bản gốc) trong quá trình thi công.
- Cập nhật các thông tư nghị định, công văn nhà nước có liên quan đến thanh toán công trình.
- Trao đổi với chỉ huy phần công việc liên quan ngoài khả năng của mình.
4. Cán bộ trắc đạc:
- Xem bản vẽ để đưa ra phương án tối ưu nhất cho công tác của mình.
- Bố trí lưới mốc gửi (nếu cần thiết) tại mặt bằng để tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thi công. Phải kiểm tra các mốc gửi từ mốc chính định kỳ để tránh sai sót hệ thống.
- Kết hợp kỹ sư hiện trường xem công việc cụ thể để có kế hoạch chủ động cho công tác của mình. Tránh trường hợp làm chậm tiến độ do bố trí công tác không hợp lý.
- Chủ động yêu cầu vật tư liên quan công việc.
5. An toàn viên:
- Cán bộ phụ trách công tác an toàn phải thống kê đầy đủ số lượng công nhân từng tổ đội, có đầy đủ hồ sơ pháp lý.
- Cảnh báo về các nguy cơ mất an toàn lao động cho người thi công trực tiếp và cán bộ kỹ thuật phụ trách công tác liên quan. Xử lý phạt triệt để khi có hiện tượng vi phạm an toàn lao động.
- Cấp phát bảo hộ lao động, trang thiết bị liên quan an toàn lao động theo số lượng thực tế công nhân, cán bộ tham gia thi công trên công trường.
6. Thợ cơ khí, thợ điện, nước:
- Kiểm soát tình trạng các máy móc như: Máy bơm nước, máy cắt, uốn thép, máy đục, khoan, máy mài, cắt con chuột, cắt bàn (lưỡi đá) máy phát điện, máy trộn quả lê… kiểm tra dầu mỡ, tình trạng máy.
- Có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kỳ theo từng loại máy. Nắm được tình trạng máy trước và sau khi cho các tổ đội sử dụng.
- Có kế hoạch đề nghị vật tư dự trữ cho các máy theo giai đoạn để công tác thi công không gián đoạn do sự cố hỏng máy bất thường.
- Kiểm tra các vị trí điện liên quan đến chiếu sáng an ninh, an toàn trong công tác thi công liên quan điện, nước.
7. Thủ kho:
- Kiểm tra sổ xuất nhập kho định kỳ 2, 4 tuần
- Kiểm kê kho công trường định kỳ 4 tuần
- Yêu cầu có phiếu xuất kho do kỹ thuật ký (mẫu do công trường phát hành) hoặc phải mở sổ xuất, nhập vật tư ghi chú rõ ràng.
- Luôn nắm chủ động số lượng vật tư đã về công trường, vật tư còn trong kho, kết hợp cán bộ kỹ thuật báo cáo lên chỉ huy những vật tư cần lấy tiếp, những vật tư thừa.
8. Bảo vệ:
- Phân ca bảo vệ rõ ràng và hợp lý tuỳ theo số lượng, thời điểm và sự phức tạp của địa hình, địa bàn công trình.
- Chỉ định tổ trưởng tổ bảo vệ nhằm đốc thúc kiểm tra công tác bảo vệ.
- Các vị trí trực đêm phải được tin tưởng tránh liên kết với bên ngoài
- Yêu cầu các đơn vị xuất hàng ra khỏi phạm vi công trường phải có chữ ký của người có trách nhiệm, nếu không phải báo cán bộ kỹ thuật hoặc chỉ huy trưởng công trường giải quyết.
- Không cho người lạ vào phạm vi công trường khi chưa có giấy phép hoặc sự đồng ý khác của Ban chỉ huy.
 

help

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
24/5/08
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Tôi đang làm về quản lý dự án, xin được các bác giải thích hộ là vị trí Giám đốc điều hành thi công có thể tương đương với vị trí Chỉ huy trưởng công trưởng được không?
Xin cám ơn
 

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
Tôi đang làm về quản lý dự án, xin được các bác giải thích hộ là vị trí Giám đốc điều hành thi công có thể tương đương với vị trí Chỉ huy trưởng công trưởng được không?
Xin cám ơn

Giám đốc điều hành thi công là một khái niệm do nội bộ nhà thầu tự đặt ra để phục vụ cho hoạt động quản lý thi công của mình (thí dụ NT có thể lập ra ban điều hành thi công của gói thầu, đứng đầu ban đó là giám đốc điều hành hoặc chủ nhiệm hay gì gì đi nữa). Tuy nhiên, trước pháp luật thì đại diện cho NT là ông có tư cách pháp nhân theo luật, chịu trách nhiệm về chất lượng thi công là ông chỉ huy trưởng công trường. Do đó, dù NT có trình ra danh sách cán bộ điều hành nào đi nữa cũng phải nêu đích danh ông nào là chỉ huy trưởng công trường.
 
  • Like
Các tương tác: vna

help

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
24/5/08
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Cám ơn ý kiến các bác, em đã rõ, và biết cách áp dụng việc của em hiện nay ra sao với các nhà thầu
 

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm thành tích
63
Tuổi
34
Website
giaxaydung.vn
Trong hồ sơ dự thầu/đề xuất kiểu gì chả có danh sách cán bộ chủ chốt tại công trường phải không nhỉ?
Ông nào của nhà thầu xác nhận (ký đề xuất) cái danh sách ấy nhỉ?
Liệu cái ông ký đề xuất danh sách ấy có năng lực và kinh nghiệm hơn nhân viên (chỉ huy trưởng) không?
Mà một ông có dấu pháp nhân vẫn hơn nhỉ?

Đúng là thông thường cấp trên ký được thay cho cấp dưới thì được, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là chỉ huy trưởng công trường phải là người có đủ năng lực theo quy định hiện hành về XDCB, nếu trong trường hợp ông Giám đốc tốt nghiệp ĐH không chuyên ngành (nôm na không hiểu sâu về kỹ thuật thi công) thì liệu có ổn không?
 
  • Like
Các tương tác: vna

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Đúng là thông thường cấp trên ký được thay cho cấp dưới thì được, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là chỉ huy trưởng công trường phải là người có đủ năng lực theo quy định hiện hành về XDCB, nếu trong trường hợp ông Giám đốc tốt nghiệp ĐH không chuyên ngành (nôm na không hiểu sâu về kỹ thuật thi công) thì liệu có ổn không?
Thì đúng vấn đề tôi đã nêu còn gì?
Một vấn đề lúc nào cũng có 2 mặt đúng không bạn?
Được/không được thì đều có cơ sở pháp lý quy định cho nó đúng không?
 

khuyentai

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
10/5/08
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Theo mình thì:
Đội trưởng là cá nhân đứng đầu một Đội thi công xây lắp ( là một đơn vị hành chính - kỹ thuật trong các đơn vị thi công)
Chỉ huy trưởng là cá nhân đứng đầu về công tác thi công của một công trường thi công xây lắp công trình/hạng mục công trình
....
Và một Đội thi công xây lắp thì sẽ thi công một hoặc nhiều công trình/hạng mục công trình - đồng nghĩa với việc Đội trưởng sẽ quản lý và chỉ đạo một hoặc nhiều các Chỉ huy trưởng.
Vậy thôi.
 

linhnhungnam

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
21/3/09
Bài viết
25
Điểm thành tích
3
Như vậy theo thì trong hồ sơ hoàn công phần chữ ký người lập có thể do kỹ thuật thi công ký chứ nhất thiết không phải chỉ huy trưởng ah
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top